Tuy nhiên, đối mặt với thị trường làm việc đầy cạnh tranh, yêu cầu kỹ năng gắt gao từ các Công ty Luật hay Cơ quan Nhà nước thì các luật sư trẻ phải vượt qua nhiều thách thức để gặt hái
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
Giảng viên hỗ trợ : Phạm Thị Minh
Anh Sinh viên thực hiện : Trần Anh Thư
Mã số sinh viên: 31211573117
Mã HP: 23C9LAW51102501 Lớp: Luật Kinh Tế ( LK001 )
ĐỀ TÀI: CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC MÔN HỌC KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT
Trang 2MỤC LỤC
1 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ 1
1.1 Hiện trạng 1
1.2 Bài học kinh nghiệm 1
2 LUẬT SƯ TRẺ GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ KHI VÀO NGHỀ? 1
3 LUẬT SƯ CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG? 2
II THƯ TƯ VẤN KHÁCH HÀNG 3
II CƠ SỞ GIẢ ĐỊNH 4
III NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ 5
IV KẾT LUẬN 10
Trang 31 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ
1.1 Hiện trạng
Hiện nay, tình trạng vi phạm đạo đức hành nghề của một
số luật sư tại Việt Nam đang là một vấn đề đáng quan ngại Mặc dù nhiều luật sư có uy tín và tuân thủ đạo đức nghề, nhưng không tránh khỏi sự xuất hiện của một số trường hợp vi phạm đạo đức Trong thực tế, một số luật sư đã bị tố cáo về việc vi phạm quy tắc đạo đức, bao gồm hành vi không trung thực, thiếu minh bạch trong quá trình làm việc, và thậm chí là việc sử dụng tư cách luật sư để lợi dụng quyền lực cá nhân Một vấn đề khác là việc thiếu minh bạch trong chi phí dịch vụ của luật sư, gây khó khăn cho khách hàng khi không hiểu rõ về các chi phí phát sinh Ngoài ra, có những trường hợp luật sư không tận tâm, không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và uy tín của toàn ngành
1.2 Bài học kinh nghiệm
Nghề luật sư mang đặc thù đặc biệt vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội và thường đối mặt với những vấn đề đạo đức và cách ứng xử phức tạp Ngoài ra, ngành nghề này cũng có thể đối mặt với nhiều rủi ro khi hành nghề Trong trường hợp, luật sư đại diện bào chữa cho bị cáo trong các vụ án bị dư luận xã hội lên án đôi khi phải đối diện với cái nhìn không thiện cảm, những lời chỉ trích, đe doạ của xã hội, thậm chí đe doạ đến tính mạng của người thân Hơn hết, khi bào chữa cho các bị cáo trong những vụ án điểm mà dư luận phẫn
nộ là một thử thách rất lớn đối với người luật sư Nhìn từ góc độ người dân, họ
sẽ cảm thấy nghề luật sư không mang lại công lý khi phải bào chữa cho những
bị cáo được giảm nhẹ hình phạt trong khi họ đã phạm những sai lầm rất lớn đối với gia đình các nạn nhân Trong những tình huống như vậy, đòi hỏi luật sư phải có sự can đảm và tỉnh táo để đưa ra những lý lẽ chính xác và đúng đắn để bào chữa cho thân chủ
Người luật sư cần hiểu rõ mục tiêu của việc bào chữa là bảo vệ tính nhân văn và quyền lợi hợp pháp của con người, ngay cả khi đó là một tội phạm Bên cạnh cuộc chiến với các yếu tố bên ngoài, mỗi luật sư còn phải chiến đấu với những thách thức tư tưởng bên trong để giữ vững lòng nghề cao quý và trong sáng, tránh xa những cám dỗ trong xã hội Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn
và kiểm soát của người luật sư để không bị ảnh hưởng bởi áp lực ngoại vi và luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp của mình Trong bối cảnh khó khăn và áp lực như vậy, người luật sư phải vượt qua mọi thử thách và đảm bảo rằng họ vẫn đứng vững trong việc bảo vệ quyền lợi và công bằng
Trang 42 LUẬT SƯ TRẺ GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ KHI VÀO NGHỀ?
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của Việt Nam hiện đại, lực lượng lao động ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu xã hội đa dạng Trong số những ngành nghề thu hút sự quan tâm của giới trẻ, lĩnh vực luật sư đang trở thành một lựa chọn phổ biến Tuy nhiên, đối mặt với thị trường làm việc đầy cạnh tranh, yêu cầu kỹ năng gắt gao từ các Công ty Luật hay Cơ quan Nhà nước thì các luật sư trẻ phải vượt qua nhiều thách thức để gặt hái thành công Một trong những khó khăn lớn đối với các luật sư trẻ khi mới vào nghề
đó chính là chưa vững về kiến thức pháp luật, các quy định của luật Những nguồn tài nguyên mà luật sư trẻ được cung cấp trên giảng đường Đại học chỉ là những kiến thức cơ bản Nếu như ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và chỉ trông chờ vào những kiến thức mà các giảng viên mang lại mà không tự chủ động tìm tòi, trải nghiệm, cập nhật kiến thức pháp luật mới, đặc biệt là những kiến thúc chuyên sâu về lĩnh vực mà mình sẽ hành nghề thì chắc chắn luật sư trẻ sẽ bị nép lại trong một khuôn khổ kiến thức cơ bản và điều này sẽ trở thành một rào cản trong con đường trở thành một Luật sư có danh tiếng trong tương lai
Thứ hai, áp lực công việc và môi trường cạnh tranh gay gắt cũng là những rào cản vô hình khiến không ít các luật sư trẻ gặp nhiều khó khăn và nan giải Đối mặt với lượng lớn những bạn luật sư trẻ khác có chuyên môn hơn, luật sư trẻ phải cạnh tranh với những đồng nghiệp khác để thu hút khách hàng
và có cơ hội làm việc trong các vụ án quan trọng Đây không chỉ là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, mà lượng công việc cũng tỉ lệ thuận với nó, công việc luật sư đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, kiến thức sâu rộng và khả năng quản lý thời gian hiệu quả.Vì vậy, các bạn trẻ thường phải đối mặt những khó khăn tiềm ẩn trong việc xây dựng mối quan hệ, danh tiếng với khách hàng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đồn nghiệp
Cuối cùng, thách thức của luật sư hiện đại còn nằm ở sự đa dạng và hội nhập của thị trường Việc hiểu biết về pháp luật quốc tế, ngoại ngữ thành thạo,
và kỹ năng mềm xuất sắc là những yếu tố ngày càng quan trọng Điều này giúp
họ không chỉ nắm vững quy định trong nước mà còn có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp nước ngoài và xử lý các vấn đề pháp lý mang tính quốc tế Ngoài
ra, còn rất nhiều yếu tố khác nhưng với sự nỗ lực và cố gắng, những luật sư trẻ
sẽ vượt qua được những khó khăn và trở thành một luật sư giỏi, góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp và xã hội
Tóm lại, để vượt qua những thách thức và đạt được thành công trong sự nghiệp luật sư, giới trẻ cần kết hợp giữa nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng mềm xuất sắc, và sự sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ
3 LUẬT SƯ CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG?
Để xây dựng, duy trì, và phát triển mối quan hệ với khách hàng, luật sư cần thực hiện một loạt các bước và chiến lược chăm sóc khách hàng Trước hết, sự hiểu biết sâu sắc về nhu
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5cầu và mong muốn của khách hàng là quan trọng Luật sư cần dành thời gian lắng nghe kỹ lưỡng để hiểu rõ vấn đề và mục tiêu của khách hàng, từ đó tạo ra các giải pháp phù hợp Việc giao tiếp hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ Luật sư cần thông tin liên tục với khách hàng, cung cấp thông tin pháp lý một cách rõ ràng và dễ hiểu, đồng thời trả lời mọi thắc mắc một cách chân thành và kịp thời Ngoài ra, tính minh bạch và trung thực trong quá trình làm việc cũng là chìa khóa quan trọng Luật sư cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là chính xác và đầy đủ, và tránh tình trạng làm mất lòng tin của khách hàng Để duy trì mối quan hệ, luật sư cần liên tục đánh giá và cải thiện dịch vụ của mình dựa trên phản hồi từ khách hàng Việc giữ liên lạc đều đặn, tổ chức các buổi họp hoặc sự kiện để tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp cũng là cách tốt để củng cố mối quan hệ Cuối cùng, việc giới thiệu và chia sẻ kiến thức pháp lý thông qua các phương tiện truyền thông cũng là một chiến lược quan trọng để phát triển mối quan hệ Việc chia sẻ thông tin hữu ích giúp tăng cường uy tín và thu hút sự quan tâm của khách hàng mới, cũng như giữ cho khách hàng hiện tại luôn cảm thấy được chăm sóc và hỗ trợ
Trang 6II THƯ TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Tình huống: Tư vấn cho bà Nguyễn Thị Hai đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Bánh mì chả
cá Má Hai”
Công ty Luật Trần Thư
Địa chỉ: 606 3/2, Phường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh
Số điện thoại: 0376827392
Email: congtytranthulaw@gmail.com
THƯ TƯ VẤN PHÁP
LÝ
Về việc tư vấn hỗ trợ các thủ tục giấy tờ pháp lý có liên quan để khách hàng đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Bánh mì chả cá Má Hai”
Kính gửi: BÀ NGUYỄN THỊ HAI
Lời nói đầu tiên, Công ty Luật Trần Thư xin gửi tới Quý khách hàng lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng! Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi
Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ số 176/HĐ-TTL ký ngày 15 tháng 05 năm
2023 giữa Quý khách và Công ty Luật Trần Thư và trên cơ sở thông tin, dữ liệu, tài liệu đã mà Quý khách đã cung cấp, chúng tôi đã nắm bắt các tài liệu, thông tin về vấn đề mà Quý khách cần giải quyết, chúng tôi xin gửi đến Quý khách thư tư vấn pháp lý với nội dung như sau:
I TÓM TẮT VỤ VIỆC VÀ YÊU CẦU TƯ VẤN
1 Tóm tắt vụ việc
Bà Nguyễn Thị Hai (bên A) hiện đang là giám đốc điều hành chuỗi thương hiệu Bánh mì Má Hải có trụ sở tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Hiện tại, bà đang quan ngại rằng trong quá trình phát triển thương hiệu bánh mì
Má Hải sẽ có nguy cơ xuất hiện người làm giả và sử dụng trái phép nhãn hiệu của bánh mì Má Hải để bán sản phẩm giả mạo trên thị trường Bà Nguyễn Thị
TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2023
RIÊNG TƯ VÀ BẢO
Trang 7Hai lo sợ điều này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi và hình ảnh của thương hiệu cũng như lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm
2 Yêu cầu tư vấn
Thông qua những trao đổi vào ngày 15 tháng 05 năm 2023 giữa bà Nguyễn Thị Hai và Công ty Luật Trần Thư tại trụ sở chính của Công ty Luật Trần Thư, chúng tôi ghi nhận yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng như sau:
Tư vấn các giấy tờ pháp lý để Bà Nguyễn Thị Hai (Bên A) có thể nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì cho sản phẩm hàng hoá
"Bánh mì chả cá Má hai" tại Việt Nam cho các sản phẩm thuộc 01 nhóm sau: Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Đá lạnh
ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm, nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem (nước đông lạnh)
II CƠ SỞ GIẢ ĐỊNH
Toàn bộ ý kiến tư vấn pháp lý của chúng tôi được soạn thảo dựa trên phạm vi công việc đã được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ số 176/HĐ-TTL ký ngày 15 tháng 05 năm 2023 giữa bà Nguyễn Thị Hai và Công ty Luật Trần Thư
và giới hạn trong phạm vi các tài liệu, thông tin do bà Nguyễn Thị Hai cung cấp
- Các ý kiến, tư vấn của chúng tôi căn cứ trên giả định rằng các thông tin, tài liệu mà Khách hàng cung cấp cho chúng tôi là đúng đắn, chính xác và
có thực tại thời điểm đánh giá, phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn Chúng tôi không có trách nhiệm xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu này và không chịu trách nhiệm trong trường hợp các thông tin, tài liệu này không đảm bảo tính đầy đủ, trung thực, chính xác
- Bản Tư vấn Pháp lý được soạn thảo dựa trên yêu cầu của Bà Trần Thị
B và chỉ dành riêng cho Bà Trần Thị B Các giải thích, nhận định được nêu trong thư tư vấn này chỉ được hiểu là để đánh giá tính pháp lý liên quan đến các yêu cầu tư vấn của Quý khách Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với các nội dung của thư tư vấn khi được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài các mục đích của thư tư vấn này
Trang 8- Không có sự điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung đối với các tài liệu chúng tôi đã xem xét; đồng thời không có bất cứ thông báo nào khác về sự điều chỉnh, thay
đổi hoặc bổ sung sau khi chúng tôi đã xem xét lại các tài liệu đó
III NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ
1 Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư
01/20007/TT-BKHCN
- Thông tư số 31/2020/TT-BTC
- Thông tư số 263/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung bởi Thông tư
31/2020/TT-2 Ý kiến tư vấn
Vấn đề 1: Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Bánh mì chả cá má Hai”
Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009,
2019 quy định về nhãn hiệu và khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thì nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân, chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân, đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu: theo quy định tại Điều 87 Luật
sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp Như vậy, bà Nguyễn Thị Hai có quyền đăng ký nhãn hiệu “Bánh mì chả cá má Hai” với sản phẩm, dịch vụ do chị sản xuất hoặc cung cấp
- Để có thể đăng ký nhãn hiệu, “Bánh mì chả cá má Hai” phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, tư ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì “Bánh mì chả cá má Hai” có thể có đầy đủ điều kiện để tiến hành đăng ký nhãn hiệu
Trang 9Vấn đề 2: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ
Về vấn đề tìm kiếm nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ là việc cần thiết
để kiểm tra và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu Dựa vào kết quả tra cứu để có hướng chỉnh sửa nhãn hiệu sao cho phù hợp, đáp ứng được các điều kiện đăng ký bao hộ Khách hàng cần xác minh xem có bất kỳ sự trùng lặp hoặc tương tự nào đối với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước đó cho cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ Mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký một bước quan trọng, nhưng không bắt buộc Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu giúp khách hàng đảm bảo nhãn hiệu đã đăng ký của người khác và giúp tránh được các vấn đề phát sinh sau này
Để thực hiện tra cứu nhãn hiệu, khách có thể sử dụng 02 phương thức sau:
- Phương thức 01: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu trực tuyến
Phương thức tra cứu sơ bộ nhãn hiệu sử dụng dữ liệu trực tuyến của Cục
Sở hữu Trí tuệ Ưu điểm của phương thức này là miễn phí, tuy nhiên, hạn chế của nó là kết quả chỉ mang tính chất tham khảo và độ chính xác khoảng 40-50%
- Phương thức 02: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam
Trong phương thức này, khách hàng ủy quyền cho một tổ chức đại diện
có chuyên viên về sở hữu trí tuệ để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ Với phương thức này, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào kết quả tra cứu, với độ chính xác trên 90%, giúp bạn đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi quyết định tiến hành đăng ký
Khác với phương thức tra cứu sơ bộ, phương thức tra cứu này đòi hỏi một khoản phí tra cứu
Vấn đề 3: Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Về tài liệu, hồ sơ đăng ký bao gồm:
Tài liệu tối thiểu:
02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN)
Trang 1005 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ
Chứng từ nộp phí, lệ phí
01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/ thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy
01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch
vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu trên, đơn đăng ký cần phải
có thêm các tài liệu sau:
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
Các tài liệu khác (nếu có):
Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế );