1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học pháp luật đại cương“ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phạm Hoài Bảo, Nguyễn Huỳnh Thế Hưng, Nguyễn Văn Hậu, Phan Nguyễn Anh Khoa, Đoàn Ngọc Hà
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Hiểu rõ về quy định và quy trình ly hôn sẽ giúp đảm bảo rằng quyết định này được đưa ra một cách công bằng và nhân đạo, và có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tâm lý.Vì những l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

- -

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

“LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM”

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Mã lớp học: 223GELA220405_06CLC

Nhóm SVTH: Nguyễn Phạm Hoài Bảo 22128004

Nguyễn Huỳnh Thế Hưng 22142124

Phan Nguyễn Anh Khoa 22128038

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

- -

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Mã lớp học: 223GELA220405_06CLC

Nhóm SVTH: Nguyễn Phạm Hoài Bảo 22128004

Nguyễn Huỳnh Thế Hưng 22142124

Phan Nguyễn Anh Khoa 22128038

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, 2023

Trang 3

PHỤ LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1

Nguyễn Phạm Hoài

Bảo (nhóm trưởng)

22128004

- Hoàn thành bố cục tiểu luận

- Hoàn thành nội dung phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục

- Hoàn thành file word

- Hoàn thành nội dung phần 1.3 (Chương 1)

- Hoàn thành nội dung phần 1.2 (Chương 1)

Nhận xét của giáo viên

………

Trang 4

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 3

4 Kết cấu tiểu luận 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Trang 5

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN 4

1.1 Khái niệm ly hôn 4

1.2 Các trường hợp ly hôn và hạn chế ly hôn ở nước ta 4

1.3 Thủ tục ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 6

1.4 Các hệ quả và ảnh hưởng của việc ly hôn 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LY HÔN Ở NƯỚC TA 12

2.1 Thực trạng về ly hôn ở nước ta hiện nay 12

2.2 Nguyên nhân và giải pháp về hạn chế tình trạng ly hôn ở nước ta 15

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TAND: Tòa án nhân dân

TP: thành phố

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TA: tòa án

Trang 7

ta những câu nói đầu đời, và nó dạy cho ta biết thế nào là yêu thương, che chở và baodung và chỉ có nơi này mới có thể có đủ lòng bao dung khi ta phạm phải những sai lầm vàđây cũng là nơi duy nhất để ta trở về sau những vấp ngã Đó là cái nôi hình thành nhâncách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn

ty, gia phong Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống,mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại

Tuy nhiên, khi hôn nhân không còn thể duy trì được thì họ chọn phương án cuốicùng là ly hôn Đây cũng là vấn đề vô cùng phức tạp và nhức nhói Trên thực tế, tỉ lệ lyhôn ở nước ta đang ngày một tăng

Trước vấn đề đáng lo ngại này, với mong muốn mọi người chúng ta cùng nhauhiểu rõ về quy định của pháp luật về ly hôn và thực trạng về ly hôn ở nước ta nên nhómchúng em đã cùng nhau xây dựng đề tài: “Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình ViệtNam”

Trang 8

* Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài "Ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam" là một chủ đề có tính cấpthiết cao trong thực tế cuộc sống và pháp luật Việt Nam Dưới đây là một số lý do chotính cấp thiết của đề tài này:

- Tăng số lượng vụ ly hôn: Trong những năm gần đây, số lượng vụ ly hôn tăng lênđáng kể Hiểu rõ về quy trình và quy định của luật hôn nhân và gia đình sẽ đảm bảoquyền lợi và định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình ly hôn

- Bảo vệ quyền lợi của các bên: Hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trongquá trình ly hôn là rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi người được đối xử công bằng và

có quyền lợi được bảo vệ

- Quyền và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái: Một yếu tố quan trọng khixem xét vụ ly hôn là quyền và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái Hiểu rõ về quyđịnh liên quan đến quyền nuôi dưỡng, quyền chăm sóc và trách nhiệm tài chính đối vớicon cái sẽ giúp đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em trong trường hợp cha mẹ ly hôn

- Quy trình giải quyết tranh chấp: Trong quá trình ly hôn, có thể phát sinh cáctranh chấp về tài sản, quyền lợi con cái, quyền lợi tài chính và các vấn đề khác Hiểu rõquy trình giải quyết tranh chấp trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là cần thiết đểđảm bảo việc xử lý công bằng và hiệu quả các tranh chấp này

- Tính nhân đạo và xã hội: Đề tài này liên quan trực tiếp đến cuộc sống gia đình vàtình cảm con người Hiểu rõ về quy định và quy trình ly hôn sẽ giúp đảm bảo rằng quyếtđịnh này được đưa ra một cách công bằng và nhân đạo, và có thể giảm thiểu những tácđộng tiêu cực đến tâm lý

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu và hiểu về luật hôn nhân và gia đình ViệtNam là rất cần thiết và có tính cấp thiết cao trong thực tế xã hội hiện nay

2

Trang 9

2 Đối tượng nghiên cứu

Các quy định trong luật hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật ở Việt Nam cóliên quan đến vấn đề ly hôn

Thực trạng ly hôn hiện nay ở Việt Nam, tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải phápkhắc phục

3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu

Giúp cho mọi người nói chung và các bạn sinh viên hiện nay nói riêng có cái nhìnkhách quan về hôn nhân và gia đình, cho sinh viên cái nhìn sơ lược về Luật Hôn Nhân VàGia Đình ở nước ta Bởi mục đích của hôn nhân là việc xây dựng một gia đình hành phúc,

ấm no, bình đẳng và tiến bộ Và hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu và sự tôn trọng lẫnnhau Nếu mọi người không có những quyết định đúng đắng không những chỉ ảnh hưởngđến bản thân mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đặc biệt là trẻ em Bài tiểuluận này giúp mọi người hiểu rõ được các vấn đề của việc ly hôn trong hôn nhân và giađình

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các tài liệu dựa trên cơ sở Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.Vận dụng, kết hợp chặt chẽ các phương pháp như: phương pháp logic, phương phápthống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích,…

4 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm 2 chương:

Chương 1: Quy định của pháp luật về ly hôn

Chương 2: Thực trạng về ly hôn ở nước ta

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN

1.1 Khái niệm ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật của Tòa án.1

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hônnhân của vợ chồng Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản ánhoặc quyết định

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất

cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dướihình thức là quyết định

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản

án ly hôn

Như vậy, Ly hôn được định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó

ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án

1.2 Các trường hợp ly hôn và hạn chế ly hôn ở nước ta

Trang 11

đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục contrên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình lyhôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợichính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

* Ly hôn đơn phương:

Ly hôn đơn phương còn hay gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên có thể là bênnam hoặc bên nữ, đây là hình thức ly hôn khi cả vợ và chồng thấy cuộc sống hôn nhânkhông thể duy trì được, quan hệ hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng bạo lực gia đìnhhay người kia vi phạm nghĩa vụ Có thể kể đến:

- Vợ chồng không yêu thương quý trọng chăm sóc giúp đỡ nhau, người nào chỉquan tâm bổn phận của người đó

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi hành hạ nhau thường xuyên đánh đập,xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của nhau Vợ chồng không chung thủy với nhau cóquan hệ ngoài luồng

- Cha, mẹ, người thân có quyền yêu cầu TA giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặcchồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình

- Mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được không có tình nghĩa vợ chồng,không hai bên không có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không giúp đỡ tạo điều kiệncho nhau

1.2.2 Hạn chế ly hôn

* Khái niệm hạn chế ly hôn: Hạn chế ly hôn được hiểu là việc ngăn lại việc ly

hôn trông một giới hạn nhất định, là việc pháp luật mà khi có những điều kiện được quyđịnh trong pháp luật người chồng/vợ không được yêu cầu ly hôn

* Điều kiện hạn chế ly hôn:

Theo điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì chỉ có vợ, chồng hoặc cả haingười có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn Nhưng Khoản 3 Điều 51, pháp luậtcũng có những quy định khác đối với những trường hợp đặc biệt Hạn chế quyền ly hôn

Trang 12

đối với người chồng: chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang cóthai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Nhưng trong thực tế, việc người vợđang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom,nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, vì vậy khi thực hiện quy định sẽ xét một số trường hợp cụthể:

- Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì

sẽ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy ngườichồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;

- Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫnđược coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn

- Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không đượcxác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợpnày người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;

- Nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ, chồng đã hết, không thể tiếp tục cuộcsống chung, mục đích hôn nhân không đạt được, nếu tiếp tục duy trì sẽ bất lợi cho người

vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh thì người vợ có quyềnyêu cầu ly hôn

- Người chồng bị hạn chế yêu cầu ly hôn ngay cả trong trường hợp người chồngphát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai hoặc mới sinh hay dưới 12tháng tuổi không phải là con của mình

1.3 Thủ tục ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

1.3.1 Điều kiện yêu cầu ly hôn

* Điều kiện ly hôn thuận tình 2

Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình lyhôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

2 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

6

Trang 13

- Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợichính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn

* Điều kiện ly hôn đơn phương 3

Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu đápứng đủ các điều kiện dưới đây:

- Hòa giải tại Tòa án không thành;

- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêmtrọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đờisống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu

ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác củangười bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực giađình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia

1.3.2 Quy trình pháp lý của việc ly hôn

* Đối với ly hôn đơn phương:

Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện) Vợ hoặc chồng - người muốn ly hônđơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lựcgia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên)

3 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trang 14

Bước 2: Hòa giải Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét

có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơnphương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải

Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu khônghòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử

Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan

hệ hôn nhân giữa vợ và chồng

* Đối với ly hôn thuận tình:

Bước 1: Thụ lý đơn Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án

có thẩm quyền

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việcyêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hônthuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giảiquyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Sau khi tiến hành hòa giải màkhông thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn Ngược lại, nếu hòa giải thànhthì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự

1.4 Các hệ quả và ảnh hưởng của việc ly hôn

Trang 15

căng thẳng về tương lai và sự mất an toàn cảm xúc Mối quan hệ mất đi và mọi thay đổilớn trong cuộc sống đều có thể tạo ra một cảm giác bất an và sự khó khăn trong việc thíchứng với tình huống mới.

- Sự tổn thương và đau khổ: Ly hôn là một quá trình đau khổ và có thể gây ra sựtổn thương tâm lý sâu sắc Cả hai bên có thể trải qua cảm giác mất mát, sự thất vọng và sựtổn thương do việc đổ vỡ của một mối quan hệ mà họ đã đầu tư nhiều tâm huyết Cảmgiác này có thể kéo dài trong thời gian dài sau khi ly hôn

- Cảm giác cô đơn và cách biệt: Ly hôn thường mang đến một cảm giác cô đơn vàcách biệt Hai người từ việc chia tay và sống riêng biệt, và một cảm giác mất mát mối liênkết và sự hỗ trợ tinh thần từ đối tác cũ có thể xuất hiện Cả hai bên cũng có thể cảm thấy

cô đơn trong việc điều chỉnh cuộc sống mới mà không có sự hiện diện của người kia

- Sự giảm tự tin và tự hào: Ly hôn có thể ảnh hưởng đến tự tin và tự hào của mỗingười Một cảm giác thất bại trong việc duy trì một mối quan hệ và không thành côngtrong việc giữ gìn gia đình có thể làm suy yếu lòng tự trọng và tự tin của một người

- Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ mới: Sau ly hôn, mọi người thườngphải đối mặt với khó khăn trong việc xây dựng lại cuộc sống và thiết lập mối quan hệmới Đối với những người đã trải qua ly hôn, sự tin tưởng và khả năng thiết lập mối quan

hệ mới có thể bị ảnh hưởng và khó khăn hơn do những trải nghiệm tiêu cực trong quákhứ

Việc ly hôn có thể tác động mạnh đến tâm lý và tinh thần của cả hai bên Đối vớinhững trường hợp có tác động nặng, việc tìm kiếm hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp có thểhữu ích để vượt qua khó khăn và đảm bảo sức khỏe tinh thần

1.4.2 Về vấn đề chia tài sản khi ly hôn

Việc chia tài sản trong quá trình ly hôn thường gây ra xung đột và tranh chấp giữahai bên

Trang 16

“Việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau:

Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:

Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnhcủa mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì,phát triển tài sản này Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thunhập Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàntật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôimình Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để cácbên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nàonhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanhtoán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.”4

Ví dụ: Vụ tranh chấp ly hôn của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên

1.4.3 Về quyền và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái:

Việc ly hôn có những hậu quả và ảnh hưởng đáng kể đối với quyền và trách nhiệmcủa cha mẹ đối với con cái Dưới đây là một số hậu quả và ảnh hưởng chính:

- Quyền quyết định và chăm sóc con cái: Ly hôn thường dẫn đến sự chia rẽ vàxung đột về quyền quyết định liên quan đến con cái Các vấn đề như quyết định về giáodục, chăm sóc sức khỏe, và các hoạt động hàng ngày khác có thể trở thành nguồn xungđột giữa hai bên Điều này có thể gây khó khăn trong việc đạt được sự thống nhất và tạo

ra một môi trường không ổn định cho con cái

“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

10

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w