Đoạn cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: “Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS ĐẶNG THÁI BÌNH
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
2 Cao Thị Hoài Hương 2253801012084
6 Nguyễn Thị Khánh Linh 2253801012112
Trang 28 Nguyễn Thị Cẩm Ly 2253801012120
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Mục Lục
Vấn đề 1: Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 1
Tóm tắt: Bản án số 886/2019/LĐ-PT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh 1 1.1: Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? 2 1.2: Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng Theo anh/chị, thông tin nào trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao? 2 1.3: Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa án như trên
có thuyết phục không? Vì sao? 3
Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng 3
Tóm tắt: Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; 3 Tóm tắt: Quyết định số 02/2022/DS-GĐT ngày 19/01/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 4 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 4 2.2: Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 5 2.3: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao? 6
Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được 7
Tóm tắt: Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 7 Quyết định số 21/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 7 3.1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS
2005 về chủ đề đang được nghiên cứu; 7
Trang 33.2: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? 8 3.3: Đối với Quyết định số 20, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 9 3.4: Đối với Quyết định số 21, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 10
Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản 10
Tóm tắt: Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương; 10 4.1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 11 4.2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? 12 4.3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 12 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 12 4.5: Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? 13 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)? 13 4.7: Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ 14
Trang 4Vấn đề 1: Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Tóm tắt: Bản án số 886/2019/LĐ-PT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: ông H, Bị đơn: công ty N
Nội dung bản án: Ông H và Công ty N thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện cơ bản, tài liệu này có xác nhận của ông H, tài liệu này không ghi nhận về địa điểm làm việc Sau thời gian thử việc, Công ty N ban hành hợp đồng lao động, trong đó xác định thời hạn làm việc là 1 năm, còn về địa điểm làm việc thì khác so với hợp đồng thử việc trước đó Công ty N đề nghị ông H kiêm thêm nhiệm vụ mới và đề xuất tăng mức lương, ông H xác nhận và xin đợi bản mô tả công việc cho vị trí mới
và yêu cầu ký hợp đồng lao động Hai bên chưa tiến hành ký hợp đồng lao động thì ông H xin quyết định thôi việc Ngày 26/10/2017, Công ty đề nghị ông H ký hợp đồng lao động, Công ty có ý kiến “công ty sẵn sàng ký hợp đồng, và nếu trong hợp đồng có vấn đề gì thì anh H phản hồi sớm để thay đổi hợp đồng” Ông H có ý kiến
là sẽ trả lời trước 4 giờ 00 phút ngày 31/10/2017 vì cần cân nhắc Công ty N đã gửi cho ông H bản dự thảo hợp đồng Ngày 2/11/2017, Công ty N yêu cầu ông H trả lời bằng văn bản chậm nhất là 17 giờ 00 phút ngày 2/11/2017 với nội dung “nếu không
có phản hồi nào bằng văn bản trong thời hạn nêu trên có nghĩa là ông không đồng ý
ký hợp đồng với công ty” Vào 17 giờ 37 phút ngày 2/11/2017, ông H trả lời bằng văn bản yêu cầu Công ty cung cấp bản dự thảo hợp đồng và phụ lục hợp đồng có đóng dấu của công ty Cũng trong ngày 2/11/2017, công ty N tiếp tục yêu cầu ông H trả lời lần cuối về việc ký hợp đồng lao động chậm nhất là 16 giờ 00 phút ngày 3/11/2017, nếu ông H không trả lời đồng nghĩa với việc ông H không đồng ý ký hợp đồng với công ty Ngày 3/11/2017, ông H thông báo sẽ trả lời sau ba ngày làm việc kể từ ngày 3/11/2017 Cùng ngày 3/11/2107, công ty N có văn bản yêu cầu ông
H không có mặt tại công ty từ sau 12 giờ 00 phút ngày 4/11/2017
Quyết định của Tòa sơ thẩm: Chấp nhận một phần khởi kiện của ông H Không chấp nhận yêu cầu phản tố của công ty N đối với ông H Tuyên bố Công ty N đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và yêu cầu Công ty N hủy thông báo ngày 3/11/2017 Đồng thời buộc Công ty N bồi thường cho ông H tiền lương trong những ngày không được làm việc và các khoản bồi thường khác
Quyết định của Tòa phúc thẩm: Không chấp nhận kháng cáo của ông H, chấp nhận kháng cáo của công ty N Sửa toàn bộ bản án sơ thẩm
Trang 51.1: Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng?
Đoạn cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
“Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì “1 Khi bên đề nghị có ấn định thời gian trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời gian đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được câu trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ” Với các tình tiết nói trên, giữa người lao động và người sử dụng lao động đã 3 lần ấn định thời gian trả lời về việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng hay không Do ông H không trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không chấp nhận giao kết hợp đồng lao động với công ty N Việc Công ty N có văn bản yêu cầu ông H không có mặt tại Công ty kể từ sau 12 giờ 00 phút ngày 4/11/2017
là phù hợp” 1
1.2: Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng Theo anh/chị, thông tin nào trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?
Thông tin trong bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng: “Công
ty N đã đề nghị với ông H về việc ký kết hợp đồng lao động và đã giao cho ông H bản dự thảo hợp đồng lao động chưa ký tên đóng dấu ” Tại cuộc họp, ông H có ý
kiến là cần xem xét hợp đồng và sẽ trả lời về việc giao kết hợp đồng trước 04 giờ 00 phút ngày 31/10/2017 Khi đến thời điểm ông H đã đề xuất với Công ty N sẽ trả lời
về việc giao kết hợp đồng cho Công ty N, nhưng ông H không trả lời Công ty N
Vào lúc 08 giờ 33 phút ngày 2/11/2017, Công ty giao cho ông Trần Viết H nhận Văn bản 01/2017/CV-KNE ký ngày 01/11/2017 yêu cầu ông H trả lời lần cuối bằng văn bản về việc ký hợp đồng lao động, gửi về địa chỉ Công ty chậm nhất là 17
giờ 00 phút ngày 02/11/2017, nội dung văn bản ghi rõ “Nếu không có phản hồi nào bằng văn bản trong thời hạn nêu trên có nghĩa là ông không đồng ý ký kết hợp đồng lao động với Công ty”
Ngày 02/11/2017, Công ty N tiếp tục có văn bản số 02/2017/CV-KNE yêu cầu ông H “trả lời lần cuối về việc ký hợp đồng lao động chậm nhất vào lúc 16 giờ
00 phút ngày 3/11/2017 để nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên theo đúng quy định của pháp luật Nếu quá thời hạn trên mà chúng tôi không nhận được trả lời bằng văn bản của ông về việc này, có nghĩa là ông không đồng ý ký kết hợp đồng lao động với Công ty”.
Vì vậy, theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng Ở
1 Bản án số 886/2019/LĐ-PT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.
2
Trang 6đây, bên đề nghị giao kết hợp đồng là Công ty N hướng tới người xác định là ông H
và nội dung đề nghị là nếu ông H không trả lời trong thời hạn này thì đồng nghĩa với việc ông H không đồng ý ký hợp đồng với công ty N Như vậy, phía Công ty N
đã có lời đề nghị giao kết hợp đồng với ông H về thời hạn trả lời và cách giải quyết khi ông H không trả lời
Và theo khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015, bên đề nghị giao kết hợp đồng
là Công ty N, công ty này hướng tới người xác định là ông H (bên được đề nghị) và nội dung đề nghị là nếu ông H không trả lời trong thời hạn này thì đồng nghĩa với việc ông H không đồng ý ký hợp đồng với Công ty N Như vậy, phía Công ty N đã
có lời đề nghị giao kết hợp đồng với ông H về thời hạn trả lời và các giải quyết khi ông H không trả lời
1.3: Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa
án như trên có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như trên là chưa thực sự thuyết phục Bởi áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định “nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên trả lời”.
Trong trường hợp này, ông H đã trả lời công ty N bằng một giao kết hợp đồng mới,
đó là ông H sẽ trả lời sau 3 ngày làm việc kể từ ngày 3/11/2017
Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng
Tóm tắt: Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Tóm tắt nội dung: Việc chuyển nhượng nhà đất diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất; Ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nhà đất, sửa lại nhà
và cho các cháu đến ở Trong khi đó gia đình ông Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự và bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con Mặc khác sau khi chuyển nhượng nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26/4/1996, ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng nhà trên phần đất còn lại
và trên thực tế vợ chồng ông Ngự bà Phấn đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có sự chuyển nhượng nhà đất giữa ông Ngự với vợ chồng bà Tý, ông Tiến, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng ông Tiến không biết là không có căn cứ
Hướng giải quyết của Tòa án: giữ nguyên bản án phúc thẩm, quyết định không chấp nhận kháng cáo của ông Lê Văn Ngự, giữ nguyên quyết định chấp nhận yêu cầu đòi
Trang 7lại nhà của vợ chồng bà Tý và buộc gia đình ông Ngự phải trả lại toàn bộ diện tích nhà đất
Tóm tắt: Quyết định số 02/2022/DS-GĐT ngày 19/01/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Nguyên đơn ông Trần Bá Lạc và bà Trần Thị Còi có một mảnh đất 300m2, ông Lạc viết và ký “Đơn xin tách đất cho con” cho bị đơn ông Đoàn Bá Nhất và bà Phạm Thị Phương nhưng chỉ ông Lạc ký còn bà Còi không ký Khi xây nhà kiên cố trên phần đất bị tách thì vợ chồng ông Lạc không phản đối mà còn sang hỗ trợ Việc ông Lạc cho đất vợ chồng ông Nhất nhưng và trong quá trình sử dụng đất của bị đơn thì
bà Còi biết mà không phản đối
Nhận định của Toà án: xác định diện tích đất 132.6m2 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Nhất và bà Phương Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm vì không đảm bảo quyền lợi đương sự
2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?
Vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng
Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015
Quy định: “Hợp đồng dân sự cũng được
xem là giao kết khi hết hạn trả lời mà
bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có
thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết.”
Quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Bộ luật này đã ghi nhận vai trò của im
lặng nhưng không nêu trong phần chấp
nhận giao kết hợp đồng mà trong phần
xác định thời điểm hợp đồng được giao
kết
Bộ luật hiện hành (BLDS 2015) theo hướng im lặng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ngoại trừ một số trường hợp
4
Trang 8- Như vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Đây là điểm mới tiến bộ của BLDS
2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng
2.2: Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài
Ở BLDS 2015 của Việt Nam đã quy định vấn đề này tại khoản 2 Điều 393:
“Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”
Vấn đề giao kết hợp đồng bằng hình thức im lặng trong pháp luật các nước: Nghiên cứu so sánh cho thấy bản thân sự im lặng không đủ để xác định có chấp nhận hay không chấp nhận giao kết hợp đồng Ví dụ, theo Điều 2.1.6 Bộ nguyên tắc Unidrot: “Bản thân sự im lặng bay bất tác vi không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” Quy định này cũng ghi nhận tại Điều 2:204 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng Tương tự, theo Điều 18 khoản 1 Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: “sự im lặng hoặc không phản ứng của bên được chào hàng không được coi là chấp nhận chào hàng.”
Sự im lặng không đủ để khẳng định sự chấp nhận hợp đồng cũng như thừa nhận trong pháp luật thực định của Đức, Anh, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Italia, Đan Mạch, Tây Ban Nha,
Ở Anh, một nghiên cứu đã khẳng định rằng “quy định thực sự là: im lặng không thể được nhìn nhận như đương nhiên chấp nhận” Pháp mới sửa đổi Bộ Luật dân sự vào năm 2016 trong đó có bổ sung quy định về im lặng trong giao kết hợp
đồng tại Điều 1120 với nội dung: “im lặng không có giá trị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp Luật, tập quán, quan hệ thương mại hay hoàn cảnh đặc biệt suy luận khác”.
Như vậy, nhìn chung có thể thấy, hầu hết quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng không công nhận sự im lặng là đương nhiên chấp nhận trong giao kết hợp đồng Tuy nhiên, lại xuất hiện một số ngoại lệ:
- Thứ nhất, một số nước như ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, … sự im lặng có thể được suy luận là chấp nhận hợp đồng nếu tồn tại một thói quen hay tập quán ở một ngành nghề nào đó cho rằng sự im lặng của một bên được hiểu là sự chấp nhận hợp đồng
- Thứ hai, sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếu như giữa các bên đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đó thông qua việc ký kết lặp đi, lặp lại hợp đồng có cùng bản chất
- Thứ ba, nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của bên được đề nghị thì sự im lặng cũng được suy luận là chấp nhận
Trang 92.3: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao?
Có thuyết phục Vì:
Đầu tiên, nội dung của Án lệ số 04/2016/AL: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định
là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất”
Áp dụng Án lệ số 04/2016/AL vào Quyết định số 02/2022/DS-GĐT
Năm 1981, ông Đoàn Bá Lạc và bà Trần Thị Còi nhận chuyển nhượng đất 300m2 Năm 1986, ông Lạc viết và ký ”Đơn xin tách đất cho con” rồi giao cho ông Nhất nhưng không bàn bạc với bà Còi Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất và xây nhà kiên cố của bị đơn thì bà Còi biết nhưng không phản đối, ngược lại còn hỗ việc làm
nhà Như vậy đã thoả sự kiện pháp lý: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng”.
Năm 1985, ông Nhất có nhờ ông Lạc mua hộ đất Ông Lạc không mua được nên đã
tự nguyện tách một phần đất của mình cho ông Nhất, bà Phương để đối trừ vào tiền bán đài, tiền mua xi măng ông Nhất đã đưa ông Lạc khi ông Lạc xây nhà Trong quá trình sử dụng thì ông Nhất có nộp tiền thuê đất và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được đo đạc đất Ông Nhất ký với tư cách là chủ
sử dụng đất Từ đây đã thoả sự kiện pháp lý của Án lệ số 04/2016/AL “nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai”.
Bà Còi tuy không ký nhưng hỗ trợ làm nhà cho ông Nhất và bà Phương và biết ông Lạc cho đất nhưng không có ý kiến Và bà Còi sống trong căn nhà mà được xây từ tiền xi măng của ông Nhất nên bà Còi cùng sử dụng số tiền được coi là tiền chuyển nhượng đất của ông Nhất Bà Còi còn sinh sống gần thửa đất, biết mà không phản đối dù căn nhà của ông Nhất và bà Phương là căn nhà kiên cố mà còn hỗ trợ làm
nhà Cho nên đã thoả sự kiện pháp lý “người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất”.
Từ các phân tích trên thì việc áp dụng Án lệ số 04/2016/AL vào Quyết định số 02/2022/DS-GĐT là hoàn toàn thuyết phục
6
Trang 10Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được
Tóm tắt: Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Nguyên đơn: Bà Lê Thị Hẹ Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nếch
Nội dung bản án: Bà Hẹ chuyển nhượng 142,5m2 diện tích đất cho bà Nếch hai lần với tổng giá trị là 1.887.500.000đ, 55,5m2 còn lại thuộc quyền sử dụng của bà Hẹ
Do 142,5m2 đất chuyển nhượng không đủ điều kiện tách thửa và cũng không ký được hợp đồng chuyển nhượng có công chứng nên bà Nếch yêu cầu bà Hẹ ký hợp đồng chuyển nhượng với toàn bộ diện tích 198m2 Do tin tưởng nên bà Hẹ không đọc kỹ hợp đồng có nội dung chuyển 198m2 nên bà yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai bên, bà Hẹ trả bà Nếch số tiền đã nhận Ngày 27/10/2011, vợ chồng bà Hẹ và bà Nếch ký Hợp đồng chuyển nhượng 198m2 diện tích đất với giá 1.500.000.000đ, 19/11/2015 ký hủy bỏ hợp đồng và ký hợp đồng chuyển nhượng 198m2 diện tích đất với giá 500.000.000đ nhằm giảm thuế Thực tế 142,5m2 đất do bà Nếch, ông Cương quản lý sử dụng, 55,5m2 vẫn do bà Hẹ, ông Mật quản lý sử dụng Như vậy, vợ chồng bà Hẹ đã thỏa thuận chuyển nhượng phần đất trồng cây lâu năm không đủ điều kiện tách thửa là đối tượng của hợp đồng không thực hiện được Tòa tuyên Hợp đồng này vô hiệu
Quyết định Tòa án: “Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 268/2020/DS-GĐT ngày 28/12/2020 của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 476/2020/DS-PT ngày 5/6/2020 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh” 2
Quyết định số 21/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3.1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015
và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;
Thay đổi thứ nhất: BLDS 2015 bãi bỏ việc quy định đối với những loại hợp đồng “được ký kết” Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 quy định về Hợp đồng dân sự
vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được: “Trong trường hợp ngay từ khi
ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu”.
Như vậy, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì sẽ bị vô hiệu ngay từ khi ký kết, điều đó đồng nghĩa với việc điều luật này chỉ chi phối những
2 Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.