1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình việt nam

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Định Kết Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam
Tác giả Nhóm Tác Giả
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 147,79 KB

Nội dung

Khi kết hôn, hai người đều có trách nhiệm và nghĩa vụpháp lý, tài sản và gia đình của họ trở thành một thể thống nhất.Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan h

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Bố cục của đề tài 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 3

1.1 Khái niệm kết hôn 3

1.2 Điều kiện kết hôn 3

1.2.1 Quy định chung về điều kiện kết hôn 3

1.2.2 Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn 4

1.2.3 Phải có sự tự nguyên của hai bên nam nữ 5

1.2.4 Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự 6

1.2.5 Người kết hôn phải là hai người khác giới tính 7

1.3 Kết hôn trái pháp luật và xử lý kết hôn trái pháp luật 8

CHƯƠNG 2 10

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN 10

2.1 Đánh giá về chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 10

2.2 Những thành tựu đạt được trong việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn 11

2.3 Những hạn chế, thách thức còn tồn tại trong việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn 14

2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam vào thực tiễn 16

Trang 2

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc kết hôn là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi người Trong xã hội hiện đại, chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan đến hôn nhân Việc đặt ra các quy định cụ thể về việc kết hôn, quản lý tài sản

và bảo vệ quyền con cái trong gia đình đã giúp tăng tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong xã hội Để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ sự công bằng cho các bên liên quan, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã đặt ra các chế định về việc kết hôn và quản lý tài sản trong gia đình

Các chế định này giúp tăng tính minh bạch và công bằng trong việc quản lý tài sản và bảo vệ quyền lợi của con cái trong gia đình Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định rõ việc kết hôn chỉ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và sau khi đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các bên liên quan cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật khi kết hôn và quản lý tài sản trong gia đình.Việc áp dụng các chế định này giúp tăng tính minh bạch và giảm thiểu sự tranh chấp trong gia đình Đồng thời, nó cũng giúp tạo nên một môi trường ổn định và bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong gia đình

Tuy nhiên, việc áp dụng và giám sát các chế định này vẫn còn nhiều hạn chế Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp trong gia đình vẫn được giải quyết trên cơ

sở cá nhân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, không qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do đó, cần có sự nỗ lực của toàn xã hội để thực hiện tốt các chế định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trên tổng quan, việc đặt ra các chế định về việc kết hôn và quản lý tài sản trong gia đình trong Luật Hôn nhân

và gia đình Việt Nam là cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các

Trang 3

bên liên quan Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc áp dụng và giám sát các chế định này, cần có sự tham gia chủ động của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và từng cá nhân trong xã hội Chính vì thế việc phân tích

và làm sáng tỏ các vấn đề về chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là vô cùng quan trọng

Xuất phát từ những lý do trên nhóm chọn đề tài: “Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề tài tiểu luận

2 Mục đích nghiên cứu

Đè tài phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề sau: Lý luận về chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; Đánh giá về chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam; Những thành tựu đạt được trong việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn; Những hạn chế, thách thức còn tồn tại trong việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn; Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam vào thực tiễn

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp phân tích thực nghiệm, cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích lý thuyết để phân tích lý luận về chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Phương pháp phân tích thực nghiệm để phân tích các vấn đề thực tiễn việc

áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn

4 Bố cục của đề tài

Đề tài có bố cục gồm 2 chương như sau:

Chương 1 Lý luận về chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương 2 Thực trạng áp dụng các quy định về kết hôn

NỘI DUNG

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm kết hôn

Kết hôn là một hành động pháp lý và xã hội được hai người trưởng thành và

có năng lực hành vi dân sự thực hiện với mục đích hình thành gia đình và sống chung với nhau trong tình yêu, sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau Kết hôn thường được thực hiện dưới sự chứng kiến của một người có thẩm quyền pháp lý, chẳng hạn như một quan chức công chức, một nhà tôn giáo hoặc một nhân viên tòa

án Hành động kết hôn có thể được thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng hôn nhân hoặc thông qua lễ cưới Khi kết hôn, hai người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý, tài sản và gia đình của họ trở thành một thể thống nhất

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014), đây cũng là khái niệm mà luật HNVGĐ 2000 quy định tại khoản 6 Điều 8

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn

là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

1.2 Điều kiện kết hôn

1.2.1 Quy định chung về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lí đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn

Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học như y học, tâm lí học, xã hội học, luật học , đồng thời, phải căn

cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn

Ở Việt Nam, Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình những năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn phải có những điều kiện sau:

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Trang 5

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì

cơ quan đăng kí kết hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ Trong trường hợp nam, nữ đã được đăng kí kết hôn nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và Toà

án có quyền huỷ bỏ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu

1.2.2 Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn

Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn”

Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa Quy định này trước hết xuất phát từ cơ sở khoa học Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý Do vậy, họ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ Đồng thời, họ cũng đủ trưởng thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ; cùng nhau chia sẻ gánh vác các công việc gia đình Vì thế, quy định về tuổi kết hôn này góp phần tạo dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững

Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống, văn hóa của dân tộc Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau

Quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 thể hiện sự thống nhất và đồng bộ vớLcác quy định trong hệ thống pháp luật Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có

Trang 6

năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi Vì vậy, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 còn thể hiện

sự thống nhất và đông bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật

Cách tính tuổi: Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn phải dựa vào cách tính tuổi tròn Nghĩa là, chỉ coi là đủ tuổi kết hôn khi nam tròn 20 tuổi và nữ phải tròn 18 tuổi Ví dụ: Nam sinh ngày 1-2-1992 thì đến ngày 1-2-2012 là đủ tuổi kết hôn Như vậy từ ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn

Trên thực tế, vẫn có những trường họp nam nữ lấy vợ lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Hiện tượng này được gọi là tảo hôn Như vậy càn phải hiểu rằng tảo hôn không chỉ là việc nam nữ kết hôn trước tuổi luật định mà còn bao gồm cả trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước tuổi luật định Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, “tảo hôn” được xác định là một trong các hành vi bị cấm Vì vậy, kết hôn trước tuổi luật định sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

1.2.3 Phải có sự tự nguyên của hai bên nam nữ

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “việc kết hôn

do nam và nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b khoản 1 Điều 8)

Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn Hai bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình Ý chí này của mỗi bên nam,

nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của người thứ ba

Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan Người kết hôn phải bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn Vì thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải

cố mặt của hai bên nam, nữ

Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân Do vậy việc kết hôn phải do người kết hôn tự nguyện quyết định Tự nguyện kết hôn là đảm bảo để quan hệ hôn nhân được xác lập phù hợp với lợi ích của người kết hôn, là cơ

Trang 7

sở để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững Vì thế, Luật Hôn nhân

và gia đình không quy định việc đại diện trong kết hôn đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện

1.2.4 Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự

Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định nam, nữ khi kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa

án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định Như vậy, tại thời điểm kết hôn mà một người có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện kết hôn

Quy định này đảm bảo tính logic với quy định về sự tự nguyện kết hôn Bởi

vì, người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hôn Do vậy, việc chuyển hóa từ một điều cấm thành một yêu cầu đối với người kết hôn là thể hiện rõ tính nhân văn của điều kiện kết hôn này

Thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình cho thấy, nhiều trường họp người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, tuy nhiên không có yêu cầu Tòa án tuyên người đó là người mất năng lực hành vi dân sự Vì thế, họ vẫn đủ điều kiện kết hôn, trong khi đó việc kết hôn này

có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng như gia đình và xã hội Vì vậy, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cũng như ý thức tôn trọng quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi người tự giác thực hiện, tránh tình trạng quy định điều kiện chỉ mang tính chất hình thức

1.2.5 Người kết hôn phải là hai người khác giới tính

Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

Trang 8

Do vậy, việc kết hôn phải là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới tính Điều này có nghĩa, hôn nhân phải là sự “kết hợp” giữa nam và nữ Quy định này trước hết tôn trọng quy luật tự nhiên Mặt khác, trong bối cảnh chung của thế giới cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam, việc quy định như vậy là cần thiết và phù hợp nhằm ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình Thực tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây có xuất hiện tình trạng những người cùng giới tính xác lập việc sống chung với nhau Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm hai người cùng giới tính sống chung

Vì vậy, việc sống chung giữa hai người cùng giới tính về nguyên tắc không bị coi

là trái pháp luật Tuy nhiên, nếu một người đang có vợ, có chồng nhưng lại chung sống với người khác cùng giới tính với mình thì giải quyết như thế nào, trường họp này có xác định là người đang có vợ, có chồng đã vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa

vợ, chồng hay không Đây là vấn đề mà pháp luật hiện hành vẫn còn bỏ ngỏ Nên chăng sớm có quy định cụ thể về những vấn đề này để bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan, góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình

1.3 Kết hôn trái pháp luật và xử lý kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình Ví dụ, một người đã kết hôn với người khác mà không tiến hành ly hôn với vợ/chồng hiện tại của mình hoặc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, các hành vi kết hôn trái pháp luật được xem là không hợp lệ Hôn nhân không hợp lệ có thể bị tuyên bố vô hiệu bởi

cơ quan tòa án hoặc bị khởi kiện đòi hủy bởi người bị ảnh hưởng

Khi phát hiện có trường hợp kết hôn trái pháp luật, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật Cụ thể, các biện pháp xử lý có thể bao

Trang 9

Tuyên bố vô hiệu hôn nhân: Nếu một hôn nhân được xác định là trái pháp luật, cơ quan tòa án sẽ tuyên bố hôn nhân này là vô hiệu và các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân sẽ không được bảo vệ theo pháp luật Việc tuyên bố vô hiệu hôn nhân có thể do bất kỳ bên nào trong hôn nhân yêu cầu hoặc do cơ quan tòa án tự mở đợt kiểm tra

Hủy hôn nhân: Nếu một hôn nhân bị vi phạm điều kiện kết hôn, bất kỳ bên nào trong hôn nhân có thể khởi kiện đòi hủy hôn nhân Cơ quan tòa án sẽ xem xét

và quyết định xem hôn nhân có hợp lệ hay không Nếu hôn nhân được xác định là không hợp lệ, cơ quan tòa án sẽ ra quyết định hủy hôn nhân và xử lý các vấn đề liên quan như tài sản, con cái, hỗ trợ, phân chia tài sản, và quyền nuôi dạy con cái

Xử lý hành chính hoặc hình sự: Nếu việc kết hôn trái pháp luật được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, các bên có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm Các biện pháp xử lý có thể bao gồm phạt tiền, tịch thu tài sản, khởi tố hoặc bắt giam

Việc xử lý kết hôn trái pháp luật có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài và đòi hỏi nhiều chi phí và nỗ lực pháp lý Do đó, để tránh tình trạng kết hôn trái pháp luật, cần nâng cao nhận thức và giáo dục về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là về quy định về độ tuổi kết hôn, việc tự nguyện quyết định kết hôn và các quy định khác liên quan đến hôn nhân và gia đình Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp kết hôn trái pháp luật để đảm bảo sự ổn định trong hôn nhân và gia đình, cũng như đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân

Đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật mà không dẫn đến việc tuyên bố vô hiệu hôn nhân hoặc hủy hôn nhân, nhưng vẫn có sự vi phạm đối với quy định về hôn nhân và gia đình, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp phạt hành chính Các biện pháp này có thể bao gồm phạt tiền, tạm giữ giấy tờ, thu tịch thu hoặc khác phục tài sản, cảnh cáo, thu hồi quyết định đăng ký kết hôn, và

Trang 10

cấm kết hôn trong một thời gian nhất định.

Ngoài ra, việc kết hôn trái pháp luật cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của con cái Nếu một người kết hôn trái pháp luật và có con cái, các quyền lợi của con cái

sẽ không được đảm bảo theo pháp luật Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của con cái trong việc yêu cầu giấy khai sinh, việc thừa kế, việc quyết định quyền nuôi dạy và quyền giám hộ của con

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN 2.1 Đánh giá về chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Có thể thấy rằng chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân đã chỉ rõ ra các vấn

đề sau:

Đã quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn: Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn Điều này đã giúp tránh tình trạng kết hôn sớm, đảm bảo sự trưởng thành về tâm lý và vật chất của các bên trong hôn nhân

Đã quy định rõ ràng về việc tự nguyện quyết định kết hôn: Điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đòi hỏi việc kết hôn phải là do nam và nữ tự nguyện quyết định Điều này giúp tránh tình trạng bị ép buộc, bắt buộc kết hôn và tôn trọng quyền lựa chọn của các bên trong hôn nhân

Đã quy định rõ ràng về các điều kiện khác cần thiết: Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này Điều này giúp tránh tình trạng kết hôn trái pháp luật và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân

Giảm thiểu việc kết hôn trái pháp luật: Nhờ việc quy định rõ ràng về các điều kiện kết hôn, đã giúp giảm thiểu việc kết hôn trái pháp luật và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân

Tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong hôn nhân: Các quy

Ngày đăng: 17/05/2024, 05:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w