Bài thảo luận đợt 7 môn pháp luật về hợp đồng và btth ngoài hợp đồng chủ đề btth ngoài hợp đồng

22 0 0
Bài thảo luận đợt 7 môn pháp luật về hợp đồng và btth ngoài hợp đồng chủ đề btth ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN ĐỢT 7

1 Trương Quang Bảo 2153401020030 Nhóm trưởng 2 Nguyễn Quốc Anh 2153401020020 Thành viên 3 Tôn Nữ Gia Anh 2153401020021 Thành viên 4 Phạm Đình Thái Duy 2153401020061 Thành viên 5 Bùi Thị Hồng Hạnh 2153401020083 Thành viên 6 Trần Hữu Nhật Minh 2153401020155 Thành viên 7 Lê Chí Thanh 2153401020227 Thành viên 8 Nguyễn Thành Trung 2153401020287 Thành viên

Câu 1.1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 6

*Đối với tình huống 6

Câu 1.2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 7

Trang 2

Câu 1.3 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu CSPL khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 7 Câu 1.4 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 8 Câu 1.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử 9

*Đối với Bản án số 19 9

Câu 1.6 Theo tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng đến việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại 9 1.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật) 10

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA 11

Câu 2.1 Vì sao có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của Điều 600? 11 Câu 2.2 Vì sao có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của Điều 600? 12 Câu 2.3 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra? 12 Câu 2.4 Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận) 13 Câu 2.5 Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? 13 Câu 2.6 Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? 13 Câu 2.7 Suy nghĩ của anh, chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại 14

Trang 3

Câu 2.8 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu

trực tiếp ông Hùng bồi thường 14

Câu 2.9 Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao? 14

Câu 2.10 Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 không? Vì sao? 15

Câu 2.11 Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 15

Câu 2.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng 15

VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA 17

Câu 3.1 Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “Súc vật”? 17

Câu 3.2 BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không? 17

Câu 3.3 Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào? 18

Câu 3.4 Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra? 18

Câu 3.5 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 18

Câu 3.6 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? 19

Câu 3.7 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại 19

Câu 3.8 Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại? 19

Câu 3.9 Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có thuyết phục không? Vì sao? 21

*Chú thích:

BLDS : Bộ luật dân sự

BLTTDS: : Bộ luật Tố tụng dân sự Luật HN&GĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình TAND: : Tòa án nhân dân

Trang 4

BTTH : Bồi thường thiệt hại

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂYRA

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 19/2012/DSST

- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Nam - Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thêm

- Sự việc: Tranh chấp BTTH về sức khỏe

- Nội dung: 26/12/2010 bà điều khiển xe máy đang đi trên đường thì bị cháu Mai Công Hậu (chưa đủ 18 tuổi) đi không đúng phần đường đâm phải Hậu quả bà bị gãy xương đùi phải, gãy đốt ngón 3 – gãy xương bàn 3 Do cháu Hậu chưa có tài sản riêng nên bà yêu cầu mẹ cháu là chị Thêm bồi thường cho bà tiền chi phí điều trị, phục hồi sức khỏe, tiền thu nhập bị mất và tiền sửa xe… với tổng là 65.020.000đ Nhưng bà Thêm và chồng là ông Hậu đã li hôn và giao cho ông trực tiếp nuôi dưỡng nên trách nhiệm BTTH là của ông Thụ Còn về phía ông Thụ trình bày tại thời điểm gây tai nạn cháu đang ở cùng mẹ nên bà Thêm có trách nhiệm phải bồi thường còn ông chỉ đóng góp một phần nhỏ.

- Quyết định của Tòa án: buộc ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới BTTH về sức khỏe cho bà Nam số tiền 42.877.000đ.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1.1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gâyra? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.

- CSPL Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015

“2 Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồithường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưathành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cònthiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.”

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Như vậy, cha mẹ phải BTTH cho con chưa thành niên gây ra khi người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại Còn đối với người từ đủ 15 – chưa đủ 18 thì cha mẹ phải bồi

Trang 6

thường khi người đó gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường cho người bị thiệt hại.

*Đối với tình huống:

Câu 1.2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hạido sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- CSPL: Khoản 1, 2 Điều 568 BLDS 2015.

- Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng BTTH cho anh Bình do sức khỏe bị xâm phạm.

“1 Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2 Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồithường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưathành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cònthiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồithường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”

Vì Hùng thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe của anh Bình khi mới 16 tuổi Theo Điều 586 BLDS 2015, Hùng đã đủ năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân và phải BTTH bằng chính tài sản của mình Nhưng do hiện tại, Hùng không có bất kỳ tài sản nào nên áp dụng đoạn 2 khoản 2 Điều 586 BLDS 2015, cha mẹ của Hùng phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình Thế nên có căn cứ để Tòa án buộc cha mẹ của Hùng thực hiện việc BTTH cho anh Bình do sức khỏe bị xâm phạm đối với phần bồi thường Hùng không có tài sản để trả

Câu 1.3 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếcđồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu CSPL khi trả lời và cho biết hướng giảiquyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH đối với thiệt hại gây ra với tài sản quy định tại Điều 589 BLDS 2015 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

Trang 7

3 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.4 Thiệt hại khác do luật quy định.”

- Trong tình huống này, đối với chiếc xe đạp đang được gửi nhà một người bạn, do không xuất hiện các căn cứ quy định tại Điều 589 (chiếc xe đạp chưa bị mất hay hủy hoại hoặc hư hỏng…) nên không thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường giá trị phần tài sản này Tuy nhiên có thể yêu cầu Hùng trả lại chiếc xe đạp do đây là hành vi chiếm hữu trái pháp luật.

- Đối với chiếc đồng hồ, vì Hùng mới 16 tuổi mà lúc này Hùng không có tài sản gì, do đó Tòa án có cơ sở để yêu cầu cha mẹ Hùng bồi thường khoản này căn cứ khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định:

“2 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồithường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”

Câu 1.4 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sởpháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối vớihoàn cảnh tương tự.

- Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ

- Vì BTTH là trách nhiệm bồi thường cho người bị hại, còn sung quỹ Nhà nước là một chủ thể giao một khoản tiền cho một chủ thể khác là Nhà nước Tài sản mà Hùng thu lợi được từ việc trộm cắp là phải trả lại cho người bị hại, trường hợp không xác định được người bị hại thì sung công quỹ Nhà nước (theo Điều 48 BLHS 2015) Nhưng BLDS chưa có qui định về việc trách nhiệm của cha mẹ trong sung công quỹ nhà nước khi con chưa thành niên

- Thực tiễn xét xử: Trong Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của HĐTP TANDTC, Võ Tiến Hùng đã gây ra 10 vụ trộm cắp, tổng giá trị tài sản Hùng thu được là 7.570.000đ Toà sơ thẩm buộc ông Xuất, bà Xuân phải nộp số tiền 7.570.000đ mà Hùng đã thu lợi bất chính để sung công quỹ Nhà nước Toà án phúc thẩm đã nêu: “Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản riêng nên buộc bố mẹ bị cáo bồi thường cho những người bị hại là đúng Tuy nhiên, toà các vấp buộc

Trang 8

bố mẹ bị cáo nộp số tiền 7.570.000đ do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không đúng quy định pháp luật dân sự” Cho nên ông Xuất bà Xuân không phải nộp tiền sung công quỹ Nhà nước

Câu 1.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bìnhkhông? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn

“2 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồithường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồithường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”

- Toà án có thể buộc Hùng và ba mẹ Hùng bồi thường, trường hợp tài sản của Hùng không đủ để bồi thường thì ba mẹ Hùng sẽ phải bồi thường phần còn lại bằng tài sản của mình.

Thực tiễn xét xử: theo bản án số 19/DSST ngày 12/6/2012 của TAND huyện Cưm'Gar tỉnh Đắk Lắk, cháu Hậu tại thời điểm gây ra tai nạn chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe máy biển số 47FB-0098 đi trên đường liên xã thì đang phải xe máy biển số 47H1-1931 do bà Nam điều khiển, làm bà bị đa thương, gãy xương đùi phải, tỷ lệ thương tức là 30% sức khỏe Mặc dù Hậu gáy thiệt hại nhưng toà án chỉ quyết định

“buộc ông Thụ bà Th có nghĩa vụ liên đới bồi thườg thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam”

do Hậu không có tài sản riêng Toà án đã theo hướng giải quyết khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi con gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường chi nên có thể buộc con và cha mẹ cùng BTTH do con gây ra.

*Đối với bản án số 19

Trang 9

Câu 1.6 Theo tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng đến việc xác định người phảichịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, tòa án đã buộc ai phải bồithường thiệt hại.

Theo tòa án, cha mẹ ly hôn không ảnh hướng đến việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường Cuối cùng, tòa án đã buộc cha mẹ liên đới chịu trách nhiệm BTTH.

Căn cứ theo đoạn: “việc ly hôn của hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ củacha, mẹ đối với con chung…do vậy, cần buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn ThịThêm có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bàNam là 42.877.000 đồng”

Câu 1.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ vănbản cũng như so sánh pháp luật).

Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà án là hoàn toàn hợp lý khi Toà tuyên cả cha và mẹ của cháu Hậu cùng liên đới bồi thường Dù pháp luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH trong trường hợp con chưa thành niên gây ra cho người khác khi cha mẹ ly hôn cũng như quy định về phương thức lấy tài sản của cha mẹ đã ly hôn để bồi thường thay cho con chưa thành niên nhưng dựa vào những cơ sở pháp lý sau có thể thấy rằng, ly hôn không phải là căn cứ chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bố mẹ với con chung:

- Khoản 5 Điều 37 Luật HN&GĐ quy định về nghĩa vụ chung của cha mẹ là BTTH do con gây ra theo quy định của BLDS mà không chia trường hợp cha mẹ đã ly hôn.

- Khoản 2 Điều 69 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con không loại trừ trường hợp ly hôn.

- Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014 xác định việc giao con cho một bên nuôi dưỡng không làm chấm dứt trách nhiệm của bên còn lại.

- Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định cha mẹ là người BTTH do con chưa thành niên gây ra mà không quan tâm đến việc cha mẹ có ly hôn hay không.

Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ BTTH do con chưa thành niên gây ra mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ, vì thế hướng giải quyết của Toà là hoàn toàn thuyết phục.

Trang 10

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 285/2009/HSPT

Anh Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách của công ty TNHH vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP Hồ Chí Minh Vào ngày 30/4/2009, Hùng điều khiển xe ô tô nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ 40 km/h, đây là đoạn đường có vạch sơn liền nét giữa đường, Hùng điều khiển xe ô tô chiếm sang phần đường bên trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ô tô tông vào xe mô tô ngược chiều do anh Trần Ngọc Hảu điều khiển đi đúng phần đường, hậu quả anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ 20/9/2009 Công ty TNHH Hoàng Long kháng cáo với nội dung: không đồng ý bồi thường thiệt hại.17/9/2009 chị Thủy (đại diện hợp pháp của người bị hại) kháng cáo với nội dung: yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo và không đồng ý nhận tiền hỗ trợ cấp nuôi dưỡng con hằng tháng yêu cầu được nhận tiền nuôi con một lần.11/9/2009 bị cáo Cao Chí Hùng kháng cao yêu cầu giảm nhẹ hình phạt Hướng giải quyết của Toàn án: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo, không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị sát hại, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn dân sự Sửa quyết định về hình phạt, giữ nguyên quyết định về việc bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm Theo đó xử phạt bị cáo Cao Chí Hùng 06 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 05/05/2019/DS-PT

Nguyên đơn: Nguyễn Văn A, Bị đơn: Nguyễn Văn B A là chủ cơ sở đóng tàu, B và Bùi Xuân C là người làm công B đã tự ý cắt sắt để hàn bàn để trái cây trên tàu, nhưng việc làm của B không được ông A phân công, khi B dùng mỏ hàn cắt sắt làm văng lửaxuống thùng sơn do Bùi Xuân C đang sơn dưới hầm tàu làm bùng cháy thùng sơn dẫn đến Bùi Xuân C bị bỏng với tp lệ thương tích qua giám định là 51%, B bị truy tố về tội vô ý gây thương tích Bản án hình sự sơ thẩm buộc ông A chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C A khởi kiện yêu cầu B có trách nhiệm thanh toán lại số tiền đó Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A, buộc ông B bồi thường thiệt hại cho A Ông B kháng cáo không chấp nhận bổi thường cho ông A vì ông A chưa thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho C nên ông A không được quyền yêu cầu ông B bồi thường Tòa án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông B, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Trang 11

Câu 2.1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy địnhcủa Điều 600?

*Điều 584 BLDS 2015:

“1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uytín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồithường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trongtrường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi củabên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3 Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy địnhtại khoản 2 Điều này.”

*Điều 600 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do ngườilàm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyềnyêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trảmột khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Có thể thấy, Điều 584 là quy định chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường Tuy nhiên, ngoài nguyên tắc chung đó thì tùy vào từng trường hợp mà sẽ có các nguyên tắc riêng, cụ thể Điều 600 là quy định về chế định BTTH do người làm công gây ra Ở quy định này, người bồi thường không là người trực tiếp gây ra thiệt hại Bên cạnh đó, quy định này tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường đồng thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người làm công.

Câu 2.2 Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công vàngười sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Trong bộ nguyên tắc châu u về bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), chúng ta thấy Bộ nguyên tắc theo hướng người làm công phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại do mình gây ra, nhưng sau khi trực tiếp bồi thường thiệt hại, người làm công được quay sang đòi người sử dụng người làm công trong trường hợp người làm công có bất cẩn nhẹ hay trung bình (Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt

Ngày đăng: 15/04/2024, 15:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan