1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học luật hình sự phần chung buổi thảo luận thứ hai căn cứ để phân loại tội phạm theo điều 9 blhs năm 2015 là mức hình phạt do tòa án áp dụng đối với người phạm tội

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.Nhận định trên là sai.Theo Điều 9 BLHS 2015, việc phân loại tội phạm căn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ -   - Môn học: Luật Hình sự phần chung BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI Lớp: 127-DS46B Nhóm 5 DANH SÁCH CÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ và Tên MSSV 2153801012154 1 Trần Nguyễn Thế Nhân 2153801012208 2 Trần Thị Nguyệt Thanh 2153801012151 2153801012207 3 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 2153801012158 2153801012159 4 Trịnh Thị Thanh Thái 2153801012169 2153801012187 5 Võ Hoàng Nhi 6 Lê Hồng Nhung 7 Dương Tôn Triều Phát 8 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Niên khóa: 2021 – 2025 1 BẢNG TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ Bộ luật Hình sự 1 BLHS … 2 … 2 MỤC LỤC Phần I: NHẬN ĐỊNH .4 Câu 1 Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội 4 Câu 2 Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng 4 Câu 4 Trong một tội danh luôn có cả 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ 4 Câu 5 Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội .5 Câu 6 Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức 5 PHẦN II: BÀI TẬP 5 Bài tập 1 5 1 Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao? 6 2 Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? 6 3 Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ? 7 Câu 6 A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không .7 Câu 7 A là bác sĩ đa khoa có mở một phòng mạch riêng Trong lúc khám bệnh A đã kê đơn thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bé Trung Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong 7 1 Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì? 8 2 Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào? 8 3 Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? 8 4 Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao? 8 5 H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?8 Phần I: NHẬN ĐỊNH 3 Câu 1 Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội Nhận định trên là sai Theo Điều 9 BLHS 2015, việc phân loại tội phạm căn cứ dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này Như vậy, mức hình phạt Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS 2015 mà mức hình phạt Tòa án áp dụng là tính chất và mức độ nguy hiểm được quy định cụ thể tại BLHS 2015 Câu 2 Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng Nhận định trên là sai Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 BLHS 2015 quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm” Nhận định trên là sai bởi vì theo quy định, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có 4 mức là cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm chứ không phải những tội phạm bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống Ví dụ khoản 1 Điều 285 quy định mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, có mức phạt tù cao nhất là 02 năm nên tội phạm phạm tội ở Điều khoản này được xem là tội phạm ít nghiêm trọng, theo khoản 4 Điều 285 quy định khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm, tuy nhiên tội phạm phạm tội được quy định ở Điều khoản này bị Toà án tuyên phạt 02 năm tù thì không được xem là tội phạm ít nghiêm trọng bởi vì mức phạt cao nhất của tội này là 05 năm Câu 4 Trong một tội danh luôn có cả 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ Nhận định trên là sai Trong một tội danh, Các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm: khách thể, khách quan, chủ quan và chủ thể của tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ là những phân loại tội phạm theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh 5 Tùy vào tội danh khi xác định tội phạm luôn có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản nhưng ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể hoặc tăng lên một cách đáng kể (so với bình thường) thì sẽ có cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng Cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là tổng hợp cấu thành tội phạm cơ bản với dấu hiệu định khung phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ Ví dụ đối với khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 là cấu thành cơ bản của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn khoản 2, 3, 4 Điều này là cấu thành tăng nặng Hoặc ví dụ đối với khoản 1 Điều 108 BLHS 2015 là cấu thành cơ bản của tội phản quốc còn khoản 2 Điều này là cấu thành giảm nhẹ Câu 5 Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội Nhận định trên là sai Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường) Những dấu hiệu này được gọi là dấu 6 hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ Như vậy, cấu thành tội phạm giảm nhẹ là tổng hợp cấu thành tội phạm cơ bản với dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ Ví dụ như Điều 108 BLHS hiện hành thì khoản 1 là dấu hiệu định tội cơ bản, nhưng nếu trong trường hợp có dấu hiệu định tội nhưng đồng thời có tình tiết giảm nhẹ thì cấu thành tội phạm giảm nhẹ Không có dấu hiệu định tội thì không thể cấu thành tội phạm giảm nhẹ được Câu 6 Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức Nhận định trên là sai Một tội phạm trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc nguy hiểm không đáng kể thì không được xem là cấu thành tội phạm Tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể do Luật Hình sự bảo vệ Đồng thời, đối với tội phạm có cấu thành hình thức, hành vi là dấu hiệu bắt buộc và được các nhà làm luật lựa chọn làm tiêu chí tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội sẽ để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội 7 PHẦN II: BÀI TẬP Bài tập 1 A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Toà án tuyên phạt 2 năm tù giam Anh (chị) hãy xác định: 1 Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao? Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội nghiêm trọng vì theo Bản án và khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự hiện hành thể hiện mức phạt của A theo luật định là từ 02 đến 07 năm Từ đó, đối chiếu với mức thời gian luật định cho A với Điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành có thể thấy rằng khoảng thời gian luật định của tội trộm cắp phù hợp với mức thời gian phạt của điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành 8 2 Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? Căn cứ vào khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì trong trường hợp này, tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, sở dĩ như vậy xuất phát từ những căn cứ sau đây: Một là, vế dấu hiệu xác định cấu thành tội phạm vật chất: theo đó, dấu hiệu cấu thành tội phạm vật chất bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm và mối quan hệ nhân quả Có thể thấy được rằng, đây là những đặc trưng cơ bản của cấu thành tội phạm vật chất và là dấu hiệu nhận biết để so sánh với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hình thức hay cắt xén Hai là, đối chiếu với quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành, để chứng minh đây là cấu thành tội phạm vật chất, cần chứng minh cụ thể như sau: (1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội: theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành, đây là một trong những đặc trưng cơ bản thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự Việt Nam, là hành vi trộm cắp, đáp ứng các tiêu chí thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hình sự và là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính chịu hình phạt, tính trái pháp luật hình 9 sự và tính có lỗi Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên khẳng định đây là hành vi nguy hiểm và là một trong những phạm trù cấu thành tội phạm vật chất (2) Hậu quả nguy hiểm: theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành, cụ thể là tại khoản 2 thì hậu quả nguy hiểm chính là khoản tiền mà người thực hiện hành vi gây ra Theo đó, tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định các loại hậu quả được đề cập và đó là một trong các cơ sở để khẳng định và chứng minh cấu thành tội phạm vật chất (3) Mối quan hệ nhân quả: hành vi trộm cắp tài sản là nguyên nhân dẫn đến việc gây ra thiệt hại và có mối liên hệ mật thiết với nhau, chính vì điều đó mối quan hệ nhân quả cũng là một trong các cơ sở để chứng minh và làm sáng tỏ các dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội phạm vật chất Tóm lại, thông qua các phân tích nêu trên, chúng ta thấy được rằng hành vi được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành là căn cứ xác định cấu thành tội phạm vật chất được thể hiện thông qua các dấu hiệu và phân tích các đặc trưng nêu trên 10 3 Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ? Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng Vì theo khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cho mức phạt tù của A là từ 02 năm đến 07 năm khi hành vi của A thuộc một trong số các trường hợp do Luật định Đối chiếu với khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), ta có thế thấy mức phạt thấp nhất đối với tội “trộm cắp tài sản” là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, như vậy đây chính là cấu thành tội phạm cơ bản, có dấu hiệu định tội - thường dùng để mô tả tội phạm và cho phép phân biệt với các loại tội phạm khác, khi đến khoản 2, có thể thấy rằng đây là trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng vì nó bao gồm cả phần định tội cùng với định khung tăng nặng (mức phạt thù của khoản 2 Điều 173 cao hơn mức phạt tù tại khoản 1 Điều 173) Câu 6 A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không A phải chịu TNHS về hành vi của mình Bởi vì các lý do sau: 11 Về độ tuổi: tuổi của A 15 tuổi 6 tháng - tức là dưới 16 tuổi Căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng A có hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 168 và Điều 168 được liệt kê trong khoản 2 Điều 12 BLHS về các trường hợp A phải chịu TNHS Khoản 1 Điều 168 BLHS quy định mức hình phạt từ 03 năm đến 10 năm mà căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS thì thuộc tội phạm rất nghiêm trọng Thỏa mãn điều kiện chịu TNHS theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015, vì vậy A phải chịu TNHS về hành vi của mình Câu 7 A là bác sĩ đa khoa có mở một phòng mạch riêng Trong lúc khám bệnh A đã kê đơn thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bé Trung Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong 12 1 Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì? Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là bé Hoài Trung (3 tuổi) 2 Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào? Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của tội phạm Cụ thể là xâm phạm đến quyền sống của con người (bé Trung) 3 Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Có hai loại mối quan hệ nhân quả trong pháp luật hình sự bao gồm: 1) Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là dạng mối quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội 2) Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là dạng mối quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Loại mối quan hệ nhân quả này có hai trường hợp cụ thể là: Mỗi hành vi trái pháp luật đã có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả 13 Mỗi hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả Khả năng này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hợp với nhau trong điều kiện nhất định Trong vụ án này, mối quan hệ nhân quả được xác định là mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp thuộc trường hợp mỗi hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả Khả năng này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hợp với nhau trong điều kiện nhất định Hậu quả tử vong của bé Trung chỉ diễn ra khi 2 hành vi trái pháp luật là A đã kê đơn thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn và H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi bệnh nhân là 3 tuổi 4 Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao? Lỗi của A trong trường hợp này là lỗi vô ý phạm tội Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 BLHS hiện hành, theo đó A là một bác sĩ đa khoa, có thể nhận thức và thấy được hậu quả của việc nếu mình kê đơn thuốc cho bệnh nhân 3 tuổi theo toa người lớn có thể gây chết người nhưng vì không cẩn thận, sơ suất trong quá trình kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bệnh nhân nên dẫn đến cái chết của bệnh 14 nhân 3 tuổi Do đó lỗi của A là vô ý phạm tội do cẩu thả theo khoản 2 Điều 11 BLHS hiện hành 5 H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao? Trong trường hợp nêu trên, hành vi H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi thì trong trường hợp này, H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung và lỗi được xác định trong H gây ra cái chết của bé Trung là lỗi vô ý Sở dĩ cho rằng H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung xuất phát từ những căn cứ sau đây: Một là, về cơ sở lý luận: tính có lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra và được biểu hiện thông qua hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý Theo đó, đối chiếu với cơ sở lý luận, chúng ta thấy được rằng hành vi của H là hành vi bán thuốc theo toa của A và đây là toa thuốc người lớn tuy nhiên H đã chủ quan và không kiểm tra trước khi kê đơn toa thuốc, có thể thấy được rằng trong trường hợp này H đã có lỗi vô ý khi không kiểm tra lại tính chính xác của đơn thuốc trước khi bán và đây được xem là hành vi có lỗi và mang tính chất lỗi vô ý như đã được đề cập và phân tích nêu trên 15 Hai là, căn cứ vào quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): về mặt lý luận, chúng ta đã thấy được rằng hành vi nêu trên của H là hành vi có lỗi vô ý xuất phát từ sự chủ quan trong quá trình bán thuốc cho bé Trung, như đã phân tích ở trên mặc dù H đã bán thuốc đúng theo toa tuy nhiên trong trường hợp này đáng lẽ H phải lưu ý và kiểm tra toa thuốc phù hợp với độ tuổi hay không, chính điều này đã dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc Chính vì lẽ đó, hành vi nêu trên của H là hành vi do lỗi vô ý và căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi nêu trên của H sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành —HẾT— 16

Ngày đăng: 20/03/2024, 20:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w