1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014 và thực tiễn áp dụng

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Chia Tài Sản Chung Của Vợ, Chồng Khi Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 Và Thực Tiễn Áp Dụng
Tác giả Cao Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Mai Hương, Quách Thị Thu Hoài, Nguyễn Đăng Đức Anh, Nguyễn Hường, Nguyễn Vũ Dũng, Bùi Ngọc Anh, Vũ Thị Hương Trà, Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Thoa Thị Như
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác tr

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đề bài: Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình

2014 và thực tiễn áp dụng

Lớp : N05-TL2 Nhó

m

: 04

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Nhóm số: 4 Lớp: 4718 Thảo luận N05-TL2 Khoa: Phápluật kinh tế

Tổng số sinh viên của nhóm: + Có mặt:

Sinh viên kí tên

Nhận xét của

gv Đánh giá Nhận xét

Trang 3

Kết quả điểm bài tập:

NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

BÀI LÀM 2

1 Khái quát chung về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật 2

2 Nội dung nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật 3

3 Thực tiễn áp dụng 11

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 6

MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tế bào của xã hội, là nơi những người cóquan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống Nhận thức được vịthế quan trọng của gia đình và chế độ hôn nhân, Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm, chú trọng đến việc xây dựng gia đình yên ấm, hòa thuận, chế độ hôn nhân tiến

bộ, chuẩn mực Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân do chịu nhiềutác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên đã không giữ được giá trị banđầu, vợ chồng đã không còn hạnh phúc nên pháp luật cũng dự liệu cho họ quyềnđược giải phóng bằng việc ly hôn Và trong các cuộc ly hôn, chia tài sản chung của

vợ chồng là một vấn đề thường xuyên mà hai bên xảy ra những tranh chấp chính,

do đó việc nghiên cứu đề tài này cũng mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc Xuất phát từ lý do nêu trên, nhóm chung em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và giađình 2014 và thực tiễn áp dụng.”

Trang 7

BÀI LÀM

1 Khái quát chung về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật

1.1 Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định của Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014thì tài sản chung của vợ chồng được hiểu là:

“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng vàthu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tạikhoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc đượctặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợchồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc

có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

1.2 Khái niệm về ly hôn

Bàn về khái niệm ly hôn được quy định tại Khoản 14 Điều 3 luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

1.3 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Chia tài sản chung của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng khigiải quyết ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiệntheo 2 nguyên tắc là theo thỏa thuận và theo luật định, trong đó:

Trang 8

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường

hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, được quy định tại các điều 47, 48, 49,

50 và 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong

trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, được quy định tại các điều 33

đến điều 46 và từ điều 59 đến điều 64 của luật hôn nhân và gia đình 2014

2 Nội dung nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật

2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.

Lyên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, Luật Hôn nhân và gia đình 2014

đã thêm vào một chế độ mới, được gọi là chế độ tài sản theo thỏa thuận, đây là mộtthay đổi đáng chú ý so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000

Chế độ tài sản theo thỏa thuận hay còn gọi là chế độ tài sản ước định chophép vợ, chồng xác lập những quy định riêng trong khuôn khổ pháp luật, thay thếcho chế độ tài sản luật định Cách tiếp cận tiến bộ này trong việc điều chỉnh quan

hệ tài sản giữa vợ chồng là bước phát triển đáng kể của Luật Hôn nhân và Gia đìnhViệt Nam năm 2014, song hành với chế độ tài sản luật định, Chế độ tài sản theothỏa thuận của vợ chồng được căn cứ theo các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của LuậtHôn nhân và gia đình

Khi chế độ tài sản của vợ chồng được xác định bằng thỏa thuận thì việc phânchia tài sản khi ly hôn sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó

Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận không đầy đủ hoặc thiếu rõ ràng thìcác quy định sau sẽ được áp dụng

1 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

Trang 9

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tàisản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thunhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghềnghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

2 Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằnghiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớnhơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch

3 Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tàisản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà

vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản củamình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác

4 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niênmất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản

Trang 10

tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tàisản vợ chồng theo luật định được quy định bảo gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn chính là

sự thỏa thuận “Thỏa thuận” ở đây có nghĩa là “đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắcthoả thuận” Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình nóiriêng đều tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể hay nói cách khác là tôntrọng sự thỏa thuận của vợ chồng đối với tài sản chung khi ly hôn Quá trình giảiquyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, vợ chồng có quyềnthỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung.Tất nhiên cần phải hiểurằng sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và giađình

Để cụ thể hoá hơn về nguyên tắc này,tại khoản 1 điều 7 Thông tư lyên tịch số01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:

“1 Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề,trong đó có cả việc phân chia tài sản Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được

mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của

vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án

Trang 11

được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì ápdụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61,

62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi lyhôn.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015:

“1 Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyềngiải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơnkhởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện,đơn yêu cầu đó

2.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổiyêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạmđiều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”

Theo đó, xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự nói chung và quan hệ vợchồng nói riêng, vợ, chồng có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giảiquyết phân chia tài sản trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng Tòa án cótrách nhiệm tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên Nội dung của thỏa thuận viphạm điều cấm của luật hoặc đạo đức xã hội thì sẽ không được công nhận

Từ đó, cho thấy sự tự nguyện thỏa thuận, ý chí đông thuận của các bên luônđược tôn trọng dù trong bất kì trường hợp vợ chồng lựa chọn vợ chồng lựa chọnchế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định

Trong trường mà vợ chồng không thỏa thuận được mà yêu cầu thì toà ánphải xem xét quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuậnhay theo luận định tuỳ vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất: trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợchồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị toà án tuyên bố

Trang 12

vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tàisản của vợ chồng khi ly hôn.

Thứ hai: đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏathuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại khoản2,3,4,5 điều 59 và tại các điều 60, 61,62,63 và 64 luật hôn nhân gia đình đình 2014

để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

- Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác.

Trên cơ sở của nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởngcác quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tài sản nói riêng, trong trường hợpkhông có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng đượcchia theo nguyên tắc chia đôi

Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư lyêntịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: Nếu Tòa án áp dụngchế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hônthì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến cácyếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: là tình trạng về năng lực phápluật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi

ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng

có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và giađình Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so vớibên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sốngcủa họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và

Trang 13

lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Sự đóng góp đó có thể trực tiếp bằng sức lao động hoặc tài sản mà người đó bỏ ra

để tạo nên tài sản chung của vợ chồng như dùng tài sản riêng để sửa chữa, cải tạo,

tu bổ làm tăng giá trị của tài sản chung, tài sản riêng của mỗi bên đem nhập vàokhối tài sản chung của vợ chồng…

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghềnghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sảnchung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp đượctiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếptục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phầngiá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sảnxuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiệnsống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mấtnăng lực hành vi dân sự

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợhoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến lyhôn Cần lưu ý, lỗi ở đây có thể là không chăm lo làm ăn, cố tình tẩu tán tài sản, cờbạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình… mà các lỗi này là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến ly hôn, nếu một bên có lỗi nhưng không phải là nguyên nhântrực tiếp dẫn đến ly hôn thì không xem xét, đánh giá khi chia tài sản chung của vợchồng khi ly hôn

Để chứng minh được lỗi của bên đối phương thì chủ thể bên kia phải cungcấp được chứng cứ chứng minh cho Tòa án về những lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ

đó Những hành vi vi phạm sẽ là một trong những căn cứ được Tòa án xem xét khiphân chia tài sản Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ Tòa án xem xétchia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều hơn thì sẽ nhận được tài sản ít

Trang 14

- Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị

Khoản 3 điều 59 luật Hôn nhân gia đình 2014 “Tài sản chung của vợ, chồngđược chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị ;bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởngthì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”

Tài sản chung của vợ chồng được chia theo hiện vật dựa theo Khoản 1 Điều

33 luật hôn nhân gia đình năm 2014, theo đó hiện vật được hiểu là những đồ vật cógiá trị, có ý nghĩa và có ích đối với con người

Nếu tài sản không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo trị giá của tài sản

đó ở thời điểm hiện tại, tài sản được định giá cụ thể cho từng loại tài sản theo giáđúng của thị trường từ đó làm căn cứ cho việc phân chia tài sản theo giá trị

Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn không nhất thiết phải chiađều bằng hiện vật Việc chia tài sản chung vợ chồng là hiện vật cần bảo đảm sátthực tế giữa việc chia tài sản bằng hiện vật với chia tài sản bằng tiền, bảo đảmquyền lợi, tài sản bình đẳng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Trường hợp không thể chia được hiện vật hoặc không thể chia đều hiện vậtthì người nhận toàn bộ hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trị cao hơn phải thanhtoán tiền chênh lệch cho người không nhận hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trịthấp hơn trên nguyên tắc bảo đảm tối đa giá trị sử dụng của tài sản, khả năng sửdụng hợp lý tài sản, ổn định đời sống của mỗi bên sau khi phân chia tài sản

Việc phân chia tài sản chung cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp,nguyên tắc này sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mụcđích: chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó Để thực hiện tốtnguyên tắc này, Toà án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tươngứng, chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên

Trang 15

nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia đượcnhận.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng.

Theo điều 43 luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng bao gồm :

“1 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tàisản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đượcchia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tàisản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định củapháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng

2 Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của

vợ, chồng Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân đượcthực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Và theo điều 11 nghị định 126/2014/NĐ-CP, quy định về tài sản riêng của vợchồng “ Điều 11 Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1 Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữutrí tuệ

2 Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định củaTòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác

3 Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về

ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn lyền với nhân thân của

vợ, chồng.”

Theo đó vợ chồng có tài sản riêng thì được quyền sử hữu, định đoạt riêng tàisản đó và không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại.Như vậy,khi vợ chồng ly hôn,tài sản riêng của vợ, chồng thì thuộc quyền sở hữu riêng của người đó và khôngthực hiện nguyên tắc chia đối với tài sản riêng trong trường hợp này

Ngày đăng: 20/04/2024, 23:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w