Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm chỉ ra được những lợi ích và bất cập hiện nay về quyền kinh doanh xuấtnhập khẩu của các chủ thể kinh doanh theo pháp luật hiện hành, từ đó phân tích những
TỔNG QUAN VỀ QUYỀN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH
Khái quát về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
Quyền kinh doanh là quyền của một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội Chúng bao gồm các quyền khác như quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ tài sản kinh doanh, quyền cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế.
Theo Điều 28 Luật Thương Mại 2005 có quy định cụ thể về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Vậy có thể hiểu xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá
Qua những khái niệm trên, có thể hiểu rằng: Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là quyền của một tổ chức hoặc cá nhân được pháp luật cho phép mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia Nói cách khác, đây là quyền được phép đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ quốc gia (xuất khẩu) hoặc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ quốc gia (nhập khẩu)
1.1.2 Vai trò của quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phát triển kinh tế
Thứ nhất, đóng góp động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Có thể thấy, ngày nay đa phần các quốc gia đều ưu tiên xuất khẩu được nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả Việt Nam chúng ta.Xuất nhập khẩu tăng cao giúp tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giúp cân bằng cán cân thanh toán từ đó có thể tăng dự trữ ngoại hối Đồng thời, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách dùng số thu ngoại tệ để mua các nguyên liệu hay dụng cụ sản xuất nhằm phục vụ cho quá trình kinh doanh Ngoài ra, nó còn thúc đẩy tăng trưởng GDP, kinh doanh xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP của quốc gia từ đó giúp tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Thứ hai, tạo ra nhiều việc làm và cải thiện cuộc sống Có thể thấy được, ngày nay ngành xuất nhập khẩu đang ngày càng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như logistic hay hải quan Chưa kể hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan đến vận tải hay bảo hiểm Điều đó, giúp tăng tỉ lệ công việc và giảm tỉ lệ thất nghiệp, giúp người dân có cơ hội có được việc làm Hơn thế nữa, kinh doanh xuất nhập khẩu giúp đưa hàng hóa ở nơi dư thừa về nơi đang thiếu Người dân từ đó có thể đa dạng hóa hơn trong việc lựa chọn mua sắm sản phẩm và góp phần cải thiện hơn cuộc sống.
Thứ ba, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc xuất khẩu các sản phẩm nội địa Việt Nam ra thị trường quốc tế giúp thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đến rộng rãi và phổ biến hơn Từ đó, giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như nâng cao vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế Khi được đánh giá cao về chất lượng cũng như vị thế cúa sản phẩm trên thị trường quốc tế, nó cũng chính là động lực to lớn giúp các sản phẩm hàng nội địa Việt Nam có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại cũng như thương trường quốc tế một cách dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
Thứ tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế thông qua giao lưu và hợp tác Từ đó chúng ta có thể dễ dàng học hỏi được kinh nghiệm về sản xuất sản phẩm, tăng trưởng doanh thu, chuyển giao công nghệ cũng như nâng cao vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế và mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế
Thứ năm, cải thiện về nguồn cung hàng hóa và dịch vụ Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận đa dạng các nguyên liệu cũng như sản phẩm hạn chế hay không có sẵn trong nước Từ đó, tạo ra chất lượng sản phẩm tối ưu nhất cho người dùng trong nước cũng như người dùng quốc tế Việc nhập khẩu hay xuất khẩu giúp đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho người dùng trong và ngoài nước.
Thứ sáu, đảm bảo sự ổn định kinh tế Kinh doanh xuất nhập khẩu giúp giảm thiểu gánh nặng kinh tế khi chỉ phụ thuộc vào thị trường nội địa Các doanh nghiệp có thể giảm rủi ro kinh tế thông qua việc xuất khẩu sản phẩm từ đó phân tán nguồn thu nhập được cả trong lẫn ngoài nước.
Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh
1.2.1 Các chủ thể trong kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2.1.1 Các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo pháp luật Việt Nam quy định về xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng cho nhiều đối tượng, tuy nhiên kèm theo đó là những quy định cụ thể và điều kiện nhất định
Hiện nay, các chủ thể có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: thương nhân Việt Nam (bao gồm thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. 1.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu nhận được một số quyền lợi sau theo pháp luật Việt Nam hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Thứ nhất, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền tự do thực hiện các hình thức xuất nhập khẩu trong phạm vi pháp luật ViệtNam cho phép Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có thể thấy rằng các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu có quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, các chủ thể phải chú ý thêm danh mục Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu vì đây là những loại hàng hóa không được được xuất nhập khẩu hoặc phải được cấp Giấy phép Thêm nữa, đối với các chủ thể như thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài pháp luật Việt Nam cũng cần phải tuân theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Ngoài ra, các chủ thể có quyền tự quyết định đối tác giao dịch, hình thức giao dịch, và lựa chọn phương tiện, tuyến đường vận chuyển hàng hóa.
Thứ hai, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền tham gia thị trường quốc tế Các chủ thể có quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và tham gia các hiệp hội thương mại quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường.
Thứ ba, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu có quyền được bảo vệ quyền lợi hợp pháp Các chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm khi thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, ví dụ như khi bị áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, hoặc hàng hóa bị cấm nhập khẩu không đúng quy định.
Ngoài một số quyền mà các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu nhận được thì các chủ thể khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải thực hiện một số nghĩa vụ như sau:
Thứ nhất, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và các khoản phí, lệ phí khác liên quan theo quy định của pháp luật, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và phí dịch vụ hải quan.
Thứ ba, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu phải đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, và quy định về nhãn mác theo luật pháp Việt Nam và luật pháp nước nhập khẩu.
Thứ tư, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Khi có tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh, các chủ thể phải có nghĩa vụ giải quyết thông qua các biện pháp hòa giải, trọng tài, hoặc tòa án theo quy định của hợp đồng hoặc pháp luật quốc tế.
Thứ năm, các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấm hoặc hạn chế được quy định tại Phụ lục I – Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, trừ khi có giấy phép đặc biệt từ cơ quan có thẩm quyền.
1.2.2 Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu
Có 05 hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu, đó là: Xuất nhập khẩu trực tiếp; Xuất nhập khẩu ủy thác; Xuất nhập khẩu đối lưu; Xuất nhập khẩu liên doanh; Gia công quốc tế.
1.2.2.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp
Xuất nhập khẩu trực tiếp hay còn được gọi là xuất nhập khẩu tự doanh Đây là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng trực tiếp mà không thông qua trung gian, là hình thức mua bán được thực hiện trực tiếp giữa bên bán và bên mua Nói rõ hơn thì xuất nhập khẩu trực tiếp có nghĩa là bên bán xuất khẩu những loại hàng hóa và dịch vụ do chính họ sản xuất ra thị trường nước ngoài Các cuộc đàm phán, thương lượng với đối tác sẽ đều do chính doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trực tiếp bao gồm các trách nhiệm về hợp đồng, hoạt động tiếp thị, bán hàng,… để đem khách hàng về cho doanh nghiệp của mình Doanh nghiệp phải tự kiểm soát được mọi giao dịch và đại diện cho thương hiệu của mình để đem lại các nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp Ví dụ như: Doanh nghiệp bán trực tiếp rau củ, nông sản cho doanh nghiệp chế biến Để có thể xuất khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm để dễ dàng tìm kiếm khách hàng và tạo được các mối liên kết với khách hàng tại nước ngoài Sau đó tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng rồi xuất khẩu bán mặt hàng hóa đó.
Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sau khi doanh nghiệp nghiên cứu kỹ thị trường, tính toán đầy đủ các chi phí và đảm bảo tuân theo chính sách Nhà nước và luật pháp quốc tế Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp đó phải tự bỏ vốn, tự chịu mọi chi phí, chịu mọi trách nhiệm và chịu rủi ro trong kinh doanh.
1.2.2.2 Xuất nhập khẩu ủy thác
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CHỦ THỂ
Những lợi ích về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà pháp luật hiện hành mang lại cho các chủ thể kinh doanh
2.1.1 Đảm bảo quyền lợi của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu
Pháp luật Việt Nam đã khai thông những vấn đề bất cập liên quan đến quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như: xóa bỏ giấy phép kinh doanh, tháo bỏ rào cản thương mại đồng thời tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt là các biện pháp về tài chính Nhờ vào khung pháp lý rõ ràng, quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, tạo sự yên tâm cho các chủ thể kinh doanh Ngoài ra, Nhà nước đã cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả trong và ngoài nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Nhờ vào đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tính trong cả thời kỳ từ năm 1992 đến 2022 đạt trung bình 17,96 %/ năm, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hàng đầu thế giới hơn 30 năm qua (Ánh, 2024)
2.1.2 Tăng cường tính tự chủ, nâng cao năng lực cạnh tranh
Việc loại bỏ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập tham gia vào hoạt động ngoại thương một cách dễ dàng Doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn các loại hàng hóa để xuất nhập khẩu, chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh linh hoạt hơn để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ mới, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy đổi mới để cạnh tranh lành mạnh.
2.1.3 Mở rộng thị trường, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – TháiBình Dương thực hiện ba FTA thế hệ mới Trong đó, Hiệp định CPTPP hay Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu (Trang,
2023) Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn trên thế giới, tăng khả năng tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ được xuất khẩu ra nước ngoài Đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc có thể nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nhiều quốc gia khác nhau, đảm bảo ổn định sản xuất và giảm thiểu rủi ro Môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giúpViệt Nam nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế (Ánh, 2024).
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
Chương này, bài tiểu luận nghiên cứu khái quát về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh theo pháp luật hiện hành.
Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh
Chương này, bài tiểu luận chỉ ra một số lợi ích và bất cập của pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh.
Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh
Từ những bất cập nêu ra được ở Chương 2, tại Chương này bài tiểu luận sẽ nêu lên một số kiến nghị nhằm góp ý hoàn thiện pháp luật về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH
1.1 Khái quát về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
Quyền kinh doanh là quyền của một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội Chúng bao gồm các quyền khác như quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ tài sản kinh doanh, quyền cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế.
Theo Điều 28 Luật Thương Mại 2005 có quy định cụ thể về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Vậy có thể hiểu xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá
Qua những khái niệm trên, có thể hiểu rằng: Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là quyền của một tổ chức hoặc cá nhân được pháp luật cho phép mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia Nói cách khác, đây là quyền được phép đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ quốc gia (xuất khẩu) hoặc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ quốc gia (nhập khẩu)
1.1.2 Vai trò của quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phát triển kinh tế
Thứ nhất, đóng góp động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Có thể thấy, ngày nay đa phần các quốc gia đều ưu tiên xuất khẩu được nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả Việt Nam chúng ta.Xuất nhập khẩu tăng cao giúp tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giúp cân bằng cán cân thanh toán từ đó có thể tăng dự trữ ngoại hối Đồng thời, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách dùng số thu ngoại tệ để mua các nguyên liệu hay dụng cụ sản xuất nhằm phục vụ cho quá trình kinh doanh Ngoài ra, nó còn thúc đẩy tăng trưởng GDP, kinh doanh xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP của quốc gia từ đó giúp tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Thứ hai, tạo ra nhiều việc làm và cải thiện cuộc sống Có thể thấy được, ngày nay ngành xuất nhập khẩu đang ngày càng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như logistic hay hải quan Chưa kể hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan đến vận tải hay bảo hiểm Điều đó, giúp tăng tỉ lệ công việc và giảm tỉ lệ thất nghiệp, giúp người dân có cơ hội có được việc làm Hơn thế nữa, kinh doanh xuất nhập khẩu giúp đưa hàng hóa ở nơi dư thừa về nơi đang thiếu Người dân từ đó có thể đa dạng hóa hơn trong việc lựa chọn mua sắm sản phẩm và góp phần cải thiện hơn cuộc sống.
Thứ ba, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc xuất khẩu các sản phẩm nội địa Việt Nam ra thị trường quốc tế giúp thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đến rộng rãi và phổ biến hơn Từ đó, giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như nâng cao vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế Khi được đánh giá cao về chất lượng cũng như vị thế cúa sản phẩm trên thị trường quốc tế, nó cũng chính là động lực to lớn giúp các sản phẩm hàng nội địa Việt Nam có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại cũng như thương trường quốc tế một cách dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
Thứ tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế thông qua giao lưu và hợp tác Từ đó chúng ta có thể dễ dàng học hỏi được kinh nghiệm về sản xuất sản phẩm, tăng trưởng doanh thu, chuyển giao công nghệ cũng như nâng cao vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế và mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế
Thứ năm, cải thiện về nguồn cung hàng hóa và dịch vụ Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận đa dạng các nguyên liệu cũng như sản phẩm hạn chế hay không có sẵn trong nước Từ đó, tạo ra chất lượng sản phẩm tối ưu nhất cho người dùng trong nước cũng như người dùng quốc tế Việc nhập khẩu hay xuất khẩu giúp đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho người dùng trong và ngoài nước.
Thứ sáu, đảm bảo sự ổn định kinh tế Kinh doanh xuất nhập khẩu giúp giảm thiểu gánh nặng kinh tế khi chỉ phụ thuộc vào thị trường nội địa Các doanh nghiệp có thể giảm rủi ro kinh tế thông qua việc xuất khẩu sản phẩm từ đó phân tán nguồn thu nhập được cả trong lẫn ngoài nước.
1.2 Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh doanh
1.2.1 Các chủ thể trong kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2.1.1 Các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo pháp luật Việt Nam quy định về xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng cho nhiều đối tượng, tuy nhiên kèm theo đó là những quy định cụ thể và điều kiện nhất định
Hiện nay, các chủ thể có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: thương nhân Việt Nam (bao gồm thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. 1.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu