Hướng xử lý của Tòa án nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn xử lý dưới hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn quy phạm pháp luật... Quyền định đoạt tài sản chung c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
BUỔI THỨ NĂM VẤN ĐỀ: TÌNH HUỐNG QUAN HỆ VỢ CHỒNG
Môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Giảng viên: ThS Lê Thị Mận
Lớp: TM 47.2 Nhóm: 05
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024.
Trang 2MỤC LỤC
I Tình huống 1
1 Tình huống 2.1 1
2 Tình huống 2.2 4
3 Tình huống 2.3 5
Trang 3I Tình huống.
1 Tình huống 2.1.
Ông Bình và bà Hà tổ chức lễ cưới vào năm 1984 Sau cưới, hai người dọn về chung sống tại căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y - tải sản mà bà Hà được cha mẹ tặng cho riêng năm 1983
Năm 2000, ông Bình và bà Hà đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn Năm 2019, ông Bình và bà Hà sử dụng tài sản chung là 100 triệu đồng để nâng cấp nhà số 62A sau đó sử dụng tầng trệt nhà cho thuê, mỗi tháng thu về 14 triệu đồng -đây là nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình
Năm 2022, bà Hà lập hợp đồng bán nhà 62A mà không cho ông Bình biết Một tháng sau, ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án xác định hợp đồng mua bán căn nhà số 62A đường Mai Văn Vĩnh, xã X, huyện Y là vô hiệu
Anh (chị) hãy cho biết:
Hành vi bán nhà của bà Hà có trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của vợ chồng? Căn cứ pháp lý?
Hướng xử lý của Tòa án nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn (xử lý dưới hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn quy phạm pháp luật).
Trả lời:
Hành vi bán nhà của bà Hà có trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của vợ chồng? Căn cứ pháp lý?
Cơ sở pháp lý: điểm a mục 3 NQ 35/2000, mục 1 TT01/2001, Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 1959, Điều 17, khoản 2 Điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014
Năm 1984 ông Bình và bà Hà có tổ chức đám cưới và chuyển về chung sống với nhau, căn cứ theo quy đinh tại điểm a, mục 3 NQ35 và mục 1 TT01/2001 nên quan hệ
vợ chồng được xác lập
Năm 1983 bà Hà được ba mẹ tặng cho riêng căn nhà, mà theo quy định tại Điều
15 Luật hôn nhân gia đình 1959, quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới.” nên tài sản bà Hà
1
Trang 4được ba mẹ tặng cho là tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung cuả vợ chồng cũng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014
Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 17 Luật
hôn nhân gia đình 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.” Và việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp là bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình
Vậy nên, hành vi bán nhà của bà Hà mà không cho ông Bình biết là trái theo quy định của pháp luật
Hướng xử lý của Tòa án nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn (xử lý dưới hai góc độ: nhân thân và tài sản, có viện dẫn quy phạm pháp luật)
Nếu ông Bình có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết dưới 2 góc độ:
Quan hệ nhân thân:
Cơ sở pháp lý: Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014
Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi
Trang 5bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Vậy nên khi ông Bình có yêu cầu giải quyết li hôn thì Tòa án sẽ thụ lí và giải quyết li hôn theo yêu cầu
Quan hệ tài sản:
Cơ sở pháp lý: Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 1959; Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014
Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi kết hôn.”
Căn nhà 62A là căn nhà bà Hà được cha mẹ tặng cho riêng năm 1983; mà trong thời điểm ông Bình bà Hà về sống chung với nhau từ năm 1984 không thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ hoặc chồng do vậy tài sản mà bà Hà có được do tặng cho trước thời kỳ hôn nhân thì mặc nhiên được xác định là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
Năm 2019, ông Bình và bà Hà sử dụng tài sản chung là 100 triệu đồng để nâng cấp nhà số 62A sau đó sử dụng tầng trệt nhà cho thuê, mỗi tháng thu về 14 triệu đồng -đây là nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình Do đã dùng nguồn tài sản chung để nâng cấp căn nhà và cho thuê lại với giá 14 triệu mỗi tháng và là nguồn thu nhập chính của gia đình nên tài sản của ông Bình và bà Hà sẽ được chia đôi theo thỏa thuận nếu có; còn không thỏa thuận được sẽ được Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 60, 62, 63, 64 Luật hôn nhân gia đình 2014
2 Tình huống 2.2.
Năm 2016, hai bên thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Theo văn bản được công chứng ngày 11.12.2016, tài sản của vợ chồng được chia: Ông Thuấn sở hữu nhà 3A trị giá 2.5 tỷ đồng; bà Tứ sở hữu 2.6 tỷ đồng Ngay sau khi chia tài sản, bà Tứ và ông Thuấn không còn chung sống với nhau
Tháng 11.2018, bà Tứ sinh con trai và đăng ký khai sinh cho con Giấy khai sinh ghi tên trẻ là Trần Hải, tên cha là Trần Thuấn
3
Trang 6Tháng 6.2019, Ông Thuấn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bà Tứ Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng đang trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 02 11 2019, Ông Thuấn đột tử Do các bên liên quan không thỏa thuận được, bà Tứ khởi kiện chia di sản thừa kế (là ngôi nhà 3A) đồng thời yêu cầu chia đôi 150 triệu đồng - khoản lợi tức có
từ việc ông Thuần sử dụng nhà 3A cho thuê sau khi chia tải sản chung (tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, khoản lợi tức còn)
Anh (chị) cho biêt, yêu câu của bà Tứ phải được giải quyết thế nào theo pháp luật (xác định rõ di sản thừa kế, đối tượng hưởng di sản của ông Thuấn), biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, mẹ ông Thuấn đang quản lý di sản của ông.
Trả lời:
Đầu tiên, năm 2018 bà Tứ sinh con và đăng ký khai sinh ông Thuấn là cha đứa trẻ là có căn cứ vì theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ông Thuấn và bà Tứ vẫn chưa ly hôn và đang trong thời kỳ hôn nhân nên đứa trẻ là con chung trên mặt pháp luật của hai người
Tiếp đó, căn cứ theo Điều 33 và Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản chung mà không có thoả thuận khác thì lợi tức phát sinh từ tài sản được chia là tài sản riêng Mà trong tình huống nêu trên, giữa bà Tứ và ông Thuấn không có thoả thuận khác nên 150 triệu từ việc ông Thuấn sử dụng nhà 3A cho thuê vẫn sẽ là tài sản riêng của ông Thuấn, vậy nên không chấp nhận yêu cầu chia đôi số tiền này của bà Tứ
Cuối cùng, năm 2019, trong quá trình giải quyết vụ án thì ông Thuấn chết Theo
đó, căn cứ tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Vì vậy, di sản thừa kế của ông Thuấn gồm căn nhà 3A và 150 triệu tiền thu được từ việc cho thuê căn nhà đó, đồng thời ông Thuấn không để lại di chúc nên tài sản của ông Thuấn sẽ được chia theo pháp luật là chia cho hàng thừa kế thứ nhất Căn cứ
theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
Trang 7chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”, do đó, bà
Tứ, mẹ của ông Thuần và Trần Hải sẽ là người hưởng di sản của ông Thuần và hưởng phần di sản bằng nhau theo khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 Cụ thể: Di sản ông Thuấn gồm căn nhà trị giá 2 tỷ 5 và 150 triệu được chia đều cho mỗi người khoảng 883 triệu
3 Tình huống 2.3.
Năm 1952, ông Anh sống chung như vợ chồng với bà Nga Hai người không có con chung
Năm 1954, Ông Anh tiếp tục cưới bà Lành Ông Anh, bà Lành có con nuôi chung là Túy
Năm 1988, ông Anh kết hôn với bà Nhung Con chung của họ là Thắm, Hùng Ông Anh, bà Lành, bà Nhung cùng chung sống tại nhà số 11/8 xã K, Huyện LK, tỉnh HB Nhà này là tài sản mà ông Anh được thừa kế riêng năm 1953, Năm 2014, bà Nhung và ông Anh sử dụng 72 triệu đồng - số tiền có được từ việc bán 18 chi vàng mà hai người được mừng cưới để nâng cấp, cải tạo nhà 11/8
Năm 2015, ông Anh chết không để lại di chúc
Anh, chị hãy:
i) Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật
ii) Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của ông giả thiết có tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ
án, nhà số 11/8 tại xã K, Huyện LK, tỉnh HB do ông Anh đứng tên, được định giá
3 tỷ đồng.
Trả lời:
Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, bà Nga và bà Lành là vợ hợp pháp của ông Anh còn bà Nhung thì không phải Cụ thể:
Năm 1952, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa có hiệu lực, vì vậy theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/ NQ-QH10 thì việc ông Anh và và
5
Trang 8Nga sống chung nhưng chưa đăng ký kết hôn trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp Vì vậy bà Nga là vợ hợp pháp của ông Anh
Vào thời điểm ông Anh cưới bà Lành thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa có hiệu lực nên vẫn áp dụng quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/ NQ-QH10, vì vậy bà Lành cũng được công nhận là vợ hợp pháp của ông Anh
Năm 1988, vào thời điểm này Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã có hiệu lực thi hành, vì vậy căn cứ vào điểm a Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì việc người chồng là ông Anh, hiện đang có 2 người vợ là bà Lành và bà Nga, kết hôn với bà Nhung là trái pháp luật Vì vậy bà Nhung không được xem là vợ hợp pháp của ông Anh
Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của ông giả thiết có tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, nhà số 11/8 tại xã K, Huyện LK, tỉnh HB do ông Anh đứng tên, được định giá 3 tỷ đồng.
Di sản thừa kế là căn nhà số 11/8 tại xã K, Huyện LK, tỉnh HB mà ông Anh được thừa kế riêng năm 1953 được định giá 3 tỷ
Bà Nhung không được công nhận là vợ hợp pháp của ông Anh nên không được công nhận chế độ tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, bà Nhung vẫn được chia phần tương ứng với vốn góp của bà bỏ ra đó chính là tiền dùng để tu sửa căn nhà từ vàng mừng cưới năm 2014
Như vậy, đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông Anh bao gồm:
Vợ hợp pháp của ông Anh: bà Nga và bà Lành
Con ruột của ông Anh: Tuý, Thắm, Hùng
Di sản thừa kế được chia như sau:
Tổng giá trị ngôi nhà: 3 tỷ đồng
Giá trị ngôi nhà sau khi trừ khoản tu sửa căn nhà của riêng ông Anh và bà Nhung: 3 tỷ đồng - 72 triệu đồng = 2 tỷ 928 triệu đồng
Ngôi nhà là phần tài sản chung nên sẽ chia đều cho 3 người có quan hệ vợ chồng hợp pháp là ông Anh, bà Nga, bà Lành Mỗi người nhận được 976 triệu đồng
Trang 9Tổng phần di sản của ông Anh bao gồm:
⅓ giá trị ngôi nhà + ½ tiền sửa nhà = 976 triệu đồng + 36 triệu đồng = 1 tỷ 12 triệu đồng
1 tỷ 12 triệu đồng chia cho bà Nga, bà Lành, Tuý, Thắm, Hùng Mỗi người nhận được di sản của ông Anh tương ứng với 202.400.000 đồng.⅕ di sản của ông Anh tương ứng với 202.400.000 đồng
7