1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học pháp luật đại cương tội cướp tài sản trong luật hình sự việt nam

32 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Cướp Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả Lê Trí Bình An, Lê Hữu Lương, Nguyễn Hoài Nam, Trương Hoài Thương, Huỳnh Văn Trường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 566,61 KB

Nội dung

Tính chịu hình phạt: Hành vi phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự bao gồm: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chung thân và hì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT



TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga Mã LHP: GELA220405_23_2_31 Nhóm SVTH: 9 MSSV Lê Trí Bình An 22119160

Lê Hữu Lương 22119195

Nguyễn Hoài Nam 22119200

Trương Hoài Thương 22119237

Huỳnh Văn Trường 22119248

Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM

THỨ

TỰ

HỌ VÀ TÊN -

MSSV

THÀNH

ĐIỂM

1 Lê Trí Bình An

22119160

Mục lục, phần Mở Đầu, tổng hợp và chỉnh sửa nội dung, định dạng, hoàn thành bài tiểu luận

Hoàn thành 100%

22119195

Từ mục 1.2.3 đến mục 1.4 Hoàn thành

100%

3 Nguyễn Hoài Nam

22119200

Từ mục 2.2.2 đến phần

Kết Luận

Hoàn thành 100%

4 Trương Hoài

Thương 22119237

Từ mục 2.1 đến mục 2.2.1 Hoàn thành

100%

Trường 22119248

Từ mục 1.1 đến mục 1.2.2 Hoàn thành

100%

Nhận xét của giảng viên

KÝ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu tiểu luận 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN 3

1.1 Khái niệm tội phạm 3

1.1.1 Khái quát về tội phạm 3

1.1.2 Đặc điểm chung của tội phạm 3

1.2 Cấu thành tội phạm cướp tài sản 4

1.2.1 Khái quát về tội phạm cướp tài sản 4

1.2.2 Đặc điểm của tội phạm cướp tài sản 5

1.2.2.1 Đặc điểm chung của tội cướp sài sản 5

1.2.2.2 Đặc điểm riêng của tội cướp sài sản 5

1.2.3 Cấu thành tội phạm cướp tài sản 5

1.2.3.1 Mặt khách thể của tội cướp sài sản 5

1.2.3.2 Chủ thể của tội phạm cướp tài sản 6

1.2.3.3 Mặt khách quan của tội phạm cướp tài sản 6

1.2.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản 7

1.3 Phân biệt “Cướp tài sản” với những tội danh khác 7

1.3.1 Tội “Cướp tài sản” và “Cưỡng đoạt tài sản” 7

1.3.2 Tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản” 8

1.3.3 Tội “Cướp tài sản” và “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” 8

1.3.4 Tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản” 9

1.4 Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm cướp tài sản 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN TẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

2.1 Thực trạng chung về hành vi cướp tài sản tại Việt Nam 11

2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tội cướp tài sản 13

2.1.2 Hậu quả của nạn cướp tài sản 14

2.2 Các vụ án tội cướp tài sản điển hình 15

2.2.1 Vụ án 1 15

2.2.2 Vụ án 2 18

2.2.3 Vụ án 3 20

2.3 Hoàn thiệt pháp luật về tội phạm cướp tài sản 23

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những yếu tố hàng đầu cho

sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Việt Nam Sự phát triển kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự ngày càng đa dạng, phong phú, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện về nhiều mặt Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những mặt trái, đó chính

là sự tha hóa, biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm phát sinh tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội Những người có những hành vi trái với đạo đức, nhân sinh như được gọi là tội phạm Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng tinh

vi, nguy hiểm hơn, trong đó các loại tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỷ lệ lớn trong các loại tội phạm như: tội cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản mà trong đó, đặc biệt là tội cướp tài sản ngày càng diễn ra phức tạp, gây ra làn sóng dư luận xấu cho xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền có nhiệm

vụ bảo vệ pháp luật Qua thực tiễn đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về cướp tài sản, tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế, bất cập Chính vì vậy, việc nghiên cứu tội phạm cướp tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng để từ đó có những biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả là rất cần thiết

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, các văn bản pháp lý có liên quan và tình hình thực tế của loại tội phạm này hiện nay Đưa ra những vụ án thực tế áp dụng những quy định của luật và tìm ra các phương hướng, giải pháp để phòng ngừa loại tội phạm này

Trang 5

2

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự cũng như những vấn

đề thực tế có liên quan, tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cướp tài sản Qua

đó, thấy được những bất cập, hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm này

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: quá trình nghiên cứu của đề tài tiểu luận đã được áp dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp thu thập dữ liệu, tìm hiểu các tài liệu liên quan Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu và cuối cùng là đánh giá dựa trên phân tích và đưa ra nhận xét cuối cùng nhằm giải quyết nhiệm vụ mà chủ đề tiểu luận đã yêu cầu

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và dạnh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung của tiểu luận bao gồm 2 chương chính nghiên cứu về tội cướp tài sản:

Chương 1: Lý luận chung về tội cướp tài sản

Chương 2: Thực trạng về tội phạm cướp tài sản ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1.Khái niệm tội phạm

1.1.1 Khái quát về tội phạm

Được định nghĩa là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định cụ thể tại điều 8 trong Bộ luật Hình sự Đây là những hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, có thể một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các lĩnh vực quan trọng của quốc gia và xã hội như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác

Tội phạm được phân thành 4 loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất là phạt tiền, phạt cải tạo không giam

giữ hoặc phạt tù đến 3 năm

Tội phạm nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 3 năm đến 7 năm tù

Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 7 năm đến 15 năm tù Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức phạt cao nhất từ trên 15 năm đến 20 năm tù,

tù chung thân hoặc tử hình

1.1.2 Đặc điểm chung của tội phạm

Đặc điểm chung của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam có thể được hiểu qua

các yếu tố sau:

Tính nguy hiểm cho xã hội:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự

Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm cố ý hoặc vô ý

Trang 7

4

Tội phạm xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế

độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân

là tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra Còn vô ý phạm tội là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn cho rằng hậu quả đó có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện.Người thực hiện tội phạm có thể có ý định cố ý hoặc không cố ý

Tính chịu hình phạt:

Hành vi phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định theo quy định của Bộ luật hình

sự bao gồm: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chung thân và hình phạt tử hình

1.2 Cấu thanh tội phạm cướp tài sản

1.2.1 Khái quát về tội phạm cướp tài sản

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 168

Định nghĩa: Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay

tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản

Phân loại:

Cướp giật: Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cướp giật tài sản của người

khác đang trên người hoặc trong tay họ

Cướp: Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cướp tài sản của người khác khi họ

không có khả năng chống cự hoặc chống cự yếu ớt

Hậu quả pháp lý:

Trang 8

Có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu có một trong các tình tiết tăng nặng

1.2.2 Đặc điểm của tội phạm cướp tài sản

1.2.2.1 Đặc điểm chung của tội cướp tài sản

Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, dựa trên khái niệm về tội phạm, hành vi bị

xem là tội phạm cướp tài sản là phải có đủ bốn yếu tố dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt Những dấu hiệu này đồng thời cũng là những thuộc tính của tội phạm mà các hành vi khác không có được

1.2.2.2 Đặc điểm riêng của tội cướp tài sản

Hành vi dùng vũ lực, đây là nét đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản Vũ lực ở

đây, có thể được hiểu là hành động đánh, đá, bóp cổ, bắn, đâm, chém… nhằm tác động vào người đang nắm giữ tài sản Và có thể không gây ra thương tích hoặc gây thương tích nặng hoặc thậm chí có thể dẫn đến chết người

Đối với hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hay hành động rằng nếu người đang quản lý tài sản không giao nộp tài sản thì người phạm tội này sẽ dùng hành vi vũ lực (như đã nói ở trên) ngay lập tức

Hành vi này không phải là hành vi dùng vũ lực hay sẽ đe dọa là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc mà có thể là hành vi dùng thuốc mê, hay thuốc ngủ… nhằm làm cho nạn nhân không thể chống cự được

1.2.3 Cấu thành tội cướp tài sản

1.2.3.1 Mặt khách thể của tội cướp tài sản

Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người

Trang 9

6

Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài được quy định trong Bộ luật Dân sự, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

1.2.3.2 Chủ thể của tội phạm cướp tài sản

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên

và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản

1.2.3.3 Mặt khách quan của tội phạm cướp tài sản

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiến đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được mổ tả trong điều luật: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác; hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết… Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnh vật chất như nói trên nếu người bị tấn công không chịu khuất phục để buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu không để cho họ lấy tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ

bị nguy hại

Đe dọa dùng ngay tức khắc thông thường được kết hợp giữ hành vi sử dụng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ

à tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực ngay tức khắc nếu không giao tài sản Hành

vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành

vi cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống

cự được (như bị trói, bị nhét giẻ vào mồm không kêu cứu được, bị nhốt vào buồng kín không thể chạy đi cầu cứu…), hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng , sức khỏe nhựng không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra

Người bị tấn công là người đang quản lý, trông coi tài sản Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng

Trang 10

7

người bị tấn công thường là người đang trực tiếp quản lý tài sản hoặc cá biệt người bị tấn công không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng có thể làm cản trở việc chiếm đoạt của người phạm tội

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực,

đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không

1.2.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản

Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành

vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội cướp tài sản Nếu thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội cướp tài sản

1.3 Phân biệt “Cướp tài sản” với những tội danh khác

1.3.1 Tội “Cướp tài sản” và “Cưỡng đoạt tài sản”

Điều 170 Tội “Cưỡng đoạt tài sản”

“Người đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm”

Cả hai tội phạm này đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực song thời điểm đe dọa vũ lực là khác nhau, nếu tội cướp tài sản là ngay tức khắc bị hại phải giao tài sản ngay

mà không có thời gian để ngăn chặn, còn thời điểm đe dọa dùng vũ lực đối với tội cưỡng đọat tài sản là hình thành trong tương lai và bị hại vẫn có thời gian để dùng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội xảy ra

Trang 11

8

1.3.2 Tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”

Hành vi phạm tội: Tội “Cướp tài sản” sử dụng hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, còn tội cướp giật tài sản người phạm tội không sử dụng vũ

lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại ngã để cướp),

đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được như trong tội “Cướp tài sản” mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản

Như vậy, tính công khai của tội phạm là yếu tố cơ bản để phân biệt hai tội danh này trên thực tế

Chuyển hóa tội phạm: Trường hợp người phạm tội sau khi đã cướp giật được tài sản nhưng sau đó bị hại hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa

từ tội “Cướp giật tài sản” sang tội “Cướp tài sản”

1.3.3 Tội “Cướp tài sản” và “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”

Điểm khác nhau cơ bản của hai tội phạm này đó là chính là mức độ công khai của hành vi:

Trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được

Trong tội “Trộm cắp tài sản” thì người phạm tội thực hiện một cách lén lút Như vậy, trong tội “Cướp tài sản” tính công khai của người phạm tội rõ ràng hơn so với tội

“Trộm cắp tài sản”

Ngoài ra trong tội “Trộm cắp tài sản” định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được quy định trong cấu thành cơ bản còn đối với tội “Cướp tài sản” thì không quy định Chuyển hóa tội phạm: Cũng giống như hành vi chuyển hóa trong tội “Cướp giật tài sản”, trường hợp người phạm tội sau khi đã trộm cắp được tài sản nhưng sau đó bị hại hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa từ tội “Trộm cắp tài sản” sang tội “Cướp tài sản”

Trang 12

9

1.3.4 Tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản”

Điều 172 Tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”

1 Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản

mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích

mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hành vi phạm tội này đó là tính công khai trong hành vi phạm tội: Nếu trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mới chiếm đoạt được thì trong tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” người phạm tội không cần dùng thủ đoạn nào cũng vẫn chiếm đoạt được tài sản

Chủ thể tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên còn đối với tội “Cướp tài sản” thì chủ thể người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

1.4 Trách nhiêm hình sự áp dụng đối với tội phạm cướp tài sản

Các cá nhân hoặc tổ chức phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm thậm chí

là đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau tuỳ vào quy định khung phạt

Khung phạt 1 từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt

Khung phạt 2 từ 07 đến 15 năm bao gồm các trường hợp:

Phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phạm tội Trong đó có một hoặc một số người thực hành và có thể có người tổ chức, xúi giục, giúp sức

Trang 13

10

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là: có từ năm lần trở lên phạm tội cướp tài sản mà trong đó có thể là đã từng bị kết án nhiều lần và tiếp tục tái phạm mặc

dù tội trước đó chưa được xoá án tích trong hồ sơ tội phạm hoặc chưa hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự Những cá nhân hoặc tổ chức này thường lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính Những hành vi bao gồm:

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị cướp ( từ 11% đến 30% ) hòng chiếm đoạt hoặc tẩu thoát

Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm liên quan đến các vật dụng để

đe doạ hoặc gây thương tích cho nạn nhân để cướp tài sản,…

Phạm tội đối với người chưa đủ thành niên ( dưới 16 tuổi ), phụ nữ mà đặc biệt là mang thai, người già yếu và người không có khả năng tự vệ Đây là tình tiết nếu bị điều tra được sẽ đưa vào khung hình phạt nặng đối với người phạm tội trộm cướp

Khung phạt 3 ( tái phạm nguyên hiểm) có thể phạt từ 12 đến 20 năm đối với các trường hợp sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh ( đặc biệt là tình hình dịch Covid với nhiều vụ tham nhũng chiếm đoạt tài sản từ việc bán khẩu trang hoặc bán các dụng cụ y tế liên quan ) Khung phạt 4 ( từ 18 đến 20 năm) bao gồm các trường hợp:

Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên ( Vụ án của bà Trương Mỹ Lan với con

số nghìn tỷ ); Gây thương tích cho 1 hoặc nhiều người với thương tích cơ thể cao hơn 61% thậm chí chết người

Ngoài ra còn những trường hợp khác sẽ được xem xét mức phạt nặng hay nhẹ tương

ứng với người phạm tội cướp tài sản

Trang 14

11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Đánh giá và nhận xét về thực trạng tội cướp tài sản hiện nay

Tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở nước ta hiện nay có những diễn biến phức tạp Đặc biệt là tội phạm cướp tài sản, đó là một vấn đề nghiêm trọng đang gây ra mối đe dọa lớn đến an ninh trật tự xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm cướp tài sản có xu hướng tăng Theo công bố của Bộ công an về thống kê về cơ cấu tội phạm năm 2023 Toàn quốc xảy ra 58.086 vụ; khám phá 44.733 vụ; bắt giữ, xử lý 86.949 đối tượng; tỷ lệ khám phá đạt 77,01%; triệt phá 126 băng, nhóm So với năm 2022, tăng 42 vụ (+0,07%), tăng 1.969

số vụ khám phá (+4,60%), tăng 2.022 số đối tượng bị bắt giữ, xử lý (+2,38%), giảm

406 số băng, nhóm bị triệt phá (-76,32%)

Trong số 58.086 vụ vi phạm trật tự xã hội thì tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu của tội phạm trật tự xã hội với số vụ án lên đến 19650 vụ chiếm 33,83% tổng số vụ án về vi phạm trật tự xã hội Tiếp đến là lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tỉ lệ

là 12,3% với 7114 vụ án Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc chiếm 9,66% tương đương với xấp xỉ 5611 vụ Cướp giật tài sản chiếm 3,73% tức 2166 vụ

Trang 15

12

Tỉ lệ phạm tội cũng có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm đặc biệt là tội phạm

về tài sản như cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phạm tội xâm phạm sỡ hữu ở các khu vực thành thị , nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, dịch vụ có tỉ lệ cao hơn so với khu vực miền núi

và nông thôn, tỉ lệ này còn đặt biệt cao ở các thành phố lớn như thành phố lớn như Hà Nội (3.580 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (5.044 vụ) , Đồng Nai (1.203 vụ), Bình Dương (775 vụ), Đà Nẵng (390 vụ)…, và các trung tâm đô thị lớn khác thường chịu áp lực lớn từ tội phạm do dân số đông đúc, sự phát triển kinh tế, và mật độ giao thông cao Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là trong việc cướp tài sản và các hình thức lừa đảo

Trang 16

13

2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tội phạm cướp tài sản

Nguyên nhân dẫn tới tội phạm cướp tài sản

Động cơ kinh tế là một trong những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tội phạm

cướp, cướp giật, trộm cắp và lừa đảo Những kẻ phạm tội thường bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân Họ có thể thiếu các nguồn lực tài chính hợp pháp hoặc tìm kiếm cách nhanh chóng làm giàu Động

cơ kinh tế có thể đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ khó khăn về kinh tế, khi tỷ lệ thất nghiệp cao và cơ hội kiếm sống hạn chế

Ảnh hưởng của lối sống, văn hóa cũng có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy

hành vi phạm tội Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng và sự coi trọng vật chất

có thể tạo ra một môi trường mà hành vi phạm tội được dung thứ hoặc thậm chí được khuyến khích Những cá nhân lớn lên trong môi trường như vậy có nhiều khả năng coi trọng vật chất và coi thường quyền sở hữu của người khác Họ cũng có thể thiếu sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với nạn nhân của mình

Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý chẳng hạn như bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế

và dễ bị kích động, cũng có thể góp phần vào hành vi phạm tội Những kẻ phạm tội có thể có tiền sử bạo lực hoặc hành vi chống đối xã hội Họ có thể thiếu khả năng kiểm soát cơn giận hoặc các xung động của mình, khiến họ dễ dàng hành động theo những cách gây hại cho người khác Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn nhân cách hoặc sử dụng chất gây nghiện, cũng có thể làm tăng nguy cơ phạm tội

Thiếu hiểu biết pháp luật cũng có thể là một yếu tố góp phần vào hành vi phạm tội

Những kẻ phạm tội có thể không nhận thức được tính nghiêm trọng của hành vi của mình hoặc hậu quả phải gánh chịu Họ có thể không biết rằng hành vi của mình là bất hợp pháp hoặc không hiểu rõ về hình phạt có thể áp dụng Thiếu hiểu biết pháp luật có thể đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi hoặc những người mới nhập cư

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có thể là những yếu tố khách quan quan trọng thúc

đẩy hành vi phạm tội Khi mọi người không thể tìm được việc làm hoặc không kiếm được đủ tiền để trang trải cuộc sống, họ có thể tuyệt vọng và tìm đến các hoạt động bất hợp pháp để kiếm sống Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể tạo ra một môi trường mà tội phạm trở nên phổ biến hơn, vì mọi người có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của mình

Ngày đăng: 29/04/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w