Tiểu luận biến đổi của gia đình việt nam hiện nay và một số định hướng, chính sách nhằm xây dựng gia đình việt nam

25 10 0
Tiểu luận biến đổi của gia đình việt nam hiện nay và một số định hướng, chính sách nhằm xây dựng gia đình việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các thành viên trong gia đình hiện nay thường muốn có được khoảng không gian riêng, được thoải mái làm những gì mình thích và việc duy trì mô hình gia đình truyền thống sẽ vô hình chung

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-

TIỂU LUẬN

BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH NHẰM XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Hoàng Mai Linh (KDQT48C10061) Lê Tuấn Phong (KDQT48C10079) Lê Đỗ Minh Thuý (KDQT48C10096)

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1 Khái niệm gia đình 2

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 2

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 3

CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 4

2.1 Biến đổi về quy mô và loại hình, kết cấu gia đình 4

2.2 Biến đổi về thực hiện chức năng gia đình 6

2.3 Biến đổi về các mối quan hệ gia đình 10

2.4 Biến đổi về các giá trị và văn hóa gia đình 13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH NHẰM XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM 17

3.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình 173.2 Một số kiến nghị, khuyến nghị trong việc sửa đổi chính sách nhằm xây dựng gia đình trong thời đại mới 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

Gia đình chính là một tế bào vô cùng quan trọng đối với xã hội, bao gồm rất nhiều các lĩnh vực phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn của đời sống Đồng thời, gia đình cũng là một tập hợp của những chủ thể của đời sống xã hội, là môi trường phát triển và thiết yếu nhất đối với mỗi chủ thể vì bất cứ cá nhân nào cũng cần có trách nhiệm tham gia vào xây dựng và phát triển gia đình Chính vì tầm quan trọng như vậy, mỗi dân tộc, mỗi chủ thể của xã hội đều cần quan tâm sâu sắc cũng như chung tay vào việc phát triển gia đình

Việt Nam đang trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, mọi mặt của đời sống tại Việt Nam đang trong hành trình biến đổi mạnh mẽ và chứa đựng nhiều vấn đề cần nghiên cứu Trong đó, gia đình có những sự biến đổi phức tạp, bao gồm cả những biến đổi tích cực và tiêu cực Vì vậy, cần đặt ra vấn đề về Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và các chính sách của nhà nước đối với vấn đề này

Đề tài sẽ đưa ra các nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những biến đổi của gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa hiện nay Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu làm rõ những lý luận chung về vấn đề gia đình và những cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng gia đình hiện đại Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự biến đổi chức năng gia đình và thực trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho quá trình xây dựng gia đình trong giai đoạn này

Trang 5

2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm gia đình

“Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”1

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

Với việc sản xuất ra từ hiệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được

1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt

1.2.3 Gia đình là cấu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh công, có ảnh hưởng rất lớn dân sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế

chính trị) NXB Chính trị quốc gia Sự thật

Trang 6

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nổi giống của gia đình dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này thể hiện trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người Những hiểu biết đầu tiên mà gia đình đem lại thường để lại dấu ấn sâu đậm và biến vững trong cuộc đời mỗi người Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thu hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình

1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Bên cạnh đó, đặc thù của gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.

1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm, vừa là trách

Trang 7

4

nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương , tựa về vật chất của con người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội có nguy cơ bị phá vỡ

CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Biến đổi về quy mô và loại hình, kết cấu gia đình

Hiện nay, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, quy mô gia đình của Việt Nam có xu hướng thu hẹp dần với cấu trúc cũng đơn giản hơn Gia đình hạt nhân trở nên phổ biến ở cả các thành phố lớn và nông thôn, dần thay thế cho hình mẫu gia đình truyền thống trước đây khi mà trong một gia đình thường tồn tại từ ít nhất ba thế hệ cùng chung sống (ông bà cha mẹ con cháu), được gọi là gia đình mở - - rộng Các gia đình hạt nhân hiện nay chỉ bao gồm hai thế hệ là cha mẹ, con cái cùng chung sống với nhau Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do sự phát triển của xã hội và những mong muốn cá nhân của con người Khi công ăn việc làm ổn định, con cái đến độ tuổi kết hôn, không còn phụ thuộc kinh tế vào cha mẹ, thì việc nảy sinh những nhu cầu về ở riêng để tiện sinh hoạt cũng dần xuất hiện Các thành viên trong gia đình hiện nay thường muốn có được khoảng không gian riêng, được thoải mái làm những gì mình thích và việc duy trì mô hình gia đình truyền thống sẽ vô hình chung hạn chế đi sự tự do, phát triển độc lập của con người Ngoài ra, việc giảm quy mô gia đình cũng giúp các thành viên tránh được những mâu thuẫn xảy ra do sự khác biệt trong lối suy nghĩ của các thế hệ

Bên cạnh sự chuyển đổi từ gia đình mở rộng sang gia đình hạt nhân, trong các gia đình hạt nhân ngày nay, số lượng con cái trong gia đình cũng ngày một ít đi Hiện nay, đa phần các cặp vợ chồng sau khi kết hôn chỉ dự định sinh hai con, hoặc thậm chí là ít hơn, so với ba con trở lên trong thời xưa Một số lý do cho sự thay đổi này là xu hướng kết hôn muộn, các phương pháp tránh thai hiệu quả, chi phí nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tăng, sự thay đổi trong nhận thức và quan điểm của các cặp vợ chồng về vấn đề con cái, … Tại một số địa phương có tỷ lệ sinh

Trang 8

thấp ở Việt Nam, chính quyền địa phương đã phải có những chính sách nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ đối các gia đình sinh con thứ ba

Không chỉ biến đổi về quy mô, các gia đình Việt Nam hiện nay cũng có những biến đổi về loại hình, kết cấu gia đình với sự xuất hiện của các gia đình không đầy đủ, gia đình đồng giới, gia đình xã hội hay gia đình nhiều cha mẹ

Gia đình không đầy đủ (hay còn gọi là gia đình khuyết/thiếu) là gia đình

thiếu vắng cha hoặc mẹ Sự thiếu vắng này có thể là khuyết/thiếu thực sự hoặc khuyết/thiếu giả Khuyết/thiếu thực sự là khi người vợ/chồng đã mất, vợ chồng ly hôn/ly thân hoặc phụ nữ làm mẹ đơn thân, đàn ông làm bố đơn thân Trong khi đó, khuyết/thiếu giả là do cha/mẹ di cư, đi xuất khẩu lao động Gia đình khuyết thế hệ là hệ quả của việc xuất khẩu lao động, di cư tìm kiếm việc làm, du học diễn ra mạnh mẽ trong một thập kỷ qua, đặc biệt là ở các làng quê Thường trong các gia đình này chỉ có ông bà và cháu Đây là một loại hình gia đình gặp nhiều khó khăn trong nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ em và người cao tuổi

Gia đình đồng giới là một thuật ngữ còn khá mới với nhiều người trong xã

hội Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, với sự phát triển của cộng đồng LGBTQ+ ở Việt Nam, thuật ngữ “gia đình đồng giới” ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không còn cấm người đồng giới kết hôn nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng giới Trong một xã hội Việt Nam hướng tới sự phát triển và văn minh như hiện nay, các vấn đề về xu hướng tính dục không còn bị kỳ thị nhiều như trước, những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã nhận được nhiều sự cảm thông và công nhận hơn, xã hội đang “cởi mở” hơn về hôn nhân đồng giới

Gia đình xã hội là gia đình mà quan hệ giữa cha mẹ và con cái không có

nguồn gốc sinh học, hay nói cách khác là các gia đình nhận con nuôi Việc nhận con nuôi đã có từ xưa nhưng không thật phổ biến Thêm vào đó, ngày nay, góc nhìn của xã hội về các gia đình nhận con nuôi cũng như quan điểm, suy nghĩ của chính những người trong các gia đình đó cũng khác nhiều so với trước kia Ở Việt Nam hiện nay, con nuôi được luật pháp công nhận và bảo vệ

Trang 9

6

Gia đình nhiều cha mẹ không phải là gia đình đa thê/đa phu mà là các gia

đình có con nhờ mang thai hộ hoặc nhờ sự can thiệp của khoa học công nghệ trong sinh sản Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép người thân mang thai hộ cặp vợ chồng hiếm muộn nhưng khuyến khích mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại Về vấn đề sinh con nhờ sự can thiệp của khoa học công nghệ trong sinh sản, “trên phương diện pháp luật, người hiến tinh trùng/trứng hoặc đẻ thuê không được biết tên đứa con, nhưng đứa trẻ lớn lên sẽ mang gánh nặng tâm lý về nguồn gốc cha/mẹ sinh học của mình Việc “bảo mật thông tin” về nguồn gốc cha/mẹ đứa trẻ thụ tinh ống nghiệm cũng có thể dẫn đến hệ lụy hôn nhân cùng huyết thống”2

2.2 Biến đổi về thực hiện chức năng gia đình

2.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù của gia đình, không có một cộng đồng nào có thể thay đổi được Tuy nhiên, trong sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, chức năng tái sản xuất ra con người cũng có những sự thay đổi đáng kể

Đầu tiên, nhờ y học cũng như sự phát triển của công nghệ, việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người được các gia đình thực hiện một cách chủ động, có kiểm soát về số lượng cũng như thời điểm sinh con so với giai đoạn trước Ở thời kỳ trước, do phong tục tập quán cũng như nhu cầu về lao động, người Việt Nam có quan điểm phải có con, sinh càng nhiều con càng tốt, ngoài ra còn cần phải sinh con trai để “nối dõi tông đường” Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, nhu cầu về con cái đã có sự thay đổi, các gia đình sinh ít con hơn, thậm chí không có nhu cầu sinh con; quan điểm nhất định phải sinh con trai cũng dần ít đi Tuy nhiên, xu hướng giảm nhu cầu có con và sinh con đang đặt ra rất nhiều thách thức Mức sinh thấp thúc đẩy già hóa dân số, gây thiếu hụt nguồn lao động, dẫn đến nhiều vấn đề về đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế Chính vì vậy, Đảng

gia Sự thật

Trang 10

và Nhà nước ta hiện nay đang tích cực có những biện pháp liên quan đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình -

Bên cạnh đó, nhờ có sự phát triển trong tư duy cũng như việc học hỏi những văn hóa của nước ngoài, những người phụ nữ đơn thân nuôi con hay có con trước khi kết hôn đã không còn bị xã hội lên án gay gắt Hôn nhân vẫn được đánh giá là một việc hệ trọng nhưng quyền quyết định về hôn nhân cũng như việc có con của người phụ nữ đã được bảo vệ và tôn trọng hơn so với các thế hệ trước Đây không chỉ là sự thay đổi trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ mà còn là sự biến đổi trong nhận thức về chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình

2.2.2 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của gia đình bao gồm cả hoạt động kinh tế (lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của xã hội) và hoạt động tiêu dùng3 Trong xã hội hiện nay, chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng đang có sự thay đổi mạnh mẽ

Về hoạt động kinh tế, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến việc thay đổi kinh tế gia đình từ tự cấp tự túc thành tham gia vào nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hóa để cung cấp cho xã hội Kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, hiện nay, vai trò của các thành viên trong hoạt động kinh tế của gia đình có nhiều sự thay đổi Nếu như trước đây, người đàn ông chịu trách nhiệm hoàn toàn hoặc trách nhiệm nhiều hơn trong việc lao động, kiếm tiền cho gia đình còn người phụ nữ chỉ chịu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, chăm lo việc nhà và ít tham gia vào hoạt động kinh tế thì ngày nay, vai trò kinh tế đang có xu hướng cân bằng hơn Trong một gia đình, người chồng và người vợ cùng chia sẻ trách nhiệm tạo ra kinh tế cho gia đình cũng như trách nhiệm chăm lo, chu toàn việc nhà

Về hoạt động tiêu dùng, sự phát triển của kinh tế hàng hóa đang làm cho các gia đình Việt Nam tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, tức là sử

gia Sự thật

Trang 11

8

dụng hàng hóa và dịch vụ của xã hội Gia đình hiện nay giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu dùng của nền kinh tế Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự gia tăng thu nhập của gia đình làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng không thể bỏ qua của xã hội Xu hướng tìm kiếm các sản phẩm tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu của gia đình ngày một bùng nổ mạnh mẽ

Hiện nay, cũng có một số vấn đề đặt ra khi gia đình thực hiện chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị xã hội đã thay đổi, trong đó có giá trị kinh tế Một số gia đình hiện nay đang quá tập trung vào chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng mà “sao nhãng” những chức năng vô cùng quan trọng khác của gia đình như chức năng tình cảm, tinh thần; chức năng giáo dục; chức năng tái sản xuất ra con người; từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy về an sinh xã hội Bên cạnh đó, những sai lệch, tệ nạn xã hội cũng có thể xảy ra như một hệ quả của việc chạy theo các giá trị vật chất một cách mù quáng

2.2.3 Chức năng giáo dục (xã hội hoá)

Chức năng giáo dục là chức năng xã hội vô cùng quan trọng của gia đình, nhằm tạo ra những công dân có ích đối với xã hội bởi vì gia đình là trường học đầu tiên của con người, là cái nôi cho sự phát triển cho mỗi chủ thể của xã hội Khó có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế vai trò của gia đình trong việc giáo dục, hình thành nên nhân cách và sự phát triển của một con người

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội, tuy nhiên hiện nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra các yêu cầu đối với chức năng giáo dục của gia đình Ở thời kỳ phong kiến, việc giáo dục gia đình chỉ dừng lại ở giai đoạn dạy con cái về nguyên tắc sống cơ bản, về các kiến thức để làm việc phụ giúp cho kinh tế gia đình Đến giai đoạn kinh tế thị trường như hiện nay, nhờ có sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như - sự bùng nổ của công nghệ, các gia đình đã có sự chú trọng hơn đến việc đầu tư nguồn lực đối với chức năng giáo dục con cái Ngày nay, bất kể giới tính nào, độ tuổi nào cũng được gia đình đầu tư hết sức để tham gia vào học tập các tri thức hiện đại về mọi mặt của đời sống cũng như khoa học công nghệ mới -

Trang 12

Tuy nhiên, dù hệ thống giáo dục xã hội và nền kinh tế phát triển, vai trò giáo dục của từng thành phần trong gia đình lại có sự suy yếu Những hiện tượng tiêu cực mới diễn ra hiện nay làm cho sự kỳ vọng của các cha mẹ đối với giáo dục xã hội có xu hướng giảm so với trước đây Sự tích cực trong việc đầu tư giáo dục của gia đình và những hiện tượng tiêu cực như trẻ em bỏ học, bắt đầu sử dụng các chất kích thích từ sớm, … là các mâu thuẫn hiện hữu hiện nay Một số nguyên nhân lý giải cho việc này có thể kể đến: (i) sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều vấn đề khiến các bậc phụ huynh rất khó kiểm soát; (ii) sự sao nhãng của chính các bậc phụ huynh đối với con em mình khi quá tập trung vào những việc khác, chẳng hạn như kiếm tiền, mà quên mất việc kết nối với con, nuôi dạy con một cách đúng đắn, bằng tình cảm, sự quan tâm chứ không đơn giản chỉ là tiền Đây chính là vấn đề mà xã hội Việt Nam vẫn cần đang nghiên cứu và tìm hướng giải quyết

2.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm

Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tình cảm của mỗi người Hầu như tất cả mọi người đều có gia đình hoặc xem một (số) tổ chức/cá nhân như gia đình/người thân trong gia đình của mình Nhu cầu về tình cảm gia đình là nhu cầu của hầu hết tất cả mọi người trong xã hội bởi đây là một thứ tình cảm thiêng liêng và đặc biệt

Sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện đại không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ ràng buộc mang tính pháp lý của cặp vợ chồng hay các mối quan hệ ràng buộc về việc nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ mà bị chi phối mạnh mẽ bới tâm lý cũng như tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau Với xu hướng ngày càng sinh ít con, việc tập trung vào phát triển đời sống vật chất được đề cao hơn đời sống tinh thần cùng với sự phát triển của công nghệ và sự ảnh hưởng của một số tệ nạn/hành vi sai lệch trong xã hội lên các thành viên trong gia đình thì việc duy trì chức năng thỏa mãn nhu cầu về tâm sinh lý, tình cảm gia đình gặp nhiều trở ngại ở thời điểm hiện tại

Ngoài ra, vai trò giữa đàn ông và phụ nữ trong chức năng duy trì tình cảm gia đình đã có sự biến đổi tích cực so với các thế hệ trước Vai trò giữa hai giới

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan