1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn luật hôn nhân và gia đình

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 55,44 KB

Nội dung

Trang 3

TÌNH HUỐNG 7

Theo hồ sơ vụ án ly hôn giữa nguyên đơn Thúy và bị đơn Sơn , họ có 3 con chung là Ngân (14/2/2001), Chí (19/4/2003) và Đoan (6/10/2004) Từ 2014 , do mâu thuẫn, chị Thúy cùng 2 con Chí và Đoan sống riêng , còn Ngân vẫn ở với anh Sơn

Khi ly hôn, chị Thúy yêu cầu được tiếp tục nuôi 2 con là Chí và Đoan , giao cháu Ngân cho anh Sơn nuôi dưỡng Anh Sơn có đơn xin xử vắng mặt và trình bày ( qua biên bản lấy lời khai ) nếu ly hôn, anh tôn trọng sự lựa chọn của các con về việc sống với cha hay mẹ

Khi tòa án giải quyết vụ án , cháu Ngân đi làm xa nên không đến tòa trình bày nguyện vọng được

BÌNH LUẬN

Trong xã hội, mối quan hệ về hôn nhân và gia đình luôn tồn tại, hiện hữu và trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống Có thể nói gia đình chính là tế bào của xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội phát triển thì đời sống gia đình ngày càng được nâng cao Luật Hôn nhân và gia đình đã giải thích khái niệm gia đình như sau “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh cái quyền là nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định” Đó được xem là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức, tính cách để giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội

Mỗi con người là những cá thể riêng biệt nên sẽ có quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Không phải gia đình nào cũng hòa thuận, ấm êm, các cặp vợ chồng sẽ có

Trang 4

lúc mâu thuẫn bất đồng quan điểm Ly hôn là phương pháp cuối cùng khi mâu thuẫn vợ chồng trở nên sâu sắc đến mức không thể hàn gắn được nữa Như vậy, trong quá trình xây dựng gia đình xuất hiện nhiều mâu thuẫn từ nhiều lý do khác nhau làm cho mục đích hôn nhân không đạt được thì ly hôn sẽ giúp cho mỗi cá nhân thoát khỏi sự ràng buộc về tinh thần lẫn thể xác Có thể nói vấn đề quyết định sự kiện chấm dứt hôn nhân do ly hôn là vấn đề mà bất cứ bậc cha mẹ nào phải trăn trở, lưu tâm Bởi sau khi cha mẹ ly hôn, người phải gánh chịu những thiệt thòi trước hết phải kể đến là các con, đặc biệt là đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật , mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi, đây là những chủ thể yếu thế mà kể về nhận thức hay năng lực đều rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ Bởi lẽ, cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi chúng ta Thật vậy, các luật hôn nhân và gia đình có từ thời Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay đều xác định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật , mất năng lực hành vi dân sự , không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi

Tại Điều 31và Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định : “ Vợ

chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung”

Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thànhniên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái Về nguyên tắc, con còn bú phảido mẹ phụ trách Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con.

Trang 5

Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗingười tuỳ theo khả năng của mình.

Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc gópphần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái.”

Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng có quy định tương tự:

“ Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặctập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhàtrường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.”

Pháp luật Việt Nam khi nhắc về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000,2014 đã có những thay đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ để con cái có thể phát triển toàn diện nhất về thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:

Luật Hôn nhân và gia đình quyền thương yêu, trôngnom, nuôi dưỡng, chăm sóc,

Điều 69 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

“ 1 Thương yêu con, tôn trọng ýkiến của con; chăm lo việc học tập,giáo dục để con phát triển lành

Trang 6

bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của con; tôn trọng ýkiến của con; chăm lo việchọc tập và giáo dục để conphát triển lành mạnh về thểchất, trí tuệ và đạo đức, trởthành người con hiếu thảocủa gia đình, công dân cóích cho xã hội.

2 Cha mẹ không được phânbiệt đối xử giữa các con,ngược đãi, hành hạ, xúcphạm con; không được lạmdụng sức lao động của conchưa thành niên; khôngđược xúi giục, ép buộc conlàm những việc trái phápluật, trái đạo đức xã hội.”

mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,trở thành người con hiếu thảo củagia đình, công dân có ích cho xãhội.

2 Trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vidân sự hoặc không có khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôimình.

3 Giám hộ hoặc đại diện theo quyđịnh của Bộ luật dân sự cho conchưa thành niên, con đã thành niênmất năng lực hành vi dân sự.

4 Không được phân biệt đối xử vớicon trên cơ sở giới hoặc theo tìnhtrạng hôn nhân của cha mẹ; khôngđược lạm dụng sức lao động củacon chưa thành niên, con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sựhoặc không có khả năng lao động;

Trang 7

không được xúi giục, ép buộc conlàm việc trái pháp luật, trái đạo đứcxã hội.”

Việc chăm sóc nuôi dưỡng con

sau khi ly hôn

- Quy định trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con là ở với ba hay với mẹ.

- Luật 2000 quy định nguyên tắc: Con dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.

- Thay đổi người trực tiếp nuôi con:Luật 2000 quy định chỉ vợ, chồng mới có quyền

- Luật mới giảm độ tuổi của con được xem xét nguyện vọng ở với cha hay với mẹ từ 9 tuổi xuống còn 7 tuổi.

- Luật mới vẫn giữ quy định này nhưng quy định 3 tuổi thành 36 tháng và bổ sung việc xem xét điều kiện nuôi con của người mẹ có đảm bảo không, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ nuôi.

- Luật 2014 quy định ngoài vợ, chồng thì: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền

Trang 8

yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đánh giá:

Thứ nhất, xét vụ việc cụ thể được nêu trong hồ sơ vụ án ly hôn giữa nguyên đơn Thúy và bị đơn Sơn theo quy định Luật HN&GĐ năm 2014 là thuận tình ly hôn lý do vì anh Sơn và chị Thúy có nhiều mâu thuẩn trong thời gian chung sống dẫn đến việc ly hôn và 2 bên đã không chung sống với nhau từ năm 2014 đến 2023, nhưng về mặt pháp lý thì cả 2 vẫn là vợ chồng và cả hai bên cũng không yêu cầu về đòi hỏi về mặt phân chia tài sản chung mà chỉ có nguyên đơn Thuý yêu cầu được tiếp tục nuôi dưỡng 2 con là Chí và Đoan

Mặt khác, căn cứ vào khoản 2 điều 81 Luật HN&GĐ 2014 thì con từ đủ 7 tuổi thì phải lắng nghe nguyện vọng của con trong việc lựa chọn nên ở với ai giữa cha và mẹ; và khi các con trên 18 tuổi thì pháp luật không quy định về việc ở với ai vì đã đủ năng lực hành vi dân sự, nên vì thế pháp luật sẽ không giải quyết nguyện vọng của bà Thuý Xét tại thời điểm năm 2023 thì Đoan đạt độ tuổi là 19 tuổi, anh Chí là 20 tuổi , Ngân 22 tuổi Theo đó, dựa vào độ tuổi và nguyên tắc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn thì cả

Trang 9

ba người đều đã từ đủ 18 tuổi trở lên , họ đã đủ nhận thức và hiểu biết để có thể đưa ra quyết định có thể lựa chọn tiếp tục chung sống cùng ai.

Luật HN&GD 2014 thì pháp luật Việt Nam về độ tuổi xem xét nguyện vọng của con cái khi cha mẹ ly hôn nhằm thực hiện nguyên tắc quán triệt: bảo đảm con chưa thành niên (dưới 18 tuổi theo BLDS), con ở độ tuổi trẻ em (dưới 16 tuổi theo BLDS) thực hiện đầy đủ quyền của mình trong đó có quyền bày tỏ nguyện vọng về các vấn đề liên quan Vì vậy pháp luật đã trao quyền cho con chưa thành niên - ở độ tuổi nhất định có khả năng nhận thức nhất định được nói lên chính kiến, nguyện vọng của mình, chỉ cần con đủ 7 tuổi trở lên thì khi cha mẹ ly hôn Toà án bắt buộc phải thực hiện thủ tục tố tụng ,xem xét nguyện vọng con trước khi đưa ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn Mặc dù, có sự khác nhau về độ tuổi xem xét nguyện vọng của con qua từng thời kỳ nhưng đủ 7 tuổi hay là đủ 9 tuổi việc tham khảo chỉ có ý nghĩa như một trong các điều kiện bắt buộc trước khi Tòa án đưa ra quyết định, để con cái có thể thực hiện quyền bày tỏ nguyện vọng của mình Bởi ngoài ý chí của con cái, Tòa án còn phảo kết hợp xem xét nhiều yếu tố khác như môi trường sống trong tương lai, hoàn cảnh thực tế của người trực tiếp nuôi con, tư cách đạo đức của người trực tiếp nuôi con, để sau khi cha mẹ ly hôn con cái sẽ được phát triển toàn diện trong điều kiện tốt nhất.

Từ đó ta có thể thấy rằng, vấn đề quyền lợi của con và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn đối với con cái rất quan trọng Qua từng gia đoạn xã hội, từng bản án hôn nhân – gia đình đã được xét xử, pháp luật Việt Nam vẫn cố gắng ngày càng hoàn thiện về mặt cơ sở lí luận để quyền lợi, lợi ích của con cái được đảm bảo.

Trang 10

Thứ hai, xét vụ việc cụ thể được nêu thời điểm Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực pháp luật vì xét dưới góc độ tổng thể thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 2014 là bước tiến nhảy vọt trong quy định pháp luật HN&GĐ

Có lẽ, đại đa số những bậc cha mẹ yêu thương con vô bờ bến, bảo vệ chăm lo cho con hết tất cả những gì tốt nhất của họ, nhưng len lói ở đâu đó vẫn có những trường hợp đau lòng bắt đầu ở sự thiếu trách nhiệm của các bậc phụ huynh, bậc làm cha mẹ, họ xem con cái là công cụ kiếm tiền, là của nợ mà ông trời bạn xuống làm khổ họ, là nơi để họ tra tấn, vứt bỏ,nên nhà nước đã rất kịp thời ra luật để bảo vệ quyền lợi của con trong gia đình cũng là khiến bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn trong việc chăm nom và nuôi dạy con.

Nếu luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định vỏn vẹn là cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, thì ở năm 2014 nhà nước đã quy định rõ hơn và nhiều vấn đề hơn để bảo vệ tuyệt đối để bậc cha mẹ phải xem việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý như chăm sóc, nuôi dưỡng nhóm con này pháp luật ràng buộc trước tiên cho cha mẹ Những nghĩa vụ trên của cha mẹ đối với con không chỉ thuần túy là nghĩa vụ, là trách nhiệm, đó còn là quyền của cha mẹ đối với con là quyền lợi con cái đáng phải nhận được Phải chăng, trong quan hệ cha mẹ với con cái quyền và nghĩa vụ được kết hợp và song hành cùng nhau và đó là sự ép buộc của pháp luật, chắc hẳn là không phải ép buộc vì tình cha mẹ là thiêng liêng cao quý nhất, là tình cảm trên tất cả các loại tình cảm mà không một thứ quý giá nào có

Trang 11

thể thay thế được nhưng những quyền và nghĩa vụ này là tính cấp thiết bắt buộc phải có được pháp luật ghi nhận xuất phát từ nền tảng nghĩa vụ đạo đức cũng như chịu sự chi phối từ những yếu tố mang tính bản năng của con người Chính vì vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi của con, và nhấn mạnh trách nhiệm của bậc làm cha mẹ trong mối quan hệ nhân thân, gia đình là một phần, còn chung quy nhất là thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật bảo vệ và ưu tiên thực hiện nhất nếu so sánh với các quan hệ gia đình khác.

Nói đến bảo vệ quyền trẻ em chúng ta phải nhắc đến “ Công Ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em” có quy định này rất hay, tại điều 9:

“ 1 Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha,mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định vớisự thẩm định của tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏicha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em Quyết định này có thể là cầnthiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay bỏ mặc, hoặckhi cha mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.”

Với tư cách là một trong các thành viên của Công ước này nên việc ban hành luật HN&GĐ sửa đổi bổ sung 2014 rõ ràng hơn trong quy định sau: trẻ em có quyền sống với cha mẹ, trừ khi việc này không thích hợp với lợi ích tốt nhất của các em “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật quyết định việc cách ly để bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em” Quy định của pháp luật HN&GĐ

Trang 12

Việt Nam điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ và con hoàn toàn phù hợp với Công Ước quốc tế về quyền trẻ em.

Phải chăng điều luật này đang cố níu giữ mối quan hệ vợ chồng vì con trẻ mà ở lại hay chỉ là muốn bảo vệ tốt nhất và tốt hơn nữa cho những đứa bé tội nghiệp phải chịu cảnh cha mẹ ly hôn nên vì thế một bước tiến nhảy vọt, kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên), thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Quy định “về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” được sửa thành “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Trong quá trình xét xử vụ án ly hôn, bị đơn vắng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan việc này ảnh hưởng đến quy trình giải quyết vụ án ly hôn trường hợp này do bị đơn Sơn có đơn xin xử vắng mặt và trình bày (qua biên lai lấy lời

Trang 13

khai ) “nếu ly hôn anh tôn trọng sự lựa chọn của các con về việc sống với cha hay với mẹ

thì giải quyết việc ly hôn vắng mặt được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dânsự 2015”

Căn cứ vào điểm b,c khoản 2 điều 227 , Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau :

Điều 227 Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự

2 Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họcó đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngạikhách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặctrở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêucầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiếnhành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòathì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêucầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởikiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật

Thực tế, trong trường hợp này bị đơn Sơn là cha của cháu Đoan , Chí và Ngân có đơn xin vắng mặt và nếu ly hôn thì anh vẫn tôn trọng quyết định của các con Như vậy,

Ngày đăng: 02/04/2024, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w