1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận tháng thứ nhất

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Tác giả Hồ Minh Thư, Trần Phạm Anh Thư, Nguyễn Ngọc Vân Thùy, Nguyễn Cát Tiên, Trần Ngọc Bảo Trân, Trần Nguyễn Bảo Trân, Lý Ngọc Vân, Hoàng Cao Quốc Việt, Phan Nguyễn Thanh Vy, Nguyễn Dương Hải Ý
Người hướng dẫn Lê Thanh Hà, Giảng Viên
Trường học Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 173,24 KB

Nội dung

Căn cứ vào nội dung thỏa thuận thì “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân được cấp GCNQSDĐ thì phải ký hợp đồng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THÁNG THỨ NHẤT GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ DANH SÁCH NHÓM: NHÓM 3

3 Nguyễn Ngọc Vân Thùy 2253801012248

6 Trần Nguyễn Bảo Trân 2253801012261

9 Phan Nguyễn Thanh Vy 2253801012291

Ngày 09 Tháng 10 Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT 1

*Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long: 1 Câu 1: Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? 1 Câu 2: Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? 1 Câu 3: Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả? 2 Câu 4: Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Vì sao? 2 Câu 5: Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu? 2

VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH 3

*Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao: 3

Câu 1: BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không? 3 Câu 2: Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không? 4 Câu 3: Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 4 Câu 4: Ngoài quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn

đề này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết? 4 Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp GCNQSDĐ, hợp đồng tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó có bị vô hiệu không? Vì sao? 5 Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán 6 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh 6

VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VÔ HIỆU 7

Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng 7

Trang 3

Câu 2: Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng? 7 Câu 3: Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao? 7 Câu 4: Việc Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không?

Vì sao? 7 Câu 5: Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không? 8 Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bác Quế 8

VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN

VÀ VỀ HỢP ĐỒNG 10

*Tóm tắt Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên: 10 Câu 1: Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản 10 Câu 2: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao? 11 Câu 3: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao? 11 Câu 4: Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không?

Vì sao? 12 Câu 5: Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS 2015? Vì sao? 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

*Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long:

Nguyên đơn: Ngân hàng NN & PTNT VN

Bị đơn: anh Đặng Trường T

Nội dung vụ án: Nguyên đơn và bị đơn tranh chấp đòi lại tài sản Cụ thể, sáng ngày 07/11/2016 kế toán của Phòng giao dịch xã TB do bất cẩn đã chuyển nhầm

số tiền là 50 triệu đồng cho anh Đặng Trường T, trong khi số tiền thực tế được chuyển là 5 triệu đồng Ngay sau đó anh T đã lần lượt rút tiền và chuyển khoản tổng cộng hết 45 triệu đồng, lúc này Ngân hàng huyện V phát hiện sai sót nên

đã phong tỏa số dư tài khoản còn lại của anh T, thông báo cho anh T biết vấn đề sai sót trên và yêu cầu anh T trả lại 45 triệu đồng bị chuyển thừa Anh T sau khi được thông báo đã hứa trả lại nhưng sau đó thay đổi ý kiến Và qua làm việc với Công an, anh T cam kết sẽ trả 40 triệu đồng theo hai đợt, nhưng khi đến hạn cam kết anh vẫn không thực hiện Thế nên Ngân hàng yêu cầu anh T phải trả lại

40 triệu đồng và tính lãi chậm trả với mức lãi suất 10%/năm kể từ ngày 22/11/2016 đến khi trả đủ tiền Anh T đồng ý trả tiền và xin trả dần mỗi tháng 4 triệu đồng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng riêng phần lãi thì anh không đồng ý trả. 

Quyết định của Tòa: Vì Ngân hàng đã rút lại yêu cầu tính lãi chậm trả nên anh T chỉ có trách nhiệm trả 40 triệu đồng, với yêu cầu xin trả dần của anh T mà Ngân hàng không đồng ý thì để cơ quan Thi hành án dân sự xem xét điều kiện trả nợ khi bản án có hiệu lực

Câu 1: Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?

Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:

- Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định tại Điều 165 BLDS 2015

- Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản phải giảm sút1

Câu 2: Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Cơ sở pháp lý (viết tắt là CSPL): Khoản 4 Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 (viết tắt là BLDS 2015)

Việc chiếm hữu sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó Vì vậy, trong trường hợp người đó không phải chủ sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài

1 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr 38.

Trang 5

sản cho chủ sở hữu đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản (nếu có) Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được lợi về tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết về khoản lợi và được hưởng khoản lợi đó

Câu 3: Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?

CSPL: khoản 2 Điều 579 BLDS 2015

Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp làm cho người khác bị thiệt hại; tuy nhiên nếu người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu

Câu 4: Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Vì sao?

Trong vụ việc được bình luận, đây là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Vì việc đột nhiên trong tài khoản ngân hàng nhận được một số tiền lớn là 50 triệu đồng thì anh T phải nghi ngờ hoặc thậm chí phải biết đây không phải là tiền sở hữu hợp pháp của mình Do đó có thể xác định được vụ việc trên là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Câu 5: Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?

Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì anh T phải chịu lãi chậm trả theo yêu cầu của Ngân hàng, vì anh T đã chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 1 Điều

357 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả” Và mức lãi anh T

phải chịu là 10%/năm như Ngân hàng yêu cầu vì mức lãi này vẫn bảo đảm dưới mức 20%/năm nên phù hợp với khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 Bên cạnh đó anh T chịu lãi từ thời điểm anh chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền theo như anh đã cam kết, tức ngày 22/11/2016, và anh chịu lãi cho đến khi anh hoàn thành nghĩa vụ trả tiền

Trang 6

VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH

*Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Nguyên đơn: Ông Trần Thế Nhân, Bà Lê Thị Hồng Lan, Ông Trần Nhật Minh, Bà Đặng Ngọc Diễm

Bị đơn: Bà Phan Minh Yến

Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng ủy quyền Cụ thể, ông Nhân, bà Lan được hỗ trợ tái định cư lô đất nền số 281A3 Nguyên đơn ký kết với bị đơn “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” đối với lô đất 281A3, tại văn bản này có thể hiện nội dung vợ chồng ông Nhân đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lô đất này Thực tế, vợ chồng ông Nhân đã nhận đầy đủ tiền chuyển nhượng từ bà Yến Tại văn bản thỏa thuận giữa hai bên có nội dung: “Bên A có trách nhiệm phải ký hợp đồng chuyển nhượng chính thức theo yêu cầu bên B sau khi có GCNQSDĐ mà không kèm theo bất cứ điều kiện

gì, nếu không thực hiện hoặc đổi ý không bán, bên A phải bồi thường gấp ba lần số tiền

đã nhận của bên B và tất cả các chi phí, các khoản tiền khác mà bên B đã nộp cho Nhà nước” Căn cứ vào nội dung thỏa thuận thì “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân được cấp GCNQSDĐ thì phải ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho bà Yến, trường hợp không thực hiện thì phải bồi thường cho bà Yến gấp 3 lần số tiền đã nhận và chi phí khác (nếu có) Như vậy, “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” không phải là Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà là giao dịch bằng văn bản giữa các bên về việc cam kết chuyển nhượng QSDĐ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên chuyển nhượng không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận và cam kết; giao dịch bằng văn bản này hoàn toàn tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật Do đó, “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” không bị vô hiệu nhưng chưa phát sinh hiệu lực do thời điểm nguyên đơn khởi kiện thì điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch chưa xảy ra vì nguyên đơn chưa được cấp GCNQSDĐ Trong trường hợp này, vợ chồng ông Nhân có quyền đơn phương chấm dứt việc cam kết ký hợp đồng chuyển nhượng và phải bồi thường gấp 3 lần số tiền đã nhận theo thỏa thuận. 

Câu 1: BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?

Cơ sở pháp lý: Điều 120 BLDS 2015

Điều 120 Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân

sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2 Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện

đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Trang 7

=> BLDS 2015 có quy định về hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh nhưng lại không cho biết thế nào là điều kiện phát sinh hay khi nào một giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh mà BLDS 2015 chỉ nói là các bên thỏa thuận nhưng thỏa thuận như thế nào thì được coi là có điều kiện phát sinh thì lại không nêu rõ

Câu 2: Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 120 và khoản 6 Điều 402 BLDS 2015

Theo khoản 1 Điều 120: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”.

Theo khoản 6 Điều 402: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”.

Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu thì đây được coi là một

“sự kiện” nhất định. Sự kiện này sẽ được các bên thỏa thuận với nhau về điều kiện phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Nếu sự kiện này phát sinh, bên chuyển nhượng tài sản có quyền sở hữu thì hợp đồng sẽ được hình thành. Nếu sự kiện này chấm dứt, bên chuyển nhượng tài sản không có quyền sở hữu thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ

Như vậy, trường hợp trên được coi là hợp đồng giao kết có điều kiện bởi vì hợp đồng có thể phát sinh, thay đổi và chấm dứt trong một sự kiện nhất định đã thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 402 BLDS 2015

Câu 3: Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao đã coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện

Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Căn cứ vào nội dung thỏa thuận nêu trên giữa các bên thì “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân

sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân, bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với lô đất nền thì phải ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà Yến theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp ông Nhân bà Lan không thực hiện việc ký Hợp đồng chuyển nhượng việc sử dụng lô đất nền này thì phải bồi thường cho bà Yến gấp 03 (ba) lần số tiền đã nhận và các chi phí khác mà bà Yến đã nộp cho Nhà nước (nếu có)2”

Câu 4: Ngoài quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn

đề này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết?

2 Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Trang 8

Ngoài quyết định số 09, còn có quyết định số 14/2015/DS-GĐT của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề cập đến vấn đề này. 

Tóm tắt quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Thanh Tao, bị đơn: bà Dương Thị Bạch Diệp và chị Nguyễn Thị Châu Hà. Ngày 15/9/1999 Bà Tao xác lập lại hợp đồng bán nhà cho bà Diệp với giá 1.600 lượng vàng Ngày 27/8/2000, Bà Tao lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Phương, bà Thanh nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu với giá 800 lượng vàng Bà Tao đã nhận tiền của ông Phương Ngoài ra, ông Phương còn nộp tiền hoá giá nhà là 1.197.698.861 đồng, tiền lệ phí trước là 13.307.650 đồng (tương đương 248,16 lượng vàng) theo thoả thuận Trong hợp đồng giữa bà Tao và ông Phương có thoả thuận tất cả các hợp đồng trước đây giữa bà Tao và bà Diệp đã được huỷ bỏ và không có giá trị pháp lý, sau khi bà Tao hoàn thành các thủ tục bán hoá giá nhà và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hai bên sẽ tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà Ngày 16/01/2003 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu cho bà Tao Nhưng sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, bà Tao không tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà như đã thoả thuận với ông Phương

Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp GCNQSDĐ, hợp đồng tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó có bị vô hiệu không? Vì sao? 

“[7] Căn cứ vào nội dung thỏa thuận nêu trên giữa các bên thì “Văn bản thỏa thuận

về việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân, bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với lô đất nền thì phải

ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Yến theo đúng quy định của pháp luật…3”

- Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp GCNQSDĐ thì hợp đồng tranh chấp chưa tồn tại Do Tòa án xác định đây là giao dịch dân sự có điều kiện, nên khi điều kiện xảy ra (tức vợ chồng ông Nhân, bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đối với lô đất nền) thì hợp đồng mới tồn tại

- Hợp đồng đó không bị vô hiệu Điều này được thể hiện ở: “[7]…Do đó, “Văn bản thỏa thuận chuyển nhượng lô nền” giữa vợ chồng ông Nhân, bà Lan với bà Yến không

bị vô hiệu nhưng chưa phát sinh hiệu lực do tại thời điểm ông Nhân, bà Lan khởi kiện vào ngày 20/7/2018 thì điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch chưa xảy ra …

vợ chồng ông Nhân, bà Lan có quyền đơn phương chấm dứt việc cam kết ký hợp đồng chuyển nhượng … và phải bồi thường gấp 3 lần số tiền đã nhận theo thỏa thuận4.”

- Vì theo khoản 1 Điều 120 BLDS 2015 quy định về Giao dịch dân sự có điều kiện thì khi các bên thỏa thuận về điều kiện phát sinh giao dịch dân sự, khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh Do đó, ta thấy “Văn bản thỏa thuận chuyển nhượng lô nền” giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch có điều kiện, nên khi điều kiện xảy ra nó sẽ phát sinh hiệu lực, chứ nó không vô hiệu. 

3 Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

4 Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Trang 9

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán.

Theo nhóm em về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật Toà nhận định “Văn bản thoả thuận về việc chuyển nhượng lô nền” không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà thực chất là “Thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” phù hợp do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng và sau khi nhận giấy thì mới ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất mà bà Lan nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sau thời điểm khởi kiện nên chưa làm phát sinh nghĩa vụ Ông Nhân, bà Lan phải bồi thường gấp 3 lần số tiền đã nhận do đây là giao dịch có điều kiện theo quy định của cả hai bên và quy định tại khoản 1 Điều 120 BLDS 2015 “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân

sự phát sinh hoặc hủy bỏ.” Nên quan hệ pháp luật ở đây là “Tranh chấp Văn bản thoả thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và huỷ hợp đồng uỷ quyền” là đúng

và phù hợp với quy định Vậy hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn thuyết phục

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh.

Theo suy nghĩ của nhóm em về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh theo khoản 6 Điều 420 BLDS 2015 có đề cập tới

“Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định” hay khoản 1 Điều 120 “Trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc huỷ bỏ” Giao kết hợp đồng được pháp

luật nước ta chấp nhận và có quy định ở những điều khoản như trên Trong Quyết định

số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 thì các bên đều thống nhất với nhau về hợp đồng chuyển nhượng đất nhưng hợp đồng chưa được thành lập vì còn phụ thuộc vào một yếu

tố trong tương lai (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Thoả thuận này là phù hợp với quy định của pháp luật và được Toà án chấp nhận Ta có thể thấy rằng khi điều kiện xảy ra thì giao dịch dân sự mới phát sinh Và có điều kiện ở đây là nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không ký kết hợp đồng thì phải bồi thường gấp 3 lần số tiền đã nhận Hội đồng thẩm phán đã áp dụng và giải quyết rất đúng đắn và hợp lý Trường hợp như trên: hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm về nội dung (không có quyền sở hữu do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và hình thức (không có hợp đồng chuyển nhượng) Từ đó, có thể thấy hướng hiểu và áp dụng quy định liên quan đến giao kết hợp đồng vào thực tiễn của Toà án là phù hợp và cần được áp dụng phổ biến hơn cho các vụ việc tương tự

Trang 10

VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VÔ HIỆU

Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng.

Theo khoản 3 Điều 402 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.” Theo luật quy định thì vẫn chưa rõ

nghĩa, dễ hiểu hơn thì hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có những thỏa thuận ngược lại5

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền

Theo khoản 4 Điều 402 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.” Rõ hơn thì hợp đồng phụ chỉ có thể xác lập, tồn tại

cùng với hợp đồng chính và có hiệu lực lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính Khi hợp đồng chính vô hiệu, hợp đồng phụ sẽ bị chấm dứt (khoản 2 Điều 407 BLDS 201) Khi hợp đồng chính bị vi phạm, thì hợp đồng phụ mới có thể được thực hiện6.”

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền có bảo lãnh Hợp đồng vay tiền là hợp đồng chính và hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ

Câu 2: Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?

Trong vụ việc trên, Công ty Thiên Minh là chủ thể có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng Vì Công ty Thiên Minh là chủ thể thực hiện hợp đồng chính là vay ngân hàng, còn bà Quế chỉ là người đứng ra bảo lãnh cho Công ty Thiên Minh vay ngân hàng Nếu Công ty Thiên Minh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện một phần, thì phần không thực hiện được bà Quế mới phải có trách nhiệm thực hiện thay (chưa kể đến việc Toà án xét rằng không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên)

Câu 3: Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?

Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách người bảo lãnh cho Công ty Thiên Minh Bởi vì bà Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế và việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng rồi, tuy nhiên không có sự đồng ý của chồng bà Quế

Câu 4: Việc Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?

5 Trường Đại học luật TP Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr.130.

6 Trường Đại học luật TP Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr.130.

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w