Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực nằm ở phần nhận định của T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Khoa Luật Hành Chính Lớp HC47.1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Lê Hà Huy Phát
Nhóm 2
1 Trần Duy Anh 2253801014005
3 Lê Thùy Dương 2253801014024
4 Nguyễn Cẩm Duyên 2253801014026
5 Nguyễn Thị Diễm Hương 2253801014044
6 Phạm Thị Ngọc Huyền 2253801014048
7 Nguyễn Ngọc Minh Khuê 2253801014056
8 Trần Hà Trọng Nhân 2153801014177
9 Nguyễn Anh Khoa 2253801014052
10 Lê Minh Hoàng 2253801014041
Trang 2VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH
THỨC
Tóm tắt bản án số: 16/2019/DS-PT ngày 19-3-2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (trở thành Án lệ số 55/2022/AL).
Nguyên đơn: ông N, bà M
Bị đơn: ông C, bà L
Nguyên đơn và bị đơn có thoả thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của lô B cho nguyên đơn Nguyên đơn đã trả đủ 90 triệu đồng cho bị đơn Sau đó bị đơn và anh L1 yêu cầu nguyên đơn đưa thêm 30 triệu đồng vì là đất liền kề mặt tiền, nguyên đơn đồng ý Trong lúc chờ làm thủ tục nguyên đơn cho bà M1 thuê đất và không ai ý kiến gì Khi nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bị đơn và anh L1 chỉ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 877 cho nguyên đơn nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn làm thủ tục chuyển nhượng Bị đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu và các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận vì hợp đồng chuyển nhượng không đúng pháp luật Toà công nhận hợp đồng chuyển nhượng thửa đất và nguyên đơn phải có nghĩa
vụ tiếp tục thanh toán cho bị đơn 10 triệu đồng
Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 về “V/v Tranh chấphợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân cấp caotại Đà Nẵng:
Nguyên đơn: Võ Sĩ Mến, Phùng Thị Nhiễm
Bị đơn: Đoàn Cưu, Trần Thị Lắm
Nội dung: Ông Cưu, bà Lắm chuyển nhượng chuyển nhượng cho ông Mến, bà Nhiễm đất thổ cư 90.000.000 đồng Sau đó lấy thêm một khu nữa với giá 30.000.000 đồng Ông Mến, bà Nhiễm giao tiền 110.000.000 đồng Trong hợp đồng không có công chứng, chứng thực nên nên vi phạm về hình thức Nhưng quá 2 năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, do đó hợp đồng vẫn có hiệu lực Tại tòa gíam đốc thẩm, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định: Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 68/2018/KN-DS, hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 24/2018/DS-PT, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét
xử lại thủ tục phúc thẩm
1.1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực nằm ở phần nhận định của Toà án đoạn [3] và đoạn [6]:
“…nên ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L
và anh Đoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27),
1
Trang 3nội dung thỏa thuận là bị đơn và anh L1 chuyển nhượng cho nguyên đơn một lô đất thuộc lô B, diện tích 5m x 20m (tự chọn khi Nhà nước cấp đất) trong phần đất của gia đình bị đơn sẽ được cấp tái định cư với giá 90.000.000 đồng, anh L1 có trách nhiệm làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất trên thực địa cho nguyên đơn, các bên tham gia giao dịch đều thống nhất ký tên; bị đơn đã giao đủ 90.000.000 đồng cho phía nguyên đơn…”
“…Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân
sự năm 2015 Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn”
Và ở phần trình bày của các bị đơn là ông C, bà L:
“Mặt khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản
có công chứng, chứng thực; đất là của hộ gia đình bị đơn gồm nhiều thành viên nhưng chỉ có bị đơn thỏa thuận chuyển nhượng là không đúng pháp luật”
1.2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều
129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực?
Dẫn chứng cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực đối với Bản án số 16 nằm ở đoạn [6] phần Nhận định của Tòa án:
“Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân
sự năm 2015.”… “Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm
2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ
về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực.”
1.3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyết phục không? Vì sao?
2
Trang 4Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 trong trường hợp tại Bản án số
16 là thuyết phục và hợp lý Tòa án dựa vào điểm b khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 để
áp dụng BLDS 2015 vào vụ việc trên:
“b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;”
Hai bên nguyên đơn và bị đơn đã xác định thời hạn thực hiện giao dịch là từ khi xác lập giao dịch (năm 2009) cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây được coi là giao dịch đang được thực hiện vì bị đơn chưa làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn Áp dụng BLDS 2015 là phù hợp về mặt thực tiễn
và về mặt quy định pháp luật
Quy định tại Điều 129 BLDS 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó
2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Về việc xác định một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa
vụ trong giao dịch Tòa án nhận định: “…tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực” Tình tiết trên cho thấy hợp đồng đã đủ điều kiện “đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch” nên Tòa án có căn cứ công nhận hiệu lực của giao dịch này
1.4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ là thuyết phục
Tòa án nhận định: “…tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực” Vậy ta thấy phía nguyên đơn đã đưa cho phía bị đơn hơn 2/3 số tiền cần đưa là 110 triệu trên 120 triệu Căn cứ theo khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 quy định: “2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực
mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không thực hiện việc công chứng, chứng thực.” nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực
1.8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015: “2 Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.” Nên hệ quả pháp lí của việc hết thời hạn yêu cầu của Toàn
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức là hợp đồng sẽ có hiệu lực
1.9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực.
Đoạn trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là: “[5] Về hình thức của hợp đồng…Tuy nhiên từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017,
đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015.”
1.10 Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Quyết định số 93, việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là có thuyết phục Vì:
- Hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập vào ngày 10/8/2009, cho nên theo điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì trước thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu vẫn sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật này
- Dựa theo khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để Tòa tuyên giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm Nhưng ông Cưa, bà Lắm trong suốt 2 năm đó đã không yêu cầu Tòa tuyên giao dịch vô hiệu Chỉ đến khi ông Mến, bà Nhiễm khởi kiện ông Cưa, bà Lắm thì ông Cưa, bà Lắm mới phản tố yêu cầu Tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giũa 2 bên Hơn nữa, giao dịch dân sự vô hiệu và hủy hợp
4
Trang 6đồng là hoàn toàn khác nhau và hợp đồng không được công chứng, chứng thực không phải là căn cứ để Tòa tuyên hủy hợp đồng theo Điều 423 BLDS 2015
- Mà căn cứ vào khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực” do đó Tòa tuyên giao dịch dân sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 có hiệu lực
VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Tóm tắt bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV Đông Vui Cần Thơ ( ông Nguyễn Thành Tơ
là đại diện )
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Dệt và ông Trương Văn Liêm
Nội dung: Bà Nguyễn Thị Dệt và ông Trương Văn Liêm đã giao kết một hợp đồng mua bán ô tô ngày 26/05/2012 nhưng hợp đồng đã bị vô hiệu Thứ nhất do trong hợp đồng ghi bên mua “Trang trí nội thất Thanh Thảo” nhưng bà Dệt không phải là đại diện bên này Thứ 2, do bên mua là bà Dệt nhưng khi ký hợp đồng lại là ông Liêm Quyết định của Tòa án: Tòa án tuyên bố chiếc ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty Đông Phong và kiến nghị Công an tỉnh Vĩnh Long thu hồi lại giấy đăng ký xe
ô tô do bà Dệt đứng tên
Ông Nguyễn Thành Tơ đỡ đóng trước bạ đăng ký xe ô tô 4.880.000 đồng nên nay phía bị đơn phải trả lại cho ông Tơ số tiền này
Trước đó, ông Liêm đã mua bảo hiểm xe với số tiền 4.361.600 đồng và số tiền cọc cho công ty Đông Phong 63.000.000 đồng nên Tòa buộc công ty Đông Phong trả lại tiền cho bị đơn tổng số tiền là 67.361.600 đồng
2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
Giống nhau : 1
+ Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
+ Trách nhiệm hoàn trả (Hệ quả pháp lý): Các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, (Khoán 2 Điều
131 và Khoản 2 Điều 427 BlDS 2015)
1Bùi Thị Nhung, “Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật?,”
, Nov 09, 2022 https://luatminhkhue.vn/cac-truong-hop-cham-dut-hop-dong-dan-su-theo-quy-dinh-phap-luat.aspx (accessed Sep 26, 2023)
5
Trang 7+ Việc giải quyết hậu quả liên quan đến quyền nhân thân: do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định (khoản 5 Điều 131 và Khoản 4 Điều 427 BLDS 2015) + Trách nhiệm bồi thường: Bên có lỗi/ bên kia gây thiệt hại thì phải bồi thường, (khoản 4 Điều 131 và khoản 3 Điều 427 BLDS 2015)
Khác nhau:
BLDS
2015
Hợp đồng vô hiệu (Điều 407) Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
(Điều 423)
Cơ sở
pháp lý,
các điều
kiện áp
dụng
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm một trong
các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực quy
định tại Điều 117
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không
thể thực hiện được tại Điều 408
- Khoản 1 Điều 407: “Quy định về giao
dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều
133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối
với hợp đồng vô hiệu ” Suy ra:
+ Hợp đồng vô hiệu do vi phạm vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều
123)
+ Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124)
+ Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự đã
xác lập, thực hiện (Điều 125)
+ Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn (Điều
126)
+ Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép (Điều 127)
+ Hợp đồng vô hiệu do người xác lập
không nhận thức và làm chủ hành vi của
mình (Điều 128)
+ Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức Điều 129
- Hợp đồng bị hủy bỏ do một trong các bên vi phạm những nghĩa vụ, điều kiện có trong hợp đồng tại Điều 423
- Khoản 1 Điều 423: Hợp đồng cũng có thể bị hủy bỏ do một bên yêu cầu
- Điều 424: Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 425: Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
- Điều 426: Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị
hư hỏng
Hiệu
lực hợp
đồng
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ không có hiệu
lực nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ
của các bên
- Hợp đồng vô hiệu từng phần thì phần nào
không bị vô hiệu vẫn có hiệu lực, vẫn được
giữ nguyên và tiếp tục thực hiện (Điều
130)
- Theo khoản 1 Điều 427 quy định thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không cần phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận khi hợp đồng bị hủy
bỏ Ngoại trừ các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
và các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp
Hệ quả
pháp lý - Khi hợp đồng bị vô hiệu các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (khoản 2 - Theo khoản 1 Điều 427 thì khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải
6
Trang 8Điều 131 BLDS 2015) thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận
về giải quyết tranh chấp và có quyền đòi lại lợi ích cho việc đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng
Trách
nhiệm
bồi
thường
- Đối với trách nhiệm bồi thường thì khoản
3 Điều 133 bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì người bồi thường là chủ thể có lỗi là
người bồi thường thiệt hại
- Đối với khoản 3 Điều 423 thì bên hủy bỏ hợp đồng sẽ là người phải bồi thường nếu không thông báo mà gây thiệt hại đối với bên kia
Trách
nhiệm
thông
báo
- Trách nhiệm thông báo thuộc về Tòa án
trong các trường hợp quy định tại: khoản 1
Điều 125, khoản 1 Điều 126 và Điều 127,
Điều 128
- Trách nhiệm thông báo thuộc về bên hủy bỏ hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 232
Thẩm
quyền
quyết
định
- Tòa án có thẩm quyền tuyên hợp đồng vô
hiệu (Điều 132)
- Hợp đồng bị hủy theo quyết định:
+ Một trong các bên (khoản 1 Điều 423)
+ Tòa án hoặc trọng tài (Điều 429)
2.2 Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?
- Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long thì hợp đồng vô hiệu
- Đoạn cho thấy Tòa án nhận định hợp đồng vô hiệu là: “Xét hợp đồng mua bán
xe ngày 26/5/2012 nêu trên là vô hiệu theo quy định tại các Điều 122 của Bộ Luật dân
sự nên không có căn cứ tuyên hủy hợp đồng cũng không xét yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả nguyên và bị đơn vì hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết, không ràng buộc trách nhiệm các bên
đã giao kết trong hợp đồng mà phải tuyên hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả theo điều 131 của Bộ Luật dân sự vì những lý do sau đây:” (trích bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng).
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về vô hiệu hợp đồng là hợp lý Để lý giải hướng giải quyết này ta có thể nhìn nhận vụ án theo hai khía cạnh sau:
Về khía cạnh thứ nhất, trong hợp đồng mua bán xe ngày 26/05/2012, bên mua
là “Trang trí nội thất Thanh Thảo” mà người xác lập hợp đồng là bà Nguyễn Thị Dệt,
bà Dệt không có quyền đại diện cho “Trang trí nội thất Thanh Thảo” Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 thì bên mua đã vi phạm điều kiện
về chủ thể xác lập giao dịch dân sự
7
Trang 9Về khía cạnh thứ hai, người đứng ra ký hợp đồng với bên mua là ông Trương Văn Liêm; trong khi đó, người đại diện cho bên mua là bà Nguyễn Thị Dệt Qua đó,
có thể thấy rằng đây là lỗi của bên bán khi giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện Như vậy, trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi ngang nhau, theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015 thì giữa các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân
sự, nên hợp đồng bị vô hiệu Vì vậy, việc Tòa án tuyên các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhân là hoàn toàn thuyết phục, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo được quyền lợi của các bên
2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng vi phạm hợp đồng không?
Vì sao?
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không hợp pháp, không có giá trị pháp lý rằng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 thì “phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”; mà khi hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng không phải thực hiện dẫn đến không có vi phạm hợp đồng xảy ra
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 thì phạt vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều
294 của Luật Thương mại 2005
Như vậy, nếu hợp đồng vô hiệu thì các thỏa thuận trong hợp đồng cũng không
có giá trị pháp lý Điều đó có nghĩa là phạt vi phạm không có giá trị khi hợp đồng vô hiệu
Hay nói cách khác, nếu hợp đồng vô hiệu thì không thể áp dụng phạt vi phạm hợp đồng
2.5 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng bị vô hiệu ở Bản án 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 Việc vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 được giao kết giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Võ Liêm là quyết định có sự thuyết phục của Tòa án Tòa án đã căn cứ vào khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 để đưa ra yêu cầu các bên “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” Hợp đồng trên đã bị Tòa tuyên vô hiệu cho nên hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, từ đó vấn đề phạt vi phạm của các bên không được xét đến
2.6 Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.
Giống nhau:
8
Trang 10- Đều có trong Bộ luật Dân sự 2015.
- Đều là hành vi pháp lý của một bên trong hợp đồng làm căn cứ chấm dứt hợp đồng khi có những điều kiện do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận
- Không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Khác nhau:
STT Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng do có vi
phạm Đơn phương chấm dứt hợpđồng
1 Căn cứ pháp
lý
Điều 423 đến Điều 427 BLDS 2015
Điều 428 BLDS 2015
2 Trường hợp - Do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Do không có khả năng thực hiện
- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất
- Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng
- Do hai bên thỏa thuận
- Do pháp luật quy định
3 Điều kiện áp
dụng
Phải có sự vi phạm hợp đồng
và đây cũng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng
Không bắt buộc phải có sự
vi phạm hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa thuận hoặc
do pháp luật quy định
4 Hậu quả - Hợp đồng không có hiệu lực
từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa
vụ đã thỏa thuận
- Hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật Trường hợp không trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
- Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về vấn đề giải quyết tranh chấp -Bên đã thực hiện nghĩa vụ
có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện
9