1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm Về Gia Đình Việt Nam Truyền Thống Và Gia Đình Việt Nam Hiện Đại.pdf

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Về Gia Đình Việt Nam Truyền Thống Và Gia Đình Việt Nam Hiện Đại
Thể loại essay
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôidưỡng, cùng với những

Trang 1

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ GIAĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng:”…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những ngườikhác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là giađình”

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân và quan hệhuyết thống Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng,quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà vớicháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôivới con nuôi…Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triểnphụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôidưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên:ông bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” Đây làkiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn, chứa nhiều yếu tố dườngnhư bất biến, ít đổi thay Cơ sở phát sinh và tồn tại của nó xuất phát từ nền kinh tế tiểunông, ra đời từ nôi văn hoá bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác

Gia đình hiện đại hay còn gọi là gia đình hạt nhân là gia đình chỉ có hai thế hệ, baogồm một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra, tồn tại như một đơn vị độc lập,gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Gia đình hiệnđại đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay cho kiểu gia đìnhtruyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây

Trang 3

1.2 Gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại

Tiêu chí Gia đình truyền thống Gia đình hiện đại

Cơ cấu

Quy mô

- Quy mô gia đình lớn, nhiềuthế hệ, “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”

- Gia đình đông thành viên

- Quy mô gia đình nhỏ, thường

- Chế độ đa thê, một người chồng có thể lấy nhiều vợ

- Gia đình hạt nhân, thường chỉ

có bố mẹ và con cái

- Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồngđược sự bảo hộ của pháp luật

- Xuất hiện loại hình “gia đình khuyết”

Vị trí, vai trò của các

thành viên trong gia

đình

- Người chồng, người đàn ông được coi là trụ cột gia đình, quyết định mọi thứ

- Người vợ (phụ nữ): Không được coi trọng, phụ thuộc vào chồng

- Quan niệm: Trọng nam khinh nữ và cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy

- Chồng vẫn là người chủ gia đình

- Vợ đã có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất… bình đẳng hơn và tự do đưa ra quyết định

- Con cái: Giảm tư tưởng trọng nam khinh nữ, có quyền quyết định cuộc sống của mình khi đến tuổi công dân

- Vẫn được coi trọng nhưng gia đình hiện đại chỉ sinh từ 1-2 con Quan niệm coi trọng con trai đã giảm dần

- Tuy nhiên, xuất hiện quan niệm không muốn sinh con hoặc sống độc thânChức - Con cháu chịu ảnh hưởng - Rất được coi trọng trong xã

Trang 4

- Giáo dục chủ yếu theo tư

tưởng Nho giáo, lễ nghi,

kinh nghiệm của các thế hệ

- Cả con trai và con gái đều được đi học

Chức

năng sản

xuất và

tiêu dùng

Chức năng sản xuất và tiêu

dùng đi đôi với nhau, sản

trách nhiệm, nghĩa vụ với

nhau, cùng chia sẻ với nhau

trong quan hệ vợ chồng và

chăm sóc con cái

- Mối quan hệ giữa các thành

viên được củng cố bằng chế

độ tông pháp và chế độ gia

trưởng

- Tiền đề của hôn nhân

không nhất thiết phải là tình

yêu và có những mâu thuẫn

điển hình: mẹ chồng – nàng

dâu, em chồng – chị dâu…

Nhu cầu thỏa mãn tâm – sinh lýđang tăng lên, do gia đình có su hướng chuyển đổi từ chủ yếu đơi vị kinh tế sang chủ yếu đơn

vị tình cảm

Trang 5

CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI SO VỚI GIAĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

2.1 Thực trạng sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện đại so với gia đình Việt Namtruyền thống

2.1.1 Sự biến đổi về cơ cấu của gia đình

a Về quy mô

Cũng như các tộc người và các dân tộc khác, người Việt từ xưa đã chung sốngthành gia đình Gia đình theo kiểu truyền thống của người Việt gồm những người sốngchung trong một mái nhà có quan hệ hôn nhân và huyết thống, mang đậm bản sắc dân tộc,

có những giá trị nhân văn riêng biệt Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hếtsức bền chặt, nghĩa nặng tình sâu Hiện nay, dưới tác động nền kinh tế thị trường, của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Namđang có những biến đổi sâu sắc

Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhaubởi quan hệ huyết thống Đó là gia đình có nhiều thế hệ chung sống với nhau: “Tam, tứ,ngũ đại đồng đường” là gia đình đông con

Gia đình Việt Nam hiện nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bướcchuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Gia đìnhđơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nôngthôn – thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số lượngthành viên trong gia đình trở ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến babốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện, gia đình Việt Nam hiện đại chỉ cóhai thế cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con cái cũng không đông như trước

Số liệu cho thấy gia đình Việt Nam đang theo xu hướng hạt nhân hóa, giảm dần vềquy mô, nhất là ở khu vực hiện đại như đô thị Năm 2009, trung bình có 3,66 người/hộ,trong đó, đô thị là 3,78 người/hộ và nông thôn là 3,84 người/hộ Năm 2019, quy mô giảmxuống còn 3,6 người/hộ (chung), 3,4 người/hộ (đô thị) và 3,6 người/hộ (nông thôn) (Ban

Trang 6

chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, 2019) Nghiên cứu này cho thấy xuhướng tương tự, gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và con cái, hoặc ông bà với cháu, hoặc chỉhai vợ chồng chiếm đa số Gia đình hạt nhân có xu hướng mạnh hơn ở các khu vực đô thị.Điều đáng lưu ý là, mong muốn sống chung nhiều thế hệ không còn mang tính phổbiến Số lượng người cao tuổi (NCT) sống riêng ngày càng tăng cao NCT mang nhiềuđặc điểm hiện đại hóa như sống ở khu vực đô thị có mong muốn sống riêng cao hơn nhiều

so với những người ở khu vực nông thôn Tỷ lệ những người trẻ sống trong gia đình nhiềuthế hệ ở thành thị cao hơn và có xu hướng ngược lại ở những người lớn tuổi hơn do sức

ép nhà ở thành phố, di cư nông thôn-đô thị (Trần Thị Minh Thi, 2021) Đây là một thayđổi lớn so với hệ giá trị gia đình Việt Nam trong lịch sử

Cấu trúc gia đình Việt Nam hiện đại theo quy mô gia đình và thế hệ đang có nhữngbiến đổi nhanh chóng, theo số liệu từ Tổng cục thống kê kết quả điều tra biến động dân số

và kế hoạch hóa gia đình từ năm 2008, 2010…2020 đến nay cho thấy quy mô gia đìnhkhông ngừng nhỏ đi, cấu trúc gia đình cũng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa Giađình có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2019: 25,1%, năm 2020: 24,3%), giađình có số người từ 2 đến 4 người bình quân phổ biến chiếm 65%, tỷ lệ gia đình độc thântăng lên (năm 2009:7,2%, năm 2020: 10,4%) Việc biến động theo hướng thu nhỏ cấu trúcgia đình có tác động, ảnh hưởng đến gìn giữ hệ giá trị gia đình truyền thống nhưng cũngđồng thời hình thành hệ giá trị gia đình mới, trong bối cảnh mới

b Về kết cấu, loại hình

Gia đình Việt Nam hiện nay có sự đổi khác về cấu trúc so với gia đình ở thời kìphong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định hành động hàngloạt những việc làm quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theochồng, họ không hề có quyền đưa ra quyết định hành động Nguyên nhân gây ra là do thời

kì này bị tác động ảnh hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuântheo “tam tòng tứ đức” Trong đó: “Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tửtòng tử Tức là khi ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thìphải theo con trai Như vậy, dù ở thực trạng nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị chịu ràngbuộc và không có lời nói trong xã hội phong kiến “Tứ đức”: Tứ đức là những tiêu chuẩn

Trang 7

về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công, dung, ngôn, hạnh Người phụnữ phải biết khônkhéo trong việc làm; nhan sắc phải xinh đẹp; lời ăn lời nói phải biết đúng mực; phải biếtnết na, thùy mị.

Hiện nay, cấu trúc gia đình có sự biến hóa, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ đượcnâng lên nhiều so với thời kỳ trước, người phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềngxích vô hình dung” của xã hội cũ Một dẫn chứng rõ ràng đó là chính sách hôn nhân giađình một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê bảy thiếp Vậy nên quyền quyết địnhhành động trong gia đình sẽ đổi khác theo chiều hướng tích cực hơn Họ ngày càng đượcđối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện kèm theo để tăng trưởng, nâng cao vị thế xãhội của mình; vai trò của họ trong đời sống, trong sản xuất, … ngày càng trở nên quantrọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được san sẻ từ hai phía Bình đẳng giới nói riêng

và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người được tự do tăng trưởng màkhông phải chịu nhiều ràng buộc bởi những định kiến xã hội truyền thống cuội nguồn Ngoài ra, ở thời kỳ này, những “gia đình khuyết” trở nên thông dụng hơn so vớithời kỳ trước Một gia đình khuyết tức là gia đình không có rất đầy đủ cả cha mẹ và concháu Kết cấu của gia đình khuyết hoàn toàn có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đìnhkhuyết này là gia đình đơn thân Còn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợchồng nhưng không hề sinh con hoặc không có dự tính sinh con vì một nguyên do nào đó.Ngoài ra, gia đình khuyết còn bao gồm gia đình đồng tính, gia đình đa chủng tộc, đahuyết thống…

Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điềukiện của thời đại mới đặt ra Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tưcủa con người được tôn trọng hơn, tránh được mâu thuẫn trong đời sống của gia đìnhtruyền thống Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực.Tất nhiên, quá trình biến đổi cũng gây ra phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách giữakhông gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc giữ gìntình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống

Trang 8

2.1.2 Sự biến đổi về chức năng

2.1.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Trước thời kỳ đổi mới, mức sinh ở nước ta thường rất cao, nhất là ở các vùng nôngthôn Nhưng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp,chức năng tái sản xuất ra con người đã có những biến đổi tiến bộ hơn, tâm lý sinh conđông được thay bằng việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan

Sự biến đổi chức năng tái sản cuất ra con người của gia đình được xem xét trên bakhi cái sự độc lập của chức năng sinh đẻ với chức năng tình dục, nhu cầu về con cái vàgiá trị của đứa con

a Sự động lập của chức năng sinh đẻ với chức năng tình dục

Trong thời đại y học hiện đại, việc sinh con trong gia đình không còn là sự tự nhiên

mà gia đình thực hiện một cách tự ý và có kiểm soát đốt với số lượng con và thời điểmsinh con Hơn nữa, việc sinh con được điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước,dựa trên tình hình dân số và nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội Từ những năm 70

và 80 của thế kỷ XX, nhà nước đã tuyên truyền, lan truyền và áp dụng rộng rãi cácphương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và kiểm soát dân số thông qua Cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con Đầuthập kỷ đầu của thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng đếngiai đoạn già hóa Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội,thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con

b Nhu cầu về con

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về còn thể hiện trên ba phươngdiện: phải có con, càng đông con càng tốt, và nhất thiết phải có con trai Ngày nay, nhucầu phải có đông con và nhất thiết phải có con trai đã có những thay đổi căn bản thể hiện

ở việc giảm mức sinh của phụ nữ giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiếtphải có con trai của các cặp vợ chồng Mức sinh và quy mô gia đình Việt Nam liên tụcgiảm qua các năm Tổng tỷ suất sinh năm 2023 Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, giảm so với

Trang 9

năm ngoái (2,01 con) và dưới kế hoạch mức sinh thay thế 2,1 con (số liệu từ Cục Dân số,

Bộ Y tế)

Việc chưa có con trai vẫn là một gánh nặng tâm lý đối với một số cặp vợ chồng.Tâm lý đó bắt nguồn từ quan niệm truyền thống về vai trò của người con trai trong việcthờ phụng tổ tiên nói dõi tông đường và chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ Ngày nay, dù xãhội đã có nhiều thay đổi xong cuộc sống của người già, nhất là người già ở nông thôn vẫnchủ yếu dựa vào con cái do đó tâm lý mới của con trai để nương tựa lúc tuổi già vẫn cònphổ biến Thống kê cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 là 112 bétrai/100 bé gái Tỷ số này không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 là 111,2 bé trai/100 bégái sinh ra sống, được đánh giá "tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ởmức cao"

c Giá trị của đứa con

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giá trị của đứa con được thể hiện ở bốn khíacạnh: Con cái là nhân tố tiên quyết đảm bảo sự bền vững của hôn nhân, những vui vàhạnh phúc của gia đình; Con cái là lực lượng lao động của đơn vị sản xuất gia đình; Concái là nhân tố bảo đảm an ninh của gia đình và cuộc sống của cha mẹ khi về già; Con cái

là người tiếp nối tổ tiên, kế tục dòng họ Đây là những lý do giải thích vì sao gia đìnhtruyền thống muốn có đông con và nhất thiết phải có con trai Các khía cạnh về giá trị concái của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn tiếp tục duy trì trong gia đình Việt Nam hiệnđại nhưng đã có nhiều thay đổi về tính chất

Trong gia đình Việt Nam ngày nay, giá trị về sức lao động và đóng góp kinh tế củacon cái không còn quan trọng như trước đây nữa Do đó có nhiều con không phải là đầu

tư để phát triển kinh tế gia đình Ngày nay của con vẫn tiếp tục là nhân tố đảm bảo chobên vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình nhưng có con là đủ chứ không bắt buộcphải có con trai Trong gia đình hiện đại sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiềuvào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là yếu tố có con hay không cócon, có con trai hay không có con trai như trong gia đình truyền thống

2.1.2.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục (xã hội hóa)

a Sự phủ định giản đơn nội dung và phương pháp xã hội hóa của gia đình truyền thống

Trang 10

Sự phủ định mối quan hệ gia đình cũm những nội dung và phương pháp rèn luyệnnhân cách, đào tạo con người của gia đình cũ có những lý do khách quan của nó, songmột phận là do có sự nhận thức duy ý chí muốn xây dựng mô hình con người mới hoàntoàn khác với con người của xã hội cũ, thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình cũ Nội dung xãhội hóa của gia đình Việt Nam truyền thống đề cao quyền của người đàn ông, ngườichồng trong gia đình đã trở thành đối tượng phê phán của xã hội mới Sự bất bình đẳnggiữa nam và nữ trong mối quan hệ xã hội và đời sống gia đình được tuyên bố xóa bỏ.Người phụ nữ Việt Nam được xã hội công khai thừa nhận có vị trí ngang hàng với namgiới ngoài xã hội cũng như trong gia đình Điều này là một sự đối lập tuyệt đối với xã hội

cũ, gia đình cũ Trong khi phê phán những mặt tiêu cực, lỗi thời trong nội dung xã hội hóacủa gia đình truyền thống thì người ta lại phủ nhận luôn cả chức năng xã hội hóa của giađình, một sự phủ định giải đơn, một chiều, thiếu công bằng đối với những mối quan hệgia đình cũ, nền giáo dục gia đình cũ trong thời kỳ chuyển tiếp đã gây ra sự xáo trộn, sựđứt đoạn trong chức năng xã hội hóa của gia đình, kiến cho các bậc cha mẹ không khỏilúng túng trong việc xác định nội dung, phương pháp giáo dục con cái và là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạng phó thác việc giáo dục con cái cho xã hội

b Xu hướng quá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay vì giáo dục gia đình

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hộithì ngày nay giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những nội dung,những mục tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình Điểm tươngđồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới có lẽ là ở chỗ, tiếptục nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng

Sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việcrèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây do

sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực xã hội và xuống cấp của nhà trường, của đạo đức

xã hội Điều lo lắng nhất cảu các bậc cha mẹ về con cái hiện nay là lo con cái “sa vào các

tệ nạn xã hội”, đặc biệt là đối với con trai Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc các bậccha mẹ đặt niềm tin thấp đối với môi trường xã hội và nhà trường trong việc giáo dục đạo

Trang 11

đức, nhân cách cho trẻ em: đại bộ phận cho mẹ cho rằng gia đình là môi trường giáo dụctốt nhất đối với trẻ em.

Đó là những lý do khiến người ta có xu hướng đề cao trở lại chức năng xã hội hóacủa gia đình Trong tình hình đạo đức xã hội diễn biến phức tạp thì gia đình là “bộ lọc” lýtưởng để “kiểm duyệt” các nguồn tác động xấu đến việc hình thành nhân cách trẻ em Tuynhiên, sự phủ định một chiều, thiếu công bằng đối với những mối quan hệ gia đình cũ,nền giáo dục gia đình cũ, cũng nhue sự quá kỳ vọng vào ngộ nhận vào sự ưu việt của hệthống giáo dục xã hội trong một thời gian dài đã làm giảm sút đáng kể vai trò của gia đìnhtrong chứng năng xã hội hóa, tạo nên tình trạng không chuẩn mực trong chức năng xã hộihóa của gia đình

c Tình trạng không chuẩn mực trong chức năng xã hội hóa của gia đình

Tình trạng không chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình, trong nội dung vàphương pháp xã hội hóa của gia đình, ở một mức độ đáng kể, phản ánh tình trạng khôngchuẩn mực của các mối quan hệ xã hội, của đạo đức và lối sống xã hội Sự phục tùng vàvâng lời của con cái vốn là đặc trưng của quan hệ gia đình cổ truyền lại nhường chỗ cho

sự nuông chiều của cha mẹ đối với con cái Trẻ em không còn ngoan ngoãn, lễ phép, tôntrọng bố mẹ và người lớn tuổi như xưa, truyền thống “kính trên nhường dưới” không cònđược coi trọng Sự nới lỏng và mất hiệu lực trong việc kiểm soát con cái làm cho gia đìnhmất đi khả năng phát hiện và kịp thời uốn nắn, sửa chữa những khuyết điểm của trẻ em.Hiện tượng trẻ rm hư, vi phạm pháp luật, nghiện hút ma túy, mại dâm, trẻ em langthang… là sản phẩm của xã hội hiện đại nhưng nó cũng cho thấy phần nào sự bất lực củagia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em Tình trạng không chuẩn mực của gia đìnhtrong chức năng xã hội hóa còn có thể hiện ở sự không thống nhất giữa các thành viêntrong nội bộ gia đình về nội dung và phương pháp giáo dục con Nhiều bậc cha mẹ chobiết, họ không biết giáo dục con như thế nào, theo chuẩn mực nào Không ít trường hợp,mâu thuẫn gia đình bắt nguồn từ những quan niệm khác nhau giữa các thành viên, các thế

hệ trong gia đình về cách giáo dục con

Những tác động trên đây làm giảm sút đáng kể vai trò của gia đình trong chứcnăng xã hội hóa trẻ em ở nước ta trong mấy chục năm vừa qua Nó tạo ra một khoảng

Trang 12

trống, một sự “đứt đoạn” trong quá trình chuyển tiếp chức năng xã hội hóa của gia đìnhViệt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành nhâncách của con người Việt Nam hiện đại Nó đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải khắc phục

sự “đứt đoạn” đó, xây dựng định hướng mới trong nội dung và phương pháp xã hội hóacủa gia đình để có thể đáp ứng những nhu cầu của xã hội hóa hiện đại và gia đình hiện đạitrong việc đào tạo, rèn luyện nhân cách con người trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những disản của gia đình Việt Nam truyền thống

2.1.2.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

a Với tư cách là đơn vị sản xuất

Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mangtính bước ngoặt:

Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hoá, tức là từ một đơn vị kinh

tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị kinh tế mà sản xuấtchủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay xã hội

Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu củathị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhucầu của thị trường toàn cầu

- Bước chuyển gia đình từ sản xuất tự cấp tự túc thành gia đình sản xuất hàng hóaBước chuyển này được thực hiện dựa trên hai tiền đề: 1) sở hưu tư nhân về tư liệusản xuất; 2) thị trường Sự xuất hiện của thị trường có nghĩa là phân công lao động cũngnhư sở hưu tư nhân đã phat triển Phân công lao động phát triển sẽ hình thành các chủ thểsản xuất kinh doanh độc lập, chuyên môn hóa Vì vậy, người ta có thể tiến hành trao đổi

để lấy các sản phẩm mình cần, đồng thời có thể bán các sản phẩm mà mình có khả năngsản xuất với giá thành hạ và chất lượng sản phẩm tốt Đây cũng chính là quá trình chuyểnđổi gia đình tự cấp tự túc thành gia đình sản xuất hàng hóa trong lịch sử

- Bước chuyển đổi của kinh tế gia đình hàng hóa thành kinh tế gia đình thị trườnghiện đại

Trang 13

Tiền đề của bước chuyển thứ hai là thị trường toàn cầu Trong điều kiện của toàncầu hóa, bước chuyển của kinh tế gia đình thành kinh tế thị trường hiện đại được thựchiện theo nguyên tắc phi tuần tự Điều này cho thấy toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội mới chocác nước đi sau tiến kịp và các nước đi trước mà trong quá trình phát triển trước đây khó

Hiện nay kinh tế hộ gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Tuy nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa vớicác nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn trởngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâutrong kinh tế thị trường hiện đại Đó là tình trạng kinh tế hệ gia đình đại bộ phận là quy

mô nhỏ, lao động ít Ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bao các dântộc thiểu số, hình thái kinh tế gia đình theo kiểu tự cấp tự túc vẫn còn phổ biến Nếukhông mở rộng được quy mô sản xuất thì không áp dụng được kỹ thuật và công nghệ mới,

do đó không thể cạnh tranh được với sản phẩm các nước trong khu vực và trên thế giới vềchất lượng, giá thành và thời gian

b Với tư cách là đơn vị tiêu dùng

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tănglên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội Các gia đìnhViệt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, tắc là sử dụng hànhhóa và dịch vụ xã hội Mức tiêu dùng tăng lên nhưng khoảng cách tiêu dùng bình quânđầu người giữa các loại hộ gia đình Sự phân hóa thu nhập các gia đình tăng Sự bất bìnhđẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm

Trang 14

giàu nhất và nhóm nghèo nhất là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầungười một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệuđồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1 Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàunhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm

2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh(5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022)

Khoản chi cho giáo dục là một trong số những chỉ báo quan trọng cho thấy sự phânhóa giàu nghèo giữa các nhóm hộ Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, các

hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập cao có xu hướng cho con học tại các trường dân lập, tưthục cao hơn nhiều các hộ thuộc nhóm thu nhập thấp (12,3% so với 1,3%) Chi cho giáodục, đào tạo bình quân 1 người đi học tại trường công lập hơn 6,1 triệu đồng/người/1năm, thấp hơn nhiều so với trường dân lập (25,3 triệu đồng/người/1 năm) và tư thục (17,8triệu đồng/người/1 năm)

2.1.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

a Nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm tăng lên trong các gia đình hiện đại

Ngày nay, những cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu hay hôn nhân do kết quảcủa tình yêu là kiểu hôn nhân phổ biến Hôn nhân dựa trên tình yêu bao giờ cũng là nhữngcuộc hôn nhân nhằm thỏa mãn tình cảm của hai người yêu nhau

Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu đòi hỏi đáp ứng những giá trị tinh thần trong đờisống vợ chồng như: sự tôn trọng, tin cậy lẫn nhau giữa vợ và chồng, tinh thần tráchnhiệm, sự chia sẻ, yêu thương chăm sóc lẫn nhau;…

Sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, sự hòa hợp về tình dục và sự chung thủy vợchồng được coi là những nhân tố tâm lý - tình cảm quyết định hạnh phúc và sự bền vữngcủa quan hệ vợ chồng

b Những thách thức trong việc thực hiện chức năng tâm lý - tình cảm

Trang 15

Nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm của cá gia đình hiện đại tăng lên do gia đình

có xu hướng chuyển từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm, songviệc thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm của gia đình cũng đangđứng trước nhiều khó khăn, thách thức

Thứ nhất, không duy trì và phát triển được tình yêu sau hôn nhân: Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến nỗi bất hạnh của các cặp vợ chồng là không có khả năng duytrì và phát triển tình yêu sau hôn nhân Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều đôi nam nữyêu nhau rất say đắm, chân thành, nhưng chỉ sau một thời gian chung sống, đã xảy raxung đột vợ chồng ở mức nghiêm trọng Vì sao tình yêu sau hôn nhân thường hay phainhạt, lụi tàn, tình yêu trước hôn nhân có gì khác với tình yêu sau hôn nhân hay không? Xét về bản chất, hôn nhân là hình thức xã hội của quan hệ giới tính được pháp luậtthừa nhận và điều chỉnh bởi ý thức đạo đức của con người, tức và trách nhiệm của đôi vợchồng trước xã hội Trong khi đó, tình yêu là một trạng thái tinh thần, xuất hiện do sự say

mê có tính chất thẩm mỹ với đối tượng khác giới, biểu hiện sự cộng hưởng về những khaokhát tinh thần và sự khác nhau trong cơ sở tuej nhiên - sinh vật của tâm lý giới Sự khácnhau giữa hôn nhân và tình yêu cho thấy hôn nhân không phải là cơ sở để duy trì tình yêu.Nói cách khác, sự kết hôn không phải là điều kiện để tình yêu tồn tại mãi mãi Ngược lại,theo quan niệm đạo đức của xã hội chúng ta, chính tình yêu là cơ sở của hôn nhân Vànhư đã nói, với tư cách là điểm đánh dấu sự phát triển tới đỉnh cao của tình yêu, hôn nhân

về phương diện này đã làm thỏa mãn tình yêu

Mặt khác, tình yêu vợ chồng sau hôn nhân không phải sự tiếp tục đơn giản của tìnhyêu đôi lứa trước hôn nhân Sau khi cưới, dù muốn hay không, người ta phải lập tứcđương đầu với những vấn đề rất thực tế do cuộc sống vợ chồng đặt ra như: nhà ở, tiềnnong, phương tiện sinh hoạt, rồi việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái,… Như vậy yếu tố đầutiên để đảm bảo duy trì cuộc sống vợ chồng, chứ chưa nói là cuộc sống vợ chồng có tìnhyêu, là phải có những điều kiện vật chất cần thiết Cần phải quan niệm rằng, sự ấm no làmột nét đẹp của cuộc sống gia đình

Trang 16

Thứ hai, vi phạm sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng Hiện nay, một vấn đề xãhội được nhiều người quan tâm, suy nghĩa và bàn cãi là tình hình ly hôn ngày càng giatăng

Hiện nay một số vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm suy nghĩ và bán cái làtình hình đi hôn ngày càng gia tăng Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Namhiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa

Không những quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình cũng đứngtrước nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý

- tình cảm của các thành viên gia đình Những khác biệt về quan điểm và lối sống giữacha mẹ và con cái tạo nên những áp lực tinh thần rất lớn cho các thế hệ cùng sống chungdưới một mái nhà

Thứ ba, gia đình là nơi yên vui của tuổi già, nơi người già thỏa mãn nhu cầu đượcsống gần gũi với con cháu, được con cháu kính trọng và giúp đỡ cả về vật chất và tinhthần Những biến đổi trong cấu trúc gia đình dưới tác động công nghiệp hóa làm sợi dâytình cảm, liên kết giữa các thế hệ ngày càng lỏng lẻo, việc quam tâm của con cháu đối vớiđời sống tinh thần của người cao tuổi bị giảm Thực tế chứng minh rằng, hiện nay khi giađình ngày càng thu nhỏ lại, số lượng người cao tuổi không sống chung với con cháu tronggia đình mở rộng có xu hướng tăng lên

Thứ tư, những khác biệt về quan điểm và lối sống giữa cha mẹ và con cái tạo nênnhững áp lực tinh thần rất lớn cho các thế hệ cùng sống chung dưới 1 mái nhà Mộtnghiên cứu của Viện Gia đình và Giới cho thấy trong những vấn đề chủ yếu sảy ra mâuthuẫn giữa cha mẹ và con cái, mẫu thuẫn về quan điểm và lối sống chiếm tỷ lệ cao nhất;tiếp đến là các mâu thuẫn khác về học tập, vui chơi; tình bạn, tình yêu; lựa chọn nghềnghiệp, việc làm và cuối cùng là các mâu thuẫn khác

Thứ năm, trong tương lai, khi tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên, đời sốngtâm lý - tình sảm của nhiều trẻ em và những người trưởng thành sẽ kém phong phú hơn

Trang 17

do không có những trải nghiệm thật sự về tình cảm anh em, chị em trong cuộc sống giađình.

Trang 18

2.1.3 Sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình

2.1.3.1 Sự biến đổi của quan hệ hôn nhân

Hôn nhân là sự cam kết chung sống giữa những người trưởng thành khác giới được

sự phê chuẩn của pháp luật Giống như mọi thể chế xã hội khác, hôn nhân chịu sự tácđộng của các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội Hôn nhân là một chủ đề rộng lớn nghiêncứu về quá trình kết hôn bao gồm những vấn đề như tuổi kết hôn, phạm vi kết hôn, tìmhiểu trước khi kết hôn, tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân, mô hình quyết định hôn nhân, cácnghi thức kết hôn, nơi ở của cặp vợ chồng sau khi kết hôn

a Tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn là một chỉ báo đánh giá sự biến đổi của mô hình hôn nhân Các sốliệu thống kê và các kết quả nghiên cứu về tuổi kết hôn ở Việt Nam trong vòng 10 nămtrở lại đây cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ đều có xu hướngđược nâng cao, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể về cả tuổi kết hôn theo khu vực cư trú,trình độ học vấn, nghề nghiệp

Cũng giống như các cuộc điều tra trước đây, các yếu tố nghề nghiệp, học vấn, đôthị, tôn giáo, dân tộc đều có tác động đến tuổi kết hôn của phụ nữ và nam giới theo xuhướng những người có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, những người sống ởkhu vực đô thị, những người không theo tôn giáo nào, những người thuộc dân tộc Kinh,

có tuổi kết hôn trung bình cao hơn người có trình độ học vấn thấp và trình độ chuyên mônđơn giản, người sống ở khu vực nông thôn, người theo tôn giáo, người dân tộc thiểu số

Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là tuổi kết hôn trung bình lần đầu củangười trả lời, bao gồm của cả nam và nữ không tăng lên mà lại giảm đi theo thời gian.Những người dưới 35 tuổi, có thời gian kết hôn gần đây nhất, tuổi kết hôn trung bình là21,51 tuổi; trong khi đó nhóm tuổi 35-44 là 22,94; nhóm tuổi 45-54 là 24,14; và nhữngngười từ 55 tuổi trở lên, có tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 25,57 tuổi

Trang 19

Điều này dường như trái với giả thuyết cho rằng xã hội càng hiện đại thì tuổi kếthôn trung bình càng được nâng cao Tuy nhiên ở Việt Nam, nhân tố chiến tranh rất có thể

đã ảnh hưởng nâng cao tuổi kết hôn của những người thuộc nhóm tuổi từ 45-54 trở lên

b Không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân

Không gian địa lý của những người kết hôn rộng hay hẹp tùy thuộc vào môi trường

xã hội mà các các nhân sinh sống, tính di động xã hội, nghề nghiệp, khả năng và cơ hộigiao tiếp của các cá nhân

Ngoài trừ yếu tố di dân làm cho hôn nhân giữa những người khác tỉnh tăng lên,không gian lựa chọn hôn nhân của phần lớn các cặp vợ chồng ở nông thôn Việt Nam làtrong cùng một xã Điều này cho thấy phạm vi giao tiếp của người dân nông thôn vẫn cònrất hạn hẹp, công nghiệp háo và đô thị hóa nông thôn diễn ra chậm

Các cuộc hôn nhân khác huyện và khác tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với các cuộchôn nhân của những cặp cùng xã, nhưng là dấu hiệu cho thấy không gian địa lý của việclựa chọn hôn nhân của người dân nông thôn có xu hướng được mở rộng hơn Đây là kếtquả của hiện tượng di dân nông thôn đến các vùng kinh tế mới

c Tìm hiểu trước khi kết hôn

Hình thức “tự tìm hiểu” trước khi kết hôn có xu hướng tăng lên, trong khi các hìnhthức “bố mẹ giới thiệu” và “qua người mai mối” có xu hướng giảm đi theo thời gian củangười kết hôn

Tính đa dạng của các hình thức làm quen và sự xuất hiênh của các hình thức làmquen hiện đại như gặp gỡ ở nơi vui chơi giải trí, nơi làm việc, nơi học tập, bạn bè giớithiệu… trước khi kết hôn tại các điểm điều tra đã phần nào phản ánh tính đa dạng vềnghiệp, việc làm, môi trường giao tiếp của thanh niên nông thôn Các hình thức làm quen

do bố mẹ giới thiệu và qua người làm mối là sự tiếp nối của truyền thống, song nhữnghình thức này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều so với hình thức “tự tìm hiểu” và

Trang 20

giảm dần theo thời gian Điều này cho thấy thanh niên nông thôn ngày càng làm chủ cuộcsống cá nhân của mình, ít phụ thuộc hơn vào gia đình.

d Tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân

Việc kết hôn đôi khi được lý giải là do “duyên số” Một xu hướng giải thích khác,coi sự lựa chọn bạn tình hay lựa chọn hôn nhân là một vấn đề thuộc về sở thích cá nhân,thị hiếu cá nhân, cảm xúc cá nhân Cách giải thích thứ ba cho rằng, tình yêu và hôn nhânchỉ là một sự ngẫu nhiên, tình cờ, không nói trước, định trước

Các phân tích xã hội học thì lại chỉ ra rằng, các định chế xã hội cùng với các giá trị

và chuẩn mực văn hoá có vai trò quan trọng trong việc hình thành hôn nhân Điều nàyhàm ý rằng, hôn nhân không ngẫu nhiên mà là một sự lựa chọn Mỗi xã hội và mỗi cánhân đều có những quy tắc và tiêu chuẩn công khai hay ngấm ngầm trong việc tìm kiếmngười bạn trăm năm

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giao lưu kinh tế và văn hoá quốc tế làmcho phạm vi kết hôn được mở rộng hơn bao giờ hết Các cá nhân có nhiều cơ hội tiếp xúc

và có thể lựa chọn cho mình một người vợ hoặc người chồng mà không nhất thiết phải bóhẹp trong phạm vi làng xã của xã hội truyền thống Tương tự như vậy, tiêu chí “môn đăng

hộ đối” như sự tương xứng giữa hai gia đình về điều kiện kinh tế, địa vị xã hội, tuổi táccủa bố mẹ, con cái, vốn rất được đề cao trong hôn nhân truyền thống cũng có xu hướngsuy giảm dần Ở thời kỳ trước, những gia đình giàu có khó chấp nhận một người nghèo vềlàm dâu hoặc làm rể Hay gia đình thành phố gốc khó chấp nhận một thành viên xuất thân

từ nông thôn Nhiều cuộc hôn nhân của nam nữ thanh niên cũng bị phản đối vì sự khácbiệt nghề nghiệp giữa hai bên Ngày nay lớp trẻ quan tâm đến sự phù hợp của nhữngngười tham gia kết hôn hơn là sự phù hợp giữa hai bên gia đình: "Quan trọng là phải hợpnhau chứ không so sánh về vai vế giầu nghèo trong xã hội."

Ngược lại, các vấn đề về nhân cách, sức khoẻ, cung cách làm ăn luôn luôn lànhững yếu tố bảo đảm cho một cuộc sống chung lâu dài giữa những người khác giới

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w