1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học pháp luật đại cương chủ đề luật dân sựquyền sở hữu

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • 1. Biểu mẫu thành lập nhóm (6)
  • 2. Nhật kí họp nhóm (8)
    • 2.1. Quy định của nhóm (8)
    • 2.2. Nhật ký thời gian làm việc thông qua từng mốc thời gian họp nhóm (8)
      • 2.2.1. Ngày họp thứ 1 (20/9/2023) (8)
      • 2.2.2. Ngày họp thứ 2 (28/9/2023) (9)
  • I. Khái quát về quyền sở hữu (11)
    • 1.1. Nghĩa rộng (11)
    • 1.2. Nghĩa hẹp (11)
    • 1.3. Các thành phần (11)
      • 1.3.1. Chủ thể (11)
      • 1.3.2. Khách thể (11)
    • 2.1. Quyền sở hữu (11)
    • 2.2. Quyền chiếm hữu (12)
    • 2.3. Quyền sử dụng (12)
    • 2.4. Quyền định đoạt (12)
    • 3. Quyền sử dụng (12)
      • 3.1. Khái niệm (12)
      • 3.2. Quyền sử dụng đối với chủ sở hữu (13)
      • 3.3. Quyền sử dụng đối với người không phải chủ sở hữu (13)
      • 2.1. Khái niệm (0)
      • 2.2. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt (0)
    • 3. Quy định về quyền định đoạt (0)
      • 3.1 Quyền định đoạt của chủ sở hữu (0)
      • 3.2 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu (0)
    • 4. Các quyền định đoạt (0)
  • II. Hình thức sở hữu (16)
    • 1. Sở hữu toàn dân (16)
      • 1.1. Khái niệm (16)
      • 1.2. Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân (16)
      • 1.3. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cá nhân và pháp nhân quản lý như thế nào? (17)
      • 1.4. Sở hữu riêng (19)
        • 1.4.1. Khái niệm (19)
        • 1.4.2. Tài sản thuộc sở hữu riêng (19)
        • 1.4.3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng (19)
      • 1.5. Sở hữu chung (20)
        • 1.5.1. Khái niệm (20)
        • 1.5.2. Xác lập quyền sở hữu chung (20)
        • 1.5.3 Sở hữu chung theo phần (21)
        • 1.5.4. Sở hữu chung hợp nhất (21)
        • 1.5.5. Sở hữu chung của cộng đồng (21)
        • 1.5.6. Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình (22)
        • 1.5.7. Sở hữu chung của vợ chồng (22)
        • 1.5.8. Sở hữu chung hỗn hợp (23)
        • 1.5.9. Quản lý tài sản chung (23)
        • 1.5.10. Chấm dứt sở hữu tài sản chung (23)
  • III. Xác lập quyền sở hữu (24)
    • 1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (24)
    • 2. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng sở hữu trí tuệ (0)
    • 3. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng (0)
    • 4. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức (0)
    • 5. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (0)
    • 6. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (0)
    • 7. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến (0)
    • 8. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (0)
    • 9. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (0)
    • 10. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (0)
    • 11. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (0)
    • 12. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế (0)
    • 13. Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ (0)
    • 14. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (0)

Nội dung

Quyền chiếm hữu: - Theo điều 186 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trá

Biểu mẫu thành lập nhóm

1 Mục đích của nhóm - Hoàn thành bài tiểu luận

- Hoàn thành nhật kí nhóm

2 Các hoạt động dự kiến - Họp nội bộ các thành viên nhóm.

- Lên kế hoạch và thời gian thực hiện công việc.

- Phân chia số lượng công việc cho từng thành viên trong nhóm.

3 Các kết quả dự kiến - Hoàn thành nhật ký của nhóm.

4 Những nguồn lực có sẵn - Nhóm gồm 7 thành viên.

- Các thiết bị điện tử, liên lạc truyền thông,

5 Các điểm hạn chế - Trong quá trình có thể xảy ra khuyết điểm.

- Khó thống nhất được thời gian chung giữa các thành viên.

6 Những kĩ năng và khả năng cần thiết

- Tự giác và trách nhiệm của các thành viên.

7 Những thành viên trong nhóm 1 Mạc Cao Ngọc Anh –

2 Trần Ngọc Bảo Nhi – 23706681 (phó trưởng nhóm)

3 Lê Gia Bảo – 236992214 Võ Thị Yến Nhi – 23682301

6 Lê Thảo Vy – 23684261 7 Nguyễn Thanh Lê - 23704291

8 Phạm vi và quyền hạn ra quyết định

- Nhóm trưởng, nhóm phó ra quyết định thời gian thống nhất lại với các thành viên trong nhóm.

Nhật kí họp nhóm

Quy định của nhóm

- Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.

- Lắng nghe và phát biểu ý kiến theo thứ tự, không ngắt lời các bạn

- Hoàn thành công việc theo thời hạn đã đề ra, có trách nhiệm với nội dung mình làm

- Giữ kín nội dung làm việc của nhóm và thông tin của thành viên nhóm

- Tôn trọng mọi thành viên trong nhóm.

Nhật ký thời gian làm việc thông qua từng mốc thời gian họp nhóm

- Chủ trì cuộc họp: Mạc Cao Ngọc Anh

- Phó chủ trì cuộc họp: Trần Ngọc Bảo Nhi

Nhóm trưởng Mạc Cao Ngọc Anh xác định công việc cụ thể cho nhóm:

 Nhóm trưởng hoàn thành dàn ý và phân công công việc cho cả nhóm.

 Tìm kiếm nội dung và thu thập tư liệu: cả nhóm.

 Khái niệm về quyền sở hữu và các khái niệm liên quan: Lê Gia Bảo.

 Nội dung quyền sở hữu: Quyền chiếm hữu: Nguyễn Thanh Lê;

Quyền sử dụng và quyền định đoạt: Lê Thảo Vy.

 Hình thức sở hữu: Võ Thị Yến Nhi;

 Xác lập quyền sở hữu: Mạc Cao Ngọc Anh;

Chấm dứt quyền sở hữu: Trần Ngọc Bảo Nhi.

- Tổng hợp nội dung lý thuyết và hoàn chỉnh bài tiểu luận: Lê Gia Bảo;

- Biên soạn nhật ký của nhóm: Mạc Cao Ngọc Anh

- Soạn câu hỏi trong đề tài, ứng phó câu hỏi phản biện: Lê Gia Bảo;

- Người thuyết trình đề tài nhóm: Võ Thị Yến Nhi;

- Người làm Powerpoint: Mạc Cao Ngọc Anh;

- Chủ trì cuộc họp: Mạc Cao Ngọc Anh

- Phó chủ trì cuộc họp: Trần Ngọc Bảo Nhi

Nhóm trưởng kiểm tra tiến trình công việc của các thành viên trong nhóm

Nhóm trưởng và nhóm phó cùng các bạn góp ý và hoàn thiện nội dung lý thuyết bài tiểu luận, giải đáp thắc mắc và xử lý các khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài của các bạn

Từ lâu, trong cuộc sống xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà bất kì quốc gia lãnh thổ nào thì pháp luật cũng đều đóng một vai trò vô cùng đặc biệt quan trọng Đối với Nhà nước, pháp luật là một công cụ hiện hữu giúp đảm bảo sự vận hành bình thường của đất nước và thực hiện quyền lực tối cao của mình trong việc quản lý Tổ quốc theo một khuôn khổ chuẩn mực nhất định, hạn chế và ngăn chặn kịp thời được những hành vi tiêu cực, pháp luật còn có thể đảm bảo cho toàn dân đều được hưởng những quyền lợi cơ bản của mình nhưng vẫn mang tính đạo đức và chuẩn mực trong đó Và để thể hiện được rõ điều đó hơn, Nhà nước đã ban hành ra rất nhiều Bộ luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như luật Hình Sự, luật Dân Sự, luật Hành Chính, Trong đó, đối với luật Dân Sự, thì có quyền sở hữu, đó là một vấn đề trọng tâm trong luật Dân Sự nói riêng và hệ thống pháp luât nói chung Được ghi nhận là quyền cơ bản của con người trong nhiều hệ thống pháp luật ở nhiều quốc gia, là cơ sở đặc biệt quan trọng trong những quan hệ kinh tế, có ảnh hưởng đến cá nhân hay Nhà nước Tuy đã được thay đổi và điều chỉnh nhiều lần nhưng đâu đó Bộ luật Dân Sự vẫn tồn tại những hạn chế nhất định chưa phù hợp với xã hội Và để làm rõ điều đó, nhóm chúng em quyết định chọn nghiên cứu chủ đề quyền sở hữu trong Bộ luật Dân Sự Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về quyền sở hữu - Tổng hợp, nghiên cứu, đưa ra các khái niệm cơ bản có liên quan về quyền sở hữu và một số ví dụ liên quan để làm rõ các khái niệm.

Chương 2 Hình thức sở hữu – Chương 3 Xác lập quyền sở hữu -

Khái quát về quyền sở hữu

Nghĩa rộng

- Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định pháp luật (Trích Giáo trình pháp luật đại cương) Chủ sở hữu có đủ ba quyền năng cơ bản như: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.

Nghĩa hẹp

- Quyền sở hữu còn là căn cứ xác định mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (Trích Giáo trình pháp luật đại cương) Điều này cho thấy dựa vào luật pháp, nếu chủ thể sử dụng quyền năng cơ bản của mình đối với tài sạn không theo đúng quy định của pháp luật

Các thành phần

- Gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác, ) có đủ ba quyền năng pháp lý

- Là những tài sản được chia thành các nhóm sau:

+ Vật có thực: động vật, thực vật, có thể đáp ứng được nhu cầu của con người.

+ Tiền + Giấy tờ giá trị ngang tiền: cổ phiếu, trái phiếu,

+ Các quyền tải sản: quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ,

Quyền sở hữu

- Theo điều 158 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho biết rằng: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ” (Trích Thư viện pháp luật) Qua đó điều 158 cũng đã cho thấy được ba quyền năng cơ bản: “chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản” của chủ sở hữu đối với tài sản của chính mình.

Quyền chiếm hữu

- Theo điều 186 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” (Trích Thư viện pháp luật) nghĩa là quyền chiếm hữu được thể hiện khi chủ sở hữu nắm giữ và chi phối trực tiếp hay gián tiếp đến tài sản của mình theo quy định của pháp luật, ví dụ: cất giữ tiền bạc, tư trang cá nhân, xe cộ,

Quyền sử dụng

- Còn đối với quyền sử dụng, cũng như điều 189 trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nói:

“ Quyền sử dụng là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.” (Trích Thư viện pháp luật)

- Điều đó cho ta thấy rằng, đối với tài sản, chủ sở hữu có thể khai thác, tận dụng những lợi ích từ tài sản nhưng theo một chuẩn mực nhất định, quy định hợp pháp của pháp luật, ví dụ: dùng tiền để mua hàng hóa, khai thác thông tin từ sách, vở, tài liệu của mình,

Quyền định đoạt

- Quyền định đoạt theo điều 192 trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rằng:

“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” (Trích Thư viện pháp luật)

- Chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người khác, hoặc quyết định tiêu hủy hay tiếp tục sử dụng tài sản.

Quyền sử dụng

- Theo Điều 289 Bộ Luật Dân Sự năm 2015, quy định về quyền sử dụng:

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

VD: chủ thể sử dụng chiếc Iphone 8 để chụp hình, nghe nhạc, livetream, gọi điện… nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt cho bản thân.

3.2 Quyền sử dụng đối với chủ sở hữu:

Chủ sở hữu tài sản được phép sử dụng tài sản của mình theo ý muốn, bao gồm hưởng lợi ích và thu nhập từ tài sản đó Tuy nhiên, quyền sở hữu không là tuyệt đối, mà phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, quyền lợi hợp pháp của người khác.

VD: Việc sử dụng máy vi tính, xe ô tô, các thiết bị kĩ thuật khác…

Trong trường hợp chủ sở hữu muốn tận dụng tối đa giá trị tài sản nhưng không thể trực tiếp khai thác do các ràng buộc pháp lý hoặc điều kiện khách quan khác, họ có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện các quyền sử dụng tài sản Việc ủy quyền này cho phép chủ sở hữu gián tiếp thu về lợi ích vật chất và tận dụng các tính năng của tài sản thông qua hoạt động của bên thứ ba ủy quyền.

3.3 Quyền sử dụng đối với người không phải chủ sở hữu:

- Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự, những người không phải chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng (gồm quyền hưởng dụng và thu lợi) (Điều 194 Bộ Luật Dân Sự 2005) và quyền định đoạt tài sản (Điều 198 Bộ Luật Dân Sự 2005)

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản (Điều 192 Bộ Luật Dân Sự Năm 2015 quy định)

- Quyền định đoạt: là quyền năng của chủ sỡ hữu để quyết định số phận của tài sản( trích sgk PLĐC)

4.2 Điều kiện thực hiện quyền định đoạt:

Theo Điều 193 của Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền định đoạt tài sản là quyền thuộc về cá nhân có năng lực hành vi dân sự thực hiện, không vi phạm các quy định của pháp luật.

- Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

5 Quy định về quyền định đoạt 5.1 Quyền định đoạt của chủ sở hữu

- Căn cứ điều 194 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sỡ hữu như sau:

- Chủ sỡ hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Ví dụ: C là chủ sở hữu chiếc điện thoại Iphone 7 vừa mới được giới thiệu bán trên thị trường B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để xem trong một ngày Khi đang xem trong điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi Do tính cách sĩ diện nên B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này Sau đó, B nói với C là đã bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền C chiếc điện thoại khác Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình đang do E dùng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết Hai bên cãi vã to tiếng Trong cơn nóng giận, E vứt chiếc điện thoại thẳng vào tường và chiếc điện thoại bị vỡ, hỏng nặng, không sử dụng được C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc Iphone 7 khác.

- Điều 11 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự Theo đó, trong tình huống nêu trên, C đã bị xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản là chiếc điện thoại của mình Do đó, C có quyền thực hieenj các phương thức bảo vệ quyền dân sự Trước hết, C có quyền tự bảo vệ quyền dân sự, yêu cầu E (người đang chiếm giữ chiếc điện thoại) trả lại điện thoại cho mình C có quyền yêu cầu B bồi thường thiệt hại cho chiếc điên thoại mà B đã mượn, không trả lại và nay đã bị hỏng.

- Trường hợp B không thực hiện trách nhiệm của mình, Có quyền khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại do đã xác lập hợp đồng mượn tài sản với mình nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản, đã có hành vi chuyển giao trái pháp luật tài sản cho chủ thể khác và làm hỏng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của C

(trích tình huống 2: tphcm.gov.vn)

Ví dụ: Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu:

- Bạn là chủ sở hữu của chiếc xe máy, do đó bạn có quyền định đoạt đối với tài sản này, cụ thể là bạn có quyền bán, cho mượn, cho thuê, tặng… đối với chiếc xe của bạn (trích LUẬT NGUYỄN HƯNG) )

5.2 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

- Tại điều 195 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu như sau: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể không phải chủ sở hữu được quyền định đoạt tài sản: Người sử dụng đất được thực hiện một số quyền mang tính chất định đoạt như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế,… Hay người đại diện quyết định dùng tài sản của người được đại diện thực hiện việc kinh doanh vì lợi ích của người được đại diện.

- Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai góc độ sau:

+ Định đoạt về số phận thực tế của vật( làm cho vật không còn trong thực tế nữa) như: tiêu dùng hết, huỷ bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật.

Ví dụ: Cha mẹ cho đất hai anh em nhưng người anh từ bỏ quyền thừa kế đất để lại cho người em hết.

+ Định đoạt về số phận pháp lí của vật là làm việc chuyển giao quyền sở hữu đối vớ vật từ tay người này sang người khác Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của vật phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế…

Các quyền định đoạt

- Trong trường hợp này anh A đã thực hiện quyền định đoạt về số phận pháp lý của vật( tài sản ) của mình là huỷ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó và chủ sở hữu mới là anh B. Ở hai hình thức định đoạt trên, chúng ta thấy rằng, trong việc định đoạt ❖ số phận thực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến vật Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một mối quan hệ pháp luật dân sự

7 Hạn chế quyền định đoạt

Theo quy định tại Điều 199 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì:

Theo quy định của pháp luật, quyền định đoạt sở hữu chỉ được hạn chế trong một số trường hợp nhất định Trong đó, khi tài sản đem bán là những di tích lịch sử hoặc văn hóa, Nhà nước có quyền mua trước.

Ví dụ: Ông S có sở hữu ngôi nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hoá Vậy khi ông S bán ngôi nhà này thì trước tiên phải dành quyền ưu tiên mua nhà cho Nhà nước.

- Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Ví dụ: Anh A và anh B chung tiền mua một ngôi nhà, khi anh A muốn bán phần quyền sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho anh B (trích lawnet.vn)

Hình thức sở hữu

Sở hữu toàn dân

- Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở hữu mà Nhà nước là người đại diện, do đó không nên quy định sở hữu toàn dân như một hình thức sở hữu độc lập

1.2 Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân:

- Về đối tượng sở hữu toàn dân, theo quy định tại Điều 197 BLDS 2015 thì bao gồm có đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

- Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân Theo đó, có 6 loại tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:

Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm các loại sau: vật chứng vụ án; phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tang vật; tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về hình sự.

+ Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

+ Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (tài sản của quỹ bị giải thể).

+ Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).

+ Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

+ Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

1.3 Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cá nhân và pháp nhân quản lý như thế nào?

- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cá nhân và pháp nhân quản lý thông qua đầu tư vào doanh nghiệp, giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

- Cụ thể được quy định tại Điều 200 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 201 Bộ luật Dân , sự 2015 và Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

 Điều 200 Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp a) Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. b) Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân Cụ thể: Nhà nước có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản được giao Đồng thời, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định pháp luật về tài sản nhà nước giao.

 Điều 202 Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp a) Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. b)Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

- Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1 Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân 2 Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”

- Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng.

- Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu riêng có đầy đủ 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu riêng Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vê Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

1.4.2 Tài sản thuộc sở hữu riêng:

Xác lập quyền sở hữu

Căn cứ xác lập quyền sở hữu

- Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

+ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

+ Thu hoa lợi, lợi tức;

+ Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

+ Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

+ Trường hợp khác do luật quy định.

-Trích Luật dân sự năm 2015-

1.2 Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng sở hữu trí tuệ:

- Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó

-Trích Luật dân sự năm 2015-

Ví dụ: Ông A có một căn nhà cho anh B thuê thì ông A có quyền sở hữu đối với tiền thuê nhà từ thời điểm anh B thuê

- Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

-Trích Luật dân sự năm 2015-

Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản trí tuệ Quyền SHTT bao gồm: - Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;- Quyền sở hữu công nghiệp;- Quyền đối với giống cây trồng.

Một số quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ như:

 Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác ra hoặc sở hữu

 Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

-Trích Luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005-

Ví dụ: Albert Einstein công bố thuyết tương đối vào năm 1905 thì quyền sở hữu thuyết này thuộc về EinStein từ năm 1905

1.3 Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng:

- Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, tráo đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

+ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

-Trích Luật dân sự năm 2015-

Quyền sở hữu tài sản được xác định theo các điều khoản hợp đồng liên quan, như hợp đồng mua bán nhà đất, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng ủy quyền Những bên có quyền sở hữu tài sản theo hợp đồng bao gồm người mua, người thuê và người được ủy quyền.

1.4 Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:

- Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó

+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại Ví dụ như trồng cây lúa ta thu được gạo là hoa lợi mà cây lúa mang lại,

+ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản Ví dụ như khoản tiền ta có được từ việc cho thuê nhà được coi là lợi tức,

-Trích Luật dân sự năm 2015-

1.5 Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập:

- Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

+ Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính

+ Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-Trích Luật dân sự năm 2015-

Ví dụ: Trong trường hợp ông A đi mua TV, thì người bán TV phải có nghĩa vụ chuyển giao cả TV (vật chính) và điều khiển TV (vật phụ) cho ông A, trừ khi có thỏa thuận khác

- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

+ Quyền khác theo quy định của luật.

 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản

-Trích Luật dân sự năm 2015-

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh minh hoạ. - tiểu luận môn học pháp luật đại cương chủ đề luật dân sựquyền sở hữu
nh ảnh minh hoạ (Trang 13)
w