1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

26 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Tuyết Nga

ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO



Trang 2

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng án treo 7

1.2.3 Hệ quả pháp lý của án treo: 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ÁN TREO Ở VIỆT NAM 16

2.1Thực trạng chung: 16

2.1.1 Vướng mắc trong việc áp dụng 16

2.1.2 Các vụ án thực tế 20

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cám mơn chân thành đến trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tạo môi trường học tập và tạo điều kiện về cơ sở vật chất với thiết bị hiện đại, đa dạng giúp sinh viên hứng thú trong việc học tập và rèn luyện Đặc biệt em xin cám ơn đến giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Tuyết Nga đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học và làm tiểu luận, đã có phương pháp giảng dạy hiện đại giúp chúng em không bị nhàm chán trong môn học pháp luật đại cương cứ ngỡ rằng chỉ có lý thuyết, nhưng các buổi học có tính thực tế cao Mỗi buổi học chúng em đều được đứng trước lớp thuyết trình vừa tạo được không khí hứng thú không bị nhàm chán, vừa tiếp nạp được kiến thức và đặc biệt là còn rèn luyện thêm được kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống và còn rèn luyện được thêm các kỹ năng tin học giúp ích cho công việc sinh viên sau này Và qua môn học chúng em được nhiều kiến thức bổ ích gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi sai xót kinh mong cô góp ý và xem xét để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa của đề tài

Hiện nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng án treo là một hình phạt Tuy nhiên, điều này là không đúng Án treo là một chế định pháp lý hình sự có liên quan đến việc chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi đáp ứng được một số những điều kiện nhất định Vậy án treo là gì? Phải đáp ứng điều kiện nào thì người phạm tội được hưởng án treo? Qua bài nghiên cứu này chúng ra sẽ hiểu rõ hơn về án treo trong pháp luật Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của chế định án treo, nội dung các vấn đề của án treo, phân biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định này.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Sử dạng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, thông kê qua đó rút ra kết luận, đề xuất nhằm đảm bảo chế định án treo sẽ được hoàn thiện hơn

4 Bố cục.

Chương 1: Khái quát chung về án treo trong Luật hình sự Việt Nam 1.1 Hình phạt trong pháp luật Việt Nam

1.2 Quy định của pháp luật về án treo Chương 2: Thực trạng áp dụng án treo ở Việt Nam 2.1 Thực trạng chung.

Trang 5

CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN TREO TRONGLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam1.1.1 Khái niệm hình phạt.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó

1.1.2 Mục đích của hình phạt.

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còngiáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạmtội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa vàđấu tranh chống tội phạm.

1.1.3 Hệ thống hình phạt và nguyên tắc áp dụng.

1.1.3.1 Khái niệm hệ thống hình phạt:

Là tổng thể các loại hình phạt do Nhà Nước quy dịnh trong luật hình sự, có sự liên kết chăt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định.

1.1.3.2 Phân loại hình phạt

Hình phạt chính: Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi

tội phạm tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính

- Cảnh cáo: Người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ

nhưng chưa đến mức miễn TNHS

- Phạt tiền: Áp dụng với nhóm tội:

+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định.

Trang 6

+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định

+ Đa số là các tội có tính chất vụ lợi, dùng tiền làm phương tiện phạm tội và một số tội phạm khác như đưa hương tiện giao thông không đảm bảo an toàn vào sử dụng…

- Cải tạo không giam giữ: Tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng

- Trục xuất: Buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ VN Có

thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Chỉ có thể là hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính là phạt tiền Nếu trục xuất là hình phạt chính thì hp bổ sung chỉ có thể là tịch thu tài sản, cấm cư trú

- Tù có thời hạn: Buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam

trong một hời hạn nhất định Là hình phạt hữu hiệu và khả thi nhất

- Tù chung thân: Là tù không thời hạn áp dụng với người phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng mà chưa đến mức tử hình Không áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội

- Tử hình: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội

đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Hình phạt bổ sung : Là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm hỗ trợ cho

hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt Không được áp dụng độc lập Có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm

Trang 7

-Cám đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh: Người bị kết án ở vị trí công việc đó có thể gây nguy hiểm cho xã hội

-Cấm cư trú: Không được cư trú tại một địa phương nhất định

-Quản chế: Buộc người bị kết án phải sinh sống làm ăn tại một địa

phương nhất định Bị tước một số quyền công dân nhất định theo Điều 44 BLHS

-Tước một số quyền công dân: Ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan

quyền lực nhà nước Làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang

-Tịch thu tài sản: Tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu

của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

1.2 Quy định của pháp luật về án treo1.2.1 Án treo

1.2.1.1 Khái niệm.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù Và án treo không được coi là một hình phạt.

1.2.1.2 Điều kiện để được hưởng án treo:

- Bị xử phạt tù không quá 3 năm - Nhân thân tốt

- Có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên  Tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật Hình Sự  Tình tiết giảm nhẹ do Hội đồng xét xử quyết định

Người phạm tội không có tình tiết tăng nặng thì phải đảm bảo có hai tình tiết giảm nhẹ, trong đó có một tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật Hình sự tại điều 51 như: người phạm tội đã bồi thường thiệt hại; người phạm tội ăn năn hối cải;

Trang 8

phạm tội lần đầu và là tội ít nghiêm trọng…Cộng với một tình tiết giảm nhẹ ngoài luật do Hội đồng xét xử quyết định Được ghi rõ trong bản án.

Người phạm tội có tình tiết tăng nặng theo điều 52 Bộ luật hình sự như: phạm tội có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên… thì người phạm tội phải có số tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên; trong đó có tối thiểu một tình tiết giảm nhẹ theo quy định của điều 51 Bộ luật hình sự như nêu ở trên.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng án treo.

1.2.2.1 Quyền của người được hưởng án treo:

Điều 5: nghị định 61/2000NĐ-CP, các quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo là:

- Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức đơn vị quân đội mà mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo công việc mà minh đảm nhiệm

- Người được hưởng án treo là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được học tập tại cở sở giáo dục, đào tạo thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

- Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.

- Người được hưởng án treo thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người

Trang 9

đang được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

- Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án

1.2.2.2 Nghĩa vụ của người hưởng án treo:

Điều 4: Nghị định 61/2000/NĐ-CP – Quy định việc thi hành hình phạt tùcho hưởng án treo

Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú.

- Ghi chép các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách.

- Chấp hành đầy đủ hình phạt bổ xung và bồi thường thiệt hại (nếu có).

- Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản cho người người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình Trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hay công an xã nơi người đó đến tạm trú.

- Làm bản tự kiểm điểm về quá trình tự rèn luyện, tư dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú

Trang 10

- Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tư dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách Báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục Đồng thời phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát giáo dục.

- Trong trường hợp người hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú

 Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

 Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

 Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

 Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

1.2.3 Hệ quả pháp lý của án treo:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không buộc người được kết án phải cách ly với xã hội Mà tạo điều kiện cho phạm nhân có cơ hội tự sửa đổi ở bên ngoài xã hội Tuy được ở bên ngoài xã hội nhưng họ phải chịu hậu quả pháp lý Họ sẽ bị tước đi một số quyền lợi của công dân, và phải chịu một hậu quả pháp lý đặc trưng của chế định án treo là phải chịu một thời gian thử thách

Trang 11

nhất định Khoản 1 điều 60 bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “…nếu xét thấy

không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn địnhthời gian thử thách từ một năm đến năm năm…”

1.2.3.1 Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của ántreo:

Thời gian thử thách được tòa án quyết định trong một khoảng thời gian xác định, trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự Xét theo từng trường hợp mà tòa án sẽ quyết định đúng đắn nhât về việc không áp dụng hình phạt đã được tòa án quyết định đối với phạm nhân mà thay vào đó sẽ tiến hành giáo dục riêng đối với người đó

Như vậy, mặc dù không bị cách ly khỏi xã hội nhưng họ vẫn phải chịu một thời gian thử thách nhất định Thời gian này được quyết định tùy từng trường hợp cụ thể nhưng trong một mức ấn định tối thiểu đến tối đa Thời gian thửu thách có tác dụng răn đe và giám sát người phạm tội, kiểm tra xem họ có tự cải tạo, giáo dục không, có tuân thủ các điều kiện mà tòa đặt ra và đe dọa họ nếu phạm tội mới thì sẽ phải chịu hình phạt nặng nề, tổng hợp cả hình phạt cũ và hình phạt của tội danh mới

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì mức thời gian ấn định thử thách không dưới 01 năm và không trên 05 năm

Trong Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định mối tương quan giữa mức hình phạt tù đã quyết định và thời gian thử thách áp dụng cho người được hưởng án treo là bao nhiêu, khi xét xử tòa án sẽ đánh giá nhân thân người phạm tội, xem xét các tình tiết giảm nhẹ và khả năng cũng như yêu cầu cải tạo, giáo dục người phạm tội mà ấn định một mức thời gian hợp lý, thông thường thì với mức phạt tù cao thì mức thời gian thử thách là dài và ngược lại Điều này dẫn đến việc không thống nhất trong ấn định thời gian thử thách

Trang 12

Vì vậy, tại Điều 3 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP đã quy định: “Khi cho

người bị xử phạt tù hưởng án treo, Toà án phải ấn định thời gian thử thách bằnghai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5năm”.

Thời gian thử thách có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, đó là khoảng thời gian cần thiết để khẳng định tính đúng đắn của án treo, khả năng cải tạo của người phạm tội Vì vậy, trong mọi trường hợp không thể vì lý do là đã tạm giam quá lâu mà miễn thời gian thử thách cho người phạm tội Miễn cho họ thời gian cải tạo thì án treo không còn ý nghĩa cải tạo gì đối với người phạm tội.

Về vai trò của cơ quan, chính quyền quản lý người được hưởng án treo trong thời gian thử thách Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó”.

Như vậy, người được hưởng án treo dù không phải cách ly khỏi đời sống xã hội song trong hoạt động bình thường của mình, họ phải chịu một sự giám sát, quản lý của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm Đây là một sự hạn chế riêng đối với những người được hưởng án treo Sự theo dõi, giáo dục của chính quyền địa phương với người được hưởng án treo nhằm đánh giá việc cải tạo của họ và tránh cho họ những ảnh hưởng xấu dẫn đến việc phạm tội Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương, của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội trong cải tạo người phạm tội được hưởng án treo là rất lớn Nhưng thực tế việc quản lý, giáo dục người phạm tội được hưởng án treo chưa đáp ứng nhiệm vụ đặt ra mặc dù luật tố tụng hình sự đã chỉ rõ các cơ quan có trách nhiệm theo dõi, giáo dục người phạm tội được hưởng án treo trong mọi trường hợp xảy ra… Nguyên nhân là từ sự phối hợp

Trang 13

không đồng bộ giữa tòa án nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trực tiếp có nhiệm vụ giáo dục người được hưởng án treo Việc thiếu một hệ thống các quy định về chế độ cải tạo người được hưởng án treo gây khó khăn cho cơ quan có trách nhiệm thực hiện công việc giáo dục và sự quy định không rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan này cũng gây ra những khó khăn cho việc quản lý người phạm tội được hưởng án treo, Do đó, nhằm đảm bảo tính răn đe của thời gian thử thách đối với người phạm tội được hưởng án treo cần có sự quy định định chặt chẽ thêm về vai trò của các tổ chức, cơ quan và chính quyền địa phương trong cải tạo người phạm tội được hưởng án treo, từ đó giúp họ quay trở lại làm người tốt.

Điều 4 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP quy định: “Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo; cụ thể như sau:

1 Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2 Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm

3 Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm

4 Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm

5 Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo,

Ngày đăng: 07/04/2024, 13:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w