Đây là công cụ đảm bảo cho việc thực hiện thuế được đầy đủ, chính xác, hiệu quả, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp và đảm bảo công bằng về nghĩa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT
Trang 22
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Để bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, phát triển bền vững và hội nhập tích cực Trongtình hình kinh tế quốc tế hiện nay, việc hoàn thiện chính sách tài chính, đặc biệt là hệthống chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân là rất cần thiết để thực hiện tốthơn nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, đồng thời cũng có thể giải quyết tốt các mối quan hệkhác nhau giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng và công bằng xã hội vàgiảm nghèo
Ở các nước phát triển, sắc thuế thu nhập cá nhân đã xuất hiện khá lâu và đang thựchiện phổ biến tại hầu khắp các nước trên thế giới Trong tổng thu ngân sách nhà nước, tỉtrọng của thuế cá nhân đối với tổng thu ngân sách nhà nước chiếm khá cao khoảng 30 –40%, có khi trên 50% ở Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Autralia, New Zealand và các quốc giađang phát triển như Thái Lan, Philipin chiếm khoảng 15 – 30% Chính sách thuế thunhập cá nhân là chính sách thuế có nội hàm phức tạp nhất đối với ngành thuế và vấn đềquản lí thuế thu nhập cá nhân được xem là vấn đề cấp bách đối với mọi quốc gia Bởi
vì, thuế không chỉ gắn với nội dung quy định của chính sách thuế mà còn gắn với môitrường chính trị, kinh tế, văn hoá khi chính sách thuế được áp dụng thực hiện
Vì vậy, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân luôn cótính chất đặc biệt, đặc biệt tập trung vào Việt Nam Từ năm 1990, hệ thống chính sáchthuế của Việt Nam bắt đầu cải cách toàn diện, việc ban hành Luật Quản lý thuế Năm
2006 đánh dấu bước đầu hoàn thiện công tác quản lý thuế tổng thể, đặc biệt là quản lýthuế thu nhập cá nhân Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 banhành ngày 21/11/2007 Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, dựa trên Quy định số 1Nghị định 35/2001/PL-UBTVQH10 về thuế thu nhập đối với nhóm thu nhập cao(19/05/2001) Sau gần 10 năm thực hiện, Luật thuế thu nhập cá nhân đã được sửa đổi,
bổ sung vào năm 2012, 2014, bổ sung một số quy định nhằm tiếp tục hoàn thiện Luậtthuế thu nhập cá nhân, bảo đảm phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội Đảm bảo côngbằng trong điều chỉnh thu nhập cho mọi tầng lớp xã hội Đảm bảo huy động hợp lý thunhập của người dân và khuyến khích mọi người
Hiện nay, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung còn bộc lộ một số hạnchế, bất cập như chính sách chồng chéo, việc thực thi chính sách chưa hiệu quả, hiệuquả của cơ quan quản lý chưa cao, việc thực thi chính sách còn cồng kềnh, kiểm soát vàcòn tồn tại vấn đề trong việc công khai chính sách thuế thu nhập cá nhân tới các tổchức, cơ quan Vai trò của cá nhân trong xã hội chưa mạnh, việc tin học hóa quản lý
3
Trang 4thuế thu nhập cá nhân chưa được hoàn thiện gây nhiều bất tiện cho người dân, khi ngườidân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế làm giảm hiệu quả của chính sách thuế thu nhập cánhân trong cộng đồng.
Dựa trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng thi hành phápluật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam cũng như từ nhiều vấn đề phát sinh trongthực tế về việc thi hành pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân Chúng tôi quyết địnhnghiên cứu đề tài: “ Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” để khắc phụcnhững hạn chế, tồn tại bất cập trên
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về vấn đề Pháp luật quản lý thuế thu nhập cánhân và các chính sách thuế tại Việt Nam là khá phổ biến, có thể nêu ra một số côngtrình nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Luận văn thạc sĩ: “ Quản lí thuế thu nhập cá nhân ở cục thuế tỉnh Hà Nam” Năm
2016 của tác giả Nguyễn Văn Nam
+ Luận văn thạc sĩ Luật học: “ Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở ViệtNam - thực trạng và giải pháp.” Năm 2015 của tác giả Trần Thị Thu Huyền
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Tuyết Minh (2009) với đề tài: “Thanh tra, kiểm traThuế TNCN ở Chi cục Thuế quận Ba Đình”
+ Bài viết: Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay vàphương hướng hoàn thiện của ThS Trần Vũ Hải, đăng trên Tạp chí Luật học số10/2007
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế: “ Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập thuế cánhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” Năm 2013 do tác giả Trần Công Thành viết.+ Luận văn thạc sĩ Luật học: “ Pháp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân trong hoạtđộng chuyển nhượng bất động sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” Năm 2020 của tác giả
Lê Thị Diệu Linh
Các đề tài nghiên cứu trên đã nêu lên được những thành công và chỉ ra được hạn chếtrong háp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân, đồng thời cũng đưa ra được những giảiPpháp nhằm hoàn thiện hơn về háp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.PNhìn chung, Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không còn mang tính chất cập nhật, do vậy
mà nó không thể phản ánh được những vấn đề phát sinh hiện nay Bộ máyp pháp luậtquản lí thuế nói chung và quản lí thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã có những thay đổihoàn thiện hơn để phù hợp với tình hình phát hiện hiện nay của đất nước Vì thế màTuynhiên , những công trình nghiên cứu trước đây không còn mang “ tính thời sự” nữa Và
4
Trang 5hơn thế, từ khi có Luật số 71/2014/QH13 thì đã không có nhiều các bài nghiên cứu sâu
về đề tài Pháp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Dựa trên những đóng góp của các dự án nghiên cứu trước đây về Luật thuế thu nhập,công trình này tiếp tục giải quyết các vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc áp dụngPháp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn này Từ đó, chúng tôi đề xuấtcác giải pháp giúp đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và phápluật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1 Mục đích của đề tài.
Dựa trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật vềquản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam so với pháp luật quản lí thuế thu nhập cánhân của các nước trên thế giới Từ đó, đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phụcđược những hạn chế, những tồn tại bất cập để hoàn thiện được các quy định pháp luật
về quản lí thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hơn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Để có thể đạt được mục đích trên, ta cần làm các nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đềsau đây:
+ Đầu tiên đó là tìm hiểu những vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân vàpháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân
+ Thứ hai đó là đưa ra thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân và thựctiễn thực hiện tại Việt Nam
+ Cuối cùng đó là kết luận và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản
lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay đồng thời hoàn thiện các quy định về chủthể tham gia quản lý thuế thu nhập cá nhân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu về các quy định, các vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân
và pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân
+ Nghiên cứu về thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân và thực tiễnhiện nay tại Việt Nam từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục những hạn chếvướng mắc về pháp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
5
Trang 6+ Về nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập chung vào giải quyết các vấn đề lýluận và thực tiễn pháp lý về pháp luật quản lí thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam Từ
đó, đưa ra được những giải pháp giải quyết các vấn đề pháp luật về quản lí thuế thunhập cá nhân đồng thời nâng cao hiệu quả quản lí thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.+ Về không gian và thời gian nghiên cứu: Công trình nghiên cứu các vấn đề về phápluật quản lý thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhântrên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian 10 năm (từ năm 2013-2022)
5 Câu hỏi nghiên cứu.
+ Những vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân là gì?
+ Những vấn đề lý luận pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân là gì?
+ Thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam là gì?
+ Hãy nêu những thực tiễn thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam?+ Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và bất cập trong pháp luật quản lý thuế thunhập cá nhân là gì?
+ Những phát hiện thông qua nghiên cứu là gì?
+ Từ đó hãy nêu ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cánhân ở Việt Nam?
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận được sử dụng để thực hiện đề tài này là phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin
Phương phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
+ Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là sử dụngphương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, + Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: nghiên cứu thực tế thi hành của luậtthuế TNCN thông qua các số liệu, thống kê thu thập được
+ Phương pháp hệ thống: xem pháp luật về thuế TNCN là một bộ phận cấu thành củapháp luật về thuế đã được nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh: Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam vàpháp luật nước ngoài về thuế thu nhập cá nhân ta sẽ rút ra những kinh nghiệm và nhữngbài học nhằm chỉnh sửa các quy định pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộicủa nước ta nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại ViệtNam
Mặc dù các phương pháp được lựa chọn và ưu tiên dựa trên nội dung nghiên cứunhưng điều này không có nghĩa là quá trình nghiên cứu chỉ diễn ra độc lập Các tác giả
6
Trang 7pháp… 96% (224)
240
Ppnckh N10 - Nghiên cứu các nhân tố ản…Phương
pháp… 100% (19)
66
Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến…Phương
pháp… 96% (46)
62
Bài thảo luận Ppnckh
- Nghiên cứu các…Phương
pháp… 100% (13)
68
Trang 8áp dụng cách tiếp cận tổng hợp, toàn diện về nội dung trong những tình huống, điềukiện cụ thể, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu đề ra.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Về mặt lý luận, bài viếtbài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý thuếthu nhập cá nhân và cơ chế điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động quản lý thuế thu nhập
cá nhân
Về mặt thực tiễn, đề tài nàynghiên cứu cung cấp thông tin về hiệu quả quản lý thuếthu nhập cá nhân tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân và đạt hiệu quả tối đa Cácgiải pháp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế về quản lý thuế thu nhập cá nhân tạiViệt Nam, có tính thực tiễn và có thể tham khảo cho các đơn vị khác trong cùng hệthống trong khu vực
8 Kết cấu của đề tài.
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt vàdanh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về
quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thực
hiên tại Việt Nam
Chương 3: Kết luận và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam
LẦN SAU CĂN CHỈNH VĂN BẢN ĐÚNG QUY ĐỊNH MỚI GỦI CHO CÔ NHÉ CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Khái quát về quản lý thuế thu nhập cá nhân.
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân.
PHẦN DƯỚI EM ĐANG NÓI TỚI LỊCH SỬ RA ĐỜI CHỨ ĐÂU PHẢI KHÁI NIỆM?
Các văn bản quy định như nào?
Quan điểm của các tác giả như nào?
Đây là phần lý luận chứ ko phải phần phân tích luật thực định
7
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT…Phương
pháp… 96% (26)
52
Tiểu luận phương pháp nghiên cứu…Phương
pháp… 93% (76)
40
Trang 9Thuế thu nhập cá nhân ra đời từ rất lâu trong lịch sử thuế khóa và được coi là loại thuế quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội Theo nhiều nguồn tài liệucho thấy nó được ra đời lần đầu tại Anh vào năm 1799 như một nguồn thu tạm thời nhằm trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng kể từ năm
1942 Sau đó, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân dần được các nước lớn mạnh thời bấygiờ áp dụng như Nhật (1887), Đức (1899), Mỹ (1913), Pháp (1914), Liên Xô
(1922), và hiện nay nó đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu, được hơn 180 nước trên thế giới áp dụng và Việt Nam cũng là một trong số đó
Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập cá nhân là thuế lợi tức lương bổng năm
1962 , Ssau đó từ năm 1972 được chuyển thành thuế thu nhập cá nhân Ủy ban thường,
vụ Quốc hội lần đầu tiên thông qua “Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao” vào ngày 27/12/1990 và chính thức có hiệu lực ngày 01/04/1991 Pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và cuối cùng được thay thế bằng Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 Hệ thống văn bản bao gồm 03 Luật (Luật số 04/2007/QH12; Luật số 26/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13); 03 Nghịđịnh hướng dẫn; 02 văn bản hợp nhất và 08 Thông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính ban hành Đứng trước yêu cầu của sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó
đã trải qua các lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2012, năm 2014 và hiện vẫn đang còn hiệu lực pháp luật
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư, kinh doanh và các loại thu nhập khác của cá nhân Những người có thu nhập cao phải trả mức thuế cao hơn so với những người có thu nhập thấp.Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007:
1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 3 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 3 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
2 Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc cónhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn
3 Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại mục (2) điều này
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân.
8
Trang 10Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng là lĩnh vực quản
lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước Vì vậy, để hiểu rõ bản chất khái niệm thế nào là quản lý thuế thu nhập cá nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”
là gì
- Về khái niệm quản lý:
Xuất phát điểm của các ngành khoa học khác nhau thì quan điểm về định nghĩa quản
lý sẽ được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau Theo thuật ngữ pháp lý, “
Dưới góc độ nghiên cứu của C.Mác thì “
Nhưngtheo cách tiếp cận của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý thì “
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu chung “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý để thực hiện được mục tiêu quản lý”
- Về khái niệm quản lý thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Quản lý thuế (Tax management) là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân cóliên quan trong quá trình thu, nộp thuế Bao gồm cả việc xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật về thuế, xác định phương pháp và công cụ quản lý hành thu một cách đúng đắn, hiệu quả Có thể nói, quản lý thuế là quá trình cơ quan quản lý tác động đến người nộp thuế nhằm đảm bảo họ chuyển giao nguồn tài chính của mình vào quỹ ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế Nội dung quản lý bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế; khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ; quản lý thông tin NNT; quản lý hóa đơn, chứng từ; thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế,
Từ khái niệm chung, có thể xác định rằng bản chất và cách tiếp cận khái niệm quản
lý thuế thu nhập cá nhân cũng giống như khái niệm quản lý thuế Quản lý thuế thu nhập
cá nhân là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp quản lýtác động lên quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý làm cho chúng vận động theođúng quỹ đạo mong muốn của các nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của quản lýthuế thu nhập cá nhân ĐOẠN DƯỚI LÀ ĐẶC ĐIỂM HAY CÁI GÌ VẬY EM ƠI ????NẾU LÀ ĐẶC ĐIỂM THÌ CẦN ĐÁNH MỤC THỨ 2, MỤC NÀY LÀ QUẢN LÝ
9
Trang 11THUẾ TNCN THÌ ĐẶC ĐIỂM EM NÊU LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TNCN HAYĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TNCN NHÓM ĐỂ Ý NỘI DUNG PHẢI ĐI THEO NỘIDUNG CỦA MỤC LỤC
+ Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu
Thuế TNCN là thuế trực thu do người chịu thuế cũng là người nộp thuế và khó có thểchuyển gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác Việc nộp thuế được tiến hành từ việckhấu trừ trực tiếp từ thu nhập của cá nhân đó mà không thông qua hành vi tiêu dunghoặc chỉ thể trung gian khác Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì
nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hếtmọi cá nhân trong xã hội Thuế TNCN được điều tiết trực tiếp vào thu nhập, tài sản của
cá nhân có xem xét tình trạng, hoàn cảnh, điều kiện, khả năng đóng góp của người nộpnên giảm bớt được sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp dân cư.+ Thứ hai, thuế TNCN có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân
Con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau Mục đích của việc phânloại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khácnhau cũng như đặt ra các cơ chế hành thu hiệu quả Thông thường thu nhập chịu thuếphải là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực tế phát sinh, có tính phổ biến và Nhànước có thể kiểm soát được Như vậy, pháp luật thuế thu nhập mới đảm bảo được tínhkhả thi, công bằng và đảm bảo được nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.+ Thứ ba, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suấtlũy tiến từng phần
Thuế suất lũy tiến được hiểu là việc áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhómđối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế Theo đó, hiện nay thuế TNCNchủ yếu được áp dụng thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và thunhập từ kinh doanh Thuế thu nhập cá nhân thường mang tính chất lũy tiến cao Vì thếthu nhập cá nhân đánh theo nguyên tắc khả năng trả thuế và thuế suất của nó thườngđược thiết kế theo biểu lũy tiến từng phần nhằm đảm báo tính công bằng giữa các đốitượng trả thuế Việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vìphần thu nhập tăng lên càng cao thì phải tính thuế suất càng cao
+ Thứ tư, thuế TNCN là loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp
Đặc điểm này của thuế TNCN được thể hiện ở các quy định về thu nhập chịu thuế,thu nhập chịu thuế không thường xuyên thay đổi theo biến động của nền kinh tế trongtừng thời kỳ Ngoài ra, các quy định như giảm trừ gia cảnh, về mức thuế suất cũng cónhững sự thay đổi linh hoạt do thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân nên cótác động lớn đến mức sống của dân cư và chịu ảnh hưởng bởi giá cả thị trường
10
Trang 12Đặc điểm này của thuế TNCN được thể hiện ở các quy định về thu nhập chịu thuế, thunhập chịu thuế không thường xuyên thay đổi theo biến động của nền kinh tế trong từngthời kỳ Ngoài ra, các quy định như giảm trừ gia cảnh, về mức thuế suất cũng có những
sự thay đổi linh hoạt do thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân nên có tácđộng lớn đến mức sống của dân cư và chịu ảnh hưởng bởi giá cả thị trường
+ Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế TNCN bao gồm các văn bản phápluật quốc gia và luật quốc tế
Hầu hết thuế TNCN của các quốc gia trên thế giới không chỉ áp dụng với công dânnước mình mà còn áp dụng đối với người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinhtrên lãnh thổ quốc gia đó Để tránh được tình trạng thu thuế hai lần trên một đối tượngchịu thuế, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa các quốc gia và cũng
là nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế TNCN
1.2 ĐÂU???
1.2.1 Khái niệm pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân
THẾ NÀO LÀ KHÁI NIỆM???
MỤC NÀY KO NÓI TỚI THẨM QUYỀN HAY TRÌNH TỰ
Pháp luật về quản lý thuế TNCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật được Nhà nước
để ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý thuế thu nhập cánhân
Khoản 2 – Điều 2 Luật quản lý thuế 2019 nhận định các chủ thể tham gia quản lý thuế bao gồm:
+ Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.+ Cơ quan hải quan: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục kiểm tra sau thông quan,Chi cục Hải quan
+ Công chức quản lý thuế: công chức thuế, công chức hải quan
+ Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Bản chất quan hệ quản lý thuế TNCN có tính chất hành chính nên các nhà làm luật rất coi trọng các quy định thủ tục hành chính Chủ thể quản lý phải đảm bảo bao quát hết các giai đoạn trong quá trình quản lý, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, bao gồm:+ Thủ tục đăng ký thuế: Tại cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền, người nộp thuế sẽ được cấp mã số thuế để quản lý
+ Thủ tục kê khai, tính thuế, nộp thuế: Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể nộp thuế, đẩy mạnh cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” đối với NNT và cơ chế “hậu kiểm” đối với cơ quan quản lý
11
Trang 13+ Thủ tục quyết toán thuế, truy thu, hoàn thuế: Đây là thủ tục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý Thực tế, có nhiều trường hợp NNT có phát sinh số thuế nộp thừa hoặc nộp thiếu, dẫn đến việc Nhà nước phải hoàn thuế hoặc truy thu thuế + Thủ tục xét miễn, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt hoặc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
+ Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp: Đây là những nội dung cụ thể của công tác quản lý cần được Nhà nước quan tâm và thể chế hóa bằng pháp luật
1.2.2 Vai trò của pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân
NHÓM VIẾT THÀNH ĐOẠN CÓ MẤY VAI TRÒ CHỨ KO LIỆT KÊ NHÉ
Thực hiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy địnhpháp luật, đưa pháp luật về quản lý thuế TNCN vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật Do đó pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quản lý thuế thu nhập cá nhân
1 Quy định và hướng dẫn: Pháp luật quy định các quy tắc và quy định liên quanđến thuế thu nhập cá nhân Nó cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách tính thuế, cáckhoản miễn thuế, các khoản giảm trừ và các quy định khác liên quan đến thuếthu nhập cá nhân
2 Thu thập thuế: Pháp luật quy định quy trình và quy định liên quan đến việc thuthập thuế thu nhập cá nhân Nó xác định các nguồn thuế, các phương pháp thuthuế và các quy định về báo cáo thuế
3 Kiểm tra và tuân thủ: Pháp luật cũng đảm bảo việc kiểm tra và tuân thủ các quyđịnh về thuế thu nhập cá nhân Nó thiết lập các cơ quan kiểm tra thuế và quyđịnh các biện pháp kiểm tra và xử lý vi phạm thuế
4 Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế: Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người nộpthuế bằng cách đảm bảo rằng quy trình thuế được thực hiện theo đúng quy định
và công bằng Nó cũng cung cấp các quyền và quyền lợi của người nộp thuế, baogồm quyền kháng cáo và quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thuế
5 Định rõ trách nhiệm và trách nhiệm của các bên liên quan: Pháp luật xác định rõtrách nhiệm và trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan thuế và các bên liênquan khác Nó đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý thuế thunhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia Hơn nữa, nócòn góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Ngoài ra, thuế thu nhập còn
12
Trang 14có tác dụng điều tiết kinh tế vĩ mô, kích thích tiết kiệm và đầu tư theo hướng có lợi cho
xã hội Khi xã hội phát triển ổn định và bền vững thì mọi người đều được hưởng lợi Do
đó, để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, pháp luật
về quản lý thuế là vô cùng cần thiết
1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân
VIẾT THEO ĐOẠN NỘI DUNG RÕ RÀNG, KO LIỆT KÊ
Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thu nộp thuế thu nhập cá nhân giữa Nhà nước với người nộp thuế Đây là công cụ đảm bảo cho việc thực hiện thuế được đầy đủ, chính xác, hiệu quả, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp và đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế
Theo Điều 4 Luật quản lý thuế, nội dung quản lý thuế bao gồm:
+ Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
+ Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế
+ Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.+ Quản lý thông tin người nộp thuế
+ Quản lý hóa đơn, chứng từ
+ Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế
+ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
+ Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
+ Hợp tác quốc tế về thuế
+ Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Cụ thể, với thực tế cơ chế NNT tự kê khai tự nộp thuế trong hoạt động quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, pháp luật quản lý thuế TNCN cần chú trọng các nội dung sau:
1 Quản lý đối tượng nộp thuế TNCN, trong đó cụ thể là xác định đối tượng nộp thuế, thông tin NNT
- Về đối tượng nộp thuế, pháp luật thuế TNCN của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay xác định đối tượng nộp thuế TNCN dựa trên hai nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc đánh thuế theo cư trú: cá nhân cư trú ở một nước phải nộp thuế với mọikhoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới, còn nếu không cư trú thì cá nhân sẽ chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh từ nước đó
13
Trang 15+ Nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập: cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở một nước đối với mọi khoản thu nhập phát sinh ở nước đó.
- Về thông tin NNT, pháp luật quy quy định cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng thông tin của NNT
2 Quản lý tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập cá nhân của NNT
Thông qua tuyên truyền để hỗ trợ NNT nhằm chuyển tài chính sách thuế đến người nộp thuế, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng dân cư, tạo lập mối quan hệ bình đẳng giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giám sát hoạt động thi hành pháp luật thuế TNCN, phát hiện các vi phạm để ngăn chặn kịp thời, xử lý vi phạm, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNCN Xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN là xem xét, quyết định ápdụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với NNT vi phạm pháp luật thuế TNCN nhằm đảm bảo tính răn đe của chế tài xử phạt, góp phần giảm thiểu vi phạm có thể xảy
1.3 Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới
- ở đây em nêu rất nhiều nước, vậy các nước quy định về khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về QLTTNCN như thế nào, em tìm và đưa vào phần khái niệm ở trên.
- Với các nước, nhóm cần thống nhất sẽ chia thành mấy ý để viết thành mấy đoạn
để tương quan PL giữa các nước thống nhất, tránh lan man
Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển và thay đổi, vấn đề thuế thu nhập
cá nhân luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của những chính trị gia mà còn người dân của mỗi nước Thuế thu nhập cá nhân không chỉ là nghĩa vụ của công nhân đối với quốc gia mà còn thể hiện định hướng phát triển của mỗi quốc gia đó Hiện nay, đã có
14
Trang 16hơn 180 quốc gia áp dụng thuế thu nhập cá nhân Mỗi quốc gia lại có những đặc điểm, quy định thuế, thuế suất và các khoản miễn giảm khác nhau Dưới đây là pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới.
1.3.1 Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ.
PHẦN NÀY NÓI TỚI PHÁP LUẬT NHƯNG CÔ KO THẤY VĂN BẢN Ở ĐÂY
LÀ VĂN BẢN NÀO????? NĂM BAO NHIÊU VÀ NGUỒN TRÍCH DẪN
Theo luật pháp Mỹ, thuế thu nhập cá nhân là thuế được tính trên tổng thu nhập của một cá nhân hoặc một hộ gia đình trong một năm tài chính Tổng thu nhập bao gồm tiềnlương, tiền công, tiền tip, tiền bán bất động sản, tiền trúng số, tiền lãi từ đầu tư… Thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ được áp dụng theo hệ thống lũy tiến, tức là mức thuế càng cao khi thu nhập càng cao Người có thu nhập thấp có thể được miễn hoặc giảm thuế, trong khi người có thu nhập cao có thể phải đóng tới 40-50% tổng thu nhập
Thuế thu nhập cá nhân của Hoa Kỳ được quản lý bởi Cục Thuế Thu Nhập Liên Bang (Internal Revenue Service - IRS) Hệ thống thuế này áp dụng trên toàn quốc và thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập của cá nhân, bao gồm thu nhập từ công việc, đầu tư, và các nguồn khác
Thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ được chia thành ba cấp: cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương Cấp liên bang là cấp cao nhất và áp dụng cho tất cả người lao động trêntoàn quốc Cấp tiểu bang và cấp địa phương là cấp thấp hơn và áp dụng tùy theo từng bang và khu vực Các tiểu bang có mức thuế cao nhất bao gồm California, Hawaii, Oregon, Minnesota và New Jersey Có một số bang và khu vực không áp dụng hoặc áp dụng rất thấp thuế thu nhập cá nhân, ví dụ như Florida
Mỹ vận hành một hệ thống thuế trên toàn thế giới Vậy nên, bất kỳ khoản thu nhập nào kiếm được với tư cách là cư dân Mỹ, dù nguồn ở trong hay bên ngoài nước Mỹ, đềuphải chịu thuế của chính phủ Mỹ Mỹ có một hệ thống thuế thu nhập cá nhân liên bang
và thuế thu nhập cá nhân của từng tiểu bang Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập của cá nhân và có các khoản miễn giảm, loại thuế và thuế suất khác nhau dành cho các mức thu nhập khác nhau Theo Bảng tính thuế thu nhập cá nhân từ Sở Thuế vụ
Mỹ, hiện tại có bảy khung thuế suất lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ,
từ 10-37% Thuế dao động giữa các tiểu bang, với tỷ lệ thường từ 0% đến hơn 13% (năm 2020) Chính quyền liên bang Mỹ áp dụng mức thuế suất cao nhằm khuyến khích công dân Mỹ tái đầu tư vào nền kinh tế
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân Mỹ bao gồm nhiều khoản miễn giảm, loại thuế và khấu trừ, như loại thuế trẻ em, loại thuế hôn nhân, và các khoản miễn giảm cho việc tiêudùng nhất định hoặc đóng góp vào quỹ hưu trí, quỹ từ thiện hay quỹ bảo hiểm
15
Trang 17Người dân Hoa Kỳ phải tự kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng năm thông qua các mẫu khai thuế của IRS Theo quy định các cá nhân đang sinh sống tại Mỹ phải tiến hànhkhai thu nhập trước ngày 15/4 với Sở thuế vụ Bên cạnh đó, đồng thời phải tiến hành khai thuế cho tiểu bang, thuế thành phố hoặc cục thuế ở địa phương Nếu người dân không tuân thủ luật thuế, họ có thể bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.2 Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Úc
PHẦN NÀY NÓI TỚI PHÁP LUẬT NHƯNG CÔ KO THẤY VĂN BẢN Ở ĐÂY
LÀ VĂN BẢN NÀO????? NĂM BAO NHIÊU VÀ NGUỒN TRÍCH DẪN
Hằng năm, những người đang đi làm ở Canada phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập
cá nhân cho Chính phủ (bao gồm cả sinh viên đang đi làm) Người nhập cư Canada cũng sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Chính phủ Canada, bao gồm các khoản thu nhập từ: Công việc, tiền lương, kinh doanh, lợi nhuận từ đầu tư và các nguồn thu thu nhập khác
Thuế thu nhập cá nhân của Úc được quản lý bởi Cơ quan Thuế Canada (Canada Revenue Agency - CRA) Theo đó, người nhập cư cần phải đăng ký mã số thuế cá nhân
và gửi tờ khai thuế hàng năm cho Cơ quan thu thuế của Canada
Canada có hệ thống thuế thu nhập cá nhân liên bang và thuế thu nhập cá nhân của từng tỉnh bang hoặc lãnh thổ Hệ thống này áp dụng thuế trên thu nhập của cá nhân, baogồm thu nhập từ công việc, đầu tư và các nguồn khác không phải từ việc làm hay kinh doanh Có nhiều mức thuế khác nhau Trong khi đó, thuế tỉnh bang là một loại thuế thu nhập được liên kết với thuế suất liên bang Ngoại lệ duy nhất là bang Quebec Quebec
áp dụng quy định khác về thu nhập chịu thuế vì Quebec tài trợ cho nhiều loại dịch vụ
mà nơi khác không có Thuế thu nhập cá nhân ở Canada sẽ do cá nhân tự khai, dù cho là
vợ hay chồng cũng sẽ không khai chung
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân của Canada cung cấp các khoản miễn giảm và loại thuế cho những người có trẻ em, người đã kết hôn, người độc thân, và những người có trách nhiệm gia đình khác Mỗi năm, người dân Canada phải khai thuế thu nhập cá nhâncủa họ thông qua việc điền vào mẫu khai thuế Ngày hạn chót để nộp khai thuế thường vào cuối tháng 4 hàng năm Nếu người dân không tuân thủ luật thuế, họ có thể bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc mất quyền lợi trong tương lai
1.3.3 Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Singapore
PHẦN NÀY NÓI TỚI PHÁP LUẬT NHƯNG CÔ KO THẤY VĂN BẢN Ở ĐÂY
LÀ VĂN BẢN NÀO????? NĂM BAO NHIÊU VÀ NGUỒN TRÍCH DẪN
16
Trang 18Theo pháp luật Singapore, tất cả thu nhập có nguồn gốc phát sinh từ lãnh thổ Singapore đều phải chịu thuế thu nhập của quốc gia này Singapore sử dụng một hệ thống thuế thu nhập cá nhân cơ bản với mức thuế thu nhập phẳng (flat tax rate) Điều này có nghĩa rằng tất cả thu nhập cá nhân được tính thuế dựa trên một mức thuế thu nhập cố định, không phân biệt giữa thuế thu nhập từ lương công việc, lợi tức đầu tư, haythu nhập khác.
Thuế thu nhập cá nhân ở Singapore được quản lý bởi Cơ quan Thuế Thu Nhập Singapore (Inland Revenue Authority of Singapore - IRAS)
Mức thuế thu nhập cá nhân tại Singapore thường rất thấp so với nhiều quốc gia khác Mức thuế thu nhập cá nhân được xác định dựa trên mức thuế thu nhập cố định, và các người nước ngoài có thể được áp dụng thuế thu nhập cá nhân thấp hơn thông qua chế độ
"Non-Resident Tax Rate."
Ở Singapore, mức thuế thu nhập cá nhân sẽ được xác định dựa vào tình trạng cư trú, theo đó có hai trường hợp như sau: Đối tượng cư trú cho mục đích thuế và đối tượng không cư trú cho mục đích thuế Với đối tượng cư trú cho mục đích thuế, mức thuế suất
từ 0-22% Nếu có mặt tại Singapore ít hơn 183 ngày thì được xem là đối tượng không
cư trú cho mục đích thuế Trong trường hợp này, mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng lên thu nhập của bạn như sau: Nếu thời gian có mặt tại Singapore không quá 60 ngày thìmức thuế suất là 0%, trừ một số trường hợp
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Singapore đơn giản, với ít loại thuế và khoản miễn giảm Tuy nhiên, có khoản miễn giảm cho trẻ em, người già và các khoản miễn giảm khác
Người dân và cư dân có nghĩa vụ tự khai thuế và gửi báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng năm tới IRAS Hạn chót nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân là ngày 15 tháng 4 đối với nộp hồ sơ giấy và ngày 18 tháng 4 đối với nộp hồ sơ điện tử Nếu cá nhân là chủ doanh nghiệp có sử dụng người lao động, thời hạn nộp thuế cho nhân viên là ngày 15 tháng 3 Singapore áp dụng các biện pháp trừng phạt và hình phạt cho việc vi phạm luật thuế, bao gồm việc không tuân thủ khai thuế hoặc cố ý trình bày thông tin sai lệch Mứcphạt thuế thu nhập đối với việc cố tình sai phạm trong khai báo thuế thu nhập cá nhân ở Singapore cho người nước ngoài là sẽ bị phạt gấp 4 lần số tiền trốn thuế và có thể bị phạt tù tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm
1.3.4 Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Trung Quốc
Luật Thuế TNCN sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã hợp nhất bốn loại thu nhập lao động (bao gồm tiền lương và tiền công, tiền công cho các dịch vụ cá nhân, thù lao của tác giả và tiền bản quyền), thành một loại thu nhập tính
17
Trang 19thuế; đồng thời tăng khấu trừ thuế tiêu chuẩn cho thu nhập hợp nhất từ 42.000 RMB/năm lên 60.000 RMB/năm.
Thuế thu nhập cá nhân ở Trung Quốc được quản lý bởi Cục Thuế Trung ương (State Administration of Taxation - SAT) cùng với các cơ quan thuế địa phương SAT có nhiệm vụ ban hành chính sách thuế, hướng dẫn thi hành luật, và giám sát việc thuế thu nhập cá nhân
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Trung Quốc là hệ thống thuế suất biến đổi, áp dụngtheo biểu thuế luỹ tiến từ 3-45% thu nhập Có một loạt các mức thuế thu nhập cá nhân với các khoản miễn giảm và khoản khấu trừ thay đổi tùy thu nhập của cá nhân.Mức thuế thu nhập cá nhân tại Trung Quốc có thể khá thấp so với một số quốc gia khác Có những khoản miễn giảm và loại thuế khấu trừ được cung cấp cho người dân Trung Quốc, chẳng hạn như miễn giảm cho trẻ em, người già, và một số loại chi tiêu cụ thể như giáo dục và y tế Mức thuế thu nhập cá nhân thay đổi tùy thu nhập Các khoản miễn giảm và thuế suất có thể thay đổi theo thời gian và chính sách thuế của chính phủ Trung Quốc
Người dân Trung Quốc có nhiệm vụ tự khai thuế và gửi báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng năm tới cơ quan thuế địa phương hoặc trực tuyến thông qua hệ thống điện tử.Thời hạn khai báo thuế thu nhập cá nhân ở Trung Quốc thường là từ 1 tháng sau khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày 30 tháng 4 của năm tài chính tiếp theo Thời hạn này
áp dụng cho cả công dân Trung Quốc và người nước ngoài có thu nhập tại Trung Quốc Thông thường, người phải tự khai báo thuế thu nhập cá nhân và gửi báo cáo thuế cho cơquan thuế địa phương
Vi phạm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân có thể dẫn đến hình phạt và trừng phạt, bao gồm việc không tuân thủ khai thuế hoặc cố ý trình bày thông tin sai lệch Hình phạt
và trừng phạt cụ thể phụ thuộc vào mức độ vi phạm và tình hình cụ thể của từng trường hợp, từ phạt tiền, khiếu nại đến truy cứu trách nhiệm hình sự và khoản nợ thuế trong tương lai
18
Trang 20CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
2.1.1 Về đăng ký thuế TNCN
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế khai báo đầy đủ thông tin của người nộp thuế theo biểu mẫu quy định và nộp tờ kê khai cho cơ quan quản lý thuế nhằm bước đầu thựchiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật Tổng Cục thuế là cơ quan có thẩm quyền thực hiện kê khai thuế và cấp mã số thuế Hiện nay, Việt Nam đangthực hiện theo hình thức tự kê khai và nộp thuế
Các thủ tục về đăng ký thuế TNCN được trình bày rõ ràng thông quatại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNCN và Chương III Luật Qquản lý thuế năm
2019 số 38/2019/QH14
Theo đó các đối tượng đăng ký thuế bao gồm 3 nhóm: Tổ chức cá nhân trả thu nhập;,Các cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN; Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mỗi cá nhân được cấp một mã số thuế riêng để cơ quan quản lý nhà nước giám sát Người nộp thuế chỉ sử dụng một mã
số thuế duy nhất trong suốt thời gian kinh doanh, từ khi đăng ký thuế cho đến khi khôngcòn hoạt động Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác, điều này đảm bảo việc đóng thuế TNCN diễn ra hiệu quả, công bằng, minh bạch, giảm thiểu được các tình trạng gian lận về thuế
Việc đăng ký thuế bao gồm:
+ Đăng ký thuế lần đầu;
+ Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
+ Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
+ Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
+ Khôi phục mã số thuế
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng trách nhiệm đăng ký, nộp thuế TNCN nhưng công tác quản lý thuế vẫn còn khó khăn đối với cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng online Khi kinh doanh trên các nền tảng xã hội, các cá nhân có thể kinh doanh chính thống hoặc không chính thống vì vậy việc đăng ký kinh doanh có thể là bắt buộc hoặc không Chương V Luật Quản lý thuế 2019 cũng có nội dung về ấn định thuế trong trường hợp chủ thể kinh doanh không đăng ký, khai thuế… Tuy nhiên, đối với cơ quan quản lý thuế thì rất khó để xác định được thu nhập chịu thuế của đối tượng này do việc
19
Trang 21thanh toán hầu hết là tiền mặt, không qua ngân hàng nên không xác định rõ doanh thu
và thông tin cá nhân kinh doanh vượt ngưỡng rất khó để xác định
Năm 2022, cơ quan thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng eTax Mobile, cung cấp các tiện ích đối với chức năng nộp thuế điện tử Thống kê đến ngày
31/12/2022, số lượng NNT sử dụng app là gần 352 nghìn người; số lượng NNT đăng kýtài khoản qua app gần 420 nghìn người với tổng số giao dịch nộp thuế thành công qua app là 115 nghìn giao dịch Theo Tổng cục Thuế ghi nhận số tiền tương ứng nộp qua ứng dụng này là 381,4 tỷ đồng; trong đó các tỉnh có số lượng giao dịch thành công nhiều nhất là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Gia Lai, Quảng Ngãi, Thanh Hóa Cùng với đó, tích hợp các dịch vụ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp cho NNT
là các cá nhân 1,67 triệu tài khoản điện tử Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế đã tiếp cận tổng số 1,17 triệu tờ khai
2.1.2 Về kê khai thuế TNCN
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng cơ chế tự khai, tự tính thuế để thu và quản lý các loại thuế bao gồm cả thuế TNCN Để cơ quan thuế có thể nắm bắt đầy đủ thông tin, quản lý thuế của từng đối tượng nộp thuế theo từng khoảng thời gian cụ thể thì cần yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai thuế theo đúng luật định Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ yêu cầu kê khai thuế thu nhập khác nhau, để đảm bảo cho quá trình kê khai thu nộp thuế được thuận lợi hơn
Nguyên tắc khai thuế có hiệu lực pháp lý cao hơn, nổi bật là đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Khoản 4 Điều 42 Luật quản lý thuế 2019) Mặc dù đây chỉ là nguyên tắc định hướng nhưng nguyên tắc này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý thuế tiếp cận quốc tế
Thời gian khai thuế được quy định rõ ràng giúp NNT và công tác quản lý thuế xác định thời hạn thu, nộp thuế được thuận lợi hơn Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếptheo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 44 Luật Quản
lý thuế 2019
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế qua các hình thức như: Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế; Nhận hồ sơ gửi qua đường
20
Trang 22bưu chính; Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế (Khoản 4 Điều 48 Luật quản lý thuế 2019) Có thể thấy, cơ quan quản lý thuế đã đưa ra nhiều phương án giúp cho NNT có thể chủ động, linh hoạt trong việc kê khai, nộp thuế.Thực tế cho thấy, việc kê khai thuế thu nhập cá nhân vẫn có những hạn chế Các cá nhân có thu nhập chưa tự giác kê khai và nộp thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước, các cơ quan chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu để kiểm tra, xử phạt hành chính đối với việc không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ Bên cạnh đó, phạm vi của đối tượng kê khai tài sản, thu nhập rất lớn dẫn đến việc khó kiểm soát, khó theo dõi việckhai thác, sử dụng nguồn dữ liệu kê khai tài sản, thu nhập; đồng thời, tạo ra sức ép và hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế của các cấp có thẩm quyền và tính minh bạch đối với việc thực hiện.
Việc kê khai các khoản thu nhập từ bất động sản vẫn tồn tại bất cập Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định “
” Điều này thể hiện sự tôn trọng và đề cao những giá trị văn hóa gia đình và dòng họ phù hợp với truyền thống văn hoá của người Việt Nam Tuy nhiên, vẫn tồn tại những cá nhân lợi dụng điều này để trốn thuế thông qua việc chuyển nhượng tài sản trong gia đình Quy định này không đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ thuế giữa NNT, làm giảm khả năng tuân thủ của NNT khi họ không thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế TNCN Tình trạng này còn gây thất thu cho NSNN, không phát huy được vai trò của luật thuế TNCN
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 79/2022/TT-BTC, Nghị định 91/2011/NĐ-CP
sẽ có một vài thay đổi trong thủ tục liên quan đến thuế TNCN trong năm 2023 Theo Thông tư trên, do Sổ hộ khẩu đã chính thức bị bãi bỏ từ ngày 1/1/2023 nên sẽ được thaybằng Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư …để chứng minh mối quan hệ giữa các thành ,viên trong gia đình Sự thay đổi này giúp quá trình kê khai đơn giản, nhanh chóng hơn nhưng đồng thời công tác quản lý vẫn được bảo đảm thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học
2.1.3 Về khấu trừ thuế TNCN
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ
21
Trang 23thuế phải nộp vào thu nhập của NNT trước khi chi trả thu nhập Việc khấu trừ thuế TNCN được chia thành các trường hợp:
- Thu nhập của cá nhân không cư trú: Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên thìcông ty, cá nhân trả thu nhập phải nộp thuế từng phần, kể cả các trường hợp, theo quy định biểu thuế lũy tiến, trong đó thể nhân ký kết hợp đồng có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên ở nhiều nơi
+ Đối với người cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập tiếp tục nộp thuế theo quy định tại phụ lục rút bỏ chế độ tiến bộ một phần.+ Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trong hợp đồng lao độnghoặc giấy chứng nhận việc làm vào Việt Nam tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần
+ Ngoài ra còn khấu trừ theo Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng
đa cấp; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản; Thu nhập từ đầu tư vốn; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán…
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo khoản 2 Điều 25 Thông tư BTC quy định Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫntại mục 1 phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ
111/2013/TT-Phương pháp khấu trừ tại nguồn là phương pháp được áp dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia có chính sách thu thuế TNCN Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân trả lương thực hiện tính trừ số thuếphải nộp trước khi thanh toán thu nhập cho người lao động Việc áp dụng khấu trừ thuế TNCN tại nguồn giúp kiểm soát quá trình đóng thuế của các chủ thể chịu thuế, tạo thuậnlợi trong công tác thu thuế và giảm thiểu các hành vi trốn thuế
Theo Thanh Xuân (2022), Bức xúc thuế thu nhập cá nhân, Báo Thanh niên, truy cập ngày 04/08/2022, <https://thanhnien.vn/buc-xuc-thue-thu-nhap-ca-nhan>, thu nhập vãng lai 2 triệu đồng bị khấu trừ thuế 10% được áp dụng từ năm 2013 đến năm 2017,
Bộ Tài chính có đề xuất tăng lên 5 triệu đồng Thế nhưng, qua 5 năm, mức thu nhập khấu trừ thuế này vẫn không được điều chỉnh dẫn đến tình trạng NNT đóng dư, bị giữ
cả năm; cơ quan thuế quá tải, chi phí vận hành giải quyết hoàn thuế cũng tăng Tương
22
Trang 24tự, tuy tốc độ tăng thu nhập của người lao động diễn ra liên tục trong khoảng 10 năm nhưng việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh (GTGC) chưa tương xứng khiến nhiều người rơi vào tình cảnh ăn chưa đủ phải lo đóng thuế Tác giả nhận định so với năm 2013, mức lương tối thiểu vùng đã tăng 100% trong khi đó mức GTGC trước khi tính thuế TNCN của người làm công ăn lương cũng chỉ tăng từ 9 triệu đồng/tháng đối với NNT; 3,6 triệu đồng/tháng - 4,4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc, mức tăng GTGC chỉ tương ứng khoảng 20% Bài báo Xử lý những bất cập lớn của Luật Thuế thu nhập cánhân (2023), Báo Quân đội nhân dân, <https://www.qdnd.vn/phap-luat/cac-van-de/xu lynhung bat cap lon cua luat thue thu nhap ca nhan> nhận định bất cập hiện nay là mức GTGC không dựa vào mức sống tối thiểu, thu nhập bình quân đầu người, cũng không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng Điều vô lý nữa
là mức lương tối thiểu theo 4 vùng chênh lệch nhau trong khi mức thu nhập khởi điểm đóng thuế và GTGC lại bằng nhau
Qua đó có thể nói rằng nếu không thay đổi căn bản để giải quyết vấn đề từ gốc thì dù các nhà quản lý có đưa ra bất kỳ mức giảm trừ nào thì vẫn gây ra tranh cãi, thắc mắc
2.1.4 Về quyết toán thuế TNCN
Pháp luật Luật pháp về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm được cung cấp đầy đủ và chi tiết cho từng trường hợp cụ thể, giúp các NNT thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình
Nhằm hỗ trợ NNT biết được chính xác những quy định mới về quyết toán thuế TNCN theo các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Quản lý thuế năm 2019, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, Tổng cục Thuế đã ban hành hướng dẫn chi tiết tại Công văn số 883/TCT-DNNCN ngày 24 tháng 3 năm 2022
Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN Đối với cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi vàthuộc diện tự khai thuế trong năm, thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm Còn đối với người cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ nước ngoài cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế quản lý nơi làm việc tại Việt Nam Trường hợp nơi làm việc không ở Việt Nam thì cá nhân nộp
hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi cư trú
Khoản 2 Điều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ tài chính và Nghị định số 126/2020/NĐ-CPcó hướng dẫn chi tiết về hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN
Về thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN được quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 Theo đó, đối với tổ chức trả thu nhập, thời
23