Môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận tháng thứ nhất

18 0 0
Môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận tháng thứ nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠINGOÀI HỢP ĐỒNG

BUỔI THẢO LUẬN THÁNG THỨ NHẤTGIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ

Trang 3

Mục lục

TÓM TẮT BẢN ÁN 1 1 Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long 1 2 Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30-3-2022 của Tòa án nhân dân tối cao 1 3 Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/07/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên 2 VẤN ĐỀ 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật 3 1.1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? 3 1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? 3 1.3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả 3 1.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Vì sao? 5 1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu? 5 VẤN ĐỀ 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh 6 2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không? 6 2.2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không? 6 2.3 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 6 2.4 Ngoài Quyết định 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết 7 2.5 Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền

Trang 4

2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán 8

2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh 9

VẤN ĐỀ 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu 9

3.1 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng? 9

3.2 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng? 10

3.3 Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao? 10

3.4 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao? 10

3.5 Theo Tòa án, bà Quế có trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không? 10

3.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế 11

VẤN ĐỀ 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về hợp đồng 11

4.1 Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? 11

4.2 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao? 12

4.3 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao? 12

4.4 Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao? 13

4.5 Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS 2015 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 14

B TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 5

TÓM TẮT BẢN ÁN

1.Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồtỉnh Vĩnh Long

- Nguyên đơn: Ngân hàng NN & PTNT VN.

- Bị đơn: Anh Đặng Trường T.

- Nội dung: Ngày 7/11/2016, chị T nộp số tiền mặt 5.000.000 đồng tại Phòng giao dịch xã TB thuộc Chi nhánh NN & PTNT huyện V, tỉnh Vĩnh Long để chuyển cho anh T số tiền trên Kế toán của Phòng giao dịch xã TB là chị V đã chuyển nhầm số tiền thành 50.000.000 đồng do bất cẩn Ngay sau đó, anh T đã sử dụng 45.000.000 đồng trong tài khoản của mình bằng cách rút tiền mặt tại trụ ATM và chuyển khoản trên điện thoại thông minh Sau khi phát hiện sai sót, Ngân hàng đã phong tỏa số dư tài khoản và thông báo đến anh T số tiền chuyển thừa và yêu cầu trả lại Anh T cam kết trả nhưng sau đó không thực hiện Ngân hàng yêu cầu anh T trả số tiền 40.000.000 đồng, đồng thời tính lãi chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm kể từ ngày 22/11/2016 cho đến khi trả dứt số tiền trên Anh T đồng ý trả lại số tiền trên, xin trả dần mỗi tháng 4.000.000 đồng vào ngày 01 tây do hoàn cảnh gia đình khó khăn và không đồng ý trả phần lãi suất Sau đó, Ngân hàng rút lại yêu cầu chậm trả Tòa án quyết định yêu cầu anh T có trách nhiệm trả cho phía nguyên đơn NN & PTNT số tiền 40.000.000 đồng, đồng thời đình chỉ yêu cầu tính lãi chậm trả của nguyên đơn đối với bị đơn

2.Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30-3-2022 của Tòa án nhân dân tối cao - Bị đơn: bà Phan Minh Yến

- Nội dung: tranh chấp Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hủy hợp đồng ủy quyền Theo đó, ngày 21/11/2013, vợ chồng ông Nhân có văn bản thỏa thuận với bà Yến về việc chuyển nhượng lô đất nền cho bà Yến với giá 520 triệu và đã nhận đủ tiền Nay vì có nhu cầu về nhà ở và nhận thấy việc chuyển nhượng với bà Yến là không đúng quy định pháp luật nên nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu hủy Văn bản thỏa thuận ngày 21/11/2013 với bị đơn Tòa đã căn cứ vào nội dung thỏa

Trang 6

thuận và cho rằng thỏa thuận trên là giao dịch dân sự có điều kiện, không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà là giao dịch bằng văn bản về cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên chuyển nhượng không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận và cam kết Giao dịch này là tự nguyện và hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật Cuối cùng, Tòa cho rằng “Văn bản thỏa thuận chuyển nhượng lô đất nền” giữa nguyên đơn và bị đơn là không bị vô hiệu

3.Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/07/2017 của Tòa án nhân dân tỉnhHưng Yên.

- Nguyên đơn: ông Vũ Văn V.

- Bị đơn: ông Tô Văn P.

- Ngày 26/11/2016, ông V nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân huyện V giải quyết buộc ông P trả lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc và 45 triệu đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 7/6/2010 Vụ việc này xảy ra trước ngày 1/1/2017 mà Tòa án nhân dân huyện V áp dụng BLDS 2015 là không đúng Cùng với việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện Nhưng Tòa án nhân dân huyện V lại không giải quyết với lý do đã hết thời hiệu là không đúng Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nguyên đơn.

2

Trang 7

VẤN ĐỀ 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.1.1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?

- Cả ba BLDS 1995, 2005 và 2015 đều không quy định rõ ràng về khái niệm thế nào là

được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

- Căn cứ vào nội dung quy định về các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì khái niệm được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu như sau:

+ Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thế đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định.

+ Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản phải giảm sút (cần phân biệt với trường hợp gây thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật).1

1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩavụ?

- CSPL: khoản 4 Điều 275, BLDS 2015:

“Điều 275 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

4 Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật"- Vì trong trường hợp người chiếm hữu không phải chủ sở hữu hoặc không phải người

được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu (người được chủ sở hữu giao quyền) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản (nếu có) Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được lợi về tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi chủ sở hữu biết về khoản lợi và sẽ được hưởng khoản lợi đó.

1.3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật cótrách nhiệm hoàn trả.

- Để xác định được người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm

hoàn trả hay không cần phải chứng minh được những căn cứ, yếu tố cấu thành của loại nghĩa vụ này Trong BLDS 2015 có quy định tại khoản 2 Điều 579, khoản 4 Điều 580,

hợp đồng, Nxb Hồng Đức, 2014, tr 38.

Trang 8

Điều 581, Điều 582, Điều 583 Dựa trên đó, điều kiện để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật khi có những căn cứ sau:2

+ Thứ nhất, có sự được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật Ở điều kiện thứ nhất này phải đủ có 2 điều kiện:

 Có sự được lợi về tài sản Có nghĩa là chủ thể đã nhận được lợi ích mà mình không có quyền được nhận hoặc được giảm trừ những khoản chi trả mà đáng lẽ họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Việc được lợi về tài sản này thường xảy ra ở trường hợp khi mà khoản lợi đó bị chuyển nhầm hay không dựa trên bất kỳ nghĩa vụ giao vật, thanh toán nào Ví dụ như A đặt B 2 suất cơm, đã thanh toán nhưng khi bên B giao tới lại là 3 suất cơm, đây là sự nhầm lẫn và bên A đã được khoản lợi về suất cơm đó Được lợi về tài sản còn xảy ra khi bên có nghĩa vụ tránh được một khoản nghĩa vụ nào đó mà do bên có quyền sơ suất Ví dụ: A cho B vay 100 triệu đồng, trước dó B có trả trước cho A 60 triệu đồng nhưng do A nhớ nhầm nên A chỉ yêu cầu B trả 20 triệu đồng thay vì 40 triệu đồng Trong thời gian được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật này mà có phát sinh hoa lợi, lợi tức thì người được lợi này không cần phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức Và phải chứng minh được khoản lợi có tồn tại thì mới phát sinh nghĩa vụ hoàn trả.

 Sự được lợi về tài sản này phải là không có căn cứ pháp luật Ở đây không tính đến trái pháp luật Khi người nhận được tài sản, lợi ích từ tài sản có căn cứ pháp luật là theo luật định như được tặng cho, thừa kế, mua bán, trao đổi tài sản,… vậy trường hợp được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật là không thuộc các trường hợp trên.

+ Thứ hai, có sự thiệt hại về tài sản Tiêu chí này đánh giá trên hai phương diện:

 Sự chi trả không dựa trên nghĩa vụ: bên bị thiệt hại là bên phải chi trả mặc dù không có nghĩa vụ này hoặc phải chi trả vượt quá phần nghĩa vụ của mình  Sự giảm sút khoản thu nhập mà đáng lẽ phải nhận được Bên bị thiệt hại đã mất

đi thu nhập mà đáng lẽ mình phải nhận được.

+ Thứ ba, sự được lợi của bên nhận được lợi ích về tài sản là nguyên nhân làm cho người khác bị thiệt hại Để buộc người được lợi về tài sản có nghĩa vụ hoàn trả thì cần xác định được sự thiệt hại đó có quan hệ nhân quả giữa người được lợi và người bị thiệt hại Ở đây, khác với bồi thường thiệt hại, không cần hành vi gây thiệt hại mà chỉ

Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 2.

4

Trang 9

cần có sự “được lợi” và chính sự được lợi này là nguyên nhân tất yếu dẫn đến bên kia bị thiệt hại.

+ Thứ tư, bên được lợi không có hành vi chủ động chiếm đoạt tài sản và cũng không có lỗi gây thiệt hại cho bên kia Sự được lợi ở đây là sự ngẫu nhiên, không có sự chủ động của bên được lợi và cũng có nghĩa là thiệt hại của bên kia không có lỗi của người được lợi.

1.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản khôngcó căn cứ pháp luật không? Vì sao?

- Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể hiểu là sự phát sinh quyền chiếm

hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với tài sản mà không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định

- Xét trong vụ việc trên, do số tiền chị T chuyển cho anh T chỉ có 5.000.000 đồng nhưng vì nhầm lẫn mà kế toán của Phòng giao dịch đã chuyển cho anh T 50.000.000 đồng Số tiền đó không phải của anh T Anh T cũng không phải người thuộc trường hợp chiếm hữu số tiền trên có căn cứ pháp luật theo khoản 1 Điều 165 BLDS 2015, mà theo khoản 2 Điều 165 BLDS 2015 thì anh T là người chiếm hữu số tiền trên không có căn cứ pháp luật Đồng thời, anh T cũng không thuộc trường hợp được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền trên theo Điều 236 BLDS 2015 vì anh không phải là người chiếm hữu ngay tình số tiền trên Mặc dù biết số tiền đó không phải của mình nhưng anh T đã dùng nó và trả nợ cho chị gái Không có cơ sở pháp lý nào để chứng minh anh T có thể hưởng lợi từ số tiền trên nhưng anh đã được hưởng lợi từ nó Vì thế, đây là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thếnào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểmnào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?

- Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì anh T sẽ phải chịu lãi chậm trả

theo mức lãi suất 10%/năm cho Ngân hàng Anh T sẽ phải chịu lãi từ ngày 22/11/2016 vì anh T có cam kết ngày 14/11/2016 trả 20.000.000 đồng và ngày 21/11/2016 trả 20.000.000 đồng còn lại nhưng đến hạn anh T không thực hiện Do đó Ngân hàng sẽ tính lãi từ ngày 22/11/2016 cho đến khi anh T trả dứt số nợ 40.000.000 đồng.

Trang 10

VẤN ĐỀ 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh.

2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?- BLDS không cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh, mà thay

vào đó quy định về giao dịch dân sự có điều kiện ở Điều 120 BLDS 2015: “Trườnghợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khiđiều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”

=> BLDS 2015 tuy không có quy định về hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh mà chỉ đề cập về giao dịch dân sự có điều kiện, như vậy ta có thể hiểu rằng hợp đồng giao kết nó là một hình thức của giao dịch dân sự.

2.2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thờiđiểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy địnhnào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

- CSPL: khoản 2, Điều 402 BLDS 2015

- Giải thích: Theo nhóm trong BLDS 2015 đã có quy định về trường hợp trên là hợp

đồng giao kết có điều kiện mặc dù không nêu rõ cụ thể các hợp đồng nào sẽ là hợp đồng giao kết có điều kiện nhưng tại khoản 6 Điều 402 BLDS 2015 quy định như sau:

“Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”, theo đó ta có thể áp dụng quy định

nêu trên cho trường hợp này bởi vì sự kiện nhất định trong trường hợp trên có thể xem là việc bên chuyển nhượng tài sản làm các thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, việc có thể thực hiện được hợp đồng hay không sẽ phụ thuộc vào việc hợp thức hóa quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển nhượng Nên có thế xem đây là một trường hợp của hợp đồng giao kết có điều kiện.

2.3 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợpđồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?- Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao coi hợp đồng trên là hợp đồng giao

kết có điều kiện Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là:

“[6] Xét thấy tại khoản 1 Điều 3 của “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lôđất nền” giữa hai bên có nội dung quy định: “Bên A có trách nhiệm phải ký hợp đồngchuyển nhượng chính thức theo yêu cầu bên B sau khi có giấy chứng nhận QSD đất màkhông kèm theo bất cứ điều kiện gì, nếu không thực hiện hoặc đổi ý không bán…choNhà nước” Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên đều xác nhận có thỏa thuận này.

6

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan