1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài thảo luận thứ sáubồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thiệt hại do người gây ra trong Bộ luật Dân sự 2015?Câu 2.. Câu trả lờiCăn cứ làm phát sinh trách nhiệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Giáo viên: Lê Thị Diễm Phương

BÀI THẢO LUẬN THỨ SÁU

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Nhóm 1 QT47.3

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 3

Câu 1 Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong Bộ luật Dân sự 2015?

Câu 2 Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015?

Câu 3 Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên), theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?

Câu 4 Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp ứng chưa).

Câu 5 Trong Bản án số 99 (về Covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã đủ chưa? Vì sao?

Câu 6 Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 2 Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường:

Phần A Tóm tắt

1.Tóm tắt bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai, tỉnh Gia Lai

2 Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

3 Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên

Phần B Câu trả lời

Câu 1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường?

Trang 4

Câu 2 Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Câu 3 Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?

Câu 4 Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015 trong các vụ việc trên?

Câu 5 Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 mà áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.

Câu 6 Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?

Câu 7 Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? Câu 8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể

Câu 1 Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế Câu 2 Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế

Câu 3 Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?

Vấn đề 4 Xác định người có trách nhiệm bồi thường (cùng gây thiệt hại) Phần A Tóm tắt

1 Tóm tắt bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai

2 Tóm tắt Quyết định số 226 ngày 22/5/2012/DS-GĐT

Phần B Câu trả lời

Câu 1 Trong phần “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Bộ luật Dân sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào?

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Câu 2 Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?

Câu 3 Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?

Câu 4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới

Câu 5 Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ? Câu 6 Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ?

Câu 7 Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó……

Câu 8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới.

Câu 9 Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường?

Câu 10 Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? Câu 11 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải

Các tài liệu tham khảo

Trang 6

Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Phần A Tóm tắt

Nguyên đơn: Bà Phan Thị Bích Ngọc Bị đơn: Ông Trần Quang Huy

Nội dung vụ án: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm Ngày 03/3/2017, ông Huy đăng tải trên facebook nội dung bà Ngọc làm lộ đề thi, kéo theo rất nhiều phản ứng tiêu cực, phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm của bà Ngọc từ những người dùng khác Tuy nhiên, theo Báo cáo của Hiệu trưởng gửi Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thanh tra, Phòng Giáo dục thì hoàn toàn không có chuyện lộ đề như thông tin của bị đơn đăng tải Ông Huy không đồng ý với bà Ngọc và Hiệu trưởng, ông chỉ đăng đúng như sự thật diễn ra và không có động thái nào là xúc phạm danh dự của bà Ngọc.

Tòa án nhận định có đủ cơ sở để xác định ông Huy đã đăng tải nội dung giáo viên làm lộ đề thi, có cơ sở xác định không có sự việc lộ đề thi Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Ngọc.

Bị cáo: Nguyễn Quang Trọng (anh Trọng)

Nội dung vụ án: Anh Trọng kinh doanh dịch vụ massage, tắm hơi tổ chức buổi họp truyền lửa cho 36 nhân viên Khi nêu khẩu hiệu, anh Trọng yêu cầu toàn bộ nhân viên gỡ bỏ khẩu trang để nêu to khẩu hiệu Sau buổi họp đã xuất hiện chùm ca bệnh dịch Covid-19 và gây ra tổng thiệt hại là 11.823.302.738 đồng

Hướng giải quyết của Tòa: Yêu cầu bị cáo (anh Trọng) bồi thường thiệt hại đầy đủ số tiền nêu trên.

Phần B Câu trả lời

Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong Bộ luật Dân sự 2015 là:

Thiệt hại có thể được hiểu là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ 1

1Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, tr.471.

Trang 7

Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần Đây là điều kiện tiên quyết, bởi lẽ nếu không có thiệt hại xảy ra thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường 2

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn 2 điều kiện là vi phạm đến pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ 3

Nếu có hành vi xâm phạm, có thiệt hại nhưng không có quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Mối quan hệ nhân quả giữa hai cặp phạm trù này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.4

Một số điểm thay đổi về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

là theo Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

trước đây tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

là Bộ luật Dân sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là (khoản 1 Điều 604) thì tại Điều 584, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và pháp nhân bao gồm

là Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối tượng tài sản gây ra thiệt hại Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khái quát các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản đó là súc vật, cây cối, nhà

Trang 8

cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ Nếu gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại chứ không phải là hành vi trái pháp luật Ở đây để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì điều kiện đầu tiên là thiệt hại phải tồn tại trên thực tế, tiếp theo là thiệt hại phải có nguyền nhân do tài sản gây ra Khi các điều kiện này được hội tụ đủ thỉ chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo nhóm em, trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo Toà án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ Cụ thể như sau:

có thiệt hại xảy ra trên thực tế:

hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:

mặc dù có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:

Theo nhóm em, trong vụ việc trên, đã hội đủ ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:

về việc có thiệt hại xảy ra trên thực tế:

Thiệt hại ở đây được xác định là thiệt hại về tinh thần mà bà Ngọc đã phải gánh chịu do bị hiểu lầm bởi nội dung mà ông Huy đã đăng tải trên facebook Cụ thể, một số người tiếp nhận thông tin trên đã đưa ra những bình luận, ý kiến nhận xét không hay về bà Ngọc Bên cạnh đó, ông Huy không những là đồng nghiệp mà còn giảng dạy bộ môn Ngữ Văn cùng bà Ngọc; nên ông Huy là người có thể được xem là khá thân thiết với bà Ngọc trong công việc Cho nên, thông tin mà ông Huy đăng tải, ít nhiều cũng đã được những người có quen biết, có quan hệ xã hội với bà Ngọc biết đến

về hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Ông Huy đăng tải trên tài khoản facebook rằng

Chưa bàn đến việc có lộ đề hay không, có sự việc bà Ngọc cho học sinh biết đề và đáp án hay không, thì nội dung trên cho thấy rằng ông Huy đã khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc là người làm lộ đề thi Đồng thời,

Trang 9

facebook là phương tiện thông tin cá nhân được nhiều người truy cập, ngoài ra, với tư cách là một giáo viên, những thông tin mà ông đăng tải sẽ được phần lớn đón nhận và tin tưởng Ông Huy là một giáo viên, đồng thời là một người thành niên đầy đủ năng lực hành vi dân sự Do đó, ông phải biết và nhận thức được hành động đăng tải công khai thông tin này sẽ dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc Bên cạnh đó, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan, có thể xác định rằng không có sự việc lộ đề kiểm tra Những thông tin vào thời điểm ông Huy đã đăng tải là chưa được kiểm chứng và sau cùng lại là thông tin sai sự thật.

về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin, được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc và dẫn đến sự hiểu lầm của những người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là những người thân thích, quen biết với bà Ngọc Thậm chí có những người để lại những bình luận, ý kiến nhận xét không hay, phản cảm, phê phán bà Ngọc nặng nề Cho nên, hành động đăng tải thông tin chưa được xác thực của ông Huy dẫn đến sự hiểu lầm cho những người khác, từ đó ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, làm tổn thất đến tinh thần của bà Ngọc.

Trong Bản án số 99 về Covid 19, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là đã đủ

hành động trên của anh Trọng là có thiệt hại thực tế xảy ra Cụ thể, đã có chùm dịch bệnh Covid 19 xảy ra kéo dài từ ngày 08/07/2021 đến ngày 11/9/2021 và số lượng bệnh nhân ảnh hưởng đến cả các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Quảng Nam

hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác) Cụ thể khi tổ chức buổi họp tại công ty từ đầu buổi, tất cả các nhân viên đều tuân thủ theo quy tắc 5K, tức có đeo khẩu trang xuyên suốt buổi họp cho đến khi anh Trọng đưa ra yêu cầu bắt buộc tất cả nhân viên phải tháo gỡ khẩu trang và cùng nêu to khẩu hiệu trong 5 đến 10 phút dẫn đến việc lây lan dịch bệnh Covid 19 và trái với quy định về phòng chống dịch bệnh Thiệt hại mà anh Trọng gây ra chủ yếu về mặt sức khoẻ, khi đã lây lan dịch bệnh Covid 19 qua nhân viên và từ đó lan rộng ra các cá nhân khác

có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Cụ thể, phía công ty của anh Trọng (Amida) bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid 19 đầu tiên và sau đó làm ảnh hưởng đến nhân viên cùng công ty và các cá nhân khác

Việc Toà án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 là hoàn toàn thuyết phục Thông qua các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu trên, cũng như tính chất của vụ án, hành vi anh Trọng gây ra là vô cùng ảnh hưởng đến không những sức khoẻ cá nhân của những người

Trang 10

liên quan mà còn đến kinh phí chung của Nhà nước, Bộ Y tế khi chi trả cho những khoản tiền liên quan đến việc điều tra, xét nghiệm, chữa trị, cách ly, Đồng thời, hành vi yêu cầu tháo khẩu trang nêu to khẩu hiệu của anh Trọng là đi ngược lại với quy tắc 5K trong quá trình phòng, chống dịch bệnh.

Vấn đề 2 Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường:Phần A Tóm tắt

Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Nhị Bị đơn: Anh Vũ Minh Hiếu.

Nội dung vụ việc: Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khoẻ bị xâm phạm Anh Hiếu dùng gậy đánh trúng vào tay trái của bà Nhị, làm bà Nhị bị gãy tay và phải điều trị tại bệnh viện Quân y 15, bà Nhị yêu cầu anh Hiếu bồi thường thiệt hại vì sức khỏe bị xâm phạm Các tình tiết không thống nhất: bà Nhị yêu cầu anh Hiếu bồi thường thiệt hại là 80.440.000 đồng; ông Vũ Kim Dư và bà Nguyễn Thị Huyền (là cha mẹ của bị đơn) phải bồi thường phần còn lại nếu Hiếu không đủ tài sản để bồi thường; bên bị đơn không bồi thường vì cho là anh Hiếu không đánh bà Nhị.

Nhận định của Tòa: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, áp dụng theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005, bên nguyên đơn yêu cầu phải bồi thường bị xâm phạm sức khoẻ là có căn cứ Và căn cứ khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005, Hiếu chưa đủ 18 tuổi thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

Người bị hại: Chu Văn D

Đại diện hợp pháp của người bị hại: Ông Chu Văn Đ (bố của D) và bà Trần Thị E (mẹ của D)

Bị cáo: Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn A đã dùng chân đá một cái vào vùng ngực của Chu Văn D làm anh gục xuống bất tỉnh Sau đó, dù được đưa đến bệnh viện nhưng D đã tử vong do thương tích nặng Hành động của A đã làm D bị chấn thương ngực kín, gãy ngậm 1/3 dưới xương ức, bất tỉnh dẫn đến tử vong A đã thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của người khác nên phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng chịu cả trách nhiệm dân sự về bồi thường cho gia đình người bị hại những khoản tiền như sau: Tiền chi phí mai táng, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm, tiền cấp dưỡng con chưa thành niên của người bị hại đến khi con của bị hại đủ 18 tuổi.

Hướng giải quyết của Tòa án: Xử phạt bị cáo A tám năm tù về tội quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 Chấp nhận yêu cầu người đại diện hợp pháp theo pháp luật buộc bị cáo bồi thường là có căn cứ, phù hợp với pháp luật vì bị cáo đã thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của người bị hại Trong đó

Trang 11

có các khoản bồi thường chi phí mai táng đối với người bị hại, bồi thường tổn thất vê tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại là phù hợp với quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999, Điều 584, Điều 585, Điều 589, và Điều 591 Bộ luật Dân

Khoảng 20 giờ ngày 25/02/2018, Ksor Y Ký nảy sinh ý định giao cấu với Kpa Hờ Miên Bị Miên kháng cự đẩy ra, Ký dùng vũ lực khống chế và thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của Miên Hành vi của bị đơn không chỉ xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ em.

Hướng giải quyết của Tòa: Phạt bị cáo Y Ký 7 năm 6 tháng tù với tội

căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 Buộc bị cáo bồi thường thiệt hại cho người bị hại các khoản chi phí hợp lý cho việc điều trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 Ngoài ra bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại là phù hợp với quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.

Phần B Câu trả lời

Bộ luật Dân sự 2005Bộ luật Dân sự 2015

Người bồi thường Bô luật Dân sự 2005 quy định người bồi thường là trường hợp cha mẹ bồi thường thay khi lỗi do con chưa thành niên gây ra.

Trang 12

Thời hiệu khởi kiện 2 năm 3 năm

Mức bồi thường Bộ luật Dân sự 2005 quy định xác bài thường tối đa khi các bên không thỏa thuận được bằng mức bồi thưởng trên cơ sở mục trong tối thiếu do Nhà nước quy định Thiệt bồi thường trong trường hợp nhiều người thiệt mạng.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định mốc bồi thường tối đa khi các bên không thỏa thuận được thay bằng mức bồi thường trên cơ sở nhiều người thì mỗi người không quá 100 tháng lương cơ sở.

Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 bồi thường theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại.

Người được bồi thường Về mồ mả bị xâm phạm thì quy định người được bồi thường là người thân thích.

Mở rộng hơn theo hướng thứ tự thừa kế của người chết.

Pháp luật của Hoa Kỳ có một giai đoạn trong lịch sử không muốn cho phép bồi thường thiệt hại cho “ ” Hiện nay vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm đã được chấp nhận ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ, điều này được thể hiện qua một số án lệ.

Tại New Zealand, điểm khởi đầu truyền thống của các Tòa án trong việc gán một giá trị cho tài sản là thú cưng bị thương tích hoặc chết chính là “

Khi nghiên cứu tổn thất về tinh thần trong trường hợp tài sản bị xâm phạm, một học giả người Canada đã khẳng định rằng “

Trang 13

Ở Pháp bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất, trong nhiều trường hợp Tòa án cũng buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần.5

Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm thì có thể được bồi thường nhưng phải phụ thuộc vào tính chất thiệt hại căn cứ theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015:

Ở Bộ luật Dân 2015 có điểm mới là “ ” thì thiệt hại khác ở đây đã tạo ra sự mở rộng hơn trong quy định về việc xác định thiệt hại được bồi thường khi bị xâm phạm tài sản, bên cạnh được bồi thường do sự hư hỏng về vật chất thì người gây hại vẫn phải bồi thường tinh thần cho người bị thiệt hại nếu tài sản bị xâm phạm mang ý nghĩa tinh thần với người thiệt hại hoặc tài sản không định giá được như đồ gia bảo nên tùy vào trường hợp luật quy định mà người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại về tinh thần.

Điểm mới này đã khắc phục hạn chế của Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 khi chỉ liệt6 kê thiệt hại về vật chất mà không nêu đến thiệt hại về tinh thần khi bị xâm phạm.

Việc Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015 trong các vụ việc trên được thể hiện thông qua:

đoạn [6] phần Nhận định của Tòa án trong Bản án số 08/2017/DS-ST: “

5Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm - Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài, Tạp chí khoa học pháp lý số 08 (111)/2017

6Điều 608: “ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:1 Tài sản bị mất;

2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”.

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w