Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.- Nguyên tắc sử dụng hợp lý fair use là quyền sử dụng
Trang 1TRƯỜNG ĐH LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
LỚP HC45A1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI: PHẦN CHUNG, QUYỀN T'C GIẢ VÀQUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN T'C GIẢ
Trang 2LÝ THUYẾT:
1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use) là quyền sử dụng một tác phẩm có bản quyền trong những điều kiện nhất định mà không cần có sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả Học thuyết này giúp ngăn chặn việc áp dụng luật bản quyền một cách cứng nhắc, ngăn cản tính sáng tạo mà pháp luật khuyến khích Sử dụng hợp lý cho phép một người sử dụng và xây dựng tác phẩm mới dựa trên các tác phẩm trước đó mà không tước đoạt quyền kiểm soát và hưởng lợi ích từ những tác phẩm đó của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả
- Quy định của pháp luật nước ngoài về nguyên tắc này có sự khác nhau Một số quy định của các nước cụ thể như sau:
o Hoa Kỳ: Nguyên tắc sử dụng hợp lý ở Hoa Kỳ được quy định trong Đạo luật Bản quyền năm 1976, với một số cải cách và giải thích trong các văn bản pháp lý khác Theo quy định này, sử dụng hợp lý là việc sử dụng một tác phẩm bản quyền mà không cần phải xin phép hoặc trả tiền cho chủ sở hữu bản quyền Điều kiện để sử dụng hợp lý là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng bốn tiêu chí sau: mục đích, tính chất, mối tương quan và tỉ lệ số lượng và ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tác phẩm.1
o Canada: Ở Canada, nguyên tắc sử dụng hợp lý được quy định trong Đạo luật Bản quyền năm 2012 Theo đạo luật này, sử dụng hợp lý được định nghĩa là việc sử dụng một tác phẩm bản quyền mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu bản quyền Điều kiện để sử dụng hợp lý là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng ba tiêu chí sau: mục đích, tính chất và tầm quan trọng của tác phẩm.
1 https://mdllaw.com/2021/07/12/fair-use-la-gi/ Fair Use là gì ? Học thuyết sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ
Trang 3Anh: Ở Anh, nguyên tắc sử dụng hợp lý được quy định trong Luật Bản quyền năm 1988 Theo luật này, sử dụng hợp lý được định nghĩa là việc sử dụng một tác phẩm bản quyền mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu bản quyền Điều kiện để sử dụng hợp lý là việc sử dụng tác phẩm đó phải đáp ứng các tiêu chí như mục đích, tính chất, lượng và mức độ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tác phẩm.
- So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với một số nước về Fair use: o Giống:
Thường không quy định mức độ cụ thể (con số, số phần trăm, ) như
thế nào là sử dụng hợp lí.
Được sử dụng tác phẩm đã được pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả không cần sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu,
Vấn đề “sử dụng hợp lí” đều không có tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định mà đa số sẽ dựa vào Tòa án xem xét trong các trường hợp cụ thể mà giải thích Ví dụ: tại bản án 127/2007/DS-PT Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, cùng một hành vi trích dẫn toàn bộ 4 tác phẩm văn học nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho có vi phạm quyền tác giả còn Tòa án cấp Phúc thẩm cho rằng không vi phạm quyền tác
Trang 4(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sửdụng đó đối với tiềm năng thịtrường hoặc đối với giá trị của tácphẩm được bảo hộ (Điều 107 Luậtbản quyền Hoa Kỳ).
Việc sử dụng đáp ứng đầy đủ 4 yếutố trên là sử dụng hợp lí.
-Tác phẩm được bảo hộ quyền tácgiả thì đều có thể sao chép nếu đápứng được các yếu tố quy định tạiĐiều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ.- Việc sao chép một tác phẩm nhằmmục đích học tập được pháp luậtquy định là hợp pháp (Điều 107Luật bản quyền Hoa Kỳ).
- Bình luận thời sự chính trị, kinh tếhoặc xã hội đăng tải trên báo hoặctạp chí không được sao chép vàocác bài viết mang tính nghiên cứukhoa học (Điều 39 Luật quyền tácgiả Nhật Bản)
Quyền tác giả không ngăn cảnviệc sử dụng tác phẩm trong việcquản lý của cơ quan tư pháp hoặccông an Điều 26b Luật Quyền tácgiả tác phẩm văn học và nghệ thuậtcủa Thụy Điển)
- Tác phẩm kiến trúc, tác phẩmtạo hình, chương trình máy tínhthì cũng không được sao chépdù là nhằm mục đích nghiêncứu khoa học, giảng dạy haylưu trữ trong thư viện (Khoản 3Điều 25 Luật SHTT).
- Việc sao chép nhằm mục đíchhọc tập không được xem là hợppháp.
Pháp luật sở hữu trí tuệ ViệtNam không thừa nhận sao chépnhằm mục đích học tập thuộctrường hợp giới hạn quyền tácgiả Cách tiếp cận này có cơ sởvới giả thiết nếu học sinh, sinhviên được tự do sao chép mỗingười một bản sách giáo khoa,giáo trình, tài liệu… để phục vụđến quyền lợi của chủ sở hữutác phẩm trong việc khai tháctác phẩm.
- Luật Bản quyền Anh cho phép Luật SHTT Việt Nam không có
Too long to read onyour phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5người sử dụng sao chép tới 10%nhưng không quá một chương củamột cuốn sách.
- New Zealand vấn đề sao chép tácphẩm tại thư viện phải tuân thủLuật Bản quyền 1994 Trong luậtnày giới hạn về quyền tác giả với số% tác phẩm hợp lý dành cho mụcđích học tập, nghiên cứu của các cánhân; giới hạn việc sao chép củacác tổ chức giáo dục phi lợi nhuậnnhằm mục đích giáo dục và giớihạn số lượng tư liệu sao chép từnhững tác phẩm có bản quyền tạicác thư viện Thư viện có thể làmmột bản sao của một tác phẩm hoặcmột bài báo định kỳ cho NSD sửdụng với mức độ sao chép hợp lý;Phần trăm (%) sao chép hợp lýđược dựa trên sao chép sử dụng chomục đích nghiên cứu hoặc tự học,sao chép sử dụng cho mục đích giáodục; Sao chép cho mục đích giáodục có thể được thực hiện dựa theothỏa thuận chuyển nhượng bản
- Quyền tác giả là quyền được pháp luật bảo vệ cho phép tác giả quyết định việc sử dụng và phân phối tác phẩm của mình Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ khi quyền tác giả không được áp dụng hoặc bị giới hạn Sau đây là một số ngoại lệ của quyền tác giả:
o Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
3 https://luatnhanhoa.vn/kien-thuc-phap-luat/372/ban-ve-nguyen-tac-su-dung-hop-ly-fair-use.html BÀN VỀ
NGUYÊN TẮC "SỬ DỤNG HỢP LÝ" FAIR USE
Trang 6a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
o Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao: Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ.
- Tuy nhiên khi sử dụng tác phẩm cần lưu ý không làm phương hại tới các quyền của tác giả.
- CSPL: Điều 25, 26 Luật SHTT 2005, sdbs 2009
3 Hãy phân tích những đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ?
- Quyền sở hữu trí tuệ có các đặc trưng chính sau đây:
o Quyền sở hữu trí tuệ là một quan hệ pháp luật đặc biệt: vì khách thể của quyền này không phải vật cụ thể mà là sản phẩm của lao động sáng tạo
Trang 7được thể hiện dưới dạng phi vật chật Nó được vật chất hoá khi được mang ra áp dụng vào sản xuất, kinh doanh Khách thể của quyền sở hữu trí tuệ được phân thành hai nhóm chính, đó là nhóm vận dụng trong đời sống tinh thần của con người và làm phong phú hơn nhu cầu tinh thần của con người và nhóm được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra các sản phẩm vật chất mang tính công nghệ.
o Các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhóm quyền: đó là quyền tài sản và quyền nhân thân Giữa quyền nhân thân và quyền tài sản luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ Quyền này là tiền đề của quyền kia Quyền tài sản chỉ có thể xác định cho một chủ thể nhất định dựa trên căn cứ quyền nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản Những quyền liên quan đến nhân thân người sáng tạo không thể tách rời và thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn như quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm, những quyền tài sản có thể chuyển giao cho người khác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền o Quyền sở hữu trí tuệ không mang tính tuyệt đối và vô thời hạn như quyền
sở hữu các tài sản hữu hình, vì thế, quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn bị giới hạn lợi ích cộng đồng Do đó, tác giả, chủ sở hữu một tác phẩm không thể có độc quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt vô thời hạn đối với tác phẩm Độc quyền này chỉ tồn tại trong thời hạn nhất định, trong khoảng thời gian nhất định và giới hạn về điều kiện sử dụng.
o Tài sản trí tuệ cũng mang tính thương mại khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Vì vậy, pháp luật phải có cách tiếp cận mới đối với quyền sở hữu trí tuệ, tính thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
o Quyền sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm: những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi đã được công khai sẽ dễ dàng được phổ biến và bị khái thác giá trị kinh tế thông qua hệ thống thông tin của một quốc gia, một khu vực, của các tổ chức quốc tế Quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia không có nghĩa là sẽ được bảo hộ ở các quốc gia khác, việc xâm
Trang 8phạm có thể diễn ra ngay trước mắt chủ sở hữu tại quốc gia khác mà không hề bị coi là phạm pháp Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế thông qua các điều ước quốc tế là cần thiết.
4 Tìm những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế.
- Bản án số 01/2018/KDTM-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng về sử dụng xe máy điện và nhãn hiệu tương tự kiểu dáng xe Piaggio và nhãn hiệu đã được bảo hộ - Bản án số 36/2018/KDTM-ST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về sản xuất
xe máy tương tự xe đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- Bản án 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của
1 Anh/Chị nghiên cứu Bản án số 03/2013/KDTM-ST về tranh chấp quyền tác giả đối với công trình kiến trúc và trả lời các câu hỏi:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, công trình kiến trúc có phải là đối tượng của quyền SHTT không? Tại sao ?
- Theo quy định của pháp luật SHTT, công trình kiến trúc là đối tượng của quyền
SHTT
- CSPL: Điểm i, Khoản 1, Điều 14 ; Điều 19, Điều 20 Luật SHTT 2005 sdbs 2009- Theo đó thì điểm i đã quy định rõ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
được bảo hộ có bao gồm tác phẩm kiến trúc Tác phẩm kiến trúc cũng là do tác giả trực tiếp sáng tạo ra Tác giả có quyền nhân thân nếu chỉ là tác giả của công trình kiến trúc; có cả quyền nhân thân và quyền tài sản nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu của công trình kiến trúc; trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở
Trang 9hữu tác phẩm kiến trúc, tức là tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở hợp đồng với cá nhân, tổ chức hoặc nhiệm vụ do tổ chức của mình giao cho thì tác giả chỉ có quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19, còn chủ sở hữu quyền tác giả có quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT.
2/ Trình bày điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc (Tính sáng tạo có phải là một điều kiện để bảo hộ tác phẩm không)? Tại sao? Quy định của pháp luật Hoa Kỳ như thế nào?
- Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với công trình kiến trúc: (CSPL: Điều 6, Điều
13, Điều 14 Luật SHTT 2005, sdbs 2009)
o Theo quy định của Luật SHTT 2005, quyền tác giả được phát sinh khi: tác phẩm được tạo ra phải có tính sáng tạo; được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt nội dung, hình thức, chất lượng, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký o Theo Điều 13 Luật SHTT 2005, điều kiện bảo hộ quyền tác giả bao gồm: là
người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả; là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác, là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên o Công trình kiến trúc là đối tượng của quyền SHTT, sẽ được bảo hộ nếu do
tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác
- Theo quan điểm của nhóm em, tính sáng tạo là một điều kiện để bảo hộ tác phẩm
Tính sáng tạo là yếu tố cần thiết nhất trong việc tạo ra tác phẩm Để tác phẩm của mình khác biệt cũng như dễ dàng được ghi nhớ, sự sáng tạo là quan trọng nhất Nếu không có tính sáng tạo, công trình kiến trúc có thể sẽ giống với những công
Trang 10trình đã có trước đó, thể hiện sự sao chép mà không tồn tại phong cách của tác giả Việc giống với một tác phẩm đã có trước đó, công trình kiến trước sẽ không đủ điều kiện được đăng ký bảo hộ quyền tác giả
- Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về điều kiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với
công trình kiến trúc: (CSPL: Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) o “Tác phẩm kiến trúc” là thiết kế của một công trình xây dựng được thể hiện
dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, công trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế Tác phẩm loại này bao hàm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các không gian, yếu tố trong thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hoá o Điều 102 có quy định tác phẩm kiến trúc là đối tượng bảo hộ của quyền
3/ Có hành vi xâm phạm quyền tác giả không ?
- Theo nhóm em, hành vi của bị đơn là hành vi xâm phạm quyền tác giả - Vì bên nguyên đơn đã đăng ký bản quyền tác giả đối với Cục bản quyền tác giả
Việt Nam, do đó có các quyền nhất định đối với tác phẩm.
- Bên cạnh đó, theo Luật SHTT 2005, các bản vẽ là một trong các loại hình tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả về tác phẩm kiến trúc Vì vậy hành vi sao chép của bên bị đơn đã xâm phạm đến quyền tác giả
4/ Anh chị có đồng ý với quan điểm của Tòa không ?
- Nhóm thảo luận đồng ý với quan điểm của Tòa án, bởi lẽ:
o Các bản vẽ thiết kế của tác giả Nguyễn Văn Minh và Lê Văn Vĩnh là các tác phẩm kiến trúc, thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo điểm i khoản 1 Điều 14 Luật SHTT Do đó, việc Tòa án nhận định công ty Tường Phát có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm kiến trúc của ông Minh và ông Vĩnh là phù hợp với quy định của pháp luật.