Cũng có quan điểm khác cho rằng đó là một quyền: “sử dụng hợplý là quyền sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ bản quyền theo một số điều kiệnnhất định mà không cần sự cho phép của chủ sở
Nội dung thảo luận tại lớp
Lý thuyết
1 Nguyên tắc “ sử dụng hợp lý ” (“ fair use ”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
1.1 Nguyên tắc “ sử dụng hợp lý ” (“ fair use ”) 1 :
- Sử dụng hợp lý thường được các nhà luật học định nghĩa giống như “một đặc quyền của những người khác so với chủ sở hữu để sử dụng các tài liệu có bản quyền một cách hợp lý mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, bất kể độc quyền được cấp cho chủ sở hữu” 2 Về bản chất thì sử dụng hợp lý là sự bảo vệ một cách chắc chắn các hành vi xâm phạm bản quyền 3 Theo nghĩa chung nhất, sử dụng hợp lý là việc sử dụng bản sao tác phẩm đã được bảo hộ mà không xin phép cho những mục đích giới hạn và biến đổi (transformative), ví dụ như để bình luận, phê bình, học tập Nói cách khác, sử dụng hợp lý giống như một biện pháp phòng thủ để chống lại các khiếu nại về vi phạm bản quyền 4 Cũng có quan điểm khác cho rằng đó là một quyền: “sử dụng hợp lý là quyền sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ bản quyền theo một số điều kiện nhất định mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm” 5
- Có thể hiểu đơn giản là, sử dụng hợp lý quyền tác giả là việc cá nhân, tổ chức được sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả mà không cần có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những mục đích có điều kiện được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia
1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam đối với nguyên tắc “ sử dụng hợp lý ”
- Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, không có quy định mức độ cụ thể được xem là sử dụng hợp lý Tuy nhiên, có những trường hợp sau đây được coi là ngoại lệ, có điểm khá tương đồng với nguyên tắc “sử dụng hợp lý”:
1 Nguyên Thị Kim Châu (2018), Luận văn cử nhân “Quy định về sử dụng hợp lý đối với quyền tác giả trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.8.
2 Rosemont Enters., Inc v Random House, Inc., 366 F.2d 303, 306 (1966)
3 Thomas Froehlich, supra note 2, at 5 (Holger Postel, The fair use doctrine in the U.S American Copyright Act and similar regulations in the German law, Chicago-Kent Journal of Intellectual Property, tr.144)
4 Richard Stim, “Getting Permission”, Stanford Libraries, [https://fairuse.stanford.edu/overview/fair-use/what- is-fair-use/] (truy cập lần cuối vào ngày 03/9/2023)
5 President and Fellows of Havard College (2016), “Copyright and Fair use: A guide for the Havard
University”, OFFICE OF THE GENERAL COUNSEL, tr.8
+ Những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền (Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT)
+ Những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không xin phép nhưng phải trả tiền (Điều 26 Luật SHTT)
- Trong đó, ba quy định thể hiện rõ nhất nguyên tắc “sử dụng hợp lý” bao gồm: + Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật SHTT hiện hành: “Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại” Để được coi là trường hợp ngoại lệ, không xâm phạm quyền tác giả thì hành vi sao chép tác phẩm bằng thiết bị sao chép phải đáp ứng các điều kiện: Thứ nhất, mục đích của việc sao chép là để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại; Thứ hai, không được sao chép toàn bộ tác phẩm mà chỉ được sao chép hợp lý một phần tác phẩm theo quy định tại Điều 25 Nghị định 17/2023/NĐ-
CP về sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép; Thứ ba, việc sao chép này phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 25 là “không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”; Thứ tư, việc sao chép này không không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật , chương trình máy tính theo khoản 2 Điều 25 6
+ Theo điểm c khoản 1 Điều 25 Luật SHTT hiện hành: “Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này”.
Ngoại lệ này vì mục đích giáo dục, bằng cách trao cho người dạy quyền được sử dụng hợp lý tác phẩm của người khác để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Điều này là phù hợp với thực tiễn, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia, kể cả các quốc gia có mức độ bảo hộ quyền tác giả cao như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức cũng có những ngoại lệ nhất định dành cho mục đích giảng dạy 7 Tương tự như
6 Đại học Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, TP.HCM, tr.126-127
7 Đại học Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, TP.HCM, tr.127-128. quy định trên, thuật ngữ “sử dụng hợp lý” được Chính phủ làm rõ trong khoản 1 Điều
26 Nghị định 17/2023/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện:
“1 Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Việc sử dụng tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm.
Trường hợp sử dụng tác phẩm trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết; b) Việc sử dụng tác phẩm không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
2 Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong ấn phẩm, cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải trong phạm vi cơ sở giáo dục và áp dụng tương tự các điều kiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này”
+ Theo điểm đ khoản 1 Luật SHTT hiện hành: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu”
Bài tập
1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:
Tóm tắt: Tranh chấp quyền tác giả giữa ông Lê Linh và Công ty Phan Thị liên quan đến bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt”
Tranh chấp giữa Ông Lê Linh (Nguyên đơn), là người đã sáng tạo ra bốn nhân vật Trạng Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong truyện và Công ty Phan Thị (Bị đơn), là công ty xuất bản bộ truyện tranh này về việc ai là chủ thể có quyền đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Được biết ông Lê Linh đã ký hợp đồng lao động với công ty Phan Thị một thời gian, trong khoảng thời gian đó ông nhận lương của công ty để vẽ nên bộ truyện tranh từ tập 1 đến tập 78 Sau đó, ông nghỉ việc Tuy nhiên, bộ truyện tranh lại rất ăn khách nên công ty đã thuê một người khác để vẽ tiếp truyện tranh này từ tập 79 về sau Liệu rằng công ty Phan Thị thuê một ông họa sĩ khác tiếp tục vẽ truyện tranh mà không được sự đồng ý của ông Lê Linh thì có xâm phạm quyền tác giả của ông Lê Linh hay không? Đó là vấn đề pháp lý mà nhóm nghiên cứu đặt ra. a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật SHTT:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” Điểm a khoản 1 Điều 14 Luật SHTT:
“1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Và Điều 15 Luật SHTT có quy định về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
1.Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
2.Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3.Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên liệu, số liệu.
Xét thấy, ý tưởng nhân vật và nội dung truyện tranh đã được họa sĩ Lê Linh sáng tạo và thể hiện tác phẩm ra bên ngoài dưới dạng một tác phẩm văn học Bên cạnh đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt cũng không thuộc đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả Do vậy, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả. b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt?
Căn cứ Điều 36 Luật SHTT:
“Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật này.”
Và khoản 1 Điều 39 Luật SHTT có quy định về chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả:
“Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều
19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Xét thấy, Công ty Phan Thị và ông Lê Linh đã ký với nhau hợp đồng lao động, trong khoảng thời gian đó ông Lê Linh nhận lương của công ty để vẽ nên bộ truyện tranh từ tập 1 đến tập 78 nên có cơ sở đã kết luận rằng Công ty Phan Thị là chủ sở quyền tác giả đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?
Căn cứ khoản 1 Điều 12a Luật SHTT:
“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.”
Và khoản 1 Điều 6 Luật SHTT:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo. Mặc dù, họa sĩ Lê Linh chưa đăng ký quyền tác giả đối với những hình tượng nhân vật này nhưng họa sĩ Lê Linh là người trực tiếp sáng tạo ra những hình tượng nhân vật này và thể hiện nó ra bên ngoài dưới dạng một tác phẩm văn học nên theo cơ chế tự động bảo hộ trong quyền tác giả thì họa sĩ Lê Linh được bảo hộ quyền tác giả mà không cần phải đăng ký. d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?
Công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật SHTT có quy định về chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả:
“Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp này, Công ty Phan Thị có các quyền như sau:
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được gây phương hại đến quyền tác giả của ông Lê Linh đối với tác phẩm truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được dùng làm tác phẩm phái sinh;
+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Quyền sao chép tác phẩm;
+ Quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng. e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định pháp luật không?
Việc Công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi không phù hợp với quy định pháp luật. Được biết, Công ty Phan Thị và ông Lê Linh có ký hợp đồng lao động để ông Lê linh vẽ nên các hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, CảMẹo Do đó, Công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT của tác giả Lê Linh.
Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: .21 1 Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả
Bổ sung quy định mới về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật SHTT sửa đổi 2022 bổ sung Điều 198b về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian Cụ thể như sau:
“1 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet; cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.
2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể quyền thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.
3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của mình trong các trường hợp sau đây: a) Chỉ thực hiện việc truyền dẫn nội dung thông tin số hoặc cung cấp khả năng truy nhập đến nội dung thông tin số; b) Khi thực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải thực hiện một cách tự động, tạm thời nhằm mục đích trung chuyển thông tin và làm cho việc truyền dẫn thông tin hiệu quả hơn, với các điều kiện sau: chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ; tuân thủ các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số; tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định cụ thể theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi; không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số; gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rằng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầu hoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó;c) Lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ với các điều kiện sau: không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
4 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều này không phải tự giám sát dịch vụ của mình hoặc chủ động tìm kiếm các bằng chứng chỉ ra hành vi xâm phạm.
5 Nội dung thông tin số quy định tại Điều này là tác phẩm và các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của Luật này được thể hiện dưới dạng số.” Điều 198b đã nêu lên được hai vấn đề chính:
+ Làm rõ khái niệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian và các khái niệm liên quan như nội dung thông tin số thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
+ Xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian và đặc biệt các trường hợp mà chủ thể này được miễn trừ trách nhiệm khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Nguyên tắc chung của các trường hợp miễn trừ trách nhiệm là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian chỉ thực hiện các dịch vụ về mặt kỹ thuật, không có sự can thiệp vào nội dung chứa đựng đối tượng vi phạm hoặc thể hiện được sự tích cực trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm thông qua các hoạt động gỡ bỏ Việc kiểm soát thông tin đăng tải đôi khi gặp khó khăn (do lượng thông tin quá lớn) Nên nếu nhà cung cấp trung gian không biết hoặc không có cơ sở để biết đó là thông tin bất hợp pháp thì có thể được hưởng quyền miễn trừ.
Quy định tại điều 198b cũng mở ra theo hướng cho phép Chính phủ quy định chi tiết về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, trường hợp miễn trừ và trách nhiệm thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tài sản, quyền liên quan.
Như vậy, việc bổ sung hoàn toàn cần thiết nhằm phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay khi số lượng lớn hành vi quyền tác giả trên môi trường Internet đang ngày càng gia tăng, từ đó nâng cao vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet Đồng thời, việc bổ sung điều luật trên cũng góp phần hoàn thành mục tiêu nội luật hóa khoản 1 Điều 12.55 Hiệp định EVFTA.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (như các sàn thương mại điện tửShopee, Lazada, Tiki,…) đóng vai trò không nhỏ trong việc truyền đạt, phân phối các tác phẩm đến với công chúng Trong trường hợp xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả, những doanh nghiệp này chính là chủ thể đầu tiên có khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm hoặc tạo điều kiện để hành vi xâm phạm diễn ra Do vậy, có thể nói đây là chủ thể có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền đạt tác phẩm và bảo vệ quyền tác giả.
Quy định trên là một trong những điểm mới của Luật SHTT 2022, đã tạo cơ hội cho chủ thể quyền tác giả được bồi thường thiệt hại thỏa đáng, khiến bên vi phạm gián tiếp phải cân nhắc khi thực hiện hành vi xâm phạm Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được nâng cao hơn, từ đó tăng hiệu quả phòng ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 Đạo luật Bản quyền, Thiết kế và Bản Quyền 1988;
5 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022);
6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP;
7 Thông tư 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL
B SÁCH, TẠP CHÍ, THAM LUẬN:
1 Alfred C Yen (2000), “Internet service provider liability for subscriber copyright infringement, enterprise liability, and the first amendment”, Georgetown Law Journal,
88, 57pp [10] Mark Traphagen (2019), Copyright Throughout the World, Thomson Reuters, Chapter 41 IX B;
2 President and Fellows of Havard College (2016), “Copyright and Fair use: A guide for the Havard University”, OFFICE OF THE GENERAL COUNSEL, tr.8;
3 Rosemont Enters., Inc v Random House, Inc., 366 F.2d 303, 306 (1966);
4 Thomas Froehlich, supra note 2, at 5 (Holger Postel, The fair use doctrine in the U.S American Copyright Act and similar regulations in the German law, Chicago- Kent Journal of Intellectual Property, tr.144);
5 Đại học Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, TP.HCM, tr.126-127;
6 Đại học Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, TP.HCM, tr.127-128;
7 Nguyên Thị Kim Châu (2018), Luận văn cử nhân “Quy định về sử dụng hợp lý đối với quyền tác giả trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.8;
8 ThS Nguyễn Phương Thảo (2018), “Bình luận Bản án: Hành vi xâm phạm quyền tác gỉa”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, tr.74-80;