1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài các trường hợp nam nữ chung sống nhưvợ chồng trái pháp luật thực trạng nguyênnhân và giải pháp

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Loại bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật hôn nhân và gia đìnhNội dung: Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật –Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH

Hà Nội, 2024

Đề tài: Các trường hợp nam nữ chung sống như

vợ chồng trái pháp luật – Thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp

Nhóm : 01

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HN&GĐ

Ngày: 16/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm số: 01 Lớp: Thảo luận N05.TL1

Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

+ Có mặt: 10

+ Vắng mặt: 0 Có lý do:……… … Không có lý do:… ………

Loại bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật hôn nhân và gia đình

Nội dung: Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật –

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làmbài tập nhóm:

Đánh giá của SV

SV ký tên

Đánh giá của giảng viên

4 471702 Nguyễn Thị Lâm Oanh A

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT 1

1.1 Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn 1

1.2 Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật 2

1.3 Các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau trái pháp luật 2

1.3.1 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên dưới tuổi luật định 2

1.3.2 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên đang có vợ, có chồng 4

1.3.3 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 4

1.4 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật 6

1.4.1 Giải quyết về dân sự 6

1.4.2 Giải quyết về hành chính 8

1.4.3 Giải quyết về hình sự 8

II THỰC TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT 9

2.1 Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên dưới tuổi luật định 9

2.2 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên đang có vợ, có chồng 10

2.3 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 10

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

III NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU

NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT 12

3.1 Yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội phát triển 12

3.2 Yếu tố phong tục tập quán 13

IV GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG TRÁI PHÁP LUẬT 15

4.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 15

4.2 Các giải pháp khác 17

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 6

MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng nhưnhững vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp Điều đóảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân, gia đình, trong đó có việc chungsống giữa hai bên Chung sống như vợ chồng trái pháp luật vẫn tồn tại như mộthiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp phápcủa các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội Do đó,nghiên cứu về chung sống như vợ chồng trái pháp luật trong đời sống xã hộihiện nay là vô cùng cần thiết Không chỉ nhằm dự liệu thêm các trường hợp phátsinh, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa cách giải quyết và hạn chế cáctrường hợp vi phạm đó Có như vậy ý nghĩa của chế định này mới được pháthuy, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã

hội Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm 01 đã lựa chọn đề tài: “Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế” nhằm làm rõ các vấn đề liên quan.

là vợ chồng Trong đó “tổ chức cuộc sống chung” là việc nam, nữ thường xuyên

ở với nhau dưới một mái nhà, họ sinh hoạt ăn chung, ngủ chung, có hoạt độngthỏa mãn nhu cầu sinh lý, cùng nhau đi làm, tạo lập, đóng góp tài sản với nhau,

họ có thể có con chung, được họ hàng hai bên, hàng xóm, láng giềng công nhậnnhư vợ, chồng mà không dựa vào việc họ có đăng ký kết hôn hay không Việc

họ “coi nhau như vợ chồng” có thể hiểu là họ công nhận, tôn trọng, chăm sóc

1

Trang 7

nhau như vợ chồng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nhằm mụcđích tạo nên một mái ấm gia đình.

Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là trường hợp nam nữxác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vớinhau, với gia đình và với xã hội nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theoquy định của pháp luật Theo nguyên tắc, việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khihai bên nam nữ tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kếthôn

Dựa trên tinh thần đó, khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ

chồng mà không đăng ký kết hôn có thể được hiểu như sau: “Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là việc hai bên nam và

nữ tự thỏa thuận sống chung với nhau, coi nhau như là vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”.

1.2 Khái niệm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật

Luật hiện hành chỉ đưa khái niệm về chung sống như vợ chồng mà khôngđưa ra khái niệm hoặc các trường hợp cụ thể về chung sống như vợ chồng trái

pháp luật Tuy nhiên, có thể hiểu: “Chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định Điều 8 và Điểm c, d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 (gọi chung là chung sống như vợ chồng trái pháp luật) là việc nam,

nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn; đồng thời, việc chung sống này vi phạm các quy định cấm của pháp luật HN&GĐ”

1.3 Các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau trái pháp luật

1.3.1 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên dưới tuổi luật định

Độ tuổi là một trong những điều kiện đầu tiên được Luật HN&GĐ đề cậptới khi đăng ký kết hôn Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật

Trang 8

HN&GĐ năm 2014 “…a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”

mới được quyền đăng ký kết hôn Điều này được các nhà lập pháp nghiên cứutrên cơ sở khoa học về tâm, sinh lý con người Việt Nam Về thể chất, con ngườiđạt đến độ tuổi này mới phát triển toàn diện, đầy đủ sức khỏe để có thể đảmnhiệm vai trò làm cha mẹ, vợ chồng, bên cạnh đó còn đảm bảo việc sinh conkhỏe mạnh để duy trì nòi giống Về trí tuệ, ở độ tuổi này con người mới có sựphát triển đầy đủ về nhận thức để có thể bày tỏ được ý chí, tình cảm của mình vềcác vấn đề trong cuộc sống, trong các giao dịch dân sự và có kinh nghiệm sống,kiến thức nuôi dạy con cái cũng như khả năng gánh chịu trách nhiệm

Về cách tính tuổi kết hôn, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2 TTLT số01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: nam từ đủ hai mươi tuổi,

nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì thực hiện như sau:

“a Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh”.

Bên cạnh đó, dựa trên những quy định tại Điều 142 và Điều 145 của BộLuật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chúng ta có thể thấy rằngtuổi tối thiểu để thực hiện quan hệ tình dục hợp pháp được xác định là 16 tuổinếu có sự đồng thuận của đôi bên Ví dụ: trường hợp nam (22 tuổi) và nữ (15tuổi), chung sống với nhau như vợ chồng, có quan hệ tình dục với nhau mặc dùdựa trên sự tự nguyện nhưng vẫn bị xem là vi phạm pháp luật (Tội giao cấu hoặcthực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16tuổi1) Vậy nên, khi nói việc sống chung như vợ chồng khi mà một bên hoặc cảhai bên nam nữ dưới tuổi luật định không chỉ là vấn đề về việc sống chung vàcoi nhau như vợ chồng, mà còn có thể phát sinh mối quan hệ thuộc phạm vi điềuchỉnh của Bộ Luật Hình sự năm 2015, gắn liền với đó là các hậu quả pháp lý mà

1 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015

3

Trang 9

cá nhân hoặc các bên trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau trái phápluật phải gánh chịu.

1.3.2 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà một bên hoặc cả hai bên đang có vợ, có chồng

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cấm hành

vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Vậy hiểu thế nào là một người rơi

vào tình trạng đang có vợ, có chồng? Hướng dẫn điều này, Khoản 4 Điều 2

TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: “Người đang có

vợ hoặc có chồng” là người thuộc một trong các trường hợp sau:

“a Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của

họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987

mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của

họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa

ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết”

Theo đó, có thể hiểu người đang có vợ hoặc có chồng là những người đang

có quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật hiện hành thừa nhận tức là nam,

nữ kết hôn đúng quy định của luật HN&GĐ hiện hành, nam, nữ đủ tuổi đủ nănglực, đủ điều kiện theo luật định và được UBND cấp có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận đăng ký kết hôn

Trang 10

1.3.3 Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014

Trường hợp chung sống với nhau giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Để đảm bảo cho giống nòi, sức khỏe của thế hệ tiếp nối, xuất phát từ nhữngnghiên cứu của khoa học, nhà làm luật đã quy định cấm chung sống như vợchồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họtrong phạm vi ba đời

Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệhuyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Như vậy,2

những người có cùng dòng máu trực hệ có thể là giữa cha, mẹ với con; giữa ông

bà với cháu nội, cháu ngoại Những người có họ trong phạm vi ba đời là nhữngngười cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha

mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú,con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba 3

Việc pháp luật quy định cấm chung sống như vợ chồng giữa những trườnghợp này nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của thế hệ sau, đồng thời đócũng là sự phù hợp với đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán của ngườiViệt Nam Về mặt khoa học, theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhữngđứa trẻ sinh ra từ các cặp cận huyết thống dễ dị dạng hoặc mang các bệnh ditruyền, phổ biến như hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa, thiếu enzymeG6PD, tan máu bẩm sinh, mù màu, bạch tạng, biến dạng xương mặt, bụng phình

to và có thể dẫn đến tử vong Khi trưởng thành, những đứa trẻ được sinh ra từnhững ông bố bà mẹ có quan hệ anh em họ cũng dễ có nguy cơ sẩy thai hoặc vôsinh Như vậy, từ những trường hợp chung sống giữa những người có quan hệhuyết thống gần với nhau đã làm ảnh hưởng tới nòi giống, gây suy giảm chấtlượng dân số ở nước ta Bên cạnh đó pháp luật về HN&GĐ cấm những người cóquan hệ huyết thống gần kết hôn, chung sống như vợ chồng với nhau còn nhằm

2 Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

3 Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

5

Trang 11

làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, bảo đảm thuần phong mỹ tục củagia đình Việt Nam, phù hợp với các quy tắc đạo đức trong xã hội hiện nay.

Trường hợp chung sống như vợ chồng giữa mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Theo đó, ta có thể hiểu quy định này cấm chung sống như vợ chồng giữanhững người sau:

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa những người đã từng là bố chồng với con dâu;

- Giữa những người đã từng là mẹ vợ với con rể;

- Giữa những người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

- Giữa những người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng

Xét về mặt huyết thống, những đối tượng nêu trên gần như không có mốiliên hệ nào (trừ trường hợp cô, dì, bác, cậu ruột nhận cháu ruột làm con nuôi).Tuy nhiên, trong gia đình, họ lại có sự liên kết về tình cảm, về thứ bậc, trật tựtrên dưới Việc chung sống như vợ chồng giữa những người này tuy không ảnhhưởng đến gen di truyền đối với con cái thế hệ sau, nhưng lại làm đảo lộn ngôi,thứ, bậc quan hệ trong gia đình, không đảm bảo trật tự trong gia đình, từ đó ảnhhưởng đến các giá trị đạo đức trong xã hội

1.4 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống với nhau như

vợ chồng trái pháp luật

1.4.1 Giải quyết về dân sự

Theo Khoản 4 Điều 3 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

quy định như sau: “Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật HN&GĐ tuyên

bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ Nếu có yêu cầu Tòa án giải

Trang 12

quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật HN&GĐ” Vậy nên về cơ bản, việc giải quyết về nhân thân, tài sản và con

chung thì trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ tương

tự như trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn không viphạm pháp luật

Về quan hệ nhân thân: Tòa án sẽ không công nhận quan hệ vợ chồng 4

Ngoài ra thì đây là hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, có thể gây ra nhiềuhậu quả tiêu cực trong thực tế, nên xét thấy khi giải quyết những vụ án nhưnhững trường hợp này Toà án sẽ tuyên hai bên nam, nữ buộc phải chấm dứtngay hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật

Về quan hệ tài sản: Giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HN&GĐ

năm 2014 Dựa trên nguyên tắc tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó

Về tài sản chung, các bên vẫn được ưu tiên tự thỏa thuận về việc chia tài sản sẽphù hợp với nguyện vọng của các bên, trong trường hợp hai bên không thỏathuận được với nhau thì sẽ giải quyết theo pháp luật dân sự Tuy vậy, đặt vấn đềnếu là chung sống như vợ chồng trái pháp luật khi một bên đang tồn tại mộtquan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc thỏa thuận giữa hai bên liệu có phù hợp nếutài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng hợp pháp? Trong trường hợpnày có thể phải yêu cầu người vợ hoặc người chồng hợp pháp vào tham gia tốtụng

Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Sự kiện không công nhận quan hệ hôn

nhân giữa cha và mẹ nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái về nguyên tắckhông thay đổi Tức là, dù cha mẹ có kết hôn hay không kết hôn thì vẫn tồn tạinhững quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con Theo đó, tinh thần này đã được cụ

thể hóa ở Điều 15 Luật HN&GĐ năm 2014: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” Việc nuôi con sẽ do hai bên

4 Khoản 2 Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2014.

7

Trang 13

cùng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con chomột bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

1.4.2 Giải quyết về hành chính

Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, tại Điểm b, c, d Khoản 1; Điểm a, bKhoản 2 và Khoản 3 Điều 59 quy định xử lý đối với những hành vi vi phạm quyđịnh về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

“1 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người

mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kể với con riêng của chồng;

2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

3 Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”

1.4.3 Giải quyết về hình sự

Đã là hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy thuộcmức độ nguy hiểm và hậu quả mà hành vi đó gây ra là nặng hay nhẹ, vậy nênviệc chung sống như vợ chồng có thể bị xử lý hình sự Điều 182 Bộ luật Hình sựnăm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài về xâm phạm chế độhôn nhân một vợ một chồng:

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN