Bà con vùng đồng bào dân tộc hiểu quy định của pháp luật về tuổi kết hôn nhưng do phong tục, tập quán đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời, các gia đình thường dựng vợ gả chồ
Tóm lược các điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành và nêu một số vướng mắc
Các điều kiện bao gồm:
Theo điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 qui định:
Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng:
Việc Luật Hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn của nữ là đủ 18 tuổi, tuổi kết hôn của nam là đủ 20 tuổi về cơ bản là sự kế thừa của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, góp phần làm cho việc kết hôn và quan hệ hôn nhân được lành mạnh, góp phần thực hiện tốt chức năng xã hội của hôn nhân.
Tuy nhiên, việc quy định tuổi kết hôn chênh lệch của nam và nữ cũng đặt ra vấn đề về bảo đảm bình đẳng giới, về sự đồng bộ với năng lực hành vi dân sự của người thành niên trong Bộ luật Dân sự Thực tiễn áp dụng quy định về tuổi kết hôn cho thấy tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra phổ biến ở khu vực miền núi, dân tộc thiểu số Bà con vùng đồng bào dân tộc hiểu quy định của pháp luật về tuổi kết hôn nhưng do phong tục, tập quán đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời, các gia đình thường dựng vợ gả chồng cho con từ rất sớm, nên mặc dù việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hai bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục, tập quán, họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng. § Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ:
Trong Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn cũng hướng dẫn về những trường hợp bị coi là một bên lừa dối nhưng là dưới dạng liệt kê hành vi như: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc cho, nếu kết hôn thì bảo lãnh ra nước ngoài, chứ không có những tiêu chí như thế nào là "lừa dối", không khái quát được hết các trường hợp lừa dối khiến cho việc xác định hành vi lừa dối trong hôn nhân có nhiều vướng mắc.
Trên thực tế sự tự nguyện chỉ có thể được xác định thông qua hành vi thể hiện ý chí của người kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn Bản thân yếu tố chủ quan bên trong như tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của người kết hôn như thế nào thì lại khó có thể biết Bên cạnh đó vấn đề thẩm định sự tự nguyện kết hôn có yếu tố nước ngoài còn nhiều hạn chế, nhất là trong cách tiến hành phỏng vấn Một số cơ quan nhà nước vẫn tiến hành phỏng vấn một cách hời hợt cho qua, chưa làm đúng với tinh thần và tầm quan trọng của thủ tục phỏng vấn, cán bộ biết tiếng nước ngoài cũng không nhiều nên nhiều khi cán bộ phỏng vấn không hiểu được các đương sự nói gì. § Về năng lực hành vi dân sự trong kết hôn
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì người bị mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn và theo Điều 22 Bộ luật Dân sự thì một người chỉ bị mất năng lực hành vi dân sự khi tòa án tuyên bố Do đó, trong thực tiễn áp dụng vẫn còn có ý kiến cho rằng, người chưa bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mặc dù mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác không làm chủ được hành vi thì vẫn được kết hôn, nhưng khi giải quyết quan hệ nhân thân có liên quan, một số tòa án lại tuyên bố là việc kết hôn trái pháp luật. § Những trường hợp cấm kết hôn
Quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không có tính khả thi khi áp dụng tại các vùng dân tộc thiểu số (Ví dụ như: đồng bào dân tộc Xinh Mun trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La còn có hôn nhân cận huyết nhiều)
Kết hôn trái pháp luật được hiểu: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này” Như vậy trong Điều 8 có dẫn chiếu đến các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 của Luật quy định các hành vi bị cấm Trong đó tại điểm c quy định cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Những trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác trên thực tế xảy ra khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ nói riêng, phá vỡ hạnh phúc gia đình vốn đang tốt đẹp, nhưng rất khó giải quyết Muốn xác định chung sống như vợ chồng với nhau phải đáp ứng nhiều khía cạnh pháp lý, do vậy đường lối giải quyết của địa phương đa phần là vận động, giải thích pháp luật để các bên chấm dứt quan hệ sai trái.
Về việc xác định thế nào là người đang có vợ, có chồng Trên thực tế việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên không phải lúc nào cũng đơn giản Tuy nhiên rất khó xác định họ chung sống với nhau từ thời điểm nào, thế nào là chung sống với như vợ chồng, đặc biệt đối với những cặp không sống chung thường xuyên tại một địa phương Vì vậy dẫn đến tình trạng người đang có vợ hoặc có chồng vẫn được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu đăng kí kết hôn. § Về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Luật Hôn nhân và Gia đình không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng đồng thời không can thiệp vào việc sống chung giữa họ, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng đã bãi bỏ việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi tổ chức lễ cưới, việc chung sống giữa những người cùng giới tính Đây là sự tiến bộ lớn trong cả trong nhận thức và trong áp dụng pháp luật về tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đồng tính nói riêng, cộng đồng người yếu thế nói chung. Tuy nhiên, để thực hiện, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của những cá nhân này, thể chế về các vấn đề liên quan cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn trên nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm sự bình đẳng, chống phân biệt đối xử, có cơ chế pháp lý phù hợp với quan hệ sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, hạn chế được những nguy cơ, rủi ro pháp lý phát sinh với họ và những quan hệ xã hội khác liên quan. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn giải pháp công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhằm bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng, mong muốn được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
Xác định người đang có vợ, có chồng Cho ví dụ về các trường hợp người chưa đăng ký kết hôn cũng được xác định “đang có vợ, có chồng” theo quy định của pháp luật
Việc xác định mối quan hệ vợ, chồng có ý nghĩa quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp phải đăng ký kết hôn thì mới được công nhận là vợ, chồng Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP xác định người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).
Ví dụ về các trường hợp người đang có vợ, có chồng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác:
Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
Theo điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan hộ tịch không đúng thẩm quyền có thể không có hiệu lực Do vậy việc đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch đúng thẩm quyền là đặc biệt quan trọng Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Nếu cả hai bên nam nữ là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng ký kết hôn Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, tức là một trong hai bên nam nữ là người nước ngoài, công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Từ ngày 31/12/2015 trở về trước: Sở Tư pháp (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Từ ngày 01/01/2016: Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Đường lối giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật? Phân tích các trường hợp ngoại lệ thừa nhận kết hôn trái pháp luật trên cơ sở pháp lý
Theo quy định của pháp luật, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật Khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trước đó không có giá trị pháp lý Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau, họ buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật Vì vậy, Tòa án phải gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 và Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rõ các trường hợp: kết hôn vi phạm về tuổi; sự tự nguyện của hai bên; giữa người mất năng lực hành vi dân sự; thuộc trường hợp bị cấm và giữa những người cùng giới tính.
Căn cứ quy định nêu trên, việc công nhận quan hệ vợ chồng khi kết hôn trái luật được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau: “
Kết hôn vi phạm về tuổi
Lừa dối, cưỡng ép… kết hôn
Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Nói tóm lại, khi nam, nữ vi phạm các điều kiện kết hôn về độ tuổi, về sự tự nguyện và với người mất năng lực hành vi dân sự thì tại thời điểm Tòa án giải quyết hủy kết hôn trái luật nếu đáp ứng đủ điều kiện kết hôn thì vẫn có thể được công nhận là vợ chồng
Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và hậu quả pháp lý của hành vi chung sống như vợ chồng? Phân tích các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn và trách nhiệm dân sự, hình sự và hành chính có thể được xác định
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và hậu quả pháp lý của hành vi chung sống như vợ chồng? Phân tích các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn và trách nhiệm dân sự, hình sự và hành chính có thể được xác định
Khái niệm về việc chung sống với nhau như vợ chồng được quy định tại Khoản 7 Điều
3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật thừa nhận hay có thể hiểu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có giá trị pháp lý, bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
Nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn: Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng, dù hai bên có đủ điều kiện kết hôn (Điều 8Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các điều kiện kết hôn), nhưng xuất phát từ một vài lý do mà các bên không tiến hành kết hôn, như ở các tỉnh miền núi, do phong tục tập quán, kết hôn chỉ cần sự chứng kiến của già làng nên việc đăng ký kết hôn chưa được người dân quan tâm hoặc với nhiều đôi nam, nữ sống không muốn ràng buộc mà chỉ cần “góp gạo thổi cơm chung” không cần đăng ký kết hôn.
Nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật: Nam và nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng (kể từ ngày 03/01/1987 trở về sau) mà không đăng ký kết hôn Trường hợp này có nghĩa là một trong hai bên hay cả hai bên nam và nữ không đủ điều kiện kết hôn, nên họ không thể đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau như vợ chồng.
Ví dụ, trường hợp hai bên nam và nữ đều đủ 16 tuổi, có tài sản riêng, chung sống với nhau như vợ chồng, thậm chí có quan hệ tình dục với nhau một cách tự nguyện thì hành vi chung sống này cũng không bị xem là vi phạm pháp luật.
Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính: Về nguyên tắc, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật không cấm những người cùng giới tính được chung sống với nhau Do đó, việc những người cùng giới tính chung sống với nhau như vợ chồng không bị xem là vi phạm pháp luật.
Những hành vi chung sống như vợ chồng của hai bên hoàn toàn không vi phạm pháp luật Về hình thức, nam, nữ chung sống như vợ chồng không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp Ðiều đó có nghĩa là giữa họ trong quan hệ hôn nhân không có chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định họ là vợ chồng Vậy, khi họ xin “ly hôn”, quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm như thế nào?
Lần đầu tiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
: Giữa họ không phát sinh quan hệ hôn nhân, theo đó, khi nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì
“không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”10, điều này đúng với cả trường hợp nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Quy định này được nhắc lại một lần nữa thông qua thủ tục tố tụng:
Tức là quyền và nghĩa vụ vợ chồng của họ theo ý nghĩa pháp lý chưa từng phát sinh, nên Tòa án sẽ không tuyên bố quan hệ đó chấm dứt.
Cần khẳng định rằng, việc ưu tiên giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo thỏa thuận giữa các bên là rất hợp lý Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể như sau:
Thế nhưng, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không đề cập đến trường hợp thỏa thuận vô hiệu, trong khi trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận và trường hợp giữa các bên có thỏa thuận nhưng thỏa thuận vô hiệu là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau Chẳng hạn, giữa các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống như vợ chồng có thỏa thuận với nhau về quan hệ tài sản, nhưng thỏa thuận đó là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì bị xem là thỏa thuận vô hiệu.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Quy định như vậy không chỉ bảo đảm tính nhân văn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con mà sâu xa hơn còn phù hợp với lẽ công bằng, bảo vệ quyền tài sản của các bên liên quan Thừa nhận công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập là quy định tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quá trình chung sống Tuy nhiên, do tồn tại quy định mang tính tùy nghi “các công việc khác có liên quan” nên nếu không được giải thích rõ ràng và áp dụng thống nhất thì bảo đảm pháp lý này sẽ bị giới hạn trên thực tế.
Việc chung sống giữa những người cùng giới tính là quyền mỗi người với tư cách cá nhân của họ Nhà nước thông qua pháp luật có quyền không công nhận hôn nhân của họ.
TÌNH HUỐNG
Theo anh chị, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao?.12 2.2 Theo các anh (chị), Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?
Bộ Luật Dân sự năm 2015
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú.
Căn cứ Điều 37 BLDS năm 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 quy định về Chuyển đổi giới tính:
Từ ngày 1/1/2017 đối với những người chuyển giới, luật quy định họ có quyền xác định lại giới tính theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014.
Pháp luật của Việt Nam hiện hành đã có quy định chấp nhận việc xác định lại giới tính cho những người chuyển giới Mặc dù chị Lâm đã đi chuyển giới nhưng nếu chưa làm thủ tục xác định lại giới tính, thì trên các giấy tờ nhân thân của chị vẫn nữ, pháp luật vẫn thừa nhận chị Lâm có giới tính Nữ.
Do đó nếu muốn ly hôn, anh Tuấn vẫn thực hiện các quy định về ly hôn theo pháp luật của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Anh Tuấn có thể thỏa thuận với chị Lâm để thuận tình ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu một bên.
Trường hợp thuận tình ly hôn: Hai bên sẽ cùng ký tên vào Đơn thuận tình ly hôn; thỏa thuận thống nhất về các vấn đề liên quan đến chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng.
2.2 Theo các anh (chị), Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?
Năm 2017, anh Thuận 39 tuổi (sinh năm 1978) và chị Nga 17 tuổi (sinh năm 2000) kết hôn.
Xét điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chị Nga chưa đủ 18 tuổi, chưa đạt đến độ tuổi kết hôn theo luật định Do đó, việc kết hôn này trái pháp luật do vi phạm về điều kiện độ tuổi “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.”
Xét về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: con đẻ của anh Thuận với người vợ trước: là hợp pháp (khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
Theo quan điểm của nhóm, Tòa án nên hủy việc kết hôn của anh Thuận và chị Nga với lý do việc kết hôn này là trái pháp luật theo yêu cầu của con ruột anh Thuận.
Từ góc độ pháp lý, hãy cho biết quan điểm của anh (chị) về pháp luật áp dụng và đường lối giải quyết yêu cầu của bà Anh theo tình huống trên
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Xét thấy: Ông Hoàng và bà Xuân đăng kí kết hôn tại xã H là sai với quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 vì vào thời điểm đăng kí kết hôn tại xã H thì Ông Hoàng và bà Anh vẫn là vợ chồng hợp pháp nên ông Hoàng là đối tượng rơi vào trường hợp cấm hết hôn là “Người đang có vợ hoặc có chồng” Đường lối giải quyết: Theo điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, bà Anh là vợ hợp pháp của ông Hoàng có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Anh chị hãy cho biết, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Hội phụ nữ như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật?
nữ như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật?
Giải quyết về nhân thân:
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Điều 1; khoản 1 Điều 6 NĐ số 24/2013/NĐ-CP.
(1): Tại thời điểm kết hôn với bà Tuyết, ông Giang vẫn chưa tiến hành ly hôn với bà Duyên và Tòa án chưa có các phán quyết liên quan nên ông Giang vẫn được xem là có quan hệ vợ chồng với bà Duyên Do đó, ông Giang không thể kết hôn với người khác.
(2): Thẩm quyền đăng ký kết hôn không thuộc về UBND xã mà phải là UBND tỉnh.
(1), (2) Qua đó, có thể thấy hôn sự của ông Giang và bà Tuyết không hợp pháp, hai người sẽ không được công nhận quan hệ vợ chồng.
Giải quyết về tài sản:
Căn cứ pháp lý: Điều 6 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Điêu 209, Điều 219 BLDS 2015.
Tài sản chung theo phần của ông Giang và bà Tuyết là 24 chỉ vàng 9999 sẽ được chia đôi theo luật Ngôi nhà do ông Giang đứng tên là tài sản riêng và sẽ không phải chia.
Hỏi, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu (hủy việc kết hôn giữa ông Ngon và bà Mùi) của bà Bông như thế nào, vì sao? Nếu ông Ngon và bà Mùi tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được về quyền lợi con chung thì Tòa án phải giải quyết các vấn đề này
Giải quyết về nhân thân: Ông Ngon và bà Bông đủ điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ năm 1959 nhưng cả hai chỉ sống chung như vợ chồng từ năm 1982 tại phường 5, quận 6 thành phố TH mà không đăng ký kết hôn Căn cứ theo điểm a khoản 3 NQ 35/2000, quan hệ vợ chồng của ông Ngon bà Bông được xác lập từ năm 1982 (trước khi Luật HNGĐ
1986 có hiệu lực) Đây có thể được công nhận là hôn nhân thực tế.
Tháng 8/1999, vì lý do không thể sinh con, bà Bông đồng thuận cho ông Ngon cưới bà Mùi (11/11/1985) Bà Mùi tại thời điểm này, xét theo điểm a khoản 1 Điều
8 Luật Hôn nhân và Gia đình, bà Mùi chưa đủ 18 tuổi, chưa đạt đến độ tuổi kết hôn theo luật định, cụ thể lúc này bà Mùi chưa được 14 tuổi.
Năm 2002, ông Ngon và bà Mùi đăng ký kết hôn Ngày 12/11/2002, UBND xã
KL, huyện NĐ, tỉnh NA nơi bà Mùi đăng ký tạm trú đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai người Theo điểm 1 khoản B Mục I thông tư 12/1999/TT-BTP nơi đăng ký kết hôn phải là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên nam nữ Về mặt hình thức, việc đăng ký kết hôn của ông Ngon và bà Mùi vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì bà Mùi vẫn chưa đạt đến độ tuổi kết hôn theo luật định, cụ thể là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Do đó, việc kết hôn này là trái pháp luật vì vi phạm điều kiện về độ tuổi theo khoản a điểm 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Bên cạnh đó, xét về chủ thể có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là bà Bông là hợp pháp vì quan hệ vợ chồng của bà Bông và ông Ngon đã được công nhận từ năm
1982 căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ 2014
Như vậy theo quan điểm của nhóm, Tòa án nên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Ngon và bà Mùi với lý do vi phạm điều kiện kết hôn căn cứ theo điểm 1 Điều 2 và khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016 theo yêu cầu của bà Bông.
Giải quyết về tài sản:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 của TTLT 01/2016, Tòa án sẽ giải quyết quan hệ về tài sản giữa các bên theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình và các bộ luật liên quan.
Dựa vào khoản 1 Điều 16 Luật HNGĐ 2014 thì hôn nhân giữa ông Ngon và bà Mùi là quan hệ hôn nhân trái pháp luật nên các quan hệ về tài sản không được giải quyết theo bộ luật này mà căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 Xét Điều 219 BLDS có thể thấy ông Ngon và bà Mùi sở hữu chung một động sản trị giá 1 tỷ 900 triệu đồng Tòa án có thể phân chia khối tài sản này theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác có liên quan Tuy tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng cần tính đến các yếu tố được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 16 luật này để lưu tâm bảo vệ quyền và lợi ích của con trẻ và phụ nữ
Cụ thể hơn, hai bên có khối động sản chung trị giá 1 tỷ 900 triệu đồng nhưng do không thỏa thuận được nên sẽ được chia đôi Vậy ông Ngon và bà Mùi sẽ được chia tài sản trị giá 950 triệu đồng mỗi người Ngoài ra, theo quan điểm của nhóm, Tòa án cần lưu tâm đến con chung giữa ông Ngon và bà Mùi là bé Quang mới 6 tuổi, do đó cần nên cân nhắc chia tài sản nhiều hơn về phía người nuôi dưỡng bé để chăm sóc bé được tốt hơn
Giải quyết về con chung:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 của TTLT 01/2016, Tòa án sẽ giải quyết quan hệ về tài sản giữa các bên theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Theo điểm 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con Ở đây, tính đến ngày 20/9/2019 thì con chung của ông Ngon và bà Bông là Quang (04/12/2013) dưới 7 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên một số yếu tố như kinh tế, thời gian chăm sóc, đạo đức, lối sống Ngoài việc căn cứ vào các điều kiện của từng người, Tòa án đồng thời nên xem xét nguyện vọng tình cảm của bé Quang rồi ra quyết định cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng, thăm nom
Nhưng theo quan điểm của nhóm, vì độ tuổi của bé Quang vẫn còn nhỏ, thiết nghĩ trong thực tế Tòa án nên xem xét giao quyền nuôi con cho người mẹ là bà Mùi để có thể nhận được sự nuôi dưỡng chu đáo nhất đồng thời tránh cho bé khỏi những mâu thuẫn vốn tồn tại từ trước giữa ông Ngon và bà Bông (quan hệ hôn nhân từ trước) nếu có phát sinh.
2.6 Từ góc độ pháp lý, anh, chị hãy phân tích và lý giải đường hướng xử của Tòa án có thẩm quyền trước yêu cầu của Hội Phụ nữ thành phố H biết rằng trong quá trình tố tụng, chị Trà có nguyện vọng công nhận hôn nhân còn anh Tâm đề nghị giải quyết cho ly hôn.
Về việc chị Trà có nguyện vọng được công nhận hôn nhân, theo khoản 2, Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.”, do đó, chị Trà được quyền công nhận hôn nhân theo quy định của pháp luật
Về việc anh Tâm đề nghị giải quyết cho ly hôn, theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
Theo đó để được xác định là ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài khi đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể hoặc quan hệ pháp luật và theo quy định của pháp luật Việt Nam còn thỏa mãn được ba yêu cầu như sau:
+ Cả hai đều mong muốn ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn.
+ Thỏa thuận được vấn đề con cái và đảm bảo quyền lợi cho con cái.
+ Thỏa thuận được vấn đề tài sản khi ly hôn.
Nếu không đáp ứng được chỉ 1 trong 3 yêu cầu trên thì trường hợp ly hôn được Tòa án xác định là ly hôn đơn phương với người nước ngoài
Ly hôn có thể được tiến hành do yêu cầu của hai bên hoặc do yêu cầu của một bên. Trường hợp hai vợ chồng đều mong muốn ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề con cái; tài sản thì sẽ được xác định là ly hôn do yêu cầu của hai bên hay nói cách khác là tiến hành thuận tình ly hôn.
ĐỌC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VÀ TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM
Đọc Bản án số 04/2019/HNGĐ-ST về “Hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung” ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh C và bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng pháp luật về căn cứ hủy hôn, chủ thể yêu cầu hủy hôn, thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật về nhân thân và con chung
C, tỉnh C và bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng pháp luật về căn cứ hủy hôn, chủ thể yêu cầu hủy hôn, thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật về nhân thân và con chung
Phần Nhận định của Tòa án có nêu căn cứ hủy hôn như sau:
Qua đó theo quan điểm của nhóm, căn cứ hủy hôn của Tòa án là hợp tình hợp lý vì trong Giấy chứng nhận kết hôn số 59 quyển số 01/2008, Tòa đã xác định chị Trần Thị A chưa đủ độ tuổi đăng ký kết hôn (được xác định là 15 tuổi 06 tháng 10 ngày) Do đó, việc anh chị đăng ký kết hôn tại tại Uỷ ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C đã vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về điều kiện kết hôn như sau: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” Bên cạnh đó, trong Giấy chứng nhận kết hôn số 09 quyển số 01/2014 của Uỷ ban nhân dân phường T đã không xác minh tình trạng hôn nhân dẫn đến thực hiện đăng ký kết hôn năm 2014 và có sự nhầm lẫn năm sinh của anh Đoàn Văn B nên dẫn đến việc không có hiệu lực pháp lý.
Chủ thể yêu cầu hủy hôn Ở bản án trên, chủ thể yêu cầu hủy hôn là chị Trần Thị A, do mâu thuẫn phát sinh mâu do bất đồng quan điểm và cách làm ăn, chị thấy cuộc sống chung không có hạnh phúc, mâu thuẫn ngày càng trầm trọng nên chị Trần Thị A yêu cầu hủy hôn. Điều 10, 11, 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 chị Trần Thị A
18 phải có đơn khởi kiện yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là có căn cứ cần được chấp theo quy định trên.
Tòa án quyết định: Hủy kết hôn trái pháp luật giữa chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B, chị A và anh B phải chấm dứt quan hệ vợ chồng là phù hợp với quy định của pháp luật Cụ thể, trong trường hợp này có đủ căn cứ xác định quan hệ hôn nhân giữa chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B là quan hệ không hợp pháp (Trần Thị A, sinh ngày 27/12/1992 chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (15 tuổi 06 tháng 10 ngày), như vậy việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C đã vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về kiện kết hôn như sau:
; Theo Giấy chứng nhận kết hôn số 09 quyển số 01/2014 ngày 10/3/2014 của Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C xác định khi tiếp tục thực hiện đăng ký kết hôn giữa chị Trần Thị A, sinh ngày 27/12/1989 và anh Đoàn Văn B sinh ngày 15/3/1985, Ủy ban nhân dân phường T đã không xác minh tình trạng hôn nhân dẫn đến thực hiện đăng ký kết hôn năm 2014 trong khi chị A và anh B vẫn còn tồn tại giấy đăng ký kết hôn số 59 ngày 07 tháng 7 năm 2008 mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật đồng thời có nhầm lẫn năm sinh của anh Đoàn Văn B, ghi đúng anh B sinh năm 1986.)
Do vậy không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Mặt khác quá trình chung sống chị
A và anh B xẩy ra nhiều mâu thuẫn, đã sống ly thân từ tháng 3 năm 2017 cho đến nay, do đó nhận thấy cuộc sống vợ chồng không có hạnh phúc.
Theo bản án, đây là vụ án Hôn nhân và gia đình tranh chấp về việc: “Hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung” nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại các Điều 28; 29; điểm g khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
2015 Hôn sự của chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B không nằm trong các trường hợp khác nên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy hôn - ở đây là Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh C
=> Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh C hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật về nhân thân và con chung
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Chấm dứt quan hệ vợ chồng” là hậu quả pháp lý về nhân thân của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Theo đó, nhóm đưa ra quan điểm về hậu quả pháp lý này là hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Đọc Quyết định giám đốc thẩm Số: 04/2021/HNGĐ-GĐT về “Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật” ngày 07/7/22021 của Tòa án nhân dân Tối cao và bình luận về việc áp dụng pháp luật, tiêu chí xác định hôn nhân thực tế cũng như đường lối giải quyết quan hệ nhân thân, con chung trong phán quyết của Tòa án các cấp
Tòa án cấp sơ thẩm
Bình luận đường lối giải quyết của Tòa án cấp sơ cẩm về quan hệ hôn nhân của bà Nguyễn Thị S và ông Phạm Bá H Ông Phạm Bá H và bà Nguyễn Thị S đã xác lập quan hệ vợ chồng vào năm 1980, không có căn cứ xác định bà S và ông H có đăng ký kết hôn tại UBND xã P và năm 1980
Nhưng có lời khai, làm chứng về việc sống chung của 2 người từ hàng xóm, có cả những chứng cứ chứng minh ông H và bà S cùng nhau xây dựng gia đình, thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng hợp pháp như: bản chứng thực bản sao sổ khai sinh của anh Phạm Hồng K có thể hiện tên cha là Phạm Bá H và tên mẹ là Nguyễn Thị S; Khi đăng ký sổ hộ khẩu và làm Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất cũng thể hiện ông bà là vợ chồng.
Theo quan điểm của nhóm, đường lối giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ pháp luật áp dụng, và phù hợp với luật về hôn nhân thực tế.
Cơ sở để tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ giữa bà S và ông H sống chung với nhau như vợ chồng trước năm 1987 là hôn nhân thực tế, tuy không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng.
Cơ sở pháp lý áp dụng: Các luật điều chỉnh về hôn nhân thực tế:
+ Điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội:
Theo quan điểm của nhóm, đây là được “khuyến khích” đăng ký kết hôn, chứ chưa bắt buộc phải “có nghĩa vụ” đăng ký kết hôn
+ Điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/01/2001:
Vì vậy, theo nhóm em, luật chưa đặt ra nghĩa vụ đăng ký kết hôn minh bạch Đồng thời các luật cũng chưa có chế tài xử lý cụ thể, rõ ràng cho các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng Chính vì vậy, các
Bình luận đường lối giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm về “Hủy việc kết hôn trái pháp luật” giữa ông H và bà S
Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà S, tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H và bà L => Hướng giải quyết hợp tình, hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
+ Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Cấm các hành vi
+ Điểm a, khoản 2 điều 10 Luật hôn nhân gia đình: Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm “
Quan hệ vợ chồng giữa ông H và bà S là hợp pháp theo pháp luật hôn nhân thực tế với các trường hợp sống chung như vợ chồng phát sinh trước thời điểm 1/1/2001 trở về trước. Khi đó bà S là vợ hợp pháp của ông H, ông H là người đang có vợ nên thuộc trường hợp cấm kết hôn theo điều 5, luật hôn nhân gia đình 2014
Việc UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện việc đăng ký kết hôn cho ông H và bà L vào ngày 17/4/2017 (luật HNGD 2014 có hiệu lực) là không đúng quy định pháp luật
Vì vậy, theo quan điểm của nhóm quan hệ vợ chồng giữa ông H và bà S phải bị hủy việc kết hôn khi có yêu cầu của những đối tượng thuộc Điều 10 của Luật HNGD 2014.
Bình luận đường lối giải quyết vấn đề con chung trong phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm:
Việc Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con Bởi vì, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Theo khoản 3, điều 81, Luật HNGD 2014:
Việc tòa án cấp sơ thẩm quyết định giao con chung của ông H và bà L là cháu Đ sinh ngày 12/12/2015 (chưa tròn 26 tháng tuổi, tính đến ngày 02/02/2018) cho mẹ là bà L trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng là hợp lý, phù hợp với quy định tại điều 81, luật HNGD 2014.
Về vấn đề cấp dưỡng cho cháu Đ, tòa án cấp sơ thẩm phán quyết: Ông H không phải cấp dưỡng nuôi con chung.
Nhưng, theo khoản 24, điều 3 luật HNGD 2014: “
Theo Điều 12 và Điều 81, Luật HNGD: “
Vì vậy, ở đây Tòa án cấp sơ thẩm phán quyết: “Ông H không phải cấp dưỡng nuôi con chung” là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, không bảo đảm được quyền được nuôi dưỡng của con cái chưa thành niên
Tòa án cấp phúc thẩm Đường lối giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm về quan hệ hôn nhân của bà Nguyễn Thị S và ông Phạm Bá H
Tòa án cấp phúc thẩm đã đưa ra nhận định rằng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1987, năm 2000 và năm 2013 chỉ điều chỉnh và có hiệu lực về không gian, thời gian và địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam Từ đó tòa án cấp phúc thẩm không công nhận quan hệ giữa ông H và bà S là vợ chồng và công nhận quan hệ hôn nhân giữa ông H và bà L là quan hệ hôn nhân hợp pháp
Về nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm đã đưa ra nhận định sai và không đúng với quy định của pháp luật
Dù không có căn cứ xác định bà S và ông H có đăng ký kết hôn tại UBND xã P và năm 1980 nhưng trên thực tế, có lời khai, làm chứng về việc chung sống như vợ chồng của 2 người từ ông Bùi Ngọc C và Nguyễn Văn N là hành xóm, có cả những chứng cứ chứng minh ông H và bà S cùng nhau xây dựng gia đình, thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng hợp pháp như: bản chứng thực bản sao sổ khai sinh của anh Phạm Hồng K có thể hiện tên cha là Phạm Bá H và tên mẹ là Nguyễn Thị S; Khi đăng ký sổ hộ khẩu và làm Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất cũng thể hiện ông bà là vợ chồng.
Cơ sở pháp lý: Điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 3/01/2001:
Luật chưa đặt ra nghĩa vụ đăng ký kết hôn minh bạch Đồng thời các luật cũng chưa có chế tài xử lý các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng, do vậy các trường hợp sống chung như vợ chồng phát sinh trước thời điểm 1/1/2001 trở về trước có thể được thừa nhận là vợ chồng.
Vậy việc ông H đăng kí kết hôn với bà L là vi phạm nguyên tắc 1 vợ 1 chồng theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000