Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
- ❖ -
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM
GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Mã LHP: GELA220405_21_3_03 ( Lớp MOOC_03 ) Nhóm SVTH: Nhóm 16
Phùng Thị Mỹ Ân 21128117 Nguyễn Ngọc Trà My 21128184
Lê Nguyễn Minh Thư 21128245 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 21128264 Trần Nguyên Thảo 21128353
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022
Trang 22
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HOÀN THÀNH
ĐIỂM
SỐ
1 Phùng Thị Mỹ Ân 21128117
Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung; định dạng, hoàn chỉnh bài tiểu luận
Hoàn thành tốt
2 Nguyễn Ngọc Trà My 21128184 Làm nội dung
chương 1 Hoàn thành tốt
3 Lê Nguyễn Minh Thư 21128245
Làm nội dung chương 2 phần 2.1
và 1 ví dụ ở phần 2.2
Hoàn thành tốt
4 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 21128264 Làm phần mở đầu
+ kết luận Hoàn thành tốt
5 Trần Nguyên Thảo 21128353 Làm 2 ví dụ phần
2.2 và phần 2.3 Hoàn thành tốt
Nhận xét của giáo viên
Ký tên
Trang 33
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN 6
1.1 Khái niệm ly hôn: 6
1.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: 6
1.3 Các trường hợp và điều kiện ly hôn: 7
1.3.1 Thuận tình ly hôn: 7
1.3.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên ( đơn phương ly hôn): 7
1.4 Hệ quả của ly hôn: 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN 12
2.1 Thực trạng chung về việc áp dụng quy định pháp luật về ly hôn tại Việt Nam: 12
2.2 Một số vụ việc ly hôn trên thực tế: 14
2.3 Kiến nghị giải pháp: 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 44
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài:
Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế – chính trị – xã hội phát triển một cách mạnh mẽ Mọi mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thay đổi theo xu thế của nó1 Sự du nhập những tư tưởng, cách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau, từ đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau Những tư tưởng sai lệch hay bất đồng quan điểm trong hôn nhân xảy ra khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam hiện nay và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ly hôn
Trên thực tế, tỉ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh với nhiều những mâu thuẫn khác nhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.2
Ly hôn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hê ̣này thực sự tan rã Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội 3
Sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng luôn được đảm bảo khi ly hôn Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở để Tòa án giải quyết các việc liên quan đến hôn nhân gia đình một cách thấu tình đạt lý Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái và giữa các thành viên trong gia đình với nhau Tuy nhiên, so với các quan hệ trong lĩnh vực pháp luật khác thì quan hệ pháp luật trong hôn nhân và gia đình đặc biệt hơn hẳn Chế định
1, 2 StuDocu, Thực trạng ly hôn ở Việt Nam hiên nay, van-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/phap-luat-dai-cuong/tieu-luan-thuc-trang-ly-hon-o-viet-nam-hien-nay/17087954 , truy cập ngày 25/07/2022
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-giao-thong-3 Đoàn Thị Ngọc Hải, Căn cứ ly hôn theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Năm năm 2014,
https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8d f79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=1835&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 , truy cập ngày 25/07/2022
Trang 55
Ly hôn được coi là chế định quan trọng và thiết yếu của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam.4
Với mong muốn tìm hiểu rõ các quy định về ly hôn, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Ly hôn theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam” để phân tích làm rõ các quy định pháp luật về ly hôn Ngoài ra, thông qua việc xác định thực trạng áp dụng các quy định về ly hôn để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động giải quyết các vụ án ly hôn ở Việt Nam
2 Đối tượng nghiên cứu:
Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề ly hôn Với việc đi sâu nghiên cứu các quy định về ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ
và các quy định hiện hành về ly hôn, phân tích việc áp dụng các quy định về ly hôn trong thực tiễn giải quyết các vụ án về ly hôn để cho thấy sự thừa kế, phát triển và những bất cập của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014
3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về ly hôn, có sự kết hợp với các thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn thực tế để phân tích, đánh giá, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
Để hoàn thành đề tài tiểu luận này nhóm chúng em đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp
và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh
4 Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật về ly hôn
Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về ly hôn
4 Nguyễn Thị Thơm, Căn cứ ly hôn theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Năm năm 2014,
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/13246/1/00050007041.pdf , truy cập ngày 25/07/2022
Trang 66
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN 1.1 Khái niệm ly hôn:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật.” (Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, 2014)5
Như vậy, chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xử lý việc ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ ly hôn của vợ chồng thể hiện dưới dạng bản án hoặc quyết định Khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng mới thực sự chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực
1.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
- Các đối tượng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
+ Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
+ Cha, mẹ và những người thân khác trong những trường hợp nhất định
Trước đây, chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền đến Tòa án giải quyết việc
ly hôn Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép cha, mẹ và những người thân khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn trong một số các trường hợp một bên vợ, chồng vì bị bệnh tâm thần hoặc mắc những bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, phải đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
- Trường hợp hạn chế ly hôn :
Chỉ áp dụng đối với người chồng trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em Nghĩa là, để bảo vệ quyền lợi của người vợ và đứa trẻ, pháp luật quy định người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nếu vợ đang có thai, sinh con
5 Quốc hội, Luật hôn nhân và gia đình, 2014
Trang 77
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Vì thế, người vợ vẫn hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định ly hôn trong khi đang có thai, sinh con, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc trong bất cứ hoàn cảnh nào mà người vợ thấy rằng mâu thuẫn vợ chồng trở nên trầm trọng, tình yêu và trách nhiệm không còn, duy trì tình cảm hôn nhân sẽ không đảm bảo đến sức khỏe của mình, của thai nhi hay đứa trẻ
1.3 Các trường hợp và điều kiện ly hôn:
Theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, có hai hình thức ly hôn gồm:
1.3.1 Thuận tình ly hôn:
Nội dung:
Trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng Đây là hình thức khi mà cả hai vợ, chồng đều đưa ra được quyết định ly hôn và thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái Vì vậy, đơn ly hôn thuận tình bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ, chồng
Điều kiện để Tòa án công nhận đối với thuận tình ly hôn:
Thứ nhất, đều phải thật sự ly hôn dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên: tức là cả vợ và chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của chính mình, không có sự ép buộc hay bị lừa dối trong thuận tình ly hôn Việc bày tỏ ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ, chồng phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội
Thứ hai, cả vợ và chồng phải có sự thỏa thuận trong việc chia tài sản, việc nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, dạy dỗ con cái trên cơ sở bảo vệ lợi ích hợp pháp của người vợ và đứa con Tuy nhiên, nếu như vợ, chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn
Nơi nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của một bên vợ hoặc chồng (theo thỏa thuận của hai bên)
1.3.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên ( đơn phương ly hôn):
Nội dung:
Trang 88
Trong trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân
Điều kiện để Tòa án công nhận đối với thuận tình ly hôn:
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối với ly hôn đơn phương sẽ có 03 trường hợp mà Tòa án cần xem xét để giải quyết ly hôn dựa trên các căn cứ khác nhau:
Trường hợp thứ nhất: Đây là hình thức đối với một bên, có thể là vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống không còn khả năng duy trì được, cảm thấy quan hệ hôn nhân rơi vào tình trạng một cách trầm trọng, không thể cứu vãn do bạo lực gia đình hoặc do người còn lại vi phạm vào nghĩa vụ của mình khiến cho đời sống chung không thể kéo dài và không được đạt được mục đích của hôn nhân
Trường hợp thứ hai: Tòa án sẽ giải quyết ly hôn khi người vợ hoặc chồng của người bị Tòa
án tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn Điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích khi người đó biệt tích 02 năm liền trở đi, tuy đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có được tin tức để xác thực rằng người
đó còn sống hay đã chết Vì việc vợ, chồng bị mất tích làm ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quan
hệ hôn nhân, gia đình và cuộc sống của các thành viên nên cần phải được giải quyết cho người
ở lại thoát khỏi hoàn cảnh này
Trường hợp thứ ba: Khi cha, mẹ hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho một trong hai vợ chồng cần có căn cứ xác định một trong hai vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người còn lại Nếu có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1.4 Hệ quả của ly hôn:
Khi kết hôn theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn theo Khoản
5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cả hai đã bắt đầu chấp nhận trách nhiệm và nghĩa
vụ trong quan hệ giữa vợ và chồng, bao gồm 02 quan hệ chính: quan hệ nhân thân và quan hệ tài
Trang 99
sản Vì vậy, khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án ly hôn thì vợ, chồng phải nhận hậu quả pháp lý của ly hôn theo từng quan hệ như sau:
❖ Đối với quan hệ nhân thân:
Đầu tiên, quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn trước pháp luật Hai bên sẽ không còn
là vợ hay chồng của nhau, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng, cũng như quyền đại diện cho nhau giữa cả hai theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình
Nuôi con sau ly hôn là điều cần thỏa thuận và làm rõ giữa vợ, chồng với nhau Nếu cuối cùng không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định giao đứa trẻ cho một trong các bên để trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào lợi ích của đứa trẻ trong mọi mặt, quy định rõ như sau: nếu con từ
đủ 07 tuổi trở lên thì phải tính đến nguyện vọng của con Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chỉ trừ khi người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc và giáo dục con hoặc khi cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con cái
Người còn lại không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con, vẫn có quyền thăm con một cách tự do, nhưng không lợi dụng việc đó để gây trở ngại hoặc làm ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom, giáo dục con cái của người trực tiếp nuôi con
❖ Đối với quan hệ tài sản:
Nếu vợ, chồng đã thỏa thuận được chế độ tài sản khi ly hôn thì việc giải quyết phân chia tài sản theo thỏa thuận đó Còn trong trường hợp cả hai không thể đưa ra thỏa thuận hoặc thỏa thuận không hợp lệ, không đầy đủ, rõ ràng thì việc Tòa án giải quyết theo quy định tương ứng tại các Khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các Điều 60,61,62, 63 và 64 của Luật này Dựa vào những quy định trên, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì cùng với Viện kiểm sát nhân dân và Bộ Tư pháp hướng dẫn, giải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Đầu tiên, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng phải có tính đến các yếu tố sau: Hoàn cảnh của gia đình, của vợ, chồng Tức là xem xét tình trạng về năng lực pháp luật, hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động, mức thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình Bên nào gặp khó khăn hơn thì được chia tài sản nhiều hơn so với
Trang 10Lỗi của mỗi bên trong hành vi vi phạm đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng Khi người vợ hoặc chồng vi phạm đến quyền, nghĩa vụ về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản để dẫn đến hệ quả của việc ly hôn thì bên vi phạm sẽ hưởng phần tài sản ít hơn bên còn lại, tùy thuộc vào mức
độ lỗi cũng như xem xét thực tế sẽ được áp dụng quy định pháp luật phù hợp với mức đó
- Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng phải được phân chia bằng hiện vật Trong trường hợp không thể chia bằng hiện vật thì phải chia bằng giá trị Tuy nhiên, bên vợ hoặc chồng nếu nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị cao hơn phần của mình thực sự được hưởng thì phải thanh toán cho bên còn lại khoản bị chênh lệch để bảo đảm quyền lợi và sự công bằng cho cả hai bên
- Thứ ba, đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, chỉ trừ khi tài sản riêng đó đã được sáp nhập vào phần tài sản chung theo quy định của Luật này Trong trường hợp tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung mà người vợ, chồng có yêu cầu
về phân chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản mà người vợ, chồng đóng góp vào