1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh sự khác nhau giữa gia đình việt nam truyền thống và gia đình việt nam hiện đại điều kiện quan trọng nhất để gìn giữ hạnh phúc gia đình

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, lý giải những góc độ tiếp cận khác nhau như xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, lịch s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNGVÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.

ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ GÌN GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhóm: 2

Lớp học phần: 2256HCMI0121

Người hướng dẫn: Giảng viên Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 2

1.Khái niệm 2

2.Vị trí của gia đình trong xã hội 3

2.1.Gia đình là tế bào của xã hội 3

2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên 3

2.3.Gia đình là cầu nối giữa các cá nhân trong xã hội 4

3.Chức năng cơ bản của gia đình 4

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 4

3.2 Chức năng nuối dưỡng, giáo dục 4

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng 5

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình5 CHƯƠNG II SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU 5

1 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi 6

2 So sánh sự khác nhau 6

3 Ưu, nhược điểm của 2 loại gia đình 9

4 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình việt nam hiện

3 Các điều kiện để gìn giữ hạnh phúc gia đình 13

4 Điều kiện quan trọng nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình 15

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦU

Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, lý giải những góc độ tiếp cận khác nhau như xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, lịch sử, dân tộc học,… Theo từ điển tiếng Việt giải thích: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” (Hoàng Phê, 1997: 381) Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho rằng: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014) Đối với mỗi cá nhân, gia đình chính là “trường học” đầu tiên, quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người Đây chính là tổ ấm của mỗi người, vì chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung Gia đình đồng thời là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc, là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp

Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động Do đó, gia đình là vấn đề trọng yếu mà toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và quản lý kinh tế xã hội Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước

Chính vì vậy, nhóm 2 đã chọn đề tài nghiên cứu “So sánh sựkhác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại Việt Nam.Điều kiện quan trọng nhất để gìn giữ hạnh phúc gia đình” bởi vì nókhông chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem lại giá trị thựctiễn cao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để định hướng giải quyếtcho các vấn đề nóng hiện nay của gia đình ở Việt Nam Giải quyếtđược vấn đề gia đình là một bước tiến lớn thúc đẩy giải quyết cácvấn đề nhức nhối của xã hội, tạo tiền đề không chỉ cho sự phát triểncủa xã hội mà cả nền kinh tế và chính trị nước nhà.

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH1.Khái niệm

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội Các Mác và Ăng-ghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ qua hệ huyết thống (cha mẹ và con cái…) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý Như vậy, “gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”.

2.Vị trí của gia đình trong xã hội 2.1.Gia đình là tế bào của xã hội

Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt.

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụthuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sáchcủa giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình,

Trang 5

kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của mỗi gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau.

2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Từ khi còn còn nằm trong bụng mẹ đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, các nhân mới cảm thấy bình yên và hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.

2.3.Gia đình là cầu nối giữa các cá nhân trong xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiền mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội.

3.Chức năng cơ bản của gia đình

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồngnào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm,sinh lý tự nhiên của con người, nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình

Trang 6

của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.

Chức năng này diễn ra trong từng gia đình, nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là vấn đề của xã hội Bởi vì, thực hiện chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục, trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.

Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù trong xã hội có nhiều cộng đồng khác cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục.

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, ngoài ra, đó còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khácnhau và ngay cả ở một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai

Trang 7

đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nơi nương tựa về mặt tinh thần, còn là nơi nương tựa về vật chất của con người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.

CHƯƠNG II SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU

Chỉ ra những điểm tương đồng

+ Gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đều được coi là là cái nôi sinh thành của mọi người; gia đình cũng được coi là “tế bào” của xã hội.

+ Có sự gắn bó về tình cảm theo huyết thống, các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ

+ Mục đích của gia đình là thực hiện một số chức năng như: Chứcnăng truyền sinh: lưu truyền sự sống thông qua mối liên hệ tronghôn nhân; Chức năng giáo dục (Xã hội hóa), giáo dục và truyền bánhững giá trị được gia đình, gia tộc hay cộng đồng xã hội thừa nhận;Chức năng lao động: nuôi sống mọi người trong gia đình bằng đónggóp công và sức lao động; Chức năng tôn giáo, tín ngưỡng: gia đình

Trang 8

là nơi tôn kính, thờ tự, (đặc biệt trong các gia đình theo đạo thờ kính ông bà), bảo tồn và lưu truyền niềm tin tín ngưỡng cho các thế hệ kế tục.

1 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều lĩnh vực trongxã hội đã phát triển nhanh và xa hơn trước Diện mạo đời sống xã hộiđã có nhiều sự đổi thay Và gia đình cũng không nằm ngoài quy luậtđó Chúng ta đều biết, gia đình là tế bào của xã hội Xã hội đã khácxưa không có gì tế bào lại không thay đổi Vào những năm đầu đổimới, mở cửa với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, kéotheo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt củaxã hội phương Tây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào những giátrị truyền thống, trong đó có sự thay đổi chân dung gia đình Hơnnữa, trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều chuyểnbiến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến gia đình truyền thống không cònthích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới Sự thay đổi ấy diễn ra cảtrong quan niệm của con người, chẳng hạn ngày nay sự bình đẳngđã được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư được tôn trọng, những chuẩnmực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới một xã hội tiến bộhơn Có thể tùy từng dân tộc, tùy vùng miền, tùy dòng họ, mà thayđổi nhiều hay ít, nhưng sự thật gia đình truyền thống đã biến đổi đểthích nghi với điều kiện xã hội hiện nay để trở thành những gia đình

Trang 9

chủ yếu: bố mẹ- con cái + Gia đình ít con, mỗi gia năng này, họ coi việc càng sinh nhiều con và tiêu dùng đi đôi với nhau, do sản xuất

+ Gắn với chức năng tiêu dùng nhiều hơn sản xuất

+ Ngày càng được coitrọng hơn, những giađình chú ý đến việc họchành của con cái trongtrường như thế nào Quá

Trang 10

được truyền từ đời này sang đời khác Chỉ có con trai mới được đi học, con gái được giáo dục để làm việc nhà

+ Vợ chồng sống với nhau có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau, cùng chia sẻ với nhau quan hệ vợ chồng và chăm sóc con cái

trình xã hội hóa của đứa trẻ được diễn ra nhanh hơn, được gia đình cho tiếp xúc với xã hội nhiều hơn như nhà trẻ, nhà trường Cả con trai và con gái đều được đi học + Cả hai vợ chồng tuy vẫn cùng chia sẻ với nhau quan hệ vợ chồng và con cái nhưng hai vợ chồng trong gia đình hiện đại có ít trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau hơn Họ coi trọng quan hệ vợ chồng hơn quan hệ giữa cha mẹ với con cái

Biến đổi trongthuẫn tồn tại trong cácmối quan hệ nhưng đãbớt gay gắt, các cá nhâncó quyền tự do

Trang 11

hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái Con cái hiếu thảo với cha mẹ

Con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên Đề cao lợi ích chung vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng phúc lợi xã hội, gia đình + Tiếp thu tư tưởng, tinh hoa của cả phương đông và phương tây Bên cạnh những giá trị truyền thống, gia đình Việt nam còn tiếp thu những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như:

Tôn trọng tự do cánhân, tôn trọng quanniệm và tự do của mỗingười, tôn trọng lợi ích cá

Trang 12

gia đình, dòng họ Bình đẳng trong thừa kế, không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai, con gái, anh em

3 Ưu, nhược điểm của 2 loại gia đình

Gia đình truyền thống

- Ưu điểm: Có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, trọng chữ hiếu, lưu giữ và bảo tồn được những truyền thống văn hóa, tập tục, lễ nghi, phát huy tốt các gia phong, gia lễ các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.

- Nhược điểm: sự khác biệt về tuổi tác, lối sống tâm lí và thói quen gây nên một hệ quả xấu là gây mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong gia đình Kiểm soát chặt chẽ, luật lệ khắt khe Trọng nam khinh nữ, óc gia trưởng tảo hôn và nhiều tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời hạn chế phần nào sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Gia đình hiện đại

- Ưu điểm: Gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn

nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Các thành viên được tự do thể hiện cá tính, sở thích, tự do làm chủ chính mình Vai trò cá nhân được đề cao hơn.

- Nhược điểm: Do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách

không gian giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vậtchất và tinh thần bị hạn chế Thời gian tận hưởng và chia sẻ cùngnhau rất ít, giảm khả năng kế thừa, phát huy các giá trị văn hóatruyền thống trong gia đình Do gia đình hạt nhân ít con, cháu nênđiều kiện, thời gian chăm sóc, gần gũi thể hiện tình cảm của concháu đối với cha mẹ, ông bà ít đi.

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w