Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình việt nam hiện nay

48 1 0
Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG,PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP TT02 - NHÓM 01 - HK232NGÀY NỘP 21/03/2024

Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐOÀN VĂN RE

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Nhóm/Lớp: TT02 Tên nhóm: 01 HK 232 Năm học: 2023-2024Đề tài:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên nhóm trưởng: Lại Huy Anh, Số ĐT: 0913929096, Email: anh.laihuy931@hcmut.edu.vn

Trang 5

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Đối tượng nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của đề tài 6

II NỘI DUNG 7

Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN 7

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 7

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình 7

1.1.1 Khái niệm gia đình 7

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 7

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 8

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội 10

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội 11

1.2.3 Cơ sở văn hoá 12

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 12

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN 16

GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 16

2.1 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 16

2.1.1 Mục tiêu 16

2.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp 17

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua 21

2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 21

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 25

Trang 6

2.3 Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới 32

2.3.1 Giải pháp phát huy mặt đạt được 32

2.3.2 Giải pháp khắc phục mặt hạn chế 34

III KẾT LUẬN 40

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 7

I MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử, sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội đã có những tác động to lớn đến mọi mặt trong đời sống của mỗi cá nhân Đi kèm với

đó, C Mác và Ph Ăngghen cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá

trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con ngườibắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,cha mẹ và con cái, đó là gia đình”1 Gia đình được coi là một tổ chức xã hội quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục và điều chỉnh hành vi của cá nhân để phù hợp với các quy phạm, chuẩn mực, đồng thời ngăn chặn những hành vi lệch lạc có thể ảnh hưởng đến cộng đồng Gia đình, như một hình ảnh phản ánh, thể hiện sự tồn tại, văn minh và tiến bộ của xã hội Nó có thể được coi là "hạt nhân" của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành một xã hội phát triển vững chắc Gia đình không chỉ là nơi cung cấp nền móng vững chắc và niềm tin cho cá nhân, mà còn là môi trường quan trọng để nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ tương lai, góp phần nâng cao chất lượng lao động và mang lại các giá trị về kinh tế, văn hóa và xã hội

Bản chất và vai trò quan trọng của gia đình không chỉ giúp mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về bản thân mình mà còn giúp các quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi lên chủ nghĩa xã hội nâng cao nhận thức và sự sâu sắc trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng gia đình Điều này đặt ra những thách thức và cơ hội cần được xem xét để đưa ra những chiến lược phát triển gia đình phù hợp và bền vững, đồng thời hỗ trợ vào việc xây dựng một xã hội phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện tại và trong tương lai.

Việt Nam, một trong những nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội, được Đảng và Nhà nước đặt rất nhiều mối quan tâm sâu sắc trong vấn đề phát triển gia đình Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, thêm vào đó, khi bổ sung, phát triển Cương lĩnh vào năm 2001, Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.240.

Trang 8

trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”2 Gần đây nhất, vào ngày 30 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định "Phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030", một lần nữa thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, trở thành nơi bồi đắp nhân cách, nuôi dưỡng lý tưởng, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của đất nước Tính từ lúc ban hành quyết định đến nay, toàn bộ các cấp, cộng đồng và mọi cá nhân trong xã hội đã nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được đề ra, song vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong quá trình phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.

Hiện tại, tình hình thực tế cho thấy rằng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình ở mọi cấp, cũng như cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc Công tác này đặc biệt chú trọng vào việc ghi nhận và tôn vinh những gia đình mang đặc điểm văn hóa, tuân thủ quy tắc ứng xử chuẩn mực đều đặn Đồng thời, đã có sự nỗ lực rộng rãi trong việc phổ cập kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các hộ gia đình, nhằm nâng cao khả năng tự giác và chủ động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội.

Các đơn vị địa phương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hàng năm Mục tiêu của những nỗ lực này là khuyến khích và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống của mọi người

Nếu nhìn vào các mô hình thành công, có thể kể đến như mô hình "Chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc" được triển khai bởi Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và mô hình "Gia đình đảm đang" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Những mô hình này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công trong việc hoàn thành nhiệm vụ đầu tư, huy động xã hội, đồng thời đóng góp tích cực vào việc xây dựng gia đình tiến bộ, điều mà "Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến

Trang 9

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các chiến lược xây dựng gia đình theo hướng phát triển và bền vững, song chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập Trong khi có những sự tiến triển trong công tác tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến xây dựng gia đình Việt Nam, việc nghiên cứu và triển khai các loại hình dịch vụ gia đình hỗ trợ cần thiết để đảm bảo sự ổn định và an toàn của cuộc sống gia đình vẫn còn nhiều hạn chế Thiếu thông báo và hướng dẫn hợp lý cũng là một trong những vấn đề gặp phải, khiến cho các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ này.

Ngoài ra, tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trở thành một vấn nạn đáng lo ngại Không chỉ giới hạn trong bạo lực giữa vợ chồng, mà còn bao gồm bạo lực từ cha mẹ đối với con cái, bạo lực từ con cái đối với cha mẹ, và diễn ra dưới nhiều hình thức như bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục, hay bạo lực về mặt tài chính.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Vấn đề gia đình trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triểngia đình Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.

2 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng, giải pháp phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, đánh giá thực xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua.Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới.

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.

Trang 11

II NỘI DUNG

Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊNCHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình

1.1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong xã hội và ảnh hưởng đến sự tồn tại của cộng đồng Sự hình thành của gia đình dựa trên hai cơ sở quan hệ cơ bản, bao gồm mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng và quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn kết, ràng buộc và sự phụ thuộc lẫn nhau, đặt ra nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm được quy định bởi cả pháp lý và đạo lý.

Mối quan hệ hôn nhân đặt nền tảng pháp lý cho sự tồn tại của gia đình và là cơ sở cho các mối quan hệ khác bên trong gia đình Mối quan hệ huyết thống, là kết quả tự nhiên của những người cùng dòng máu, xuất phát từ mối quan hệ hôn nhân Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ chính là quan hệ vợ chồng và quan hệ cha mẹ con cái, còn tồn tại quan hệ giữa ông bà và cháu, anh chị em, và nhiều mối quan hệ khác.

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.1.2.1 Gia đình là tế bào xã hội

Là vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội, gia đình sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, là những nhân tố cho thấy gia đình chính là một tế bào để tạo nên 1 bộ phận lớn - xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như

chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt

thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là giađình”3

3Chủ tịch Hồ Chí Minh.(2011).Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9 Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Tr.531

Trang 12

1.1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đờisống cá nhân của mỗi thành viên

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, cũng là nơi để mỗi con người được nuôi dưỡng, yêu thương, trưởng thành và phát triển theo hướng tốt nhất Hạnh phúc của gia đình là tiền đề cho sự phát triển và trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần, trí lực của mỗi con người để phấn đấu thành 1 công dân tốt

1.1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình cũng có thể được gọi là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân được sinh sống cảm nhận và tiếp nhận được sự yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng lớn hơn bất cứ cộng đồng nào khác Nhưng, mỗi cá nhân trong gia đình cũng chính là một thành viên của xã hội, vậy nên quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng có thể nói là quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.

Vậy nên, những tác động giữa mối quan hệ các thành viên trong gia đình, theo mặc tích cực hay tiêu cực đều sẽ ảnh hưởng đến cách mỗi cá nhân phát triển ở ngoài xã hội, cũng như ngược lại, những ảnh hưởng ở các cộng đồng xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến mỗi người về tích cách, tinh thần, cách nhìn nhận

Mỗi gia đình sẽ khác nhau về nhiều mặt, và các cộng đồng xã hội cũng sẽ khác, nhưng cả 2 đều là những cộng đồng mà mỗi cá nhân phải tiếp xúc luân phiên, đồng thời và liên tục Gia đình là cộng đồng đầu tiên mà mỗi người tiếp xúc, nên sẽ là cầu nối cho cá nhân đó với các cộng đồng xã hội khác.

Tóm lại, gia đình và xã hội là mối quan hệ hữu cơ, luôn có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau Cũng vì thế nên gia đình cũng là cầu nối giữa mỗi cá nhân và xã hội

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

1.1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù và không cộng đồng nào có thể thay thế được của gia đình Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người mà còn duy trì nòi giống cho gia đình, dòng họ và đáp ứng nhu cầu về sức lao động để duy trì xã hội.

Trang 13

Chức năng này là vấn đề của xã hội vì liên quan đến mật độ dân cư, nguồn lực lao động của đất nước, nó cũng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã hội vì ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 1.1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Gia đình cũng có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này không chỉ thể hiện tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái mà còn thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thành viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuổi già Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình.

Để thực hiện tốt chức năng này, mỗi bậc phụ huynh phải có đủ kiến thức cơ bản và toàn diện về những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, và đặc biệt là những phương pháp giáo dục phù hợp với riêng mỗi cá nhân khác nhau.

1.1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Gia đình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng như các đơn vị kinh tế khác Ngoài ra, gia đình còn có quá trình tái sản xuất sức lao động cho xã hội, thứ mà các đơn vị kinh tế khác không có được.

Gia đình cũng là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội, thực hiện các chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa liên tục để duy trì hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời sống của gia đình Nó sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình, đảm bảo nguồn sinh sống, nhu cầu vật chất, tinh thần, tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh cho các thành viên trong gia đình nâng cao đời sống thể chất lẫn tinh thần Bởi vì vậy, tạo điều kiện và cơ hội cho gia đình tổ chức đời sống, nuôi dạy con cái tốt cũng chính là đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội, vì những cá nhân phát triển tốt về thể lực và trí lực sẽ đóng góp vào nguồn lao động phát triển cho xã hội.

Trang 14

1.1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Gia đình là chỗ dựa tinh thần, tình cảm của mỗi cá nhân, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, sức khỏe Sự chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên cũng là trách nhiệm, đạo lý và lương tâm của mỗi con người Khi nơi nương tựa này có sự ổn định và bền vững, tạo cho mỗi cá nhân động lực để lao động, phát triển và đóng góp cho xã hội

1.1.3.5 Chức năng khác

Bên cạnh các nhiệm vụ đã đề cập, gia đình cũng thực hiện các chức năng về văn hóa và chính trị Trong chức năng văn hóa, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cộng đồng Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là môi trường sáng tạo và trải nghiệm các giá trị văn hóa của xã hội Trong chức năng chính trị, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng như một tổ chức chính trị nhỏ trong xã hội Gia đình thực hiện và tuân thủ các chính sách và luật pháp của nhà nước, cũng như các quy định và hương ước của cộng đồng và làng xóm.

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế – xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá đội lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần dần bị xoá bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội V.I.Lênin đã viết: “Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công xưởng và nhà máy Chính như thế và chỉ có như thế mới mở được con đường

giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu được “chế độ nô lệ gia đình”

nhờ có việc thay thế nên kinh tế gia đình cá thể bằng nên kinh tế xã hội hoá quy môlớn”.4

4 V.I.Lênin (1977) Toàn tập, tập 42 Matxcơva: NXB Tiến bộ, Tr.464

Trang 15

Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xoá bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Bởi vì sự thống trị của người đàn ông trong gia đình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động gia đình thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội.

Như Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia

đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa Nền kinh tế tư nhân biếnthành một ngành lao động xã hội Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xãhội”5 Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ông trong xã hội Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũng chính là công cụ xoá bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình Như

V.I.Lênin đã khẳng định: “Chính quyền Xô Viết là chính quyền đầu tiên và duy nhất

trên thế giới đã hoàn toàn thủ tiêu tất cả pháp luật cũ kỹ, tư sản, đê tiện, những phápluật đó đặt vào người phụ nữ vào tình trạng không bình đẳng với nam giới, đã dànhđặc quyền cho nam giới Chính quyền Xô Viết, một chính quyền của nhân dân laođộng, chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã huỷ bỏ tất cả những đặc quyềngắn liền với chế độ tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình ”.6

Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội

5 C Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 21 Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, Tr.118.

6 V.I.Lênin (1977) Toàn tập, tập 40 Matxcơva: NXB Tiến bộ, Tr.182.

Trang 16

đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Chừng nào và ở đâu, hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế.

1.2.3 Cơ sở văn hoá

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn bản trong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hoá, tinh thần cũng không ngừng biến đổi Những giá trị văn hoá được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hoá, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ.

Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tẳng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thiếu đi cơ sở văn hoá, hoặc cơ sở văn hoá không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

1.2.4.1 Hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại Chừng nào, hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ bị hạn chế.

Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Đây là bước

phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “ nếu nghĩa vụ

của vợ và chồng là phải thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há

Trang 17

chẳng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với người khác”7 Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn.

Hôn nhân tiến độ còn bao hàm cả quyền tựu do ly hôn khi tình yêu giữa nam và

nữ không còn nữa Ph.Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu

mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới làhợp đạo đức mà thôi Và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị tình yêu sayđắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội” 8 Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.

1.2.4.2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thuỷ Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ

nữ “Chế độ một vợ một chồng sinh ra tự sự tập trung nhiều của cải vào tay một

người, vào tay người đàn ông, chứ không phải của người nào khác Vì thế, cần phảicó chế độ một vợ một chồng về phía người vợ, chứ không phải về phía người chồng”9 Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang

7 C Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 21 Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, Tr.125.

8 C Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 21 Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, Tr.128.

9 C Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 21 Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, Tr.118.

Trang 18

nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v.v Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha xu thế mẹ với con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chi em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là ván đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ.

1.2.4.3 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã thoả thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thoả mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.

Tóm tắt chương 1

Gia đình được coi là một cộng đồng đặc biệt, có vai trò quan trọng trong xã hội Nó không chỉ bao gồm mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển Mối quan hệ hôn nhân là nền tảng pháp lý của gia đình, trong khi quan hệ huyết thống bao gồm các mối liên kết phát sinh từ mối quan hệ hôn nhân và cung cấp nhiều mối quan hệ khác Gia đình đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển xã hội, đóng góp vào sự tái tạo nhân

Trang 19

khẩu, cung cấp lao động, và đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Ngoài ra, gia đình còn chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, giúp họ phát triển và trở thành các thành viên có ý thức và giá trị trong xã hội Gia đình cũng tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng, góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội Đồng thời, gia đình còn giữ và bảo tồn tình cảm gia đình cùng những giá trị văn hóa quan trọng Cuối cùng, gia đình tham gia vào việc truyền dạy và bảo tồn các giá trị văn hóa và tuân thủ quy định pháp luật và chính sách xã hội, thể hiện qua việc duy trì các truyền thống, phong tục và giáo dục văn hóa trong gia đình

Trang 20

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂNGIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

2.1.1 Mục tiêu

2.1.1.1 Mục tiêu chung

Xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, tiến bộ, hạnh phúc Trở thành tổ ấm và nhân tố lành mạnh của từng cá nhân con người Việt Nam

2.1.1.2 Mục tiêu riêng

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng

đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình:

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt mốc 90% và vượt mốc 95% vào năm 2020 các hộ gia đình được cập nhật và phổ biến đồng thời cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu chạm ngưỡng 90% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

Chỉ tiêu 3: Hằng năm giảm được 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực.

Chỉ tiêu 4: Giảm thiểu con số tệ nạn xã hội 10-15% mỗi năm

Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.

Hai là, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc sự tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

Trang 21

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt 85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và tinh thần đồng thời không phân biệt giới tính con cháu trong gia đình.

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo những thành phần không có và chưa có khả năng lao động từ người già cho tới phụ nữ có thai và con nít

Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuân thủ chính sách dân số và bình đẳng giới.

Ba là, nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên

tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật Đảm bảo chính sác phúc lợi cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế.

Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.

2.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp

a Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới

Trang 22

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và mọi người dân trong xã hội, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về vị trí, vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông quốc gia về xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình Tăng cường, đổi mới, đa dạng hoá phương pháp, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển của gia đình, trước hết là đối với gia đình trẻ

Tích cực giới thiệu các mô hình gia đình tiêu biểu về đạo đức gia đình, ứng xử chuẩn mực; tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm hại của các tệ nạn xã hội; kế thừa và phát huy có chọn lọc những truyền thống tốt đẹp của gia đình trong xã hội hiện đại.

Xây dựng kế hoạch thông báo hàng năm nhằm tăng cường nhận thức, loại bỏ những phong tục lỗi thời trong hôn nhân và gia đình để chống lại tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, và bảo vệ sự ổn định cũng như phát triển của gia đình.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông định kỳ hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình với nội dung thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế để lan tỏa và tạo ra tác động xã hội mạnh mẽ, tôn vinh giá trị của gia đình

b Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Kiểm tra, hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, ngăn chặn bạo lực gia đình, thúc đẩy sự công bằng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tuổi để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại.

Trang 23

Xây dựng, ban hành chính sách và cơ chế khuyến khích, đối đãi tốt với đội ngũ cán bộ thực hiện công việc gia đình ở mọi cấp độ, cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là phòng chống bạo lực gia đình

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ số về gia đình hạnh phúc để đánh giá, đề xuất và lập kế hoạch chính sách.

Thực hiện khảo sát, nắm bắt xu hướng biến đổi chức năng kinh tế của gia đình để điều chỉnh chính sách phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình và giảm thiểu yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến chức năng kinh tế của gia đình

c Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Nghiên cứu và xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, và nâng cao khả năng tự ứng phó của gia đình nhằm giảm thiểu sự suy thoái về đạo đức và lối sống trong xã hội.

Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và giá trị gia đình để xây dựng nhân cách đạo đức và lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em trong gia đình để loại bỏ lối sống vị kỷ và thực dụng.

Hoàn thiện và triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình bằng cách tập trung vào việc tổ chức thực hành các hành vi văn hóa lành mạnh và ứng xử chuẩn mực trong gia đình để tạo sự gắn kết, truyền thống và phát huy giá trị gia đình tốt đẹp.

Tiếp tục xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu với ông bà mẫu mực và con cháu thảo hiền trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Tăng cường giáo dục về nền nếp, lối sống tích cực và văn minh cho từng thành viên trong gia đình, tập trung vào vai trò mẫu mực của ông bà, cha mẹ đối với con cháu Mở rộng mô hình bữa cơm gia đình ấm áp và yêu thương để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Thường xuyên và kịp thời tôn vinh, khen ngợi những gia đình tiêu biểu và hạnh phúc, đồng thời chỉ trích, lên án và đấu tranh chống lại những hành vi không đúng

Trang 24

chuẩn để ngăn chặn tác động tiêu cực tới cộng đồng Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình.

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan