Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừaphát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh...173.. Giai đoạn sơ khai đã hình thành nên các hoạt động ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Mai Giáng Uyên CLC46B 2153801013284
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thúy
MỤC LỤC
Trang 2CÂU HỎI TỰ LUẬN 2
1 Qua các giai đoạn trong lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống ngân hàng và pháp luật ngân hàng: 2
a So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam? 2
b So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp? Ưu và nhược điểm của từng hệ thống? 8
2 Chứng minh rằng một trong những nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng là cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng 10
3 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này? 11
4 Hiểu thế nào là hoạt động ngân hàng? Trình bày các đặc điểm của hoạt động ngân hàng? 13
5 So sánh sự khác biệt giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác 15
6 Có quan điểm cho rằng: “Khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì phải xin phép NHNN” Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này 15
7 NHNNVN có được phép thực hiện hoạt động ngân hàng hay không? 16
CÂU NHẬN ĐỊNH 16
1 Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền 16
2 Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh 17
3 Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện 17
4 NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ 18
5 Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành 18
6 Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác 19
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 19
Tình huống 1 19
Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao? 19
Tình huống 2 20
Trang 3Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao? 20 Tình huống 3 20
Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao? 21 Tình huống 4 21 Nếu là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh (chị) sẽ tư vấn cho khách hàng của mình như thế nào? 21 Tình huống 5 22 Nếu là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh (chị) sẽ tư vấn cho khách hàng của mình như thế nào? 22
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Trang 41 Qua các giai đoạn trong lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống ngân hàng và pháp luật ngân hàng:
a So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt Nam?
* Lịch sử hình thành ngân hàng thế giới
Đối với lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng trên thế giới, thì hệ thống ngân hàng thế giới được hình thông qua 03 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn sơ khai, giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng một cấp và giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp
- Giai đoạn đầu tiên: Giai đoạn hình thành các hoạt động ngân hàng sơ khai Giai đoạn sơ khai đã hình thành nên các hoạt động ngân hàng sơ khai, với sự xuất hiện của cả 3 điều kiện sau đây:
+ Điều kiện 01: Sự xuất hiện của tiền tệ
+ Điều kiện 02: Sự xuất hiện nhu cầu gửi tiền và nhóm người nhận giữ tiền.+ Điều kiện 03: Sự gia tăng nhu cầu vốn
Khi xuất hiện cả 03 điều kiện trên đã dẫn đến sự hình thành của các ngân hàng sơ khai, các ngân hàng sơ khai Về hình thái, chức năng hoạt động của các ngân hàng sơ khai, các ngân hàng này thực hiện 03 hoạt động chính sau:
+ Hoạt động nhận giữ tiền và cho vay lại vốn Nguyên nhân chính của hoạt động này là do nhu cầu gửi tiền của một bộ phận xã hội có dư thừa tiền và có nhu cầu gửi tiền nhằm cất trữ, bảo vệ số tài sản của mình và một bên là một bộ phận xã hội có nhu cầu về
“Vốn” để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Hoạt động mua bán, chuyển đổi các loại tiền tệ Nguyên nhân hình thành hoạt động này là do sự phát triển của hoạt động thương nghiệp, các thương nhân thường giao thương tại nhiều nơi, nhiều quốc gia khác nhau Ở mỗi quốc gia khu vực lại có tiền tệ riêng, nên để giao thương thuận tiên mới phát sinh nhu cầu đổi tiền
+ Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Sau khi hình thành nên các ngân hàng sơ khai, do điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu về “vốn” không ngừng tăng đến một mức độ các ngân hàng sơ
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5khai không thể đáp ứng được nhu cầu “vốn” của các chủ thể vay nguyên nhân là do các ngân hàng sơ khai này còn nhỏ lẻ, không đáp ứng đủ vốn vay cho các chủ thể khác Điều này tạo tiền đề dẫn đến vào thế kỷ XV, để đáp ứng nhu cầu về “vốn”, nên chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng sơ khai đã liên kết lại tạo thành các “hội buôn”, các “Công ty” hoạt động ngân hàng Nên dẫn đến sự hình thành ngân hàng đầu tiên.
- Giai đoạn ngân hàng một cấp
Các ngân hàng đầu tiên được thành lập bởi các cá nhân, nhà buồn, … nên chủ sở hữu các ngân hàng này chính là tư nhân Ngân hàng một cấp là các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân
Mặc khác, các ngân hàng cấp một này được thành lập bởi các cá nhân, nhà buồn,
… và xuất phát từ những hoạt động ngân hàng sơ khai, cho nên các ngân hàng cấp một này không có giới hạn phạm vi hoạt động ngân hàng Được tự do phát hành tiền tệ và tự
do thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ Mặc khác, trong giai đoạn này nhà nước chưa tiến hành can thiệp vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cấp
- Giai đoạn ngân hàng hai cấp
Do các ngân hàng có quyền tự do in tiền, phát hành tiền tệ, khi này sẽ phát sinh trường hợp mỗi ngân hàng sẽ có một loại tiền tệ riêng Điều này dẫn đến trong thị trường xuất hiện nhiều loại tiền tệ khác nhau và do số lượng tiền lớn được phát hành đưa vào trong lưu thông nên dẫn đến lam phát Nền kinh tế quốc gia rối loạn, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng nên nếu ngân hàng sụp đổ nền kinh tế cũng sụp đỗ Nên phát sinh nhu cầu quản lý hoạt động này từ phía nhà nước
Nhà nước tiền hành quản lí hoạt động ngân hàng thông quan 03 biện pháp:
Kiểm soát quyền phát hành tiền
Quy định lại phạm vi hoạt động ngân hàng
Quốc hữu hóa ngân hàng phát hành
Kiểm soát quyền phát hành tiền
Quy định lại phạm vi hoạt động ngân hàng
Quốc hữu hóa ngân hàng phát hành
+ Kiểm soát quyền phát hành tiền
Trang 6+ Quy định lại phạm vi hoạt động ngân hàng.
+ Quốc hữu hóa ngân hàng phát hành
Điều này đã dẫn đến sự hình thành nên hệ thống ngân hàng hai cấp Với ngân hàngcấp một là ngân hàng trung ương hay còn gọi là ngân hàng nhà nước
Đặc điểm của của hệ thống ngân hàng hai cấp:
+ Về hình thưc sở hữu:
Ngân hàng cấp 1: Thuộc sở hữu của nhà nước
Ngân hàng cấp 2: Thuộc sở hữu của nhà nước hoặc sở hữu tư nhân
+ Phạm vi hoạt động: Đã có sự tách bạch giữa hoạt động in tiền, phát hành tiền và hoạt động kinh doanh tiền tệ Việc phát hành tiền thuộc về ngân hàng cấp 01
+ Sự can thiệp của nhà nước: Nhà nước có sự can thiệp vào việc phát hành tiền; phân chia, tách bạch phạm vi hoạt động của ngân hàng; quốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền
* Lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng Việt Nam
Đối với lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thể chia thành 04 giaiđoạn như sau: Trước năm 1945; từ năm 1945 đến năm 1987; từ năm 1987 đến năm 1990
và tư năm 1990 đến nay
Đối với giai đoạn trước năm 1945: Ở trước năm 1945 thì ở Việt Nam chưa có hệ thống ngân hàng
Từ sau giai đoạn năm 1945: Sau cách mạng tháng 08 thành công, với sự ra đời củanước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau ngày 02/09/1945 Ngày 03/02/1947, Nha Tín dụng nhân dân được thành lập ở nước ta được thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫncho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể Sau năm 1954, miền Bắc được độc lập ngày ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ở giai đoạn này, ở Việt Nam hình thành hệ thống ngân hàng một cấp, nhưng ngân hàng một cấp này lại thuộc sở hữu của nhà nước không thuộc sở hữu tư nhân, chịu sự canthiệp của nhà nước
Trang 7Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1990: Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau
đó, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT vớiđịnh hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh” Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch
vụ ngân hàng Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển
và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ở giai đoạn này Việt Nam đã từng bước chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang thí điểm hệ thống ngân hàng hai cấp
Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Sau một thời gian thực hiện thí điểm hoạt động hệthống ngân hàng hai cấp Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngânhàng Hệ thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước Đến đây hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam đã hoàn thiện
Giai đoạn sơ khai Sự xuất hiện 3 điều kiện:
1 Sự xuất hiện của tiền tệ
2 Nhu cầu gửi tiền và người giữ tiền
Ở Việt Nam trước năm
1945 chưa hình thành hệ thống ngân hàng, nên không có các hoạt động
Trang 83 Nhu cầu về vốn
=> Đã hình thành nên hệ thống ngân hàng đầu tiên
Các hoạt động ngân hàng chủ yếu:
1 Hoạt động nhận giữ tiền cho vay vốn
2 Hoạt động mua, bán, trao đổi ngoại tệ
3 Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
ngân hàng sơ khai
Giai đoạn các ngân hàng
một cấp
Ngân hàng một cấp ở trên thế giời có các đặc điểm sau:
1 Về hình thức sở hữu:
Các ngân hàng thuộc sở hữu của tư nhân Do các tư nhân thành lập
2 Phạm vi hoạt động Các ngân hàng cấp một không
bị giới hạn phạm vi hoạt động, được tư do phát hànhtiền tệ
3 Sự can thiệp của nhà nước Ngân hàng một cấp
do các tư nhân thành lập, thuộc sở hữu của tư nhân
và không có sự can thiệp
Ngân hàng một cấp ở Việt Nam:
1 Về hình thức sở hữu Chỉ
có một ngân hàng và ngân hàng này thuộc sở hữu của nhà nước
2 Phạm vi hoạt động: Ngân hàng chỉ có hoạt động phát hành tiền
3 Sự can thiệp của nhà nước: Ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước nên nhà nước có sự can thiệp vào trong hoạt động của ngân hàng
Trang 91 Về hình thức sở hữu:
Ngân hàng cấp một thuộc
sở hữu của nhà nước Ngânhàng cấp hai thuộc sở hữu của nhà nước hoặc sở hữu
tư nhân
2 Về phạm vi hoạt động
Ngân hàng cấp một và ngân hàng cấp hai có sự tách bạch về phạm vi hoạt động Ngân hàng cấp một chuyên phát hành tiền tệ
mà không được trực tiếp giao dịch với các chủ thể khác mà giao dịch qua các ngân hàng cấp hai Ngân hàng cấp hai chỉ được kinh doanh tiền mà không được
in tiền
3 Sự can thiệp của nhà nước: Nhà nước có sự can thiệp vào trong hoạt động của các ngân hàng thông qua các hoạt động:
- Quốc hữu hóa ngân hàng
Ngân hàng hai cấp ở Việt Nam Ngân hàng hai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
1 Về hình thức sở hữu: Ngân hàng nhà nước là ngân hàng cấp một sẽ thuộc
sở hữu của nhà nước Các ngân hàng cấp hai có thể thuộc sở hữu nhà nước nhưAgribank, BIDV, … hoặc
là sơ hữu tư nhân
2 Về phạm vi hoạt động: Ngân hàng nhà nước là ngân hàng duy nhất được thực hiện chức năng phát hành tiền tại Việt Nam và ngân hàng nhà nước không được trực tiếp thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với các chủ thể khác
mà chỉ được thực hiện giaodịch với các ngân hàng cấp hai Ngân hàng cấp hai chỉ được thực hiện các hoạt động ngân hàng, kinh doanh tiền mà không được
Trang 10phát hành tiền.
- Giới hạn phạm vi hoạt động của ngân hàng
- Kiểm soát việc phát hành tiền
phát hành tiền
3 Sự can thiệp của nhà nước: Tương tự đối với các
hệ thống ngân hàng hai cấptrên thế giới, nhà nước can thiệp như sau:
- Quốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền
- Giới hạn phạm vi hoạt động của các ngân hàng
- Kiểm soát việc phát hành tiền
b So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp? Ưu
và nhược điểm của từng hệ thống?
* Giống nhau:
Đều tồn tại hình thức sở hữu tư nhân
Đều chịu sự can thiệp của Nhà nước
Phạm vi Không hạn chế như huy động Có sự phân biệt nhất định
Trang 11hoạt động vốn, cho vay, phát hành tiền, NH Cấp 1 được phát hành tiền nhưng
không được kinh doanh tiền
NH cấp 2 được phép kinh doanh nhưng không được phát hànhHình thức
sở hữu
Ưu điểm Việc không phân chia các cấp
thể hiện sự công bằng giữa các
ngân hàng
Có sự kiểm soát, giám sát các hoạt động nên giữ được trật tự, tránh tình trạng lạm phát
Phân chia ranh giới rõ ràng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác trong hoạt động ngân hàng
Nhược
điểm
Do quan hệ kinh doanh
giữa ngân hàng với khách hàng
dựa trên niềm tin, tập quán,
thông lệ thương mại nên dễ phá
2 Chứng minh rằng một trong những nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng
là cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Đây là hoạt động kinh
Trang 12doanh có điều kiện và mang tính rủi ro cao Chính vì vậy, Luật Ngân hàng đã có những quy định để ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động ngân hàng Thứ nhất, về rủi ro tín dụng: chương VI Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định những trường hợp không được cấp tín dụng (Điều 126), hạn chế tín dụng (điều 127),giới hạn cấp tín dụng (Điều 128),…Điều đó cho thấy, các nhà làm luật đã thiết lập các cơ chế pháp lý nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng Thứ hai, rủi ro tỷ giá hối đoái: Điều 13 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định quản lý hoạt động ngoại hối để hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái
Thứ ba, rủi ro lãi suất: khi thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, có sự biến động chính sách kinh tế thì Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tíndụng khác nhằm hạn chế và phân tán rủi ro theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng nhà nước 2010
Thứ tư, để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xuất phát khi niềm tin, tín nhiệm vào ngân hàng bị lung lay, Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để bảo đảm cho các tổ chức tín dụng, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất,
tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ như: cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước Các biện pháp trên được quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15, 24, 25, 26 Luật Ngân hàng nhà nước 2010
Thứ năm, rủi ro xuất phát khi có sự biến động chính sách kinh tế, quy định pháp luật: theo quy định tại Điều 39, 40, 41 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 thì ngân hàng nhà nước có nghĩa vụ thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sáchtiền tệ quốc gia Hoạt động báo cáo, xuất bản ấn phẩm về tiền tệ và ngân hàng diễn ra định kỳ
Thứ sáu, tiếp tục quy định các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động đối với NHTM (Ngân hàng Thương mại) như tỷ lệ an toàn vốn, hệ số thanh khoản, mức tăng trưởng tín dụng,…Có như vậy, các NHTM nước ta mới gia tăng ổn định, gia tăng sức cạnh tranh