nhân thân: Có quan hệ vợ chồng, đây là đơn phương ly hôn, Điều 56 đoạn 1 Tài sản: - Việc định đoạt nhà là trái pl, tuyên giao dịch vô hiệu, nếu ko còn thời hiệu thì xác định giá tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI LỚP THƯƠNG MẠI 47.2
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA MÔN HỌC: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS LÊ THỊ MẬN
NHÓM 01
Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
TÌNH HUỐNG 1 1 TÌNH HUỐNG 2 4 TÌNH HUỐNG 3 5
Trang 3TÌNH HUỐNG 1
Ông Bình và bà Hà tổ chức lễ cưới vào năm 1984 Sau cưới, hai người dọn
về chung sống tại căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y - tài sản mà
bà Hà được cha mẹ tặng cho riêng năm 1983.
Năm 2000, ông Bình và bà Hà đăng ký và được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Năm 2019, ông Bình và bà Hà sử dụng tài sản chung là 100 triệu đồng để nâng cấp nhà số 62A sau đó sử dụng tầng trệt nhà cho thuê, mỗi tháng thu về 14 triệu đồng - đây là nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình.
Năm 2022, bà Hà lập hợp đồng bán nhà 62A mà không cho ông Bình biết Một tháng sau, ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án xác định hợp đồng mua bán nhà
số 70A đường Mai Văn Tĩnh, xã X, huyện Y là vô hiệu Anh (chị) hãy cho biết:
1 Hành vi bán nhà của bà Hà có trái quy định về quyền định đoạt tài sản của
vợ chồng? Căn cứ pháp lý?
Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi chung sống như vợ chồng năm 1984 Điều 15 luật 59 thì ngôi nhà này là của chung vì luật 59 chưa thừa nhận tài sản riêng
Nguồn gốc ngôi nhà là từ thu nhập hợp nhất, điều 33 là tài sản chung hợp nhất
=> định đoạt tài sản phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng trừ trường hợp quy chế đại diện
Trái pháp luật
Theo quy định của LDS thì tuyên vô hiệu về mặt hình thức thì thời hiệu là 2 năm, tòa ko được phép áp dụng thời hiệu khi ko có yêu cầu của bên đương sự, trừ
th thực hiện 2/3 nghĩa vụ liên quan
Hành vi bán nhà của bà Hà là trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của vợ chồng Ông Bình và bà Hà tổ chức đám cưới, về sống chung từ năm 1984 và thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Đồng thời, căn cứ theo và điểm a mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10, quan hệ giữa ông Bình và bà Hà được công nhận là hôn nhân thực tế Ông Bình và bà Hà chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1984, lúc này Luật HNGĐ năm 1986 đang có hiệu lực và đã công nhận tài sản riêng của vợ chồng
Trang 4Căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y là tài sản mà bà Hà được cha
mẹ tặng cho riêng năm 1983 được coi là tài sản riêng của vợ, chồng theo khoản 1 Điều 43 LHNGĐ 2014 Theo tình tiết nội dung tình huống nếu trên thì vợ chồng bà
Hà đã thực tế chung sống trong căn nhà số 62A, đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y
từ sau khi cưới năm 1984 và tầng trệt căn nhà đang được dùng để cho thuê, mỗi tháng thu được 14 triệu đồng Căn cứ khoản 2 Điều 43 LHNGĐ 2014, tiền thuê nhà có được phát sinh trong thời kì hôn nhân nên được coi là tài sản chung của vợ chồng theo khoản 1 Điều 33 LHNGĐ 2014 Tuy nhiên, tiền thuê nhà là thu nhập chính nuôi sống gia đình, căn cứ theo khoản 4 Điều 44 LHNGĐ thì việc định đoạt căn nhà phải có sự đồng ý của chồng và vợ Đồng thời, theo Điều 31 LHNGĐ 2014, căn nhà 62A này là nơi ở duy nhất của ông Bình và bà Hà, bà Hà muốn bán nếu vẫn đảm bảo được chỗ ở cho vợ chồng
Như vậy, việc định đoạt căn nhà số 62A cần phải có sự thỏa thuận và chấp thuận của ông Bình để được chuyển nhượng hay thực hiện các giao dịch cụ thể khác Từ những căn cứ nêu trên, có thể kết luận rằng hàng vi bán căn nhà Số 62A của bà Hà là trái với quy định của pháp luật về quyền định đoạt tài sản của vợ và chồng
2
Hướng xử lý của Tòa nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (xử
lý dưới hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn quy định pháp luật).
nhân thân:
Có quan hệ vợ chồng, đây là đơn phương ly hôn, Điều 56 đoạn 1
Tài sản:
- Việc định đoạt nhà là trái pl, tuyên giao dịch vô hiệu, nếu ko còn thời hiệu thì xác định giá trị của tài sản là bao nhiêu thì chia đôi
- Chia theo điều 59
● Về nhân thân:
Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như quan hệ gia đình,lợi ích con cái, tình trạng cuộc sống hai bên để quyết định nuôi con Trong trường hợp một bên yêu cầu ly hôn thì theo khoản 1 Điều 56 và Điều 54 Luật HNGĐ năm 2014, nếu trường hợp đó không phạm vi nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014 Từ đó, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết ly hôn Khi Tòa án đưa ra quyết định ly hôn và có hiệu lực của pháp luật theo khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014, quan hệ hôn nhân của ông Bình và bà Hà chấm dứt Ngoài ra, Tòa sẽ xem xét sự đóng góp của mỗi bên vào tài chung trong quan hệ hôn nhân trong suốt thời gian sống chung Mặc dù căn nhà 62A
Trang 5là tài sản riêng của của bà Hà trước khi kết hôn, việc sử dụng tài sản chung để nâng cấp nhà và thu nhập từ việc cho thuê có thể tạo ra quyền lợi cho cả hai bên trong quan
hệ hôn nhân Do đó, Tòa án có thể xem xét việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật
Trong trường hợp ông Bình và bà Hà sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng, sẽ không còn các nghĩa vụ vợ chồng với nhau, nhưng về quan hệ con chung của ông Bình và bà Hà vẫn còn Về việc ly hôn chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng, nhưng không chấm dứt quan
hệ, cha - con, mẹ - con Vì thế, Luật HNGĐ đã có các quy định ràng buộc chịu trách nhiệm và các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau thời kỳ hôn nhân chấm dứt, cụ thể như sau:
+ Điều 58 Luật HNGĐ năm 2014 quy định “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các Điều 81, 82, 83 và
84 của Luật này”
Như thế, ông Bình và bà Hà sẽ không còn quan hệ vợ chồng và các nghĩa vụ vợ chồng Còn về vấn đề con chung của ông Bình và bà Hà thì sẽ do Tòa án điều tra và căn cứ vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe…và Tòa sẽ đưa ra quyết định
ai sẽ người nuôi con Nếu ông Bình và bà Hà không phải là người trực tiếp nuôi con, nhưng ông Bình và bà Hà vẫn có quyền thăm con, nghĩa vụ cấp dưỡng theo yêu cầu của bên trực tiếp nuôi con
● Về tài sản:
Giả định vợ chồng ông Bình bà Hà không có thỏa thuận về tài sản chung, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung theo luật định
Về nguyên tắc, vấn đề tài sản khi ly hôn được hai bên thỏa thuận xử lý, nếu không
xử lý được thì Tòa án giải quyết Trong trường hợp này, ông Bình đề đơn yêu cầu ly hôn và có yêu cầu giải quyết về tài sản
- Xác định tài sản của ông Bình, bà Hà:
+ Căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y Đây là tài sản riêng thuộc sở hữu của bà Hà Theo khoản 1 Điều 43 LHNGĐ 2014 về tài sản riêng của vợ, chồng thì “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn” Bà Hà được cho mẹ tặng riêng căn nhà năm 1983 mà thời kỳ hôn nhân thực
tế bắt đầu từ năm 1984 (theo điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)
Trang 6+ 100 triệu dùng để nâng cấp căn nhà số 62A là tài sản chung của vợ chồng ông Bình,
bà Hà
+ Lợi tức từ việc cho thuê tầng trệt 14 triệu đồng một tháng là tài sản chung của vợ chồng ông Bình, bà Hà Theo khoản 1 Điều 33 LHNGĐ 2014 tài sản chung của vợ,
chồng có “lợi tức phát sinh từ tài sản riêng” “trong thời kỳ hôn nhân”.
Như vậy, tài sản chung được chia khi giải quyết ly hôn là số tiền 100 triệu và lợi tức hằng tháng 14 triệu Tài sản chung của vợ chồng ông Bình bà Hà được chia đôi nhưng cũng cần xem xét đến các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 LHNGĐ 2014 Bên cạnh các yếu tố đó, Tòa án còn phải xem xét bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình để đưa ra phán quyết thích hợp
+ Vợ chồng có quyền định đoạt tài sản trong thời kỳ hôn nhân: 100 triệu sửa nhà, lợi tức thuê nhà 14tr/tháng
+ nguồn gốc căn nhà: được tặng riêng năm 1983 -> trước thời kỳ hôn nhân -> tài sản riêng của vợ
+ Lợi tức hình thành từ sản riêng của vợ trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung => chia đôi, 100 triệu ban đầu cũng chia
+ Bà Hà tự bán nhà mà không có sự đồng ý của ông Bình là không phù hợp với pháp luật hôn nhân gia đình
TÌNH HUỐNG 2
Ông Thuấn và bà Tứ là vợ chồng.
Năm 2016, hai bên thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Theo văn bản được công chứng ngày 11.12.2016, tài sản của vợ chồng được chia: Ông Thuấn sở hữu nhà 3A trị giá 2.5 tỷ đồng; bà Tứ sở hữu 2.6 tỷ đồng Ngay sau khi chia tài sản, bà Tứ và ông Thuấn không còn chung sống với nhau Tháng 11.2018, bà Tứ sinh con trai và đăng ký khai sinh cho con Giấy khai sinh ghi tên trẻ là Trần Hải, tên cha là Trần Thuấn.
Tháng 6.2019, ông Thuấn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bà Tứ Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng đang trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 2.11.2019, ông
Trang 7Thuấn đột tử Do các bên liên quan không thỏa thuận được, bà Tứ khởi kiện chia
di sản thừa kế (là ngôi nhà 3A) đồng thời yêu cầu chia đôi 150 triệu đồng - khoản lợi tức có từ việc ông Thuấn sử dụng nhà 3A cho thuê sau khi chia tài sản chung (tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, khoản lợi tức còn).
Anh (chị) cho biết, yêu cầu của bà Tứ phải được giải quyết thế nào theo pháp luật (xác định rõ di sản thừa kế, đối tượng hưởng di sản của ông Thuấn), biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, mẹ ông Thuấn đang quản lý di sản ông).
Đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, Điều 40 k1, k1 Điều 33 bác yêu cầu 150tr là chung để chia đôi Có thỏa thuận khác trong thời kì hôn nhân hay không?
150tr là của ông thuấn, ông mất thì trở thành di sản thừa kế
Chấp nhận chia sản cho vợ và con Pl VN chưa quy định ly thân Xác định hàng thừa kế theo pháp luật: mẹ, vợ, con
- Tư cách của Hải: Điều 88, con sinh ra trong thời kì hn thì là con chung của vợ chồng mặc khác trên giấy khai sinh của con đã có
- Điều 651 và Điều 655 BLDS
Căn cứ Điều 38 Luật HN&GĐ 2014 thì “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết” Việc ông Thuấn và bà Tứ thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân là hoàn toàn phù hợp quy định tại Điều 38 Luật LHNGĐ 2014
Tài sản được chia như sau:
+ Ông Thuấn sở hữu nhà 3A trị giá 2.5 tỷ đồng
+ Bà Tứ sở hữu 2.6 tỷ đồng
Theo khoản 2 Điều 655 BLDS 2015 : “Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản” Trường
hợp hai vợ chồng đang được tòa án giải quyết cho ly hôn, nhưng bản án, quyết định của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật Vì vậy, khi ông Thuấn chết trong thời gian bản
án, quyết định về giải quyết ly hôn của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật, người còn sống bà Tú dĩ nhiên vẫn có quyền thừa kế, bởi họ vẫn được xem là vợ chồng của nhau
Trang 8Theo khoản 1 Điều 40 Luật LHNGĐ 2014 nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng có được sau khi họ đã chia tài sản chung, thì đây là tài sản riêng của vợ, chồng có tài sản, trừ khi họ có thỏa thuận khác
Tình huống đề cập 150 triệu đồng là khoản lợi tức có từ việc ông Thuấn sử dụng nhà 3A cho thuê sau khi chia tài sản chung nên dựa theo khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ 2014 thì 150 triệu đồng này là tài sản riêng của ông Thuấn
=> Vì vậy, di sản thừa kế là nhà 3A trị giá 2.5 tỷ đồng và 150 triệu đồng phát sinh
từ tài sản riêng của ông Thuấn có được
Đối tượng hưởng di sản: Bà Tú vì vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng với ông Thuấn nên
bà Tú là vợ, thuộc hàng thừa kế thứ nhất Bên cạnh đó, mẹ ông Thuấn cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất Con trai Trần Hải cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất (căn
cứ xác định Điều 88 LHNGĐ 2014, Điều 26 Thông tư 04/2020) Vì vậy, bà Tú, mẹ ông Thuấn và con trai là đối tượng được hưởng di sản khi chia thừa kế theo pháp luật
TÌNH HUỐNG 3
Năm 1952, ông Anh sống chung như vợ chồng với bà Nga Hai người không có con chung.
Năm 1954, ông tiếp tục cưới bà Lành Ông Anh, bà Lành có con nuôi chung là Túy.
Năm 1988, ông Anh kết hôn với bà Nhung Con chung của họ là Thắm, Hùng Ông Anh, bà Nga, bà Lành, bà Nhung cùng chung sống tại nhà số 11/8 xã K, Huyện HK, tỉnh HB Nhà này là tài sản mà ông anh được thừa kế riêng năm 1953 Năm 2014, bà Nhung và ông Anh sử dụng 72 triệu đồng - số tiền có được từ việc bán 18 chỉ vàng mà hai người được mừng cưới để nâng cấp, cải tạo lại nhà số 11/8 Năm 2015, ông Anh chết không để lại di chúc.
Anh, chị hãy:
i) Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật?
Cả 2 người đều là vợ vì kh trước khi luật 59 có hiệu lực sắc lệnh 47 áp dụng luật
và lệ cũ thừa nhận là đa thê => thừa nhận ông anh có 2 vợ
Trang 9Bà Nhung kết hôn năm 88 thì luật 86 đang có hiệu lực => ko phải vợ của ông A vì
vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
K1 Điều 10 luật 2000
Năm 1952 ông Anh sống chung như vợ chồng với bà Nga và đến năm 1954 ông cưới bà Lành tuy nhiên tại thời điểm ông Anh kết hôn với bà Lành thì Luật HNGĐ năm 1959 chưa có hiệu lực nên việc ông Anh cưới bà Lành không trái pháp luật với quy định việc hôn nhân một vợ một chồng
Đến năm 1988 ông lại tiếp tục kết hôn với bà Nhung nhưng tại thời điểm này thì Luật HNGĐ năm 1986 đã có hiệu lực vì thế nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được công nhận Vì thế việc ông Anh kết hôn với bà Nhung là vi phạm điều kiện kết hôn được căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014 nên theo khoản 6 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 ông Anh với bà Nhung kết hôn trái pháp luật Do đó bà Nhung không phải là vợ ông Anh
Mặc khác, chỉ có bà Lành và bà Nhung là sống chung với ông Anh tại nhà số 11/8 Căn cứ vào điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-OH10 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình và điểm d Mục 2 Thông tư 01/2001 thì hôn nhân giữa bà Lành và ông Anh được công nhân là hôn nhân thực tế còn bà Nga tại thời điểm này đã không còn chung sống như vợ chồng với ông Anh nên không được công nhận là hôn nhân thực tế Vì vậy, bà Lành là vợ hợp pháp của ông Anh dựa theo quy định của pháp luật
ii) Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của ông giả thiết có tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, nhà
số 11/8 tại xã K, Huyện HK, tỉnh HB đồng do ông Anh đứng tên, được định giá 3 tỷ đồng.
Di sản là tài sản riêng và tài sản chung: 72tr là theo phần, Điều 16 luật 2000, xác định 36tr là của bà Nhung
Đất và nhà: được tặng cho nhà, áp dụng luật 59 Điều 15 thì ngôi nhà mặc nhiên là chung hợp nhất điều 66 chia đôi hoặc theo chia theo hđ thỏa thuận => loại trừ chia theo hđ, chia ba Thời điểm định giá là 3 tỷ; trừ 72tr ra rồi chia ba
Luật được áp dung BLDS 2005
- Vì ông Anh chết không để di chúc nên di sản thừa kế của ông được chia theo pháp luật
Trang 10- Bà Lành là vợ hợp pháp của ông Anh và căn nhà ông được nhận thừa kế năm 1953 thì lúc này Luật HNGĐ năm 1959 đang có hiệu lực vì thế tài sản riêng của chồng/vợ trước khi cưới sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng sau khi cưới Do
đó căn nhà là tài sản chung của ông Anh và bà Lành Khi giải quyết tranh chấp thì tài sản sẽ được chia đôi theo khoản 2 Điều 66 Luật HNGĐ năm 2014 nên ½ giá trị căn nhà số 11/8 là của bà Lành cụ thể là 1,5 tỷ đồng Vậy phần di sản thừa kế của ông anh còn lại là ½ giá trị căn nhà cụ thể là 1,5 tỷ đồng
- Bà Nhung và ông Anh mặc dù bị hủy kết hôn trái pháp luật nhưng căn cứ theo Điều
12 và khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 thì quan hệ tài sản của ông Anh và
bà Nhung được giải quyết theo nguyên tắc chia đôi dựa vào mức độ đóng góp Vì
72 triệu đồng để cải tạo lại căn nhà số 11/8 có được từ tiền bán 18 chỉ vàng mà hai người được mừng cưới nên đây là tài sản chung của hai người Do đó, bà Nhung được chia tài sản từ 1,5 tỷ đồng từ phần di sản của ông Anh dựa vào mức độ đóng góp
- Ông Anh có 3 người con, trong đó Túy là con nuôi của ông và bà Lành còn Thắm
và Hùng là con của ông và bà Nhung Mặc dù, quan hệ vợ chồng giữa ông Anh và
bà Nhung đã chấm dứt do bị hủy kết hôn trái pháp luật nhưng theo khoản 2 Điều 12 Luật HNGĐ năm 2014 thì Thắm và Hùng vẫn đương nhiên có các quyền và được hưởng di sản thừa kế của ông Anh
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì cả Túy, Thắm và Hùng và bà Lành đều là người thừa kế theo hàng thứ nhất của ông Anh Vì thế đối tượng được hưởng di sản từ 1,5 tỷ đồng của ông Anh là bà Lành, bà Nhung, Túy, Thắm và Hùng