MỤC LỤC
Hành vi phạm tội: Tội “Cướp tài sản” sử dụng hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, còn tội cướp giật tài sản người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại ngã để cướp), đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được như trong tội “Cướp tài sản” mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản. Như vậy, tính công khai của tội phạm là yếu tố cơ bản để phân biệt hai tội danh này trên thực tế. Chuyển hóa tội phạm: Trường hợp người phạm tội sau khi đã cướp giật được tài sản nhưng sau đó bị hại hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa từ tội “Cướp giật tài sản” sang tội “Cướp tài sản”.
Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là: có từ năm lần trở lên phạm tội cướp tài sản mà trong đó có thể là đã từng bị kết án nhiều lần và tiếp tục tái phạm mặc dù tội trước đó chưa được xoá án tích trong hồ sơ tội phạm hoặc chưa hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự. Những cá nhân hoặc tổ chức này thường lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị cướp ( từ 11% đến 30% ) hòng chiếm đoạt hoặc tẩu thoát.
Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm liên quan đến các vật dụng để đe doạ hoặc gây thương tích cho nạn nhân để cướp tài sản,…. Phạm tội đối với người chưa đủ thành niên ( dưới 16 tuổi ), phụ nữ mà đặc biệt là mang thai, người già yếu và người không có khả năng tự vệ. Đây là tình tiết nếu bị điều tra được sẽ đưa vào khung hình phạt nặng đối với người phạm tội trộm cướp.
Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên ( Vụ án của bà Trương Mỹ Lan với con số nghìn tỷ ); Gây thương tích cho 1 hoặc nhiều người với thương tích cơ thể cao hơn 61% thậm chí chết người. Ngoài ra còn những trường hợp khác sẽ được xem xét mức phạt nặng hay nhẹ tương ứng với người phạm tội cướp tài sản.
Tỉ lệ phạm tội cũng có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm đặc biệt là tội phạm về tài sản như cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng và sự coi trọng vật chất có thể tạo ra một môi trường mà hành vi phạm tội được dung thứ hoặc thậm chí được khuyến khích. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý chẳng hạn như bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế và dễ bị kích động, cũng có thể góp phần vào hành vi phạm tội.
Họ có thể thiếu khả năng kiểm soát cơn giận hoặc các xung động của mình, khiến họ dễ dàng hành động theo những cách gây hại cho người khác. Khi mọi người không thể tìm được việc làm hoặc không kiếm được đủ tiền để trang trải cuộc sống, họ có thể tuyệt vọng và tìm đến các hoạt động bất hợp pháp để kiếm sống. Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể tạo ra một môi trường mà tội phạm trở nên phổ biến hơn, vì mọi người có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của mình.
Ảnh hưởng của ma túy, rượu bia: Sử dụng ma túy, rượu bia có thể làm giảm khả năng kiểm soát hành vi, dẫn đến những hành động bột phát, trong đó có tội phạm cướp tài sản. Ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi bạo lực: Tiếp xúc nhiều với các nội dung bạo lực có thể làm giảm sự nhạy cảm với bạo lực và tăng nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực, bao gồm cả tội phạm cướp tài sản. Ví dụ, để lộ tài sản có giá trị, đi lại một mình vào ban đêm hoặc ở những nơi vắng vẻ có thể làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Nếu các cơ quan thực thi pháp luật không có đủ nguồn lực hoặc không hiệu quả trong việc ngăn chặn và điều tra tội phạm, thì những kẻ phạm tội có thể hoạt động mà không sợ bị trừng phạt. Gây mất niềm tin vào các cơ quan chức năng: Nếu tội phạm cướp tài sản không được ngăn chặn và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mất niềm tin của người dân vào các cơ quan chức năng.
Người nào chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì..”. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống tội phạm cướp tài sản thông qua các phương tiện truyền thông tại các địa phương, báo chí, truyền hình, các trang mạng xã hội, …. Bằng cách nắm vững kiến thức về tội phạm cướp tài sản, chúng ta có thể đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật này, góp phần vào việc bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Các vụ án cướp tài sản được trình bày giúp chúng ta hiểu rừ hơn về bản chất và tớnh chất của tội phạm này trong thực tế, từ đú nhận thức được những hậu quả đáng lo ngại mà nó mang lại cho xã hội. Ngoài ra, trong phần hoàn thiện pháp luật về tội phạm cướp tài sản, các biện pháp cải thiện đã được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật trong việc ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm. Đề xuất này không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết mà còn đề cập đến các biện pháp thực tiễn và cụ thể, như việc tăng cường kiểm soát và giám sát, nâng cao năng lực cảnh sát và hệ thống tư pháp, cũng như tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền trong cộng đồng.
Bằng cách nắm bắt được tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp cụ thể, chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả trong việc đối phó với tội phạm cướp tài sản, từ đó đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự, an toàn, xã hội được duy trì và phát triển. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, kèm theo việc cải thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng quản lý, kiểm soát từ phía cơ quan chức năng. Chỉ khi có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ, chúng ta mới có thể ngăn chặn và hạn chế tối đa vấn đề tội cướp tài sản, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh và phát triển bền vững.
Dương Thị Cẩm Nhung ( Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế ), Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, truy cập tại https://lsvn.vn/hoan-thien-phap-luat-hinh-su-doi-voi-nhom- toi-xam-pham-so-huu-co-tinh-chiem-doat1639922285.html. Theo Tạp chí Cảnh sát nhân dân – Csnd.vn, Tội phạm xâm phạm sở hữu ở nước ta và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh trong tình hình mới, truy cập tại https://congan.travinh.gov.vn/ch26/304-Toi-pham-xam-pham-so- huu-o-nuoc-ta-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong- ngua-dau-tranh-trong- tinh-hinh-moi.html, truy cập ngày 16/4/2024.