Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020 D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C C khô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
Môn học: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI:
1 2153801015225 Nguyễn Quốc Toàn Nhóm trưởng
2 2153801015180 Nguyễn Thiện Nhân
Trang 2MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 3 Câu 1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên 3 VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 6
Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 6 Câu 2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 7 Câu 2.3 Việc Tóa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? 8
VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC 10
Câu 3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi của BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang nghiên cứu 10 Câu 3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? 11 Câu 3.3 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bán án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được? 12 Câu 3.4 Trong vụ án trên, Toà án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? 12
VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN 13
Câu 4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 13 Câu 4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì ? 14 Câu 4.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 14 Câu 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu .14 Câu 4.5 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa hai vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? 16 Câu 4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)? 16 Câu 4.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ .17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (Pháp nhân), B (cá nhân), C (cá nhân) gửi cho
D một lời đề nghị giao kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp,bằng văn bản có chữ ký của 3 chủ thể) Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020 D đã gửicho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minhđược đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhậnđược chấp nhận đề nghị giao kết của D)
Sau đó các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về tranhchấp) Toà án xét thấy: (1) Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015, (2) Chấp nhận chưa được gửi trong thờihạn hợp lý, (3) Chấp nhận trên của D là giao kết mới
Câu 1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.
C và C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng từ D Vì vậy chỉ có
C là bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng còn A, B đã nhậnđược chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.Ở vấn đề (1) này tòa chỉ xác định A,B,C đãnhận được lời chấp nhận hay chưa chứ chưa đi vào việc kiểm tra về thời hạn chấp nhậnhay việc chấp nhận của D sau 2 năm có còn hiệu lực hay không? Việc Tòa án đã xác địnhbên đề nghị là cả A, B, C đều chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng làchưa thuyết phục vì thực chất xét về phương diện nhận được chấp nhận thì A và B đều đãnhận được chỉ có C là không nhận được đề nghị chấp nhận
Trang 4“1 Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ cóhiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhậnđược trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới củabên chậm trả lời Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhậnchỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.”
Điều 397 BLDS 2005 có quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồngnhưng chỉ đề cập đến trường hợp “bên đề nghị có ấn định thời gian trả lời” mà chưa chobiết hướng xử lí trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời BLDS2015( khoản 1 điều 394) đã bổ sung thêm quy định này, theo đó khi bên đề nghị khôngnêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trongmột thời hạn hợp lí
Trong tình huống trên, tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân), C(cá nhân)gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản nhưng trong đề nghịgiao kết hợp đồng không nói rõ thời hạn trả lời Đến tháng 01 năm 2020 và tháng 02 năm
2020, D mới gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình, tức là ông D
đã trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng cho bên đề nghị sau 2 năm Mặc dù trong BLDSnăm 2015 cũng không quy định rõ “thời gian hợp lý” để trả lời đề nghị là bao lâu? Nhưngtrong trường hợp này, rõ ràng ông D trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thờigian không hợp lý vì 2 năm là khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng có nhiều sự việcxảy ra và cũng không loại trừ trường hợp sau 2 năm thì A và B không có nhu cầu giao kếthợp đồng với B vì họ đã tìm được người khác đáp ứng đúng nhu cầu và họ đã giao kếthợp đồng với người kia Vì vậy sau 2 năm D mới gửi lời chấp thuận thì lời chấp nhận nàycoi như không có hiệu lực
Việc D không minh chứng được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho
C và C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D vì vậy lời chấpnhận giao kết hợp đồng của D xem như không có hiệu lực pháp lý Đồng thời, khi xẩy ratranh chấp thì dù đề nghị giao kết của D được gửi cho C thì cũng không có hiệu lực vìkhông đáp ứng yêu cầu “thời gian hợp lí”
Trường hợp 3:
Hướng giải quyết của Tòa án coi chấp nhận trên của D là đề nghị của giao kết mới
là hợp lí và đúng theo quy định của pháp luật Căn cứ vào Khoản 1 Điều 394 BLDS năm2015:
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5“Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đượctrả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậmtrả lời.”
Trả lời chậm hơn thời hạn quy định thì về nguyên tắc việc trả lời đó được coi làmột đề nghị mới và bên trả lời trở thành nên đề nghị mới Điều này cũng có thể hiểutrong trường hợp lời đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trảlời cho bên đề nghị trong thời gian hợp lý Sau khoảng “thời gian hợp lý” đó lời chấpnhận đề nghị sẽ được xem là lời đề nghị mới và lúc này bên trả lời sẽ trở thành bên đềnghị mới Trong tình huống trên ông D sau 2 năm mới gửi lời chấp nhận đề nghị, khoảngthời gian này không thể coi là “thời gian hợp lý” nên lời chấp nhận của ông D gửi cho A
và B trở thành lời đề nghị mới do ông D đề nghị và A và B trở thành bên được đề nghị.Đối với trường hợp của C, D không minh chứng được việc mình có gửi lời chấp nhận cho
C và C cũng không thừa nhận nhận được lời chấp nhận của D nên lời đề nghị ban đầugiữa C và D không có hiệu lực Nếu D vẫn muốn tiếp tục giao kết hợp đồng đó với C thì
D có thể gửi chấp nhận lại cho C và lúc này lời chấp nhận của D được xem là lời đề nghịmới do D đề nghị và C là bên được đề nghị
Trang 6Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”:
Nguyên đơn: bà Kiều Thị Tý
Bị đơn là ông Lê Văn Ngự.
Nội dung án lệ: Năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở Trong khi đó gia đình ôngNgự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý Theo lờikhai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự còn viết
“giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà
Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ Hướng giải quyết của Tòa án: Tại Tòa GĐT: giữ nguyên bản án phúc thẩm, quyết định không chấp nhận kháng cáo của ông Lê Văn Ngự, giữ nguyên quyết định chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà của vợ chồng bà Tý và buộc gia đình ông Ngự phải trả lại toàn bộ diện tích nhà đất
Trang 7Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?
Trả lời:
Theo khoản 2 điều 404 BLDS 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng:
“Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được
đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”Như vậy, có thể thấy BLDS 2005 cho phép xem im lặng trong giao kết là sự trả lờichấp nhận giao kết Ở đây BLDS 2005 đã ghi nhận vai trò của im lặng nhưng không nêutrong phần chấp nhận giao kết
BLDS 2015 đã khắc phục nhược điểm này Cụ thể theo khoản 2 điều 393 BLDS
2015 quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: “Sự im lặng của bên được đềnghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏathuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.” Theo BLDS 2015, sự im lặngcủa bên được đề nghị thông thường không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết, trừtrường hợp sự im lặng đó có thỏa thuận hoặc do thói quen của các bên thì im lặng đó sẽđược chấp nhận trong giao kết hợp đồng BLDS 2015 quy định cụ thể về vấn đề nàynhằm hạn chế những trường hợp phát sinh tranh chấp từ việc im lặng Hơn nữa, việc điềuchỉnh này giúp mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen giao kếthợp đồng
Câu 2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
Trả lời:
Ở BLDS 2015 của Việt Nam đã quy định vấn đề này tại khoản 2 Điều 393:
“2 Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”
Vấn đề giao kết hợp đồng bằng hình thức im lặng trong pháp luật các nước: Vấn
đề giao kết hợp đồng bằng hình thức im lặng trong pháp luật các nước:
Trang 8- Nghiên cứu so sánh cho thấy bản thân sự im lặng không đủ để xác định có chấpnhận hay không chấp nhận giao kết hợp đồng Ví dụ, theo Điều 2.1.6 Bộ nguyêntắc Unidrot: “Bản thân sự im lặng bay bất tác vi không có giá trị như một chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng” Quy định này cũng ghi nhận tại Điều 2:204 của
Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng Tương tự, theo Điều 18 khoản 1 Công ướcViên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: “sự im lặng hoặc khôngphản ứng của bên được chào hàng không được coi là chấp nhận chào hàng.”1
- Sự im lặng không đủ để khẳng định sự chấp nhận hợp đồng cũng như thừa nhậntrong pháp luật thực định của Đức, Anh, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Italia, Đan Mạch, TâyBan Nha ,… 2 3
- Ở Anh, một nghiên cứu đã khẳng định rằng “quy định thực sự là: im lặng khôngthể được nhìn nhận như đương nhiên chấp nhận” Pháp mới sửa đổi Bộ Luật dân4
sự vào năm 2016 trong đó có bổ sung quy định về im lặng trong giao kết hợp đồngtại Điều 1120 với nội dung: “im lặng không có giá trị chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng, trừ trường hợp Luật, tập quán, quan hệ thương mại hay hoàn cảnh đặcbiệt suy luận khác.”5
Như vậy, nhìn chung có thể thấy, hầu hết quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng không công nhận sự im lặng là đươngnhiên chấp nhận trong giao kết hợp đồng Tuy nhiên, lại xuất hiện một số ngoại lệ:
- Thứ nhất, một số nước như ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch,
… sự im lặng có thể được suy luận là chấp nhận hợp đồng nếu tồn tại một thóiquen hay tập quán ở một ngành nghề nào đó cho rằng sự im lặng của một bênđược hiểu là sự chấp nhận hợp đồng
- Thứ hai, sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếu như giữa các bên
đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đó thông qua việc ký kết lặp đi, lặp lại hợp đồng cócùng bản chất
1 Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 215, 216.
2 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (1), tr.216.
3 G Rouhette (chủ biên), Principles européen du contract, Société de législation conparée 2003, tr.131
4 Roger Halson : Contract law, Nxb Pearson, 2013, tr.155
5 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (1), tr.216.
Trang 9- Thứ ba, nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của bênđược đề nghị thì sự im lặng cũng được suy luận là chấp nhận.6
Câu 2.3 Việc Tóa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời:
Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượngtrong tình huống trên là thuyết phục Mặc dù Án lệ số 04/2016/AL liên quan đến tài sảnchung của vợ chồng còn tình huống trên liên quan đến việc định đoạt tài sản là tài sản sởhữu chung nhưng Tòa vẫn áp dụng vì:
- Tài sản của cả hai vụ việc trên đều thuộc sở hữu chung hợp nhất được quy định tạiđiều 210, BLDS 2015
- Các chủ sở hữu chung còn lại của hai vụ việc trên đều biết việc chuyển nhượngnhà đất nhưng không ai có ý kiến gì Nhưng sau này vì một số lý do nào đó mà cácchủ sở hữu chung này lại yêu cầu tuyên bố giao dịch hợp đồng vô hiệu
Đối với Án lệ 04/2016/AL, sau khi mua nhà đất từ ông Ngự, vợ chồng bà Tý đãtiến hành sửa lại nhà Bà Phấn không thể nào không biết ông Ngự đã chuyển nhượng nhàđất cho vợ chồng bà Tý vì theo như án lệ thì nhà ông Ngự liền kề với nhà vợ chồng bà
Tý Do đó hoàn toàn có căn cứ tin rằng bà Phấn đã đồng ý việc chuyển nhượng này cho
dù bà Phấn im lặng, không tham gia trực tiếp vào việc chuyển nhượng
Còn đối với tình huống trên, sau khi ông Văn nhận được đất từ bà Chu và ông Bùi,ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đó, đồng thời các bên làm thủ tục chuyển nhượng
để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong quá trình đó, gia đình bàChu, ông Bùi không ai có ý kiến gì, như vậy hoàn toàn có căn cứ tin rằng họ đã đồng ývới việc chuyển nhượng
Tòa án đã giải quyết theo hướng: Trường hợp nhà đất là tài sản chung mà ngườiđứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho người khác, những người còn lạikhông ký tên trong hợp đồng nhưng lại có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đãnhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiềnchuyển nhượng nhà đất, bên chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất
đó công khai, người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thìphải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất
6 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (1), tr.216 – 217.
Trang 10Án lệ là khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và được sử dụng nhiềulần Án lệ có tính bắt buộc đối với các vụ án tương tự Do cả hai vụ việc trên có tính chấttương tự nhau nên việc áp dụng Án lệ số 04/2016/AL là hợp lý.