1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm HLU môn Tố tụng dân sự Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong Tố tụng dân sự

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài tập nhóm - Môn: Tố tụng dân sự - Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong Tố tụng dân sự, 9 điểm, Trường Đại học Luật Hà Nội, HLU, Đương sự trong TTDS là một trong những chủ thể không thể thiếu trong quá trình TA giải quyết VVDS, Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự về quyền, nghĩa vụ của đương sự, CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓMNhóm: 00 - Lớp: N00 - Ngành: Luật - Khóa: 45.

Tổng số thành viên của nhóm: 10 + Có mặt: 10/10

+ Vắng mặt: 0/10Tên bài tập: Đề bài 10 Môn học: Luật Tố tụng Dân sự.

Mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên

Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm

Kết quả điểm thuyết trình: Nhóm trưởngĐiểm kết luận cuối cùng:

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 1

Trang 3

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƯƠNG SỰ VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA

ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1

1.1 Một số vấn đề lý luận về đương sự trong TTDS 1

1.2 Một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS 2

II CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦAĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3

2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS 4

2.2 Các quyền, nghĩa vụ của đương sự trong hoạt động cung cấp chứng cứ, chứng minh 8

2.3 Các quyền và nghĩa vụ khác của đương sự 10

III THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁPLUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ 11

3.1 Thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự về quyền, nghĩa vụ của đương sự 11

3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự về quyền, nghĩa vụcủa đương sự 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDSTố tụng dân sự TTDSVụ việc dân sự VVDS

Trang 5

MỞ ĐẦU

Đương sự trong TTDS là một trong những chủ thể không thể thiếu trong quátrình TA giải quyết VVDS Đương sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong TTDS, bởivì lợi ích của họ là nguyên nhân và mục đích của quá trình tố tụng Thực tiễn giảiquyết các tranh chấp cho thấy các đương sự khá khó khăn và lúng túng trong việctham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, đồng thờikhông ít các TA đã mắc sai lầm trong việc xác định sai thành phần và tư cách củađương sự, xâm phạm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự… từđó dẫn đến quyền và nghĩa vụ của đương sự không được xác định chính xác hoặckhông được bảo đảm, nhiều bản án, quyết định của TA đã bị huỷ vì những sai lầm đó

Xuất phát từ thực trạng trên, việc tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của đương sự trongTTDS là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng giúp chúng ta có cáinhìn tổng quan hơn về đương sự trong TTDS, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn quan

trọng trong quá trình giải quyết VVDS Chính vì vậy, nhóm 03 quyết định lựa chọn đề

bài số 10: Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS làm đề tài bài tập nhóm.

NỘ3I DUNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƯƠNG SỰ VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤCỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về đương sự trong TTDS

1.1.1 Khái niệm đương sự

Đương sự trong VVDS là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vựcmình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến VVDS.1

1.1.2 Đặc điểm của đương sự

So với những người tham gia tố tụng khác, đương sự có những đặc điểm sau đây:- Đương sự là chủ thể của QHPL nội dung có quyền, lợi ích tranh chấp, bị xâmphạm hoặc cần được xác định trong VVDS

- Đương sự là chủ thể được TA chấp nhận tham gia vào quá trình giải quyếtVVDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong tố tụng, có thể tham gia tố tụngđộc lập hoặc thông qua người đại diện trong TTDS

- Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt, việc thực hiện các quyền và nghĩavụ là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết các VVDS.2

1.1.3 Vai trò của đương sự

Vai trò của đương sự trong TTDS được thể hiện ở những khía cạnh sau:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.107.

2 Hoàng Thị Tuyết (2015), “Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành”, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.10.

1

Trang 6

- Trong mối quan hệ với TA, đương sự có vai trò quyết định trong việc tạo cơ sởcho quá trình TA giải quyết VVDS và giới hạn các vấn đề mà TA phải giải quyết.

- Vai trò của đương sự trong TTDS còn thể hiện ở việc đương sự có quyền quyếtđịnh làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động TTDS

- Khi đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để làm phát sinhquyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác như TA, VKS và những người tham giatố tụng khác.3

1.1.4 Tư cách của đương sự

Theo quy định tại Điều 68 BLTTDS 2015, tư cách đương sự trong VVDS gồm:

a Nguyên đơn trong VADS

Là người tham gia tố tụng khởi kiện VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc đượcngười khác khởi kiện VADS yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ

b Bị đơn trong VADS

Là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị ngườikhác khởi kiện theo quy định của pháp luật

c Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VADS

Là người tham gia tố tụng vào VADS đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn đểbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

d Người yêu cầu trong VDS

Là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải quyết VDS

e Người có liên quan trong VDS

Là người tham gia tố tụng vào VDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhhoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ

1.2 Một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS

1.2.1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ của đương sự

Quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự bao gồm một hệ thống các quyền, nghĩavụ được quy định trong BLTTDS Mỗi đương sự tham gia TTDS được pháp luật quyđịnh có các quyền, nghĩa vụ TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.4

1.2.2 Các đặc điểm của quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự

a Khả năng của đương sự được thực hiện hoặc phải thực hiện các quyền, nghĩavụ nhất định mà pháp luật tố tụng cho phép hoặc quy định

3 Nguyễn Triều Dương (2011), “Đương sự trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án

tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.4.

4 Cao Kim Oanh (2011), “Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Bộ luật TTDS 2004”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.3.

2

Trang 7

Các quy phạm pháp luật đã tạo ra khả năng cho phép các chủ thể tham gia QHPLTTDS được hưởng những quyền năng nhất định hoặc được tùy chọn cách ứng xử củamình trong mối quan hệ TTDS đó như “tự mình làm” hay có thể “nhờ người khác làmcông việc đó” Bên cạnh đó là hệ thống quy phạm bắt buộc các chủ thể trong quan hệphải thực hiện một cách ứng xử nhất định hoặc cấm không được thực hiện những cáchứng xử nhất định.

b Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong TTDS không mang tính tương xứng và đối lập

Trong QHPL TTDS, quyền của một bên đương sự không phải là nghĩa vụ trựctiếp của đương sự khác Quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự là tương đồng vàbình đẳng Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS được xét trong mối tươngquan với cơ quan, người tiến hành tố tụng, với quá trình tố tụng nói chung chứ khôngphải trong mối tương quan giữa các bên

c Trong quan hệ TTDS phổ biến quy định quyền đồng thời là nghĩa vụ của đương sự

Trong QHPL TTDS, các bên đương sự vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ tươngứng Không có bên nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ, và không có bên nào chỉcó nghĩa vụ mà không có quyền Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt quyền của đươngsự cũng chính là nghĩa vụ của đương sự như: quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ vàchứng minh của đương sự

d Khả năng yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đương sự còn được trao một sốquyền nhất định nhằm hỗ trợ đương sự thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của mình, đó là yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thay chođương sự hoặc tạo điều kiện cho đương sự thực hiện một số quyền nhất định như: yêucầu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mìnhđể giao nộp cho TA…

1.2.3 Ý nghĩa của việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng

Việc thực hiện được mỗi quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự có ý nghĩa nhấtđịnh đối với quá trình giải quyết VVDS và thi hành án dân sự Mục đích của việc thựchiện quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự là để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự Việc ghi nhận cũng như thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của đươngsự trong quá trình tố tụng sẽ giúp xác định những mối quan hệ cơ bản trong quá trìnhtố tụng, địa vị pháp lý của từng đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết VVDS đượctiến hành đúng theo trình tự và giải quyết đúng đắn vụ việc

II CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦAĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

3

Trang 8

Quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể từ Điều 70 đến Điều 73BLTTDS 2015: Điều 70 quy định 26 quyền và nghĩa vụ chung của đương sự; Điều 71quy định 02 quyền riêng của nguyên đơn; Điều 72 quy định 05 quyền riêng của bị đơnvà Điều 73 quy định 03 quyền riêng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trongđó chỉ rõ các đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng Cácquyền và nghĩa vụ của đương sự được thể hiện cụ thể như sau:

2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS

2.1.1 Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự

Quyền tự định đoạt là một trong những quyền TTDS cơ bản của đương sự Cácnhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quyền này

PGS.TS Phạm Hữu Nghị cho rằng: “Quyền tự định đoạt của đương sự trong

TTDS là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dânsự”5 Theo TS Nguyễn Công Bình thì: “Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền

của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháppháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó”6 Theo TS Nguyễn Bích Thảo thì quyền

này có thể hiểu theo 02 nghĩa: Theo nghĩa hẹp “đó là quyền tự quyết định về quyền,

lợi ích dân sự của đương sự với tư cách là chủ thể của QHPL nội dung”; còn theo

nghĩa rộng thì “quyền tự định đoạt không chỉ là quyền tự quyết định về quyền, lợi ích

dân sự mà còn là quyền định đoạt về các biện pháp, phương tiện tố tụng mà pháp luậtquy định cho đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình”7

Như vậy, hiểu một cách khái quát thì quyền tự định đoạt là một quyền tố tụng

được quy định trong pháp luật TTDS, theo đó đương sự có quyền tự quyết định về việctham gia TTDS, tự quyết định và sử dụng những biện pháp cần thiết mà pháp luật traocho nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp tại TA theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Nội dung quyền tự định đoạt của đương sự2.1.2.1 Quyền đưa ra TA giải quyết trong TTDS

a Quyền khởi kiện VADS

5 Phạm Hữu Nghị (2000), “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 12/2000, tr.38.

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), tlđd, tr.47.

7 Nguyễn Bích Thảo (2014), “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.9.

4

Trang 9

Quyền khởi kiện VADS là quyền của đương sự trong việc yêu cầu TA giải quyếttranh chấp dân sự Quyền khởi kiện vụ án của đương sự được quy định tại Điều 186

BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người

đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại TA có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình.” Và theo khoản 1 Điều 4 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổchức, cá nhân… có quyền khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS tại TA có thẩmquyền để yêu cầu TA bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệlợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 9 BLTTDS 2015 thì đương sựcó quyền tự định đoạt việc khởi kiện VADS khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâmphạm Nếu có đủ năng lực hành vi TTDS thì đương sự có thể tự mình hoặc ủy quyềncho người khác khởi kiện VADS Trong trường hợp đương sự không đủ năng lực hànhvi TTDS thì người đại diện theo pháp luật của đương sự sẽ quyết định việc khởi kiệnVADS thay cho đương sự Để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong khởikiện VADS, TA không được từ chối giải quyết VADS, kể cả trong trường hợp chưa cóđiều luật để áp dụng TA cũng chỉ thụ lý giải quyết khi có đơn khởi kiện VADS củađương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện VADS đó

Ngoài ra, đương sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua việc nộp đơn khởi kiệnVADS trực tiếp tại TA, gửi qua bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tửqua Cổng thông tin điện tử của TA Quy định nộp đơn khởi kiện bằng hình thức điệntử là một quy định mới trong BLTTDS 2015 góp phần tạo thuận lợi cho người khởikiện và nhằm tiến tới hiện đại hóa hoạt động của TA

b Quyền yêu cầu TA giải quyết VDSQuyền yêu cầu TA giải quyết VDS là quyền của đương sự trong việc yêu cầu TAcông nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt, quyền, nghĩa vụ dân sự của đương sự hay quyền yêu cầu TA công nhậnquyền hoặc xác nhận nghĩa vụ dân sự hiện hữu của mình Quyền yêu cầu giải quyết

VDS là quyền đặc biệt quan trọng của đương sự trong TTDS, được quy định tại Điều361 và Điều 362 BLTTDS 2015 Việc thực hiện quyền này có ý nghĩa rất quan trọngđối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và do đương sự tự định đoạt.Điều 4 BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền yêu cầu giải quyết VDS, TAkhông được từ chối giải quyết VDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng Khoản 1Điều 5 BLTTDS 2015 quy định TA chỉ thụ lý giải quyết VDS khi có đơn yêu cầu củađương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu đó Pháp luật tố TTDS hiệnhành đã quy định tương đối đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự trong việc yêucầu TA giải quyết VDS và các biện pháp đảm bảo cho đương sự thực hiện được quyềnnày trên thực tế, quy định tại các khoản: Khoản 1 Điều 363, khoản 1 Điều 365 vàkhoản 1 Điều 366 BLTTDS 2015

5

Trang 10

2.1.2.2 Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của BLTTDS

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu hoặc rút yêu cầu của đương sự là một trongnhững nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS đượcquy định tại Điều 5 BLTTDS 2015 Theo đó, sau khi TA đã thụ lý VVDS, các đươngsự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng tăng thêm hoặc giảm bớt yêu cầuhoặc đương sự có thể rút yêu cầu của mình Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu hoặc rútyêu cầu của đương sự là tự nguyện, không có mục đích trái pháp luật hoặc đạo đức xãhội, không vượt ra ngoài phạm vi các yêu cầu mà TA có thể giải quyết trong cùng mộtVVDS thì Tòa án phải chấp nhận Tuy nhiên cần lưu ý, việc thay đổi, bổ sung yêu cầucủa đương sự bị giới hạn bởi phạm vi các vấn đề mà TA có thể giải quyết trong một vụán Bên cạnh đó, để bảo đảm vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, vừathuận lợi cho TA trong việc giải quyết VVDS, Điều 244 BLTTDS 2015 quy định việcthay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà sơ thẩm không được vượt quáphạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu

2.1.2.3 Quyền đưa ra yêu cầu phản tố

Nguyên đơn có quyền quyết định khởi kiện và nội dung khởi kiện thì bị đơn cũngcó quyền quyết định đưa ra yêu cầu phản tố, chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu củanguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Khoản 4 và

khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015 quy định bị đơn có quyền: “Đưa ra yêu cầu phản tố

đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đốitrừ với nghĩa vụ của nguyên đơn”; “Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.”

Khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định: “Cùng với việc phải nộp cho TA văn bản

ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tốđối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.” Khi

bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liênquan đưa ra yêu cầu độc lập thì TA sẽ phải xem xét giải quyết cùng với yêu cầu khởikiện của nguyên đơn

2.1.2.4 Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

6

Ngày đăng: 20/08/2024, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w