1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ nhất chương 1 những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NHÓM: 7

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂKINH DOANH

Bộ môn: Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sảnGiảng viên: Tăng Thị Bích Diễm

Nhóm sinh viên thực hiện:

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2023

Trang 3

lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì phải áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp 1 2 Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 1 3 Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.2 4 Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp 2 5 Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp 3 6 Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá 4 7 Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp 4 8 Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp 4 9 Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký 5 10 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng 5 11 Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp 5 12 Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh 6 13 Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 6 14 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 6

Trang 4

doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh 7

17 Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện 8

18 Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ 8

19 Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau 9

20 Tập đoàn kinh tế là một trong những hình thức pháp lý của Doanh nghiệp 9

II LÝ THUYẾT 10

1 Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp có sự phân biệt hai nhóm quyền này 10

2 Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 12

3 Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật? Cho ví dụ đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện 14

4 Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn có quyền biểu quyết 18

5 Hãy xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại

Trang 5

CSPL Cơ sở pháp lý

Trang 6

I NHẬN ĐỊNH

1.Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thànhlập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan củadoanh nghiệp thì phải áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.

CSPL: Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN năm 2020).

Nhận định trên làbnm Sai Vì khi Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành Căn cứ vào Điều 3 LDN năm 2020.

2.Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phảithực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

CSPL: khoản 10 Điều 4 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Tổ chức kinh doanh muốn tham gia vào mô hình doanh nghiệp qua 2 con đường: góp vốn ngay từ thời điểm ban đầu (phải đăng ký kinh doanh); còn góp vốn theo trường hợp đã có doanh nghiệp từ trước, chỉ góp thêm vào thì không cần đăng ký doanh nghiệp Đồng thời, theo khoản 10

Điều 4 LDN năm 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có

trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phápluật nhằm mục đích kinh doanh.” Nên việc đăng ký thành lập doanh nghiệp

được quy định trong pháp luật chứ không phải chỉ theo Luật Doanh nghiệp Như một số lĩnh vực đặc thù như công chứng, luật sư, sẽ được quy định thủ tục theo Luật đặc thù của lĩnh vực đó như Luật Công chứng, Luật Luật sư,

Hỏi thêm: Đăng ký doanh nghiệp chỉ là hoạt động đăng ký thành lập DN.CSPL: khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Đây là nhận định Sai Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ

Trang 7

quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

3 Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo phápluật.

CSPL: Điều 188; khoản 3 Điều 190 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân là chủ sở hữu nên để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thể hiện và thực hiện đúng theo ý chí của chủ doanh nghiệp, pháp luật quy định tại Điều 188 LDN năm 2020, như vậy trong mọi trường hợp thì chủ doanh nghiệp phải là người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp tư nhân theo khoản 3 Điều 190 LDN năm 2020.

Hỏi thêm: Hộ kinh doanh có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.CSPL: khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Đây là nhận định Sai Vì người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh chỉ có thể là một cá nhân được quy định theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

 Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

 Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

4.Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp CSPL: điểm a, điểm g khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì không phải tổ chức nào có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020:

Trang 8

“Điều 17 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn gópvà quản lý doanh nghiệp

2 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanhnghiệp tại Việt Nam:

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt độngtrong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Theo quy định trên, mặc dù tổ chức có tư cách pháp nhân thương mại nhưng bị cấm kinh doanh và hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự cũng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

5.Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sởhữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.

CSPL: khoản 1 Điều 35 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Đúng Vì đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khi góp vốn thành lập doanh nghiệp người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đó cho doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 LDN năm 2020:

“Điều 35 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1 Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đôngcông ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quyđịnh sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thìngười góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sửdụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật Việc chuyển quyền sở hữu,chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trướcbạ;

Trang 9

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải đượcthực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừtrường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.”

6.Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.

CSPL: khoản 1 Điều 34 LDN năm 2020; khoản 1 Điều 36 LDN năm

Nhận định trên là Sai Căn cứ khoản 1 Điều 34 LDN năm 2020 “Tài sản

góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất,quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giáđược bằng Đồng Việt Nam.” Đồng thời, theo khoản 1 Điều 36 LDN năm 2020:“1 Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giáđịnh giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.” Nên các tài sản góp vốn là

Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng không cần phải được định giá theo quy định của pháp luật.

7.Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 177 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ điểm b khoản 1 Điều 177 LDN năm

2020, thì “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ

tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty” Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư

cách pháp nhân trong đó bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp (thành viên hợp danh) của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các nghĩa vụ của công ty.

Trang 10

8.Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm gópvốn vào doanh nghiệp.

CSPL: khoản 2, 3 Điều 17 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ khoản 2, 3 Điều 17 LDN năm 2020, theo đó, vẫn tồn tại một số trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp nhưng không bị cấm góp vốn thêm vào vốn điều lệ của công ty đã thành lập Ví dụ: công chức, người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,…

9.Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọcgiống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

CSPL: khoản 1 Điều 41; điểm a khoản 2 Điều 41 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ khoản 1 Điều 41 LDN năm 2020, “Tên

trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàngiống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký” Theo đó, tên trùng là tên

mà phải được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký Còn trường hợp tên của doaneh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký là thuộc các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn theo điểm a khoản 2 Điều 41 LDN năm 2020.

10 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếngViệt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.

CSPL: khoản 1 Điều 39 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 39 LDN năm 2020 thì

“Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việtsang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếngnước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩatương ứng sang tiếng nước ngoài” Từ đó, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước

ngoài phải được dịch sang tiếng nước ngoài bằng hệ chữ La-tinh.

Trang 11

11 Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt độngkinh doanh sinh lợi trực tiếp.

CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 44 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 44 LDN năm 2020 thì văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó Tuy nhiên, văn phòng đại diện lại không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp Vậy, chỉ có chi nhánh mới có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.

12 Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng kývới cơ quan đăng ký kinh doanh.

CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 31 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 31 LDN năm 2020 thì doanh nghiệp được phép kinh doanh ngoài các ngành nghề đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo với Cơ quan đăng ký kkinh doanh trong thời hạn là 10 ngày kể từ khi kinh doanh các ngành nghề mới.

13 Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp,trung thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

CSPL: khoản 5 Điều 26 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 5 Điều 26 LDN năm 2020 thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh Chứ không phải tính hợp pháp, trung thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như nhận định đã nêu trên Doanh nghiệp mới phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Trang 12

14.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp.

- CSPL: khoản 15 Điều 4 LDN năm 2020; Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là do Luật Đầu tư điều chỉnh, được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam Và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, được cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

15 Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

CSPL: Điều 30, Điều 31 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì chỉ khi thay đổi những nội dung quy định tại Điều 28 LDN năm 2020 thì mới phải đăng kí để cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận mới trong trường hợp những thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có sự thay đổi so với nội dung ban đầu khi đăng ký doanh nghiệp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi Còn trong trường hợp những thông tin khác về doanh nghiệp không được in trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà nó có sự thay đổi thì thực hiện thủ tục thông báo thay đổi và hệ quả là không phải cấp lại giấy chứng nhận mới mà chỉ cập nhật lại trên hệ thống cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

16.Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.

CSPL: khoản 6 Điều 16 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Đúng Vì căn cứ vào khoản 6 Điều 16 LDN năm 2020

về các hành vi bị nghiêm cấm, thì bao gồm: “6 Kinh doanh các ngành, nghề

cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trườngđối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

Trang 13

điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặckhông bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạtđộng.” Nên doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành, nghề đầu tư

kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.

17 Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng kýkinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

CSPL: khoản 1 Điều 8 LDN năm 2020; khoản 8 Điều 7 Nghị định

Nhận định trên là Đúng Vì căn cứ khoản 1 Điều 8 LDN năm 2020: “Đáp

ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.”

Đồng thời, theo khoản 8 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký

doanh nghiệp: “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh

doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phảibảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Như vậy, mọi điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải được đáp ứng đủ trước khi đăng ký kinh doanh và phải được bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

18 Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ

CSPL: khoản 2 Điều 194 LDN năm 2020; khoản 1, khoản 2 Điều 44 LDN

2020; theo khoản 1 Điều 196 LDN năm 2020.

Trang 14

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 194 LDN năm 2020, công ty con là một doanh nghiệp độc lập, có quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập trước pháp luật Đồng thời, theo khoản 1 Điều 196 LDN năm 2020, tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định của pháp luật.

Từ đó, nhận định công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ là sai Đơn vị phụ thuộc một công ty phải là chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty theo khoản 1 và khoản 2 Điều 44 LDN năm 2020.

19 Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổphần của nhau.

CSPL: khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 195

LDN năm 2020.

Nhận định trên là sai Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh Nghiệp, “Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau” Đồng thời,

theo khoản 2 Điều 195 LDN năm 2020, “Công ty con không được đầu tư mua

cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau”

20 Tập đoàn kinh tế là một trong những hình thức pháp lý của Doanhnghiệp.

CSPL: khoản 1 Điều 194 LDN năm 2020.

Nhận định trên là Sai Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 194 LDN năm 2020:

“Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này” Đồng thời, các hình thức pháp lý của Doanh nghiệp chỉ bao gồm

Doanh nghiệp tư nhân và Công ty, trong đó có các loại hình Công ty hợp danh,

Trang 15

Công ty TNHH, Công ty cổ phần Nên Tập đoàn kinh tế không phải là một trong những hình thức pháp lý của Doanh nghiệp mà Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sử hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.

II LÝ THUYẾT

1.Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vàodoanh nghiệp Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp có sự phân biệt hainhóm quyền này.

Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn là hai quyền khác nhau Có những trường hợp quyền góp vốn sẽ đương nhiên làm phát sinh quyền quản lý doanh nghiệp và cũng có trường hợp không làm phát sinh quyền quản lý doanh nghiệp Cũng giống như Luật Doanh nghiệp năm 2014, nhìn chung đối tượng có quyền góp vốn vào công ty theo quy định tại khoản 3 Điều 17 LDN năm 2020 rộng hơn nhiều so với các đối tượng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp Từ đó, quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn nào doanh nghiệp có những điểm phân biệt như sau:

Quyền thành lập, quản lý doanhnghiệp

Quyền góp vốn vào doanh nghiệp

- Khoản 25 Điều 4 LDN năm 2020 quy

định “Người thành lập doanh nghiệp

là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc gópvốn để thành lập doanh nghiệp.”

- Khoản 24 Điều 4 LDN năm 2020 quy

định “Người quản lý doanh nghiệp là

người quản lý doanh nghiệp tư nhân

- Khoản 18 Điều 4 LDN năm 2020

“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo

thành vốn điều lệ của công ty, bao gồmgóp vốn để thành lập công ty hoặc gópthêm vốn điều lệ của công ty đã đượcthành lập.”

- Và Quyền góp vốn có phần không bị

Trang 16

và người quản lý công ty, bao gồm chủdoanh nghiệp tư nhân, thành viên hợpdanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên,thành viên Hội đồng thành viên, Chủtịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quảntrị, thành viên Hội đồng quản trị,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cánhân giữ chức danh quản lý khác theoquy định tại Điều lệ công ty.”

- Quyền thành lập doanh nghiệp thường đi đôi với quyền quản lý doanh nghiệp bởi lẽ người có quyền tạo lập ra doanh nghiệp đó thì có quyền quyết định các chính sách để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.

- Nhưng không phải bất kì cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp Cụ thể, đó là những trường hợp được quyđịnh tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020.

hạn chế nhiều như Quyền thành lập, quản lý doanh Nghiệp nếu như các cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp bị cấm góp vốn được quy định tại

khoản 3 Điều 17 LDN năm 2020: “Tổ

chức, cá nhân có quyền góp vốn, muacổ phần, mua phần vốn góp vào công tycổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh theo quy định củaLuật này, trừ trường hợp sau đây:a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượngvũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhànước góp vốn vào doanh nghiệp để thulợi riêng cho cơ quan,đơn vị mình;b) Đối tượng không được góp vốn vàodoanh nghiệp theo quy định của LuậtCán bộ, công chức, Luật Viên chức,Luật Phòng, chống tham nhũng.”

- Việc xác định những đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty phải căn cứ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật phòng, chống tham nhũng.

Việc phân biệt quyền thành lập và quyền góp vốn vào doanh nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa nhất định Có thể thấy đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp Sở dĩ có sự phân biệt giữa 2 nhóm quyền này, bởi vì người có quyền thành lập cũng sẽ đi đôi với có quyền quản lý Nếu người quản lý đó đang làm việc tại Cơ quan Nhà nước thì sẽ không khách quan trong quá trình quản lý công ty Còn góp vốn thì

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w