1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm Luật Hôn nhân và gia đình đề tài Phân tích và đánh giá chế độ tài sản theo luật định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Trường Đại học Luật Hà Nội

24 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

bài tập nhóm môn luật hôn nhân và gia đình, trường đại học luật hà nội, bài tập nhóm hlu, bài tập nhóm hlu 2022, Phân tích và đánh giá chế độ tài sản theo luật định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đề bài: 03Phân tích và đánh giá chế độ tài sản theo luật định trong Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014

1

Hà Nội, 2022LỚP

NHÓM

Trang 2

MỤC LỤCMỞ ĐẦU 1

I.Khái quát chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định 11.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 12.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định 2

II.Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 41.Tài sản chung của vợ chồng 42.Tài sản riêng của vợ chồng 9III Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng 12

1 Thực tiễn kết quả áp dụng các quy định chung về tài sản của vợ chồng theo Luật định 122 Một số bất cập còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 13

KẾT LUẬN 15TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình- BLDS: Bộ Luật Dân sự

- XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa- TAND: Tòa án nhân dân

3

Trang 4

MỞ ĐẦU

Kết hôn là một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội Sựkiện kết hôn đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật giữa vợ vàchồng, cụ thể là các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và các nghĩa vụvà quyền về tài sản Phát sinh từ thực tế của cuộc sống chung, vợ vàchồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhucầu tồn tại và phát triển của gia đình Những quan hệ này được phápluật hôn nhân và gia đình của mỗi nước điều chỉnh, phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội, truyền thống, tập quán… của quốc gia đó, gọi làchế độ tài sản của vợ chồng Tổng hợp các qui định của pháp luật vềcăn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tàisản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng làchế độ tài sản của vợ chồng Giữa các nước khác nhau thường cónhững qui định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơbản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoảthuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theocác qui định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định)

Để hiểu sâu hơn về vấn đề này chế độ tài sản theo luật định, nhóm em xin chọn

đề tài “Phân tích và đánh giá chế độ tài sản theo luật định trong luật hôn nhân và gia

đình năm 2014” cho bài tập nhóm của mình.

Trang 5

riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồngtheo luật định.1

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có hai chế độ tài sảncủa vợ chồng: Chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theoquy định của pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là đạoluật đầu tiên của Nhà nước ta quy định vợ chồng có quyền lựa chọnáp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏathuận Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đánh dấu bước chuyểnquan trọng trong quan điểm lập pháp của Nhà nước ta về chế độ tàisản của vợ chồng

2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định2.1 Khái niệm

Chế độ tài sản vợ chồng theo luật định là chế độ tài sản vợchồng do pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ xác định các loại tàisản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩavụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó trong mối quan hệ giữahai vợ, chồng và trong quan hệ với người thứ ba; các trường hợp vànguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng; phương thứcthanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợchồng.2

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trongtrường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theothỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuậnnày bị Tòa án tuyên bố vô hiệu (căn cứ tại Điều 50 của Luật Hônnhân và gia đình và Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và thihành) Như vậy, pháp luật đã dự liệu các quy định cụ thể để áp dụngcho những cặp vợ, chồng không thỏa thuận trước hoặc thỏa thuận bịvô hiệu, nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng

1 Nguyễn Văn Cừ, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Nxb Tư pháp,2008.

2 Trương Thị Lan, “ Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016.

Trang 6

2.2 Đặc điểm riêng biệt với chế độ tài sản theo thỏa thuận

Xuất phát từ tính chất được pháp luật dự liệu từ trước chế độ tàisản vợ chồng theo luật định có những đặc điểm riêng biệt so với chếđộ tài sản theo thỏa thuận như sau:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý: chế độ tài sản theo luật định được quy

định trong pháp luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và một sốvăn bản pháp luật có liên quan (Nghị định 126/2014/NĐ-CP)

Thứ hai, về hình thức sở hữu đối với tài sản chung: Trong chế độ

tài sản của vợ chồng luật định chỉ có duy nhất một hình thức là sởhữu chung hợp nhất

Điều này xuất phát từ mục đích của quan hệ hôn nhân là vợ,chồng yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc, nuôi dạy con cái,vợ, chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời sốngchung của gia đình Theo đó, toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thunhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳhôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khi kết hôn (trừtrường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riênghoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sảnchung của vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của cácbên

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ

bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản chung; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệtgiữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập Đối với tài sảnriêng (nếu có), vợ, chồng có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyềnsử dụng, quyền định đoạt đối với sản riêng đó; nhập hoặc khôngnhập tài sản riêng vào tài sản chung Tuy nhiên, quyền sở hữu đốivới tài sản riêng bị hạn chế trong một số trường hợp, ví dụ như:

“Trong trường hợp vợ chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tàisản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt

Trang 7

tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”3; “Trong trường hợp vợchồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đápứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đónggóp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”4

2.3 Ý nghĩa

Pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng của Nhà nước XHCNViệt Nam đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt làtrong mối quan hệ vợ chồng, vợ, chồng bình đẳng trong quan hệnhân thân và quan hệ tài sản.5

Chế độ tài sản vợ chồng luật định có ý nghĩa quan trọng trong việcđiều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra nhữngnguyên tắc, cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tàisản, đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật và đạo đức xã hội

Chế độ tài sản vợ chồng luật định quy định cụ thể căn cứ xác lập,nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng.Khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sảnpháp định hay ước định thì các quy định về tài sản chung, tài sảnriêng của vợ chồng luôn được xác định cụ thể

Chế độ tài sản vợ chồng luật định có ý nghĩa xác định quyền, nghĩavụ của vợ, chồng với nhau và với người thứ ba Trên cơ sở xác địnhtài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồngluật định xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tàisản đó

Chế độ tài sản vợ chồng luật định là cơ sở pháp lý để giải quyếttranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với ngườithứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc người thứ ba

3 Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

4 Khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

5 Nguyễn Văn Cừ (2005), “ Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận án tiếnsĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 8

Ngoài ra, chế độ tài sản vợ chồng luật định còn là những quy địnhtính định hướng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏa thuận chế độ tàisản phù hợp quy định của pháp luật, đảm bảo thỏa thuận chế độ tàisản vợ chồng không bị vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật.

II.Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định trong luật hôn nhân và

gia đình Việt Nam năm 2014

Chế độ tài sản theo luật định của vợ chồng là một trong hai quyđịnh về chế độ tài sản được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và giađình năm 2014 Các cặp vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độnày hoặc thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận Việc xác lập chếđộ tài sản nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ, nhằm đảm bảođược sự tự do về quyền lợi, về ý chí của các bên Trên cơ sở kế thừavà phát triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luậtđịnh (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và giađình năm 2000), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn ghi nhậnchế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, được quy định từ Điều 33đến Điều 46; từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2014

1.Tài sản chung của vợ chồng

1.1 Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng:

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sảnchung của vợ chồng như sau:

“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, …được coi là tài sản chung.”

Như vậy “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng là căn cứ được xác lậptài sản chung của vợ chồng Đồng nghĩa với việc cứ trong thời kỳ hônnhân mà vợ hoặc chồng tạo ra được tài sản các thu nhập hợp phápthì đều được coi là thuộc tài sản chung của vợ chồng

Về nguồn gốc các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợchồng bao gồm: Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao

Trang 9

động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân; hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong thời kỳhôn nhân; những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữutheo quy định của bộ luật dân sự; những tài sản mà vợ chồng muasắm được bằng các khoản thu nhập nói trên; tài sản mà vợ chồngđược thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sảnkhác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; tài sản mà vợ chồngcó được từ trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ chồng đượcthừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưngvợ chồng đã thoả thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo phápluật quy định là tài sản chung

1.2 Về đặc điểm về tài sản chung của vợ chồng:

Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy địnhnhư sau:

“2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được

dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chungcủa vợ chồng.”

Đồng thời, với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư, BLDS2015 đã dự liệu nội dung liên quan đến sở hữu chung và sở hữuchung hợp nhất về tài sản chung về tài sản vợ chồng (căn cứ Điều210 quy định về sở hữu chung hợp nhất và Điều 213 quy định về sởhữu chung của vợ chồng BLDS 2015)

Ngoài ra, Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợpnhất có thể phân chia cụ thể:

- Tài sản chung của vợ chồng không cần phải cả hai vợ chồngcùng trực tiếp tạo ra tài sản mà chỉ do một bên vợ chồng tạo rahoặc có được trong thời kỳ hôn nhân

Ví dụ: Căn nhà là tài sản chung thì vợ chồng với tư cách là chủ sở

hữu, vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

Trang 10

- Khi hôn nhân đang tồn tại trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ khôngthể xác định được cụ thể đâu là tài sản của vợ đâu là tài sảncủa chồng

- Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản chung vợ chồng đều cóquyền nghĩa vụ bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối vớitài sản chung

- Tài sản chung của vợ chồng là do luật định được áp dụng trongthời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể thỏa thuận để thay đổilại chế độ tài sản này

1.3 Quyền và nghĩa vụ của chồng đối với tài sản chung:

Luật Hôn nhân và gia đình thực hiện theo nguyên tắc vợ chồng làchủ sở hữu đối với tài sản chung, luôn có quyền và nghĩa vụ bìnhđẳng, ngang nhau đối với tài sản chung

Trước hết, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợpnhất, được sử dụng để bảo đảm cho nhu cầu đời sống chung của giađình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng (Khoản 2 Điều 33 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014)

Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, vợ, chồngphải tuân thủ các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồngđược quy định từ Điều 29 đến Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2014

Khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung (chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản chung), vợ chồng cùng chịu sự chi phối bởicác nguyên tắc:

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏathuận

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản củavợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

Trang 11

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kýquyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của giađình

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tàisản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiệngiao dịch liên quan đến tài sản chung đó Thỏa thuận này phải lậpthành văn bản

Như vậy, thực hiện nội dung quyền sở hữu đối với tài sản chung,vợ, chồng luôn bình đẳng khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnchung

1.4 Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng cócác nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xáclập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợchồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiếtyếu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnchung;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triểnkhối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của giađình;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộluật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan

1.5 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

Trang 12

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, có ba trườnghợp chia tài sản chung của vợ chồng Bên cạnh đó, Luật đã quy địnhcụ thể các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo từngtrường hợp Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏathuận thì việc chia tài sản chung của vợ chồng tuân theo văn bảnthỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng Trường hợp vợ chồngkhông có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản thì tuân theo chế độtài sản do luật định.

a) Trường hợp 1: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân

Theo Điều 38 Luật HN&GĐ quy định về chia tài sản chung trongthời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòaán chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, theo quy định tại Điều 39 Luật HN&GĐ năm

2014 thì: Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ

chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong vănbản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thờiđiểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân (Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014): Trong trường hợp chiatài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung làtài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuậnkhác Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợchồng Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 khônglàm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữavợ, chồng với người thứ ba

Về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, quy định tại Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2014:Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản

Ngày đăng: 20/08/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w