8 3.3: Đoạn của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh...8 3.4: Suy nghĩ của em về hướng giải quyết của Tòa án?...9 3.5: Nhì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS ĐẶNG THÁI BÌNH
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Mục Lục
6 Nguyễn Thị Khánh Linh 2253801012112
Trang 2Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền 1
Tóm tắt: Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/DBZC2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng 1 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? 1 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? 1 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”? 1 1.4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện 2 1.5: Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao? 3 1.6: Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao? 3
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền) 4
Tóm tắt: Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 4 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? 4 2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 5 2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? 5 2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 5 2.5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)? 6
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận 6
Tóm tắt: Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị
xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 6 3.1: Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? 6
Trang 33.2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú? 8 3.3: Đoạn của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh 8 3.4: Suy nghĩ của em về hướng giải quyết của Tòa án? 9 3.5: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 9 3.6: Nhìn từ góc độ quan điểm của tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà
anh/chị biết 10 3.7: Đoạn nào của Bản án cho thấy Toà án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền? 10 3.8: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án 11 3.9: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh đối với người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền
Tóm tắt: Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/DBZC2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Nguyên đơn: bà Phạm Thị Kim V, Bị đơn: ông Phạm văn H và bà Nguyễn Thị
Đ Năm 2007, Ông H và bà Đ trong thời gian chung sống có ký kết hợp đồng tín dụng tại Quỹ TDTW chi nhánh Sóc Trăng với số tiền 100 triệu thời hạn vay 12 tháng và thế chấp tài sản là căn nhà thờ cúng tổ tiên Năm 2008 ông H và bà Đ thoả thuận chấm dứt chung sống như vợ chồng không yêu cầu giải quyết tài sản và số nợ vay vẫn chưa trả Quỹ TDTW yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ do không thanh toán Bà
V sợ bị phát mãi tài sản nên đã đứng ra trả số tiền gốc (100 triệu) và số tiền lãi (24.590.800 đồng) thay cho 2 vợ chồng bị đơn Ông H trả trước 35 triệu (còn 30 triệu)
và bà Đ không thanh toán trả lại cho nguyên đơn
Nhận định của Toà án: Tòa án cấp sơ thẩm nhận định việc nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho các bị đơn vào ngày 21/5/2009 là nguyên đơn thực hiện công việc không có ủy quyền là có căn cứ và phù hợp theo quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng Điều 574 Bộ luật Dân sự năm 2015) 1
1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Theo Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”
1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
- Điều 574 Bộ luật Dân sự (viết tắt BLDS) năm 2015 nêu khái niệm về thực hiện
công việc không có ủy quyền như sau: “thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
- Như vậy có thể hiểu để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền cần phải dựa vào các điều kiện sau đây:
o Việc thực hiện công việc không phải là nghĩa vụ do các bên đã thỏa thuận hoặc
do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy quyền
o Việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
1 Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Trang 5Người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang thực hiện công việc cho mình hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện công việc đó
1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”?
+ Thứ nhất, BLDS 2015 đã bỏ đi từ “hoàn toàn” khi quy định về khái niệm
“thực hiện công việc không có ủy quyền” BLDS 2005 yêu cầu công việc được thực hiện phải “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” (Điều 594
BLDS 2005) Cách quy định này có thể được hiểu theo hai nghĩa: “Nghĩa thứ nhất là người thực hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích trong công việc mà họ thực hiện
và tất cả phải vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.”2 hoặc “Nghĩa thứ hai
là việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện không ngoại trừ khả năng người tiến hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện.” 3
Trong thực tiễn xét xử, đã có nhiều trường hợp người có công việc được thực hiện dựa vào hai chữ “hoàn toàn” này để lý giải theo nghĩa thứ nhất, đưa ra cơ sở rằng việc thực hiện không có ủy quyền đó vẫn có yếu tố vì lợi ích của người thực hiện công việc Đây là cách giúp người có công việc chối bỏ nghĩa vụ thanh toán của mình, tạo nên bất cập lẫn thiệt thòi cho người thực hiện công việc trong quá trình xét xử
+ Thứ hai, BLDS 2015 đã phân định rõ đối tượng thực hiện công việc có ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Tại khoản 4 Điều 575 quy định về “nghĩa vụ thực hiện công việc” (Điều 595 BLDS 2005) và khoản 4 Điều 578 về “chấm dứt thực hiện nghĩa vụ” (Điều 598 BLDS 2005), với sự xuất hiện của “cá nhân” và “pháp nhân” (làm rõ các đối tượng “người thực hiện nghĩa vụ”)
Việc bổ sung này góp phần tăng thêm tính cụ thể, chi tiết của Bộ luật Dân sự, giúp cho quá trình xét xử được diễn ra thuận lợi, chính xác và nhanh chóng hơn
+Thứ ba, BLDS 2015 đã thêm Điều 686 Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền Quy định này nhằm giải quyết xung đột pháp luật khi xử lí các vụ việc có liên quan đến thực hiện công việc không có ủy quyền và quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện công việc không có ủy quyền
2 Đỗ Văn Đại (2017), Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba) (Tập 1), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tr 73-74.
3 Đỗ Văn Đại (2017), Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba) (Tập 1), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tr.74.
2
Trang 61.4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Để áp dụng chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS
2015 thì cần có các điều kiện sau:
-, Điều kiện về người thực hiện công việc: Theo Điều 574 BLDS 2015 người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc; Và người thực hiện công việc phải có chủ ý tự nguyện khi thực hiện công việc “Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy quyền”.4
-, Điều kiện về người có công việc thực hiện: Người có công việc được thực hiện là người có công việc được người khác thực hiện thay khi không thể tự mình thực hiện được Và để làm phát sinh nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này người có công việc được thực hiện phải thỏa mãn được hai điều kiện là người có công việc không yêu cầu thực hiện công việc và khi thực hiện thì người có công việc “không biết hoặc biết
mà không phản đối”.5
-, Điều kiện về công việc: Việc thực hiện công việc đó vì “lợi ích thật sự” của người có công việc được thực hiện
1.5: Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục
Vì căn cứ vào nội dung đã nêu ra ở trong vụ án thì khoản nợ mà bị đơn vay phải
do bị đơn trả, và nguyên đơn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó Theo đó nguyên đơn V đã thực hiện công việc thanh toán (trả 100 triệu và 24.590.800 đồng tiền lãi) mà đáng ra ông Đ phải trả Và việc mà nguyên đơn đã trả thay cho bị đơn khoản nợ thì đây là hành vi tự nguyện, có chủ ý của bà V giữ lại căn nhà thờ cúng Bà
V đúng là người thực hiện công việc không có ủy quyền vì hành vi này đã đủ điều kiện
“Tự nguyện, đơn phương, có chủ ý”
Và việc nguyên đơn V thanh toán 124.590.800 đồng cho Quỹ TDTW chi nhánh Sóc Trăng đã thông báo cho bị đơn biết và bị đơn không phản đối, Việc thanh toán này không trái pháp luật và không trái đạo đức Vì vậy mà hành vi trên đã đủ điều kiện “thực hiện công việc khi người này biết và không phản đối”
4 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1,tr.36;
5 Xem: Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1, tr.38,39,40;
3
Trang 71.6: Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục Vì đây là một hình thức bồi thường cho nguyên đơn V khi nguyên đơn V đã “thực hiện công việc không uỷ quyền” vì lợi ích của bị đơn H (em trai nguyên đơn) và bị đơn
Đ nhưng không tự nguyện thanh toán và thanh toán chậm khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn V bị xâm phạm Do đó Toà án đã áp dụng Khoản 2 Điều
357 BLDS 2015 để tính lãi bồi thường cho nguyên đơn V Nhưng Toà án không áp dụng mức tính lãi của bà V đưa ra (1,5%/tháng) do đây là lãi suất chưa được thoả thuận giữa 2 bên mà đến khi ra Toà án sơ thẩm mới yêu cầu giải quyết với mức tính lãi
đó thì không hiệu lực (do chưa có hợp đồng)
Đây cũng là hình phạt răn đe dành cho các bị đơn khi đã xâm phạm đến quyền
và lợi ích của nguyên đơn nhưng không quá nặng (do số tiền lãi khá là nhỏ so với tiền phải thanh toán) => Pháp luật mang tính công bằng, đạo đức, bình đẳng
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)
Tóm tắt: Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng nhà, đất cho bà Hương Và bà Hương thanh toán 4 triệu đồng cho cụ, còn nợ 1 triệu hẹn hết quý II sẽ thanh toán Ngày 28/6/1996 bà Hương chuyển nhượng toàn bộ nhà, đất trên cho ông Chinh, bà Sáu trong khi chưa thanh toán hết nợ cho cụ Bảng Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm: bà Hương phải trả 1 triệu tiền gốc và 1.710.000đ tiền lãi Tại Tòa giám đốc thẩm chấp nhận kháng cáo của cụ Bảng buộc bà trả cho cụ số tiền tương đương 1/5 giá trị nhà đất theo định giá của Tòa án cấp sơ thẩm là 1.697.760.000đ
2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
→ Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán Mục 1 Chương I trong Thông tư liên tịch 01/TTLT cho phép tính lại giá trị khoản thanh toán như sau: + Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh trước ngày 01/7/1996
mà giá gạo tăng từ 20% trở lên trong thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xét xử sơ thẩm, thì Tòa án phải quy đổi khoản tiền đó ra gạo theo giá loại gạo trung bình ở địa phương tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại, sau đó tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo thời điểm xét xử sơ thẩm (theo điểm a mục 1 Chương I) + Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh sau ngày 01/7/1996 hay xảy ra trước ngày 01/7/1996 nhưng giá gạo không tăng hoặc tăng dưới 20% trong thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xét xử sơ thẩm, thì Tòa án chỉ xác định
4
Trang 8khoản tiền đó nhằm buộc bên có nghĩa vụ thanh toán bằng tiền Nếu bên đó có lỗi thì còn phải trả lãi với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS 1995 (theo điểm b mục 1 Chương I)
2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo điểm a khoản 1 Mục I Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét
xử và thi hành án về tài sản quy định: “Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên
có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó ” _Đối với tình huống đầu tiên, vì việc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra ngày 15/11/1973 (tức trước ngày 1/7/1996) và trong thời gian từ thời điểm này đến thời điểm xét xử sơ thẩm thì giá gạo tăng hơn 20% Vào năm 1973 thì tiền thế chân 50.000 đồng, tương ứng với gần 365 kg gạo, như vậy quy đổi ra số tiền ông Quới phải bồi thường cho bà Cô khoản tiền cụ thể là 5.475.000 đồng
2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản trong tình huống trên Thông tư trên điều chỉnh nghĩa vụ tài sản
là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không nêu về việc điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản
2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho
cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội thì khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng là 1.697.760.000đ
Bởi TAND cấp cao tại Hà Nội có nói rõ: Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương ứng với 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét
xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II Nghị
5
Trang 9quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 6; Vậy nên nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ thì bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền là: 1/5 x 1.697.760.000đ = 339.552.000đ
2.5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Hướng giải quyết như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ Tiền lệ đó là Quyết định số 47/2016/DS-GĐT ngày 22-02-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp.Hồ Chí Minh
Xét thấy: Đối với số tiền vợ chồng bà Sáu nhận đền bù khi Nhà nước thu hồi một phần đất bà Ngọc được cấp: Vợ chồng bà Sáu tự ý kê khai tên bà Ngọc để nhận tiền bồi thường mà không được sự ủy quyền của bà Ngọc Từ khi vợ chồng bà Sáu nhận tiền bồi thường (năm 2002) đến khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là hơn 10 năm Vì vậy, cần buộc vợ chồng bà Sáu hoàn trả cho bà Ngọc số tiền có giá trị quy đổi tương đương với số tiền đền bù mà vợ chồng bà Sáu đã nhận Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc vợ chồng bà Sáu phải trả lại cho bà Ngọc 1/2 số tiền đã nhận làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của bà Ngọc.”7
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
Tóm tắt: Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Cẩm Tú Bị đơn: Bà Phùng Thị Bích Ngọc Nguyên đơn là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú, theo đó bà Phượng yêu cầu cho Phượng vay tiền để kinh doanh cá khô xuất khẩu và bà Tú đã đi vay tiền Ngân hàng cho Phượng vay tổng là 615.000.000 đ (bà Phượng có làm biên nhận tiền với bà Tú) Đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như thỏa thuận Đáng lẽ ra phía bà Phượng phải có trách nhiệm thanh toán nợ, tuy nhiên phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
Tòa xét rằng, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú chấm dứt, làm phát sinh nghĩa
vụ của bên thế nghĩa vụ theo hợp đồng vay tiền đã ký
6 Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
7 Xem: Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ 3), Bản án số 55;
6
Trang 103.1: Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Giống nhau: Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao Người có quyền trước/có nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có nghĩa vụ/có quyền và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa
vụ (đối với hành vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự)
Khác nhau:
Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
Cơ sở
pháp lý Điều 365-369 BLDS 2015 Điều 370-371 BLDS 2015
Khái
niệm
Là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó
Người thứ ba đó gọi là người thế quyền, trở thành người có quyền, được quyền yêu cầu người có nghĩa
vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi quyền yêu cầu được chuyển giao
Là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba trên cơ sở
có sự đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người thứ ba đó
Người thứ ba được gọi là người thế nghĩa vụ, trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa
vụ theo yêu cầu của người có quyền trong phạm vi nghĩa vụ đã được xác định
Đối tượng
có quyền
chuyển
giao
Bên có quyền là người có quyền chuyển giao Đối với chuyển giao nghĩa vụ dânsự thì bên có nghĩa vụ là người có
quyền chuyển giao
Nguyên
tắc
chuyển
giao
Chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ đã được xác định
Tuy nhiên người chuyển quyền phải thông báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu
Chuyển giao nghĩa vụ buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền Quy định này rất phù hợp
vì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của một bên có được đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia Người thực hiện nghĩa vụ khi chuyển giao nghĩa vụ phải đảm bảo cho người kế thừa nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ 7