1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2019 – 2021 thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 907,17 KB

Nội dung

Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người,tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thựctế của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 1 Đề tài: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Giảng viên hướng dẫn: ThS Ninh Thị Hoàng Lan Nhóm thảo luận: Nhóm 1 Lớp học phần: 2217MAEC0111 Hà Nội – 2022 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 2 1.1 KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT 2 1.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 2 1.3 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT 3 1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng .3 1.3.2 Chỉ số giá sản xuất 4 1.3.3 Chỉ số giá điều chỉnh 4 1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT .5 1.4.1 Lạm phát cầu kéo 5 1.4.2 Lạm phát chi phí đẩy 5 1.4.3 Lạm phát dự kiến 6 1.4.4 Lạm phát tiền tệ 7 1.5 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT 7 1.5.1 Tác động tích cực 7 1.5.2 Tác động tiêu cực 8 1.6 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 11 1.6.1 Giải pháp từ phía cầu 11 1.6.2 Giải pháp từ phía cung 12 1.6.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác .13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 14 2.1 BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 14 2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2019 – 2021 14 2.2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 19 2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 .25 2.4 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 28 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 .29 3.1 TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 30 3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 .30 3.2 NHỮNG NGUY CƠ GÂY LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 34 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 34 KẾT LUẬN 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .38 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển lớn mạnh nhưng song song với nó cũng tồn tại những vấn đề nổi cộm đáng quan tâm, điển hình như vấn đề về lạm phát Lạm phát là một hiện tượng kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường và là một trong những vấn đề nhạy cảm của các quốc gia Lạm phát là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia, song đó cũng chính là nguyên nhân gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm bởi ảnh hưởng của nó đến với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội và đặc biệt là giới lao động Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế Nó như một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường, là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp thì việc nghiên cứu các vấn đề về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp kìm hãm sự lạm phát có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước ta Vì vậy, nhóm 1 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” để có thể nghiên cứu sâu hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài thảo luận của chúng em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong sẽ nhận được lời góp ý của cô Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 1.1 KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT Lạm phát được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế.Tuy nhiên, mỗi người lại đưa ra khái niệm về lạm phát khác nhau theo quan điểm, phương hướng nghiên cứu của mình Và một định nghĩa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian” 1.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 1.2.1 Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10% Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn,… 1.2.2 Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200% Ở mức hai con số thấp: 11%, 12% các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe dọa đối với sự ổn định của nền kinh tế 1.2.3 Siêu lạm phát 5 Đây là tình trạng phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200% Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất phương hướng Nếu ở trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử 1.3 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát, phản ánh tỷ lệ tăng lên hay giảm bớt đi của mức số giá chung thời kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc Công thức tính như sau: ( ) gp= Iρ ×100 (%) Ι ρ−1 Trong đó:  Ι ρ: Chỉ số giá chung của thời kỳ nghiên cứu;  Ι ρ−1: Chỉ số giá chung của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh;  gp: Tỷ lệ lạm phát của thời kỳ nghiên cứu (có thể là tháng, quý hoặc năm) Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất tỷ lệ lạm phát, vì giá trị của nó biểu hiện qua các chỉ số phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: 1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng Là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường” 6 Chú ý: Trong khi tính toán thì phải chọn 1 số nhóm hàng tiêu dùng mang tính chất đại diện từ đó khảo sát biến động giá CPIt= ∑ Pit Qi0 0 0 ×100 ∑ Pi Qi Trong đó:  CPIt: Là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t;  i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3 n);  Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;  Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;  t: biểu thị cho thời kỳ tính toán (hiện hành);  t=0: được giả định là năm cơ sở 1.3.2 Chỉ số giá sản xuất Chỉ số giá sản xuất đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua các đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán PPI= ∑ Pit Qi0 0 0 × 100 ∑ Pi Qi Trong đó:  PPI: là chỉ số giá sản xuất thời kì t;  i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3 n);  Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;  Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;  t: biểu thị cho thời kỳ tính toán (hiện hành);  t=0: được giả định là năm cơ sở 1.3.3 Chỉ số giá điều chỉnh 7 Chỉ số này cho biết sự thay đổi của giá hàng hóa, dịch vụ thời kỳ nghiên cứu so với giá hàng hóa, dịch vụ thời kỳ gốc nên có thể dùng để tính tỷ lệ lạm phát Dt GDPnt GDP= t × 100= ∑ Pit Qit 0 t × 100 GDP r ∑ Pi Qi Trong đó:  i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3 n);  Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;  Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;  t: biểu thị cho thời kỳ tính toán (hiện hành);  t=0: được giả định là năm cơ sở 1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT 1.4.1 Lạm phát cầu kéo Lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu gia tăng khiến cho tổng cầu tăng Tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho sản lượng tăng và mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát, điều này đặc biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên Tổng cầu tăng do một số nguyên nhân cụ thể như:  Tăng cung ứng tiền tệ;  Sự tăng lên đột biến trong cầu tiêu dùng của hộ gia đình;  Sự tăng lên trong đầu tư;  Sự tăng lên trong chi tiêu Chính phủ;  Sự tăng lên tròn xuất khẩu ròng Hình 1.1 Lạm phát cầu kéo 8 1.4.2 Lạm phát chi phí đẩy Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản như xăng, dầu, điện, sự gia tăng của tiền lương danh nghĩa, là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, tổng cung trong ngắn hạn giảm Các nhân tố làm tăng chi phí:  Áp lực từ công đoàn, chính sách điều chỉnh lương của chính phủ;  Doanh nghiệp có quyền lực thị trường muốn tăng lợi nhuận;  Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng;  Sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên;  Các tác nhân bên ngoài như: Khủng hoảng về nguyên liệu, vật liệu chính như dầu mỏ, sắt thép Hình 1.2 Lạm phát chi phí đẩy 9 1.4.3 Lạm phát dự kiến Lạm phát dự kiến còn được gọi là lạm phát ỳ, lạm phát quán tính Lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Tỷ lệ lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay thỏa thuận khác Lạm phát dự kiến sẽ giữ ổn định nếu như không có các cú sốc làm thay đổi tổng cung hay tổng cầu Hình 1.3 Lạm phát dự kiến 1.4.4 Lạm phát tiền tệ 10

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w