1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đề tài pháp luật về thu hồi năng lượng – lý luận, thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

43 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 5,85 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BÀI TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI NĂNG LƯỢNG – LÝ LUẬN, THỰCTRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN (NHÓM 19)

Trang 2

STTHỌ TÊNMSSVPhân công công việcMức độ hoàn

Trang 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

7 Bố cục bài tiểu luận

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HỒI NĂNG LƯỢNG TỪ CHẤT THẢI

1.1 Một số vấn đề lý luận về chất thải

1.1.1 Khái niệm chất thải

1.1.2 Phân loại chất thải

1.2 Một số vấn đề lý luận về thu hồi năng lượng từ chất thải

1.2.1 Khái niệm thu hồi năng lượng từ chất thải

1.2.2 Một số loại năng lượng thu hồi từ chất thải phổ biến và các biện pháp thu hồi chủ yếu

1.3 Ý nghĩa của việc thu hồi năng lượng từ chất thải

1.3.1 Đối với môi trường

1.3.2 Đối với kinh tế - xã hội

1.3.3 Đối với sức khỏe con người

Tiểu kết chương 1

Trang 4

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI NĂNG LƯỢNG TỪ CHẤT THẢI,

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 Pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

2.1.1 Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thu hồi năng lượng từ chất thải

2.1.2 Các quy định về quản lý việc thực hiện pháp luật thu hồi năng lượng từ chất thải

2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

2.2.1 Những thành tựu trong việc áp dụng pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

2.2.2 Những hạn chế trong việc áp dụng những quy định của pháp luật thu hồi năng lượng từ chất thải

2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải tại Việt Nam

2.3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

2.3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải tại Việt Nam

Tiểu kết chương 2

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU:

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lời nhắc nhở về “thế giới cận kề nguy cơ không thể đảo ngược cuộc khủng hoảng khí hậu”, về “các mục tiêu phát triển bền vững đang lâm nguy” được Tổng Thư ký Liên hợp quốc lặp lại nhiều lần Bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều khía1 cạnh của cuộc sống, nó không chỉ ảnh hướng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại của hành tinh chúng ta Vì vậy, trong tất cả các giai đoạn, các thời kỳ, Nhà nước ta rất chú trọng đến vấn đề điều chỉnh những quy định về hoạt động bảo vệ môi trường để giảm bớt lượng chất thải thải ra mỗi ngày và tận dụng thu hồi những nguồn năng lượng từ nó Việc thu hồi năng lượng từ chất thải là cực kì cấp thiết, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.

Khi ban hành những quy định về bảo vệ môi trường, nhà lập pháp rất chú trọng sửa đổi các quy định pháp luật về hoạt động xử lý thu hồi năng lượng từ chất thải như thẩm quyền được thu hồi, quy trình xử lý, kế hoạch… Những quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc đảm bảo việc xử lí thu hồi năng lượng từ chất thải được thực hiện an toàn, góp phần tạo sự công bằng, minh bạch, tránh những sai phạm gây ảnh hưởng tới người dân của các chủ thể thực hiện trong quá trình thu hồi năng lượng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các loại chất thải và quy trình xử lí thu hồi năng lượng từ nó cũng có những biến đổi phức tạp Vì thế cho nên, thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và thu hồi năng lượng từ chất thải nói riêng vẫn còn nhiều bất cập chẳng hạn như: quy trình thủ tục rườm rà làm kéo dài thời gian xử lí, người dân còn gặp nhiều khó khăn về những điều kiện, những tiêu chí để thực hiện việc thu hồi…

Vì vậy việc nghiên cứu pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải có ý nghĩa cả về

mặt lý luận và thực tiễn Do đó, nhóm em chọn đề tài: “ Pháp luật về thu hồi nănglượng từ chất thải - Lý luận, thực trạng và giải pháp kiến nghị hoàn thiện.” để

nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan tới đề tài, nhóm tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến đề tài tiểu luận như:

- Vũ Thị Duyên Thủy (2022), “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 - Những điểm mới nổi bật”, Tạp chí nghề Luật số 9/2022;

1https://special.nhandan.vn/the-gioi-chuyen-doi-vi-phat-trien-ben-vung, truy cập ngày 02/3/2024.

Trang 6

- Nguyễn Văn Phương (2022), “Pháp luật về quản lý chất thải hướng tới xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 10/2022.

- Vũ Thị Duyên Thủy “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nguyễn Thị Quỳnh Chi “Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Đào Huyền Trang (2016), Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Tuy nhiên, hầu hết những công trình này chỉ đề cập tới một khía cạnh liên quan của thu hồi năng lượng từ chất thải chưa chưa đi chuyên sâu về pháp luật thu hồi năng lượng từ chất thải Vì thế, qua đề tài này, nhóm tác giả muốn nghiên cứu về khía cạnh pháp luật của việc thu hồi năng lượng chất thải ở nước ta, từ đó rút ra những điểm bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Bài tiểu luận nghiên cứu với mục đích đi sâu vào nghiên cứu pháp luật Việt Nam và tình hình thực tiễn áp dụng nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp lý về thu hồi năng lượng từ chất thải; nghiên cứu và đánh giá thực trạng trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật thu hồi năng lượng từ chất thải.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, bài tiểu luận có một số nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích một số vấn đề lý luận về thu hồi năng lượng từ chất thải thông qua tìm hiểu khái niệm thu hồi năng lượng từ chất thải, quy trình công nghệ thu hồi;

- Phân tích một số vấn đề lý luận pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải, trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại;

- Phân tích nội dung pháp luật hiện hành về thu hồi năng lượng từ chất thải từ thực tiễn áp dụng ở nước ta;

- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải ở Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu: đầu tiên chính là những khái niệm về thu hồi năng lượng từ

chất thải, ý nghĩa và bản chất của nó Sau đó nhóm tác giả phân tích các quy định của pháp luật, từ đó tìm ra những hạn chế và nêu ra hướng khắc phục trên cơ sở nghiên cứu một số tình hình thực tế của việc áp dụng pháp luật.

Phạm vi nghiên cứu: liên quan đến vấn đề này có rất nhiều khía cạnh để nghiên

cứu, trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả tập trung phân tích khía cạnh pháp lý của việc thu hồi năng lượng từ chất thải: bao gồm pháp luật Việt Nam hiện hành (Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn); tham khảo pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, bài tiểu luận vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài tiểu luận đề phân tích các khái niệm, phân tích các quy định của pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải trong thực tiễn.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong bài tiểu luận để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau và so sánh với quy định của pháp luật một số nước trên thế giới.

- Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong bài tiểu luận để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan, phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của bài.

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Sử dụng nghiên cứu phân tích việc áp dụng pháp luật Qua nghiên cứu, chỉ ra những hạn chế trong áp dụng pháp luật Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, phương pháp bình luận.

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Thứ nhất, về mặt lý luận: Bài tiểu luận hệ thống hóa và khái quát những lý luận chung về đặc điểm, ý nghĩa của việc thu hồi năng lượng từ chất thải Vì vậy, bài tiểu luận sẽ là tài liệu hữu ích giúp các nhà làm luật có những tham khảo để tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này khi tiến hành sửa đổi, bổ sung BLTM.

Thứ hai, về mặt thực tiễn: Đánh giá việc áp dụng thực tiễn về vấn đề này và góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải cũng như bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

7 Bố cục bài tiểu luận.

Trang 8

Kết cấu của bài nghiên cứu được xây dựng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Cụ thể, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm có hai chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung về thu hồi năng lượng từ chất thải Chương 2 Pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải, thực trạng và giải pháp kiến nghị hoàn thiện.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HỒI NĂNGLƯỢNG TỪ CHẤT THẢI

1.1 Một số vấn đề lý luận về chất thải 1.1.1 Khái niệm chất thải

Khái niệm về chất thải là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên Vì vậy muốn tìm ra những giải pháp tối ưu để tận dụng cũng như giảm thiểu chất thải như việc thu hồi năng lượng từ chúng thì phải hiểu rõ “Chất thải là gì?”

Theo cách hiểu thông thường, chất thải là bất kỳ vật liệu nào đã không còn giá trị sử dụng nữa và được loại bỏ hoặc vứt bỏ Đây có thể là các vật liệu tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm rác thải hữu cơ (ví dụ như thức ăn thừa, giấy, vải, gỗ), chất thải tái chế (như nhựa, kim loại, thủy tinh), chất thải nguy hại (như hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ), và rác điện tử (bao gồm các thiết bị điện tử cũ và không còn sử dụng được).

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa “chất thải là rác và các vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng”2 Theo cách hiểu của khái niệm này thì chất thải chỉ là những vật chất tồn tại ở thể rắn mà không bảo gồm khí thải và nước thải, bao gồm rác và các thứ không có giá trị Điều này gây ra sự nhầm lẫn trong cách hiểu cũng như ảnh hưởng tới việc phân loại rác thải.

Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi trường Điển hình có thể kể đến Công ước Basel về Kiểm soát các Di chuyển xuyên biên giới của các tiểu hành tinh nguy hiểm, chất thải được hiểu là “các chất hoặc đồ vật mà người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy chiều thiều các điều khoản luật lệ quốc gia.”3 Tuy nhiên đây là định nghĩa chưa đầy đủ vì chưa tính đến giá trị sử dụng lại của một số loại chất thải

Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính trị - kinh tế Liên minh Châu Âu (EU) Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vận chuyển chất thải 2 GS Hoàng Phê (chủ biên) (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.144.

3

Trang 9

ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ” Ở đây khái niệm chất thải phụ thuộc vào việc từ bỏ sở hữu của một người và chịu sự quản lý bằng danh mục của pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý Việt Nam, chất thải được định nghĩa “là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” Có thể xem đây là một khái niệm đầy đủ về chất thải vì đã nêu ra4

được tất cả các trạng thái của chất thải và nguồn gốc phát sinh của chúng Theo cách định nghĩa từ Luật BVMT 2020, có thể thấy các đặc điểm sau:

Thứ nhất, chất thải phải là chất rắn Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx- Lenin, vật chất tồn tại khách quan và độc lập so với ý thức của con người, con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn luôn tồn tại.

Thứ hai, chất thải được tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác Trong quá khứ chúng ta đều biết vật chất tồn tại ở ba dạng cơ bản là thể rắn, thể lỏng và thể khí Tuy nhiên với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học- công nghệ hiện đại đã tìm ra một trạng thái vật chất được gọi là “plasma” hay còn được gọi là thể khí ion hóa Hiện nay các ứng dụng plasma trong lĩnh vực y học nhận được sự quan tâm rất lớn, nó được đánh giá là tác nhân quan trọng tạo ra cuộc cách mạng y sinh của thế ký XXI 5

Thứ ba, chất thải phải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh

hoạt hoặc hoạt động khác, nghĩa là vật chất đó không còn được đưa vào khai thác công dụng và giá trị nữa Có thể hiểu đây là việc chủ sử hữu từ bỏ quyền sở hữu của họ đối với vật chất khi vật chất đó hết giá trị sử dụng Một vật chất được voi là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp vật chất đó thải ra cho đến khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác 6

1.1.2 Phân loại chất thải

Chất thải có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm: nguồn gốc, thành phần, tính chất, mức độ nguy hại, Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất của con người ngày càng gia tăng, sản phẩm đa dạng để đáp ứng thị hiếu Điều đó dẫn đến lượng chất thải thải ra mỗi ngày cũng tăng theo về mặt số lượng lẫn chủng loại Chính vì vậy mà việc phân loại rác thải sẽ giúp cho việc thu gom, vận chuyển, tiêu hủy hay tái chế trở nên dễ dàng hơn.

- Căn cứ nguồn gốc phát sinh:

4Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

5 Đỗ Hoàng Tùng (2019), “Plasma và ứng dụng trong y học”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.6 Đào Huyền Trang (2016), Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường

Trang 10

● Chất thải sinh hoạt (còn gọi là chất thải từ hộ gia đình: là những loại chất thải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người trong môi trường sống cá nhân và gia đình Chúng bao gồm đa dạng các vật liệu, từ hữu cơ đến vật liệu không hữu cơ và có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:

Một là, chất thải hữu cơ bao gồm thức ăn thừa, lá cây, vỏ trái cây, và các vật liệu hữu cơ khác Chất thải hữu cơ có thể phân hủy tự nhiên trong điều kiện môi trường phù hợp.

Hai là, chất thải vô cơ bao gồm những vật liệu không chứa cacbon và thường là các khoáng chất, kim loại, thủy tinh và vật liệu không hữu cơ khác như: kim loại, thủy tinh, chai đựng đồ uống,

● Chất thải công nghiệp: Chất thải công nghiệp là những chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và xử lý trong môi trường công nghiệp như: khói, thuốc trừ sâu,

● Chất thải nông nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt từ gieo trồng, chăm sóc cho đến chế biến nông sản, Ví dự như rơm, bã, thuốc trừ sâu hay các loại phân bón,

● Chất thải xây dựng: là những phế thải phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hoặc tháo dỡ như đất đá, bê tông vỡ, kim loại,

● Chất thải y tế: là những chất thải phát sinh từ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, bao gồm nhiều hạng mục có thể phân loại thành các nhóm chính sau:

Một là, chất thải lây nhiễm: là những chất thải mà khi tiếp xúc với chúng, đặc biệt là qua đường nước, không khí, hoặc tác động trực tiếp lên người, có thể gây lây nhiễm bệnh tật hoặc tác động độc hại cho sức khỏe con người và môi trường Các chất thải lây nhiễm thường chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, và các hợp chất hóa học độc hại.

Hai là, chất thải vật sắc nhọn: là một loại chất thải đặc biệt, bao gồm các vật dụng hoặc dụng cụ có độ sắc nhọn, có thể gây nguy hiểm như kim và ống nghiệm, kéo phẫu thuật, dao mổ,

Ba là, chất thải từ phòng thí nghiệm: là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động thí nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm Các loại chất thải này có thể chứa các hợp chất hóa học, vật liệu biologics, hoặc các vật liệu khác

Bốn là, chất thải dược phẩm, bệnh phẩm: là các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất, sử dụng, và xử lý các sản phẩm dược phẩm và bệnh phẩm như thuốc hết hạn, mẫu máu, vỏ chai lọ,

● Chất thải văn phòng: là các loại chất thải thường là các vật liệu và sản phẩm phát sinh từ các công việc hàng ngày trong môi trường làm việc văn phòng như máy tính cũ, máy in, mực in, giấy,

- Căn cứ vào mức độ nguy hại:

Trang 11

● Chất thải phóng xạ: “là chất thải chứa chất phóng x hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ”7 Các chất thải phóng xạ thường chứa các nguyên tố phóng xạ như uranium, thorium, và plutonium, cũng như các isotop phóng xạ của các nguyên tố khác và cực kỳ nguy hiểm nếu rò rỉ số lượng lớn ra môi trường.

● Chất thải nguy hại: là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có tính nguy hại 8là những vật liệu hoặc chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, động vật, và môi trường

● Chất thải không nguy hại Chất thải không nguy hại là những vật liệu hoặc chất thải không có tính chất độc hại hoặc không gây hại cho sức khỏe con người, động vật, hoặc môi trường.

Như vậy, không phải mọi thứ chất thải là vô dụng, gây ô nhiễm môi trường Nếu biết tận dụng thì có thể đem lại nhiều nguồn lợi năng lượng cũng như kinh tế nhất định cho con người mà một trong các phương pháp để tận dụng điều này, có thể kể đến phương pháp thu hồi năng lượng từ chất thải.

1.2 Một số vấn đề lý luận về thu hồi năng lượng từ chất thải

1.2.1 Khái niệm thu hồi năng lượng từ chất thải

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác lại tạo ra số lượng lớn các loại chất thải Chính vì vậy mà Chính phủ và người dân cần có những giải pháp tối ưu trong việc giảm thiểu mức độ nguy hại của các chất thải Trong đó phải kể đến biện pháp “Thu hồi năng lượng từ chất thải” - một lĩnh vực khá mới và chưa nhiều người được tiếp cận

Theo cách hiểu thông thường, “thu hồi” được hiểu là thu về lại cái mà trước đó đã đưa ra, đã cấp phát, hoặc bị mất vào tay người khác , 9 “năng lượng” theo Từ điển Tiếng Việt lại được hiểu là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật 10 Vậy thì “năng lượng của chất thải” có phải là khả năng sinh công của chất thải hay không? Theo nhóm tác giả tìm hiểu, rác thải cũng có thể được sử dụng như một nguồn nhiên liệu thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá, khí đốt, dầu mỏ, … Ba tấn chất thải có thể thay thế một tấn than và chiếm 50% sinh khối, mang lại giải pháp năng lượng ít carbon , đồng thời giảm nhu cầu chôn lấp Đó cũng chính là giá trị11 về năng lượng của chất thải Từ đó, chúng ta có thể hiểu khái niệm “Thu hồi năng lượng từ chất thải” là quá trình sử dụng phương pháp công nghệ để chuyển đổi chất thải thành

7 Khoản 11 Điều 3 Luật Năng lượng Nguyên tử 2018.8 Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.9 GS Hoàng Phê (chủ biên) (2018), tlđd, tr.956.10 GS Hoàng Phê (chủ biên) (2018), tlđd, 661.tr

11https://www.veolia.com/anz/our-facilities/energy-from-waste/how-does-energy-recovery-work, truy cập ngày

Trang 12

nguồn năng lượng tái tạo Phương pháp này có thể bao gồm đốt cháy chất thải để tạo ra nhiệt độ cao, từ đó sản xuất hơi nước hoặc nhiên liệu đốt cháy để sản xuất điện Công nghệ thu hồi năng lượng từ chất thải không chỉ giúp giảm thiểu lượng chất thải gửi đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy xử lý rác, mà còn tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Khái niệm thu hồi năng lượng từ chất thải cũng được đề cập trong hệ thống pháp luật môi trường ở các nước lớn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (United States Environmental Protection Agency) định nghĩa rằng: “Thu hồi năng lượng từ chất thải là quá trình chuyển đổi các chất thải không thể tái chế thành nhiệt, điện hoặc nhiên liệu có thể sử dụng được thông qua nhiều quá trình khác nhau, bao gồm đốt, khí hóa, nhiệt phân, phân hủy kỵ khí và thu hồi khí bãi rác Quá trình này thường được gọi là chất thải thành năng lượng” 12

Dưới góc độ pháp lý, trước đây Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định khái niệm “Thu hồi năng lượng từ chất thải là quá trình thu lại năng lượng từ việc chuyển hóa chất thải”13 Còn hiện nay pháp luật về môi trường đã không còn quy định cụ thể về giải thích từ ngữ “thu hồi năng lượng từ chất thải” mà định nghĩa khái niệm này qua việc giải thích thuật ngữ “đồng xử lý chất thải” tại khoản 21 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 Qua đó, có thể định nghĩa khái niệm “thu hồi năng lượng từ chất thải” là kết quả của việc kết hợp một quá trình sản xuất có sẵn mà trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu hay nhiên liệu thay thế 14

Hiện nay, mặc dù những định nghĩa về khái niệm này còn chưa phổ biến nhưng pháp luật Việt Nam vẫn có những quy định về trách nhiệm thu hồi năng lượng từ chất thải của chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường , cũng như15 các khung hành lang pháp lý về xử lý chất thải hay quản lý chất thải đối với quy trình thu hồi năng lượng từ chúng tại Điều 82, Điều 83, Điều 84 Luật này Như vậy, thu hồi năng lượng từ chất thải đóng vai trò quan trọng việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa sử dụng tài nguồn và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo Với lượng chất thải hàng chục ngàn tấn mỗi ngày, nếu được xử lý đúng cách, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ có tiềm năng rất lớn trong việc phục hồi năng lượng từ chất thải.

1.2.2 Một số loại năng lượng thu hồi từ chất thải phổ biến và các biện pháp thu hồi chủ yếu.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền văn minh nhân loại là sự đi lên mạnh mẽ của nền công nghiệp của các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ chất thải thải ra mỗi ngày, tích tụ những nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường Sự nóng lên toàn cầu là một minh chứng rõ nhất cho việc tầng khí quyền của con người ngày càng bị đe dọa 12https://www.epa.gov/smm/energy-recovery-combustion-municipal-solid-waste-msw, truy cập ngày 07/3/2024.13 Khoản 15 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

14 Khoản 21 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, giải thích thuật ngữ đồng xử lý chất thải.15

Trang 13

Điều này đòi hỏi cần phải có một giải pháp hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu về năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng tăng và vừa đảm bảo giải quyết vấn đề môi trường Hiện nay tại Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nguồn năng lượng được sử dụng để sản xuất là các nguồn năng lượng không thể tái tạo như; dầu mỏ khí hydrocacbon, khí tự nhiên, than đá hay năng lượng hạt nhân , Các nhiên liệu16 tự nhiên như hóa thạch hay dầu mỏ, hình thành và khai thái trong thời gian rất dài dẫn đến trữ lượng của chúng ngày càng cạn kiệt Vì vậy, nhiệm vụ cấp bạch ngày nay là phải tìm được nguồn năng lượng tái sinh có thể thay thế Năng lượng thu hồi từ chất thải có17 thể được coi là nguồn năng lượng thay thế mang tính tối ưu hóa cao nhất, bởi lượng chất thải thải ra môi trường rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố, khu đô thị lớn Chuyển hóa chất thải thành năng lượng sẽ giúp giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp, bảo vệ môi trường, đồng thời làm đảm bảo an ninh năng lượng Theo nhóm tác giả, dựa theo các loại năng lượng thu được sau khi chuyển hóa chất thải thì ta có thể chia ra ba nhóm năng lượng thu hồi từ chất thải chính.

Một là, nhóm thu hồi năng lượng từ chất thải thành năng lượng sinh học Năng lượng

sinh học là một trong nhiều nguồn tài nguyên sạch, có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng ta trong tình hình trữ lượng nguồn tài nguyên khoáng sản ngày một cạn kiệt Nó là một dạng năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ các vật liệu hữu cơ còn sống gần đây được gọi là sinh khối, có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu vận tải, nhiệt, điện và các sản phẩm Ngày nay, năng lượng sinh học chiếm khoảng 50% tỷ lệ năng lượng1819 tái tạo được sử dụng trên toàn thế giới Theo dự kiến của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (International Renewable Energy Agency - IRENA) thì đến năm 2050, năng lượng sinh học có thể thay thế 25% tổng năng lượng cung cấp trên thế giới Năng lượng20 sinh học sẽ là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc lưu giữ cacbon Việc chuyển hóa năng lượng của chất thải thành năng lượng sẽ làm cho hàm lượng khí nhà kính trong môi trường giảm xuống trở về trạng thái cân bằng Đây giải pháp đầy hứa hẹn nhằm giảm thiểu các vấn đề môi trường liên quan đến phát thải, bằng cách chuyển đổi21 chất thải từ dạng thải bỏ sang dạng năng lượng sinh học hữu ích Một trong những phương pháp chuyển hóa chất thải thành năng lượng sinh học thường được sử dụng đó là lên men metan (CH4) Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển bùn thải đô thị và một số loại chất thải công nghiệp thành khí sinh học là hỗn hợp khí metan và khí cacbonic (CO2) Trong đó quá trình phân hủy chất thải hữu cơ cho ra lượng khí metan (CH4) rất lớn và đây cũng là loại khí có nhiệt trị rất cao (9.000 kcal/m3) Loại năng lượng này cần được tận dụng triệt để Với số lượng rác thải thải ra mỗi ngày ở Việt 16Sources of energy - U.S Energy Information Administration (EIA), truy cập ngày 19/3/2024.

17https://tietkiemnangluong.com.vn/tin-tuc/khoa-hoc-cong-nghe/t7668/nang-luong-sinh-hoc-tu-racl, truy cậpngày 14/3/2024.

18https://www.energy.gov/eere/bioenergy/bioenergy-basics, truy cập ngày 17/3/2024.

19 TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, TS Nguyễn Hải Yến, Năng lượng sinh học từ chất thải: Các công nghệ“chuyển đổi hiện này”, Tạp chí môi trường, tháng 2 năm 2023

20 TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, TS Nguyễn Hải Yến, tlđd, Tạp chí môi trường, tháng 2 năm 2023 21

Trang 14

Nam thì việc phát triển công nghệ chuyển hóa năng lượng từ chất thải thành năng lượng sinh học có tiềm năng rất lớn Điều này sẽ làm giảm lượng khai thác năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm áp lực cho các bãi chôn lấp rác hiện đa số đang trong tình trạng quá tải Từ đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được thực hiện tốt hơn.

Hai là, nhóm chuyển hóa năng lượng của chất thải thành nhiệt năng Nhiệt năng được.

định nghĩa là năng lượng thể hiện ra dưới dạng nhiệt Nhiệt lượng thu được từ quá trình22 thu hồi năng lượng từ chất thải thông qua việc đốt cháy rác thải để tạo ra nhiệt độ, mà sau đó nhiệt lượng này có thể được sử dụng để tạo điện hoặc nhiệt Chất thải rắn hoặc rác hữu cơ có thể được đốt cháy để tạo ra nhiệt Lượng nhiệt đó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích trong sản xuất tiêu dùng, hoặc cũng có thể dùng để tiếp tục chuyển hóa thành điện năng Quá trình chuyển hóa này thường được gọi là nhiệt điện Ở Việt Nam, các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, nhà máy sản xuất xi măng, hóa chất, hay lò nung gạch, gốm sứ, thủy tinh, được xây dựng nhiểu Hầu như các cơ sở này đều có các lò đốt sử dụng than, dầu, ga hoặc điện năng để tạo ra nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất Tuy nhiên lượng nhiệt được tạo ra từ quá trình đốt lại không được sử dụng hiệu quả mà phần lớn nhiệt năng bị hao hụt, thoát ra theo khí thải, nước thải hoặc nước làm nguội máy thoát ra môi trường Ðiều này không chỉ gây lãng phí năng lượng tài nguyên, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Hiện này, với sự phát triển của các thiết bị khoa học công nghệ thì việc thu hồi lại nhiệt lượng bị mất cũng trở nên dễ dàng hơn Điều này không chỉ giúp năng lượng từ các nguồn tài nguyên được khai thác hiệu quả mà còn giúp giảm gánh nặng đối với vấn đề ô nhiễm môi trường Mặt khác, nếu tận dụng triệt để nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng CO2 và SO2 cùng các chất khí độc hại do công nghiệp sinh ra có thể giảm từ 50-80%.23

Ba là, nhóm chuyển hóa năng lượng của chất thải thành điện năng Điện năng được

định nghĩa là năng lượng do dòng điện tải trên các mạch điện, dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong sản xuất và sinh hoạt Năng lượng điện từ rác thải, còn được gọi là24 năng lượng từ chất thải, là năng lượng được chuyển đổi từ chất thải rắn (như rác thải đô thị, rác thải công nghiệp) thông qua các quá trình như đốt cháy hoặc quá trình khí hóa sinh học Quá trình đốt cháy rác thải là quá trình mà chất thải được đốt cháy trong các nhà máy xử lý rác thải để tạo ra nhiệt, sau đó nhiệt này được sử dụng để sản xuất hơi nước, và hơi nước này sau đó được dùng để vận hành các máy phát điện Khí thải từ quá trình này có thể được xử lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trước khi thải ra không khí Quá trình khí hóa sinh học là quá trình mà chất thải hữu cơ được chôn lấp trong các khu vực rác thải để vi khuẩn thực hiện phân hủy Trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ bị phân hủy tạo ra khí sinh học, chủ yếu là methane (biogas) và CO2 Khí sinh học này có thể được thu gom và sử dụng để sản xuất năng lượng điện thông qua việc đốt cháy hoặc sử dụng thông qua máy phát điện

1.3 Ý nghĩa của việc thu hồi năng lượng từ chất thải

22 GS Hoàng Phê (chủ biên) (2018), tlđd, tr.719.

23http://www.polytee.com.vn/thu-hoi-nhiet-de-tiet-kiem-nang-luong, truy cập ngày 14/3/2024.24

Trang 15

1.3.1 Đối với môi trường

Hiện nay, do lượng lớn chất thải do con người tạo ra mỗi ngày xâm nhập vào môi trường, những tác động bất lợi của ô nhiễm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hệ sinh thái trên thế giới Ghi chú Hành động của UNEP hiện thị tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, tác động đến sức khỏe của của người và nỗ lực của mỗi quốc gia để giải quyết vấn đề này Trước tình hình chung của thế giới thì ô nhiễm môi trường cũng đang25 là hồi chuông đỏ đáng báo động ở Việt Nam Cùng với mật độ dân số ngày càng cao, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển chất lượng môi trường sống càng suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải Do đó, việc thu hồi năng lượng từ chất thải26 đóng vai trò quan trọng đối với môi trường

Thứ nhất, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do lượng chất thải ngày càng tăng Bằng cách chuyển đổi chất thải thành năng lượng, chúng ta có thể giảm được lượng chất thải phát sinh và cần phải đưa đi xử lý như đốt cháy hay chôn lấp Các bãi chôn lấp luôn tồn tại nguy cơ không hợp vệ sinh gây ra ô nhiễm môi trường hay việc đốt cháy chất thải còn là tác nhân gây ô nhiễm không khí Do đó, việc sử dụng rác thải để chuyển đổi thành năng lượng không những góp phần giảm áp lực lên các bãi rác, các biện pháp xử lý thủ công mà còn giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường tự nhiên từ việc xử lý chất thải.

Thứ hai, tạo nguồn năng lượng tái tạo Thu hồi năng lượng từ chất thải có thể tạo ra nguồn năng lượng tái tạo như điện, nhiên liệu sinh học hoặc khí đốt sinh học Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng từ các nguồn không tái tạo như than đá hoặc dầu mỏ, giảm lượng khí thải carbon dioxide phát ra vào môi trường.

Thứ ba, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Hiện nay, năng lượng đang dần cạn kiệt ở mức báo động, trong khi đó, chất thải ẩn chứa một tiềm năng không nhỏ để tái chế, tái sử dụng Thay vì phải tận dụng nguồn năng lượng từ các nguồn tự nhiên như dầu mỏ hoặc than đá, hay khai thác nguồn tài nguyên mới thì việc thu hồi năng lượng từ chất thải giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên và giảm áp lực đối với môi trường Ví dụ như việc dùng rác sản xuất viên đốt RPF (nhiên liệu từ nhựa và giấy thải) được ứng dụng rộng rãi trên thế giới nhằm thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch như than đá, than cốc bởi chúng rẻ hơn rất nhiều và thân thiện với môi trường 27

Thứ tư, giảm hiệu ứng nhà kính Quá trình đốt rác và xử lý chất thải thông thường28 sẽ phát sinh ra nhiều chất khí độc hại như metan hay carbon dioxide Tuy nhiên, việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng thường đi kèm với quá trình sản xuất khí đốt sinh 25Air Pollution Note – Data you need to know (unep.org), truy cập ngày 15/3/2024.

26https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-nhung-van-de-moi-truong-cap-bach-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap, truy cập ngày 02/3/2024.

27https://congthuong.vn/tai-che-rac-thai-thanh-nang-luong, truy cập ngày 14/3/2024.

28https://tnmt.danang.gov.vn/thong-tin-chuyen-nganh/chi-tiet- nhieu bien phap giam phat thai khi nha kinh, truy

Trang 16

học hoặc khí đốt hữu cơ Điều này giúp giảm lượng khí thải phát ra vào môi trường, đồng thời cũng giảm nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu

Tóm lại, thu hồi năng lượng từ chất thải không chỉ giúp giảm lượng chất thải được thải ra mỗi ngày mà còn tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm khí hại gây hại cho môi trường, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển một trường bền vững.

1.3.2 Đối với kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển bền vững, việc thu hồi năng lượng để sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế có tính khôi phục và tái tạo mạnh mẽ.

Thứ nhất, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải Thay vì phải chi trả cho việc vận chuyển và xử lý chất thải, việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng có thể giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chất thải Bằng cách chuyển đổi chất thải của họ, các công ty có thể giảm chi phí mua nguyên liệu thô mới Phục hồi năng lượng làm cho nó có thể tiến tới một mô hình tự cung tự cấp hơn bằng cách giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào các nguồn năng lượng bên ngoài.

Thứ hai, tăng cường an ninh năng lượng Việc sử dụng nguồn năng lượng từ chất thải giúp giảm nguy cơ cho các quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia khác Điều này có thể tăng cường an ninh năng lượng và giảm rủi ro liên quan đến biến động giá năng lượng trên thị trường thế giới.

Thứ ba, tạo ra cơ hội việc làm Việc phát triển các dự án thu hồi năng lượng từ chất thải tạo ra cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp mới, bao gồm ngành công nghiệp tái chế, công nghiệp môi trường và sản xuất năng lượng tái tạo Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động Việc thúc đẩy các nguồn năng lượng xanh cải thiện triển vọng cho các thế hệ tương lai bằng cách đảm bảo cung cấp năng lượng và chất lượng cuộc sống.

Thứ tư, tăng cường phát triển bền vững Năng lượng là yếu tố quan trọng được xem xét trong các cuộc thảo luận về phát triển bền vững Vì vậy việc phát triển bền vững đòi29 hỏi một nguồn cung cấp năng lượng tái tạo sạch và giá cả phải chăng mà không gây ra các tiêu cực đến xã hội Chính vì vậy công nghệ thu hồi năng lượng từ chất thải được30 hình thành, mang tính chuyển tiếp phần lớn, cho phép nhà sản xuất chất thải nguyên vật liệu thoát khỏi bãi chôn lấp trong khi xã hội theo đuổi nền kinh tế tuần hoàn với phạm vi rộng hơn bằng cách di chuyển tỉ lệ chất thải ngày càng tăng trong hệ thống phân cấp chất 29 Chương trình nghị sự 2030 được các nước thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 vớitrọng tâm là 17 mục tiêu phát triển (SDGs), trong đó năng lượng là trọng tâm của nhiều Mục tiêu phát triển bềnvững, Energy is at the heart of the sustainable development agenda to 2030 – Analysis - IEA, truy cập ngày17/3/2024.

30 Richa KoThari, V.V Tyagi, Ashish Pathak (2010), Waste to energy: A way from renewable energy sources to

Trang 17

thải Việc tạo ra ra năng lượng và đưa năng lượng đó là trở lại chu trình sản xuất là một thành phần thiết yếu, bổ sung của sự chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn,phát triển bền vững cũng như tăng cường sức khỏe của môi trường và cộng đồng

1.3.3 Đối với sức khỏe con người

Thứ nhất, giảm ô nhiễm không khí Các chất thải khí phát sinh từ quá trình phân hủy, lên men, hoặc thối rữa tạo ra mùi khó chịu, tác động tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của con người Việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng giúp giảm lượng khí thải độc hại được phát ra vào môi trường, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như bệnh phổi, hen suyễn, và các vấn đề hô hấp khác.

Thứ hai, giảm ô nhiễm nước Các chất thải có thể gây ô nhiễm nước uống và nước sinh hoạt, đặc biệt là chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất tiềm ẩn ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng con người Việc quản lý chất thải một cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ các chất ô nhiễm hóa học có trong rác thải Điều này giúp bảo vệ nguồn nước ngầm và nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn cho việc sử dụng nước sinh hoạt và nước uống.

Thứ ba, giảm rủi ro sức khỏe do vi khuẩn, virus Các loại vi trùng gây bệnh ủ trong rác thải, khi có các vật chủ trung gian tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…và nhiều loại ký sinh trùng sẽ gây bệnh cho người và gia súc Sử dụng31 phương pháp xử lý và tái sử dụng chất thải giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus và các loại sinh vật gây bệnh trong môi trường Điều này giảm nguy cơ lây nhiễm và các bệnh liên quan đến nước và thức ăn bị ô nhiễm.

Thứ tư tăng cường sức khỏe cộng đồng Các chất thải ra ngoài môi trường xung quanh gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là đến trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai Ví dụ như ô nhiễm kim loại nặng trong đất gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em Việc giảm ô nhiễm môi trường và nguy cơ mắc32 các bệnh liên quan đến ô nhiễm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao và điều kiện sống kém.

Thứ năm, giảm nguy cơ tai nạn lao động Hầu hết chất thải hiện nay được xử lý theo hai phương pháp đốt cháy và chôn lấp Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều tiềm ẩn nguy hiểm như cháy nổ hay các tai nạn khác khi tiếp xúc chất thải theo phương pháp thủ công thô sơ Do đó, việc thu hồi năng lượng từ chất thải với quá trình công nghiệp hoặc công nghệ an toàn hơn sẽ giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động cho nhân viên tham gia trong quá trình xử lý và tái chế chất thải.

31https://laodong.vn/suc-khoe/giat-minh-nhung-can-benh-nguy-hiem-co-the-mac-khi-song-chung-voi-rac, thamkhảo ngày 12/3/2024.

32https://laodong.vn/suc-khoe/giat-minh-nhung-can-benh-nguy-hiem-co-the-mac-khi-song-chung-voi-rac, thamkhảo ngày 12/3/2024.

Trang 18

Tóm lại, việc thu hồi năng lượng từ chất thải không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và kinh tế xã hội mà còn có tác động tích cực đối với sức khỏe con người, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Tiểu kết chương 1

Chất thải luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia Mỗi năm, lượng rác thải ra ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường, con người và kinh tế - xã hội Vì vậy, việc xử lý chất thải là vấn đề quan trọng, trong đó thu hồi năng lượng từ chất thải là phương pháp tối ưu và mang đến nhiều lợi ích Các chất thải sẽ thông qua các quy trình kỹ thuật tạo ra các năng lượng khác nhau, vừa giải quyết vấn đề khối lượng chất thải khổng lồ, vừa tạo ra nguồn năng lượng bền vững Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề xoay quanh thu hồi năng lượng từ chất thải vẫn chưa thống nhất, chưa có các hệ thống phương pháp cụ thể Để có thể tối ưu hóa áp dụng các biện pháp này, trước tiên chúng ta cần xây dựng những quy phạm pháp luật chặt chẽ, làm tiền đề để thực tiễn hóa phương pháp thu hồi năng lượng từ chất thải ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI NĂNG LƯỢNG TỪ CHẤT THẢI,THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 Pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

Trong thế giới hiện đại, đứng trước thực trạng suy kiệt về nguồn tài nguyên năng lượng thiên nhiên khiến cho các quốc gia lâm vào khó khăn như một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, và giá một gallon xăng ở Mỹ đã tăng vọt thì các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này đã trở thành mối quan tâm33 hàng đầu Trong đó, việc thu hồi năng lượng từ chất thải ngày càng nhận được sự quan tâm từ các cơ quan có thẩm quyền trong nhà nước, các doanh nghiệp và người dân Đây sẽ là một giải pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên toàn cầu đã chuyển đổi từ việc xử lý chất thải theo cách truyền thống sang việc tái chế và tái sử dụng, tận thu nguồn năng lượng có trong chất thải để tạo ra nguồn năng lượng tuần hoàn Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng rác thải hàng năm đã tăng lên con số 2 tỷ tấn chất thải rắn đô thị (MSW) mỗi năm, và dự kiến đạt 3,4 tỷ tấn vào năm 2050 Lượng rác thải sinh hoạt mà Việt Nam thải ra môi trường mỗi ngày là 60.000 tấn, trong đó trên 70% lượng rác thải này được chôn lấp không hợp vệ sinh gây ra ô nhiễm môi trường Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi34 trường của Quốc hội nêu rõ “Phần lớn các thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt đều có thể tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và chôn lấp” và trong đó có khoảng 20% là 33 Bộ Công thương Việt Nam, Khủng hoảng năng lượng bao trùm thế giới - Hậu quả có thể kéo dài nhiều năm,

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nang-luong/khung-hoang-nang-luong-bao-trum-the-gioi-hau-qua-co-the-keo-dai-nhieu-nam.html, truy cập ngày 29/3/2024.

34 Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, Góc nhìn: Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam - Thực trạng và giải

Trang 19

chất thải có thể tái chế; 60% chất thải hữu cơ có thể làm compost, phân vi sinh, biogas còn lại là chất thải khác có thể đem thiêu đốt thu nhiệt hoặc chôn lấp.

Ngày 14/12/2022, Việt Nam vừa trở thành quốc gia thứ ba đạt được thỏa thuận Quan hệ đối tác về Chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP) Đây là chương trình hợp tác của Chính phủ Việt Nam cùng với các quốc gia Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Italia, Canada, Nhật Bản, Na Uy, Đan Mạch và Liên minh châu Âu (EU) với mục tiêu đạt phát thải ròng về “0” vào năm 205035.Với sự cam kết hỗ trợ của nhóm các nước đối tác trong JETP, chúng ta có lý do để tin rằng, với sự phát triển khoa học công nghệ cùng nguồn vốn tài trợ dồi dào, vấn đề thu hồi năng lượng từ chất thải sẽ phát triển mạnh mẽ, từ đó các tác động tiêu cực đến môi trường sẽ được giảm thiểu Với mục tiêu đó thì chắc chắn Việt Nam phải có những chính sách pháp luật quy định rõ ràng về thu hồi năng lượng từ chất thải Vậy pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về vấn đề này?

2.1.1 Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thu hồi năng lượng từ chất thải Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, việc quản lý và thu hồi năng lượng từ chất thải được quy định trong một số văn bản quy phạm như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và một số văn bản khác Các chủ thể chính có trách nhiệm trong thu hồi năng lượng từ chất thải được luật định bao gồm Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương; Chủ nguồn chất thải; Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải Dưới đây là một số trách nhiệm mà pháp luật Việt Nam quy định cho từng chủ thể trên.

Thứ nhất là nhà nước Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách, quy định pháp luật nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc thu hồi năng lượng từ chất thải Cụ thể, theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì “Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.”36 Bên cạnh đó, Nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó có công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng Thực hiện chính sách kinh tế tuần hoàn37 nhằm mục đích vừa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường đã đưa ra một 35 Tổng cục Môi trường, Đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ Viê —t Nam 15,5 tỷ Đô la trong chuyển dịch năng lượng,

http://vea.gov.vn, truy cập ngày 22/3/2024.36 Khoản 5 Điều 72 Luật Bảo vệ Môi trường 2020.37

Trang 20

trong ba tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn là hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường , trong đó có đề cập đến vấn đề về thu hồi năng lượng từ38 chất thải Đồng thời, Chính phủ cũng cần phải đảm bảo việc thực hiện, giám sát và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cá nhân, tổ chức, Việc xây dựng các khung pháp lý và chính sách hỗ trợ, ưu đãi khuyến khích các tổ chức và cá nhân thực hiện thu hồi năng lượng từ chất thải để hạn chế lượng chất thải thải ra, gây ra tác động xấu đến môi trường Mở rộng tầm nhìn sang thế giới, ta có thể thấy có rất nhiều quốc gia đã làm tốt trong việc ban hành những chính sách, đạo luật nhằm quản lý các vấn đề liên quan đến xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu về lĩnh vực này khi đưa ra rất nhiều các đạo luật để thúc đẩy việc xử lý chất thải Các đạo luật được ban hành có thể kể đến là Đạo luật cơ bản để thiết lập xã hội tuần hoàn vật chất Dưới đó có hai luật quan trọng là: Luật quản lý chất thải và Luật Thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả Luật quản lý chất thải của Nhật Bản quy định về vấn đề kiểm soát phát sinh39 chất thải, cơ chế xử lý và vận hành quản lý chất thải phù hợp, thiết lập những quy chuẩn về chất thải Luật Thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu quả được đưa ra nhằm khuyến khích sử dụng vật liệu dễ dàng tái chế, quy định về vấn đề phân loại chất thải tại nguồn và sử dụng hiệu quả tài nguyên Năm 2018, Chính phủ Australia cũng đã ban hành “Chính sách xử lý chất thải quốc gia - Càng ít rác thải, càng nhiều tài nguyên” thể hiện quan điểm về một nền kinh tế tuần hoàn, chuyển từ “lấy, thực hiện, sử dụng” thành cách tiếp cận theo vòng đời, chu trình, mục tiêu duy trì giá trị tài nguyên càng lâu càng tốt Năm40 nguyên tắc được áp dụng để làm cơ sở cho việc quản lý, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải ở Úc bao gồm: (i) Tránh lãng phí; (ii) Cải thiện phục hồi tài nguyên; (iii) Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế; (iv) Quản lý tốt chất thải; (v) Cải thiện hệ thống thông tin Đáp ứng năm nguyên tắc này, nền kinh tế tuần hoàn ở Australia sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh chóng.

Thứ hai là chủ nguồn chất thải Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chủ nguồn chất thải có thể bao gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường; và chủ nguồn chất thải nguy hại Trách nhiệm của chủ nguồn chất thải được đề cập tại điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm có “trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý41”.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp không chuyển giao chất thải cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý thì có thể tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Trang 21

(1) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

(2) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;

(3) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan 42

Đối với việc quản lý chất thải nguy hại, pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại bao gồm:

(1) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;

(2) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

(3) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý

Với cách quy định trách nhiệm tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải của chủ nguồn chất thải của Việt Nam, các cơ sở kinh doanh, sản xuất có thể dễ dàng thực hiện linh hoạt giữa hai phương án Một là chủ nguồn chất thải đó sẽ thực hiện hoạt động xử lý lượng chất thải do chính cơ sở đó làm phát sinh và thu hồi năng lượng, hai là chủ nguồn chất thải có thể lựa chọn chuyển giao chất thải qua cho các cơ sở có giấy phép phù hợp để thực hiện hoạt động xử lý chất thải này thay cho chủ nguồn chất thải Tuy nhiên, việc quy định khá mở và linh hoạt như vậy sẽ khiến cho một số doanh nghiệp chưa hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của họ đối với việc xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải Ở Nhật Bản, về vấn đề xử lý chất thải, các nhà hoạt động kinh doanh phải có trách nhiệm tuân thủ việc xử lý rác thải phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình43 Các doanh nghiệp phải liên kết với các cơ quan chính quyền để cố gắng giảm lượng chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình Đây chính là một yếu tố chưa được thể hiện rõ ràng trong các quy định pháp luật ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ chú trọng việc xử lý chất thải mà quên mất là điều cần thực hiện trước đó là làm giảm lượng rác thải.

Với mục đích hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn, Nghị định 08/2022/NĐ-CP cũng quy định một số các biện pháp mà Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần phải thực hiện tại Khoản 2 Điều 138 Một trong số đó là giảm chất thải phát 42 Khoản 4 Điều 82 Luật Bảo vệ Môi trường 2020.

43

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w