1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương chi tiết môn luật hôn nhân và gia đình

41 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 844,33 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT (4)
    • 1. Tên môn học (4)
    • 2. Số đơn vị tín chỉ (4)
    • 3. Mục tiêu môn học (4)
    • 4. Phương pháp giảng dạy (5)
    • 5. Phương pháp đánh giá (5)
    • 6. Nội dung chi tiết môn học (5)
      • 1.1. Các hình thái hôn nhân trong lịch sử (5)
      • 1.2. Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân (5)
      • 1.3. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình (6)
      • 1.4. Khái niệm Luật HNGĐ Việt Nam (6)
      • 1.5. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ (6)
      • 1.6. Quan hệ pháp luật HNGĐ (6)
      • 1.7. Khái quát sự phát triển của Luật HNGĐ Việt Nam (7)
      • 2.1. Khái niệm kết hôn (8)
      • 2.2. Điều kiện kết hôn (8)
      • 2.3. Đăng ký kết hôn: Nghĩa vụ - thẩm quyền - nghi thức thủ tục kết hôn (9)
      • 3.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật (10)
      • 3.2. Xứ lý kết hôn trái pháp luật (10)
      • 3.3. Không công nhận quan hệ vợ chồng (11)
      • 4.1. Khái niệm quan hệ vợ chồng (12)
      • 4.2. Nội dung quan hệ vợ chồng (12)
      • 5.1. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh (15)
      • 5.2. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi (17)
      • 5.3. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung (17)
      • 8.1. Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết (18)
      • 8.2. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn (18)
      • 9.1. Quan hệ nhân thân (19)
      • 9.2. Quan hệ tài sản (20)
      • 9.3. Giải quyết quyền lợi con chung (20)
    • PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP (22)
      • A. Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức (22)
      • B. Câu hỏi, bài tập nâng cao (25)
    • PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

- Về kỹ năng + Phát huy kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm của sinh viên; + Hình thành và phát triển khả năng khai thác thông tin hiệu quả, tổng hợp,

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Số đơn vị tín chỉ

- Giảng lý thuyết: 7 ca, 14 tiết

- Tự học có hướng dẫn: 4 tiết

Mục tiêu môn học

Nghiên cứu Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) giúp người học:

+ Nhận diện được vị trí của Luật HNGĐ, phân biệt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam; hiểu nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ

+ Nắm và phân tích được các vấn đề mang tính pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình và vận dụng được kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết các tình huống thực tiễn

+ Nhận thức được sự bất cập của pháp luật hôn nhân và gia đình từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc

+ Phát huy kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm của sinh viên;

+ Hình thành và phát triển khả năng khai thác thông tin hiệu quả, tổng hợp, hệ thống hóa thông tin về Luật HNGĐ và pháp luật hôn nhân gia đình để hoàn thiện kiến thức và thực hiện các đề tài, các bài viết khoa học pháp lý chuyên ngành;

+ Rèn luyện kỹ năng phản biện, bình luận văn bản pháp lý và bản án, quyết định của Tòa án về pháp luật hôn nhân gia đình và thực tiễn áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình;

+ Phát huy một số năng lực thực hành xã hội khác như kỹ năng quản lý thời gian, tư duy sáng tạo, thuyết trình trước công chúng và kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề.

Phương pháp giảng dạy

- Giảng lý thuyết và thảo luận: Giảng viên trình bày cơ sở lý luận về môn học, kết hợp với việc đưa ra tình huống để sinh viên cùng trao đổi, thảo luận

- Làm việc nhóm – thảo luận: Nhóm sinh viên chuẩn bị nội dung đề cương thảo luận do giảng viên soạn thảo và trình bày quan điểm, đánh giá của mình tại lớp hoặc qua bài thu hoạch

- Tự học có hướng dẫn: Giảng viên định hướng cho sinh viên những nội dung tự học, cách nghiên cứu và nguồn học liệu để sinh viên nắm nội dung cơ bản của môn học.

Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá bộ phận, trọng số bằng 30% điểm đánh giá học phần trên cơ sở:

+ Kiểm tra thường xuyên (qua bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm)

+ Phát biểu có chất lượng từ việc học tập và nghiên cứu

- Kiểm tra, đánh giá kết thúc môn học: Thi viết, có trọng số bằng 50% điểm đánh giá học phần.

Nội dung chi tiết môn học

Vấn đề 1 Khái quát Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

1.1.Các hình thái hôn nhân trong lịch sử

Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 17 đến tr 23

1.2.Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân

- Hôn nhân: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

- Đặc điểm: Sư liên kết khác giới, tự nguyện, bền vững và mang tính pháp lý

K1, Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 28 - đến tr 30

1.3.Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình

- Gia đình: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của LHNGĐ

- Chức năng cơ bản: Chức năng duy trì nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục

Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình

Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,

Tp Hồ Chí Minh, tr 33 - đến tr 35

1.4 Khái niệm Luật HNGĐ Việt Nam

Tổng hợp các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân và những lợi ích tài sản

Tham khảo: Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,

Tp Hồ Chí Minh, tr 39 - đến tr 42

Tự nguyện, bình đẳng trên cơ sở đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình bằng sự cưỡng chế của Nhà nước

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 43

1.5 Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ

Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Điều 1, 2 Luật HNGĐ năm 2014; Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh

(2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 45 - đến tr 46

1.6 Quan hệ pháp luật HNGĐ

Sinh viên tự nghiên cứu các nội dung:

- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật HNGĐ

- Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật HNGĐ

- Thực hiện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ về hôn nhân gia đình

- Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật HNGĐ

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 67 - đến tr 126

1.7 Khái quát sự phát triển của Luật HNGĐ Việt Nam

1.7.1 Pháp luật HNGĐ thời kỳ phong kiến

1.7.2 Pháp luật HNGĐ thời kỳ Pháp thuộc

1.7.3 Pháp luật HNGĐ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

- Từ tháng 8 - 1945 đến 24.3.1977 ở miền Bắc Việt Nam

+ Sắc lệnh số 97-SL 22.5.1950 về xóa bỏ các quy định lạc hậu về dân sự trong Dân luật Bắc, Dân luật Trung, Dân luật giản yếu 1883 và những những quy định lạc hậu khác

+ Sắc lệnh số 159-SL ngày 17.11.1950 về ly hôn;

+ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29.12.1959 - công bố ngày 13.01.1960

- Từ tháng 8 - 1945 đến 24.3.1977 ở miền Nam Việt Nam

+ Bộ dân luật ngày 20.12.1972 của Việt Nam cộng hòa

+ Luật HNGĐ năm 1959 (hiệu lực ngày 13.1.1960 ở Miền Bắc, ngày 25.3.1977 ở Miền Nam)

+ Luật HNGĐ năm 1986 (hiệu lực: ngày 3.1.1987)

+ Luật HNGĐ năm 2000 (hiệu lực: ngày 1.1.2001)

+ Luật HNGĐ năm 2014 (hiệu lực: ngày 1.1.2015)

Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 127 - đến tr 149

Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

Khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014: Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

2.2.1 Điều kiện tuổi kết hôn

- Tính tuổi kết hôn: Tính theo ngày, tháng, năm sinh: Tuổi tròn Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

- Cơ sở và ý nghĩa việc định tuổi kết hôn

- Thực tiễn: Vấn nạn tảo hôn

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr 150 - đến tr 156

2.2.2 Điều kiện ý chí chủ thể trong kết hôn

- Điểm b, Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

- Biểu hiện về tự nguyện trong kết hôn?

- Hành vi không tự nguyện trong kết hôn: Lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn

(Giảng viên nêu biểu hiện các hành vi không tự nguyện trong kết hôn, sinh viên tìm ví dụ thực tiễn minh họa.)

2.2.3 Điều kiện năng lực hành vi dân sự

- Điểm c, Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Không bị mất năng lực hành vi dân sự

- Cơ sở xác định người mất năng lực hành vi dân sự - thực tiễn xác định

2.2.3 Các trường hợp cấm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng

(Điểm d, Khoản 1 Điều 8 - Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014)

- Cấm kết hôn giả tạo;

- Cấm tảo hôn, lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn;

- Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác; Cấm người chưa có vợ hoặc chưa có chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người mà mình biết rõ đã có chồng, có vợ

 Thế nào là người đang có vợ, có chồng?

 Giá trị pháp lý của xác nhận tình trạng hôn nhân

 Thực tiễn: “Bó tay nhìn chồng cưới vợ” https://nld.com.vn/phap-luat/bo-tay-nhin- chong-cuoi-vo-2010060411095751.htm,

- Cấm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

1 Xác định các điều kiện được phép kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn và cho biết cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ chế pháp lý này

2 Trình bày thẩm quyền, nghi thức, thủ tục kết hôn trên cơ sở pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch

3 Xác định thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành

4 Căn cứ và nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản luật định? Việc chiếm hữu, sử dụng và định đọat tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản luật định?

5 Chế độ pháp lý về tài sản riêng? Cho ví dụ về việc hạn chế quyền định đọat tài sản của vợ, chồng

6 Trình bày các căn cứ phát sinh quan hệ cha mẹ và con Sự khác biệt giữa quan hệ cha mẹ con phát sinh do sự kiện sinh và quan hệ cha mẹ con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi

7 Hôn nhân có thể chấm dứt trong những trường hợp nào? Cho biết sự khác biệt giữa các trường hợp hôn nhân chấm dứt do một trong hai bên vợ, chồng chết

8 Quyền ly hôn được pháp luật thừa nhận như thế nào? Có thể đại diện trong ly hôn?

9 Chia tài sản trong trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng; trong hủy kết hôn trái pháp luật có gì khác so với việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn?

10 Nhận định sau đúng hay sai, giải thích trên cơ sở pháp lý:

- Người chưa kết hôn cũng có thể không có quyền kết hôn dù đáp ứng qui định về tuổi, tự nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuôc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014

- Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng không thể ủy quyền

- Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã

- Thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng là khi các bên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn

- Nam nữ đủ điều kiện nhưng không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng

- Kết hôn vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật

- Quyền lợi của con chung khi hủy kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp không công nhận vợ chồng

- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản pháp định thì lợi tức có sau khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản chung của vợ chồng

- Để đảm bảo chính sách dân số và phát triển, người đã sinh hai con không được phép mang thai hộ

- Quyền ly hôn có thể được thực hiện thông qua người thứ ba

Anh Tâm định cư tại Cộng hoà liên bang Đức từ năm 2000 Năm 2013, trong chuyến về thăm quê hương, anh Tâm cùng chị Trà (sinh ngày 12.09.1998) quyết định “kết nghĩa vuông tròn” Ngày 07.08.2015, Ủy ban nhân dân phường T, quận Y thành phố H nơi chị Trà cư trú đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Tâm và chị Trà

Tháng 11 2016, anh Tâm bàn với chị Trà mua nhà số 11/6 đường TH, phường T, quận Y trị giá 2.7 tỷ đồng Do hai bên chỉ có số tiền chung là 100 triệu đồng nên anh Tâm nhờ thân nhân chuyển từ nước ngoài về số ngọai tệ của anh - tương đương 2.6 tỷ đồng để mua nhà này (có chứng cứ xác định việc chuyển tiền qua ngân hàng vào tài khoản ngoại tệ của anh Tâm mở tại Việt Nam)

Năm 2019, do việc chung sống phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, anh Tâm yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn và phân định tài sản

Từ góc độ pháp lý, anh, chị hãy phân tích và lý giải đường hướng xử của Tòa án có thẩm quyền trước yêu cầu của anh Tâm, biết rằng trong quá trình tố tụng: i) Chị Trà có nguyện vọng công nhận hôn nhân; ii) Anh Tâm và chị Trà tranh chấp nhà số 11/6 đường TH, phường T, quận Y hiện do chị Trà đứng tên và trên thực tế, anh Tâm có đồng ý để chị Trà đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

Bài tập 2 Ông Đạt kết hôn cùng bà Trâm năm 2006 tại Thành phố H

Do mâu thuẫn, năm 2014, ông Đạt khởi kiện yêu cầu Tòa án chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng gồm nhà đất và động sản khác trị giá 1 tỷ đồng (Phán quyết chia tài sản của Tòa án có hiệu lực ngày 12 11.2014) Ngay sau khi chia tài sản, bà Trâm bỏ về nhà mẹ đẻ sống Cũng từ đó, bà Trâm và ông Đạt không còn chung sống với nhau trên thực tế

Tháng 2.2015, bà Trâm sinh con trai và khai sinh cho con với tên Nguyễn Bình, họ tên cha là Nguyễn Đạt; họ tên mẹ là Hà Thu Trâm

Tháng 9 2016, ông Đạt nộp đơn yêu cầu Tòa án xác định trẻ Bình không phải là con đẻ đồng thời xin được ly hôn với bà Trâm Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng đang trong quá trình giải quyết vụ việc thì ngày 02 11 2016, ông Đạt chết vì tai nạn giao thông Năm ngày sau khi ông Đạt mất, người thân thích ông Đạt bất ngờ phát hiện 5 tờ vé số do ông mua đã trúng thưởng

420 triệu đồng Cùng lúc, bà Trâm yêu cầu bà Ngà (chị ruột ông Đạt, người đang quản lý số tiền tiền trúng xổ số) giao toàn bộ số tiền này cho bà con trai Do người thân thích của ông Đạt phản đối (theo họ, ông Đạt và bà Trâm đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và trên thực tế, ông Đạt và bà Trâm cũng đã ly thân, không còn quan hệ vợ chồng) nên bà Trâm khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi Hỏi:

-Việc ông Đạt và bà Trâm “ly thân”theo tình huống trên có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa họ? Vì sao ?

- Theo anh (chị), ai là chủ sở hữu 400 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số ? Lý giải trên cơ sở pháp luật

-Yêu cầu của bà Trâm về việc chia toàn bộ số tiền trúng thưởng do ông Đạt để lại cho bà và con (cháu Bình) được Tòa án giải quyết thế nào theo pháp luật? Biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, cha, mẹ ông Đạt đã mất

Anh Lê Viết Thọ và chị Bùi Thị Hà kết hôn năm 2015 tại xã A, huyện B, tỉnh K Hai năm sau, do quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, chị Hà yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn Tại Bản án sơ thẩm số 82/HN - ST (có hiệu lực ngày 10.08 2017), Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh K phán quyết:

1 Về hôn nhân: Bùi Thị Hà được ly hôn anh Lê Viết Thọ

2 Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên thống nhất khai không có nên Tòa án không giải quyết

Sau ly hôn, ngày 06.12.2017, chị Hà kết hôn với anh Trung Thành

Ngày 07.04.2018, chị Linh sinh con trai là Tuấn

Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của bé trai mà chị Hà sinh ra

Năm 1981,ông Thứ kết hôn với bà Liên Con chung của họ là Trí, sinh năm 1986

Năm 1999, hai năm sau khi ông Thứ chết, bà Liên kết hôn với ông Khoa Con nuôi chung của bà Liên và ông khoa là Nga (sinh năm 2009)

Năm 2012, do mâu thuẫn trầm trọng, ông Khoa bỏ nhà đến địa phương khác lập nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

4 Nghị định số126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

5 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

6 Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000";

7 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.01.2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10;

8 Thông tư liên tịch Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm

2016 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

II.Tài liệu tham khảo

*Văn bản quy phạm pháp luật, án lệ

2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000;

3 Luật Bình đẳng giới năm 2006;

4 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 (Luật số: 13/2022/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023)

5 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bởi Luật số 56/2014/QH13);

6 Luật Người khuyết tật năm 2010 (sửa đổi bởi Luật số: 32/2013/QH13);

7 Luật Hòa giải cơ sở năm 2013;

8 Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi bởi Luật số: 35/2018/QH14) ;

10 Luật Nhà ở năm 2014 (sửa đổi bởi Luật số: 40/2019/QH14 Luật số: 62/2020/QH14, Luật số: 03/2022/QH15);

11 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 64/2014/QH13; Luật số: 23/2018/QH14; Luật số: 03/2022/QH15);

12 Bộ luật Dân sự năm 2015;

13 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 59/2020/QH14 và Luật số: 13/2022/QH15);

14 Luật trẻ em năm 2016 (sửa đổi bởi Luật số: 28/2018/QH14);

15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 07/2022/QH15)

16 Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020;

17 Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 (sửa đổi bởi Pháp lệnh số: 08/2008/PL –

UBTVQH12); Dự thảo Luật Dân số ngày 12.10.2017;

18 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14;

19 Nghị quyết số 02/2022/NQ –HĐTP ngày 06 tháng 9 năm 2022 của HĐTPTANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

20 Dự thảo Nghị quyết số 2023/NQ – HĐTP 2023 của HĐTPTANDTC Hướng một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình;

21 giới tính (Điều 7 Nghị định này bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 18 và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 19 Nghị định số: 155/2018/NĐ-CP);

22 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi; (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP)

23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP; Nghị định Số: 148/2020/NĐ-CP và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP);

24 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sửa đổi bởi Nghị định số: 98/2016/NĐ-CP và Nghị định số: 155/2018/NĐ-CP);

25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (khoản 1, 2 Điều 12 NĐ này vị bãi bỏ bởi khoản

2 điều 25 Nghị định số: 87/2020/NĐ-CP; Nghị dinh Số: 104/2022/NĐ-CP: khoản 2 Điều

13 “Bãi bỏ cụm từ “trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch)

26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi bởi Nghị định số: 120/2016/NĐ-CP và Nghị định số 33/2020/NĐ-CP);

27 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;

28 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định - Dự thảo 2 năm 2022)

29 Nghị định số 87/2020/NĐ - CP ngày 28 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;

30 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28.9.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số: 124/2021/NĐ –CP ngày

31 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới;

32 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em

33 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình

34 Quyết định số 1008/QĐ-BTP ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp kèm danh mục và nội dung thủ tục hành chính

35 Thông tư số 60/TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác;

36 Thông tư số 17/2012/TT – BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về cấp và sử dụng giấy chứng sinh (sửa đổi bởi Thông tư số: 34/2015/TT-BYT và Thông tư số:

37 Thông tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 4, 5, 6 của Thông tư được thay thế bởi Nghị định số

98/2016/NĐ-CP theo Quyết định số: 7292/QĐ-BYT; khoản 1 Điều 30 của Thông tư này bị bãi bỏ bởi Thông tư số: 41/2017/TT-BYT, theo Quyết định Số: 5838/QĐ-BYT

Ngày đăng: 28/03/2024, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w