1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG THAM NHŨNG HIỆN NAY. LÝ LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG 3

1.1 Khái niệm tham nhũng 3

1.2 Chủ thể của tội tham nhũng 3

1.2 Phân loại tham nhũng 4

1.3.Đặc điểm của tham nhũng hiện nay 6

1.3.1 Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn 6

1.3.2 Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao 6

1.3.3 Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi 7

Chương 2 : THỰC TRẠNG HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TAI VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Quá trình chống quan liêu, tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta 8

2.2.Đánh giá thành công và hạn chế công tác phòng chống quan liêu tham nhũng tai Việt Nam hiện nay 9

2.2.1.Thành tựu công tác phòng chống quan liêu tham nhũng tai ViệtNam hiện nay 9

Trang 3

2.2.2.Hạn chế công tác phòng chống quan liêu tham nhũng tai ViệtNam hiện nay 102.3.Nguyên nhân của vấn đề quan liêu tham nhũng tại Việt Namhiện nay 112.4.Những hậu quả của vấn đề quan liêu tham nhũng với nền kinh tếtai Việt Nam 12Chương 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAMNHŨNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 153.1.Phương hướng nâng cao công tác phòng chống tham nhũng gâyhậu quả nghiêm trọng tai Việt Nam 153.2.Giải pháp thực hiện nâng cao công tác phòng chống tham nhũnggây hậu quả nghiêm trọng tai Việt Nam 16KẾT LUẬN 18TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Vào những năm 50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng: làm ruộng ăn lúa, làm làng ăn hối lộ Mới đây chủ tịch Đảng cầm quyền Um nô, Thủ tướng Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về nạn tham nhũng…Còn ở Việt Nam từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng Thời Minh Mạng có” phép làm liêm”, thời Tự Đức có ” chính sách báo liêm” của Nguyễn Trường Tộ Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác.ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là con đường hoàn toàn mới mẻ

Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho một số người bị tha hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý.Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm, tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ

Trang 6

quan liêu tham nhũng Hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quả chưa cao Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, phải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng theo Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, đồng thời quán triệt, thực hiện một số quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp chủ yếu.

Chính vì vậy em đã chọn đề tài: THỰC TRẠNG THAM NHŨNGHIỆN NAY LÝ LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Đây là một đề tài hay và có tính thực tế hay.Tham nhũng là một thực trang rất nghiêm trọng ở nước ta hiện nay Tham nhũng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cản trở sự phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập với thế giới, làm xí mòn long tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tệ nạn này diễn ra trên mọi lĩnh vực, từ cấp Trung ương đến địa phương

Trang 7

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Trong luật hình sự Việt Nam, nhiều hành vi tham nhũng cụ thể như hành vi tham ô, nhận hối lộ đã được quy định tương đối sớm.

1.2 Chủ thể của tội tham nhũng

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng không chỉ trong khu vực Nhà nước, những người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước Những người này bao gồm: cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đơn vị quân đội nhân dân, cơ quan đơn vị công an nhân dân Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp, cán bộ xã, phường, thị trấn.

Tội phạm về chức vụ ở khu vực ngoài Nhà nước áp dụng đối với 4 tội danh là: “Tội tham ô tài sản”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội môi giới hối lộ” và “Tội đưa hối lộ” Trong đó, tội danh tham nhũng có hai tội là: “Tội tham ô tài sản” quy định tại khoản 6, Điều 353 và “Tội nhận hối lộ” quy định tại khoản 6, Điều 354 Luật này cũng bổ sung việc xử lý hình sự đối với hành vi hối lộ công chức nước ngoài, công chức các tổ chức quốc tế công Đồng thời mở rộng nội hàm "của hối lộ" cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm Theo quy định của BLHS năm 1999, "của hối lộ"

Trang 8

chỉ bao gồm tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá được bằng tiền BLHS năm 2015 đã bổ sung “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội đối với tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Hành vi đưa hối lộ được quy định cụ thể hơn: “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ” (Điều 354, khoản 1).

Luật mới bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số tội, quy định cụ thể các tình tiết định tội, định khung hình phạt Ví dụ như Điều 353 tội tham ô tài sản, bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự: Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

1.2 Phân loại tham nhũng.

Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội.

Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công

Trang 9

quyền cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính vì động cơ vụ lợi Tham nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này.

Dưới góc độ phân loại học, tham nhũng còn được thể hiện ở các dạng sau:

Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc, tham nhũng lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ Như vậy, có thể thấy, tham nhũng lớn thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, với các hiện tượng phổ biến như: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ các quan chức cấp cao của bộ máy nhà nước để trúng thầu các dự án lớn, “lại quả” khi ký kết hợp đồng mua sắm tài sản công…; tham nhũng nhỏ là dạng tham nhũng phổ biến bởi các hiện tượng như: bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ trong bệnh viện; thu học phí cao hơn quy định của nhà nước trong các trường học; nạn mãi lộ trong cảnh sát giao thông, hiện tượng nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước…

Trang 10

Tham nhũng chính trị: là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính trị là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản Biểu hiện của dạng tham nhũng này là: dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân…

Tham nhũng hành chính: là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính Ở đó những người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân Biểu hiện của tham nhũng hành chính là: hạch sách, nhũng nhiễu trong việc thực hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó mà công dân, tổ chức có quyền được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước; thiên vị trong thực hiện pháp luật…

- Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…

Trang 11

Ngoài ra, tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham nhũng công, tham nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham nhũng xuyên quốc gia, tham nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp; tham nhũng chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)…

1.3.Đặc điểm của tham nhũng hiện nay.

1.3.1 Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.

Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.

1.3.2 Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi

Trang 12

tham nhũng Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

1.3.3 Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.

Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý

Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những sự điều chỉnh nhất định Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi Trong trường hợp đó, họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trang 13

Chương 2 : THỰC TRẠNG DẤU HIỆU HÀNH VI THAM NHŨNG VÀCÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TAI VIỆT NAM HIỆN NAY.2.1 Quá trình chống quan liêu, tham nhũng của Đảng và Nhànước ta.

Ở nước ta theo thống kê, từ năm 2017 đến 2020 các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước phát hiện, xử lý các vụ án về tham nhũng với kết quả như sau: Năm 2017: khởi tố 427 vụ, 960 bị can (tăng 14,46% về số vụ, 30,8% về số bị can so với năm 2016); Năm 2018: khởi tố 282 vụ, 622 bị can (giảm 44% số vụ so với 2017); Năm 2019: khởi tố 289 vụ, 631 bị can (tăng 2,48% số vụ so với 2018)

Từ 01/10/2019 đến 30/9/2020: khởi tố 188 vụ án với 373 bị can về các tội danh tham nhũng (giảm 23% số vụ và giảm 28% số bị can so với cùng kỳ năm trước) VKS các cấp đã truy tố 253 vụ với 631 bị can (giảm 13% số vụ và giảm 10% số bị can) TAND các cấp xét xử 211 vụ với 479 bị cáo ( giảm 8% số vụ, giảm 11% b cáo) Năm 2020 tội tham ô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các vụ án tham nhũng bị khởi tố (51,5% số vụ; 54,9% số bị can); tội nhận hối lộ chiếm 11,1% số vụ và 7,7% số bị can Trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỉ lệ 30,9%; cấp quận, huyện: 22,5 %; cấp tỉnh : 13,1%, cấp trung ương: 0,3%; các tổ chức khác: 33,2%

Trong số bị cáo đã xét xử, có 5 trường hợp tòa án tuyên không có tội; 166 trường hợp cho hương án treo ( chiếm 34,6%); 109 trường hợp tù dưới 3 năm; 85 trường hợp tù từ 3 năm đến dưới 7 năm; 51 trường hợp tù từ 7 năm đến dưới 15 năm; 10 trường hợp tù từ 15 năm đến 20 năm Số

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w