1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp Đồng và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp Đồng chỉ ra những thiệt hại có thể Được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Chỉ ra những thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại?
Tác giả Nguyễn Viết Toàn
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 98,93 KB

Nội dung

Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, trách nhiệm bồi thường trong dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Đề Tài : Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Chỉ ra những thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại?

Sinh viên thực hiện Nguyễn Viết Toàn

Trang 2

Hà Nội ,ngày 12 tháng 3 năm 2024

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

II PHẦN NỘI DUNG 3

1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3

2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4

2.1 Có thiệt hại thực tế xảy ra 4

2.2 Có hành vi trái pháp luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái luật 6

2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật 6

2.4 Người gây ra thiệt hại có lỗi 7

3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 8

4 Những thiệt hại được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại 10

4.1 Những trường hợp tài sản gây thiệt hại 10

4.2 Những thiệt hại có thể được bồi thường 10

III PHẦN KẾT LUẬN 12

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật quan trọng của luật dân sự Trong lịch sử pháp luật việc bồi thường dân sự thường được giải quyết bằng phạm trù đạo đức, khi xã hội chưa có nhà nước, chưa có pháp luật vấn

đề bồi thường dân sự được giải quyết theo phong tục tập quán của từng bộ tộc người hoặc của từng nhóm người Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, trách nhiệm bồi thường trong dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân

sự thường hết sức da dạng phức tạp, khó giải quyết, khó xác định các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật này Việc phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một đề tài có tính cấp thiết cao về mặt lý luận, thực tiễn, khoa học và xã hội Việc nghiên cứu đề tài này góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Tập trung nghiên cứu về các điều kiện phát sinh và nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Cùng với

đó phân tích và chỉ ra những thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại

II PHẦN NỘI DUNG

1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại Điều 275 BLDS 2015, một trong những căn cứ làm phát

Trang 4

sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại

Chương XX BLDS 2015 về “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng” Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm,

nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm,…

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu: trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lí của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào Theo

đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lí dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ hoặc tài sản mà chủ thể đó chiếm hữu, quản lý gây ra thiệt hại cho chủ thể khác

2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều kiện là các cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một hoặc nhiều chủ thể nhất định trước một hoặc nhiều chủ thể bị gây thiệt hại Bộ luật dân sự không có quy định

cụ thể về các căn cứ này, tuy nhiên các căn cứ ấy có thể được nhận thấy thông qua quy định cụ thể tại khoản 1 điều 584 của

bộ luật này : “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Mặc dù các căn cứ, như đã nói ở trên, không được quy định trực tiếp trong BLDS nhưng lại được nghị quyết số 02/2022/NQ-HDTP đề cập một cách cụ thể Nghị quyết này tại mục 2.1 đã khẳng định Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự phát sinh khi

có đầy đủ các yếu tố sau đây: (i) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi

Trang 5

ích hợp pháp khác của người khác; (ii) Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại

2.1 Có thiệt hại thực tế xảy ra

Khái niệm thiệt hại: là sự giảm sút các lợi ích tài sản hoặc các lợi ích nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại sẽ chắc chắn có được trong tương lai trong một điều kiện bình thường nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra

Các loại thiệt hại:

+ Thiệt hại về vật chất: Gồm thiệt hại vật chất do tài sản, do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: các lọai thực hiện này được quy định cụ thể trong BLDS từ các Điều 589 đến 592 Cũng cần lưu ý là ngòai các Điều luật này, BLDS 2015 còn có các quy định mới được bổ sung tại các Điều

606 & 607 dẫn đến cách hiểu rằng còn có những dạng thực hiện khác Điều này là hòan tòan dễ hiểu khi mà mồ mả và thi thể không thể được coi là tài sản theo nghĩa truyền thống cũng như thực tế

+ Thiệt hại về tinh thần:

Theo NQ 02, các thiệt hại tinh thần được hiểu như sau:

+ Thiệt hại về tinh thần của cá nhân: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm,

bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu

nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu (mô tả qua các tình huống phát tán ảnh khỏa thân để đánh ghen, việc hủy họai khuôn mặt dẫn đến khó khăn trong giao tiếp hay trong họat động nghề nghiệp )

+ Thiệt hại về tinh thần của tổ chức: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là

Trang 6

pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín

nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu Lưu ý là

sự giảm sút uy tín này thực sự có ảnh hưởng đến họat động bình thường của tổ chức, đó có thể là uy tín và thu nhập trong kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hình ảnh xã hội của các tổ chức từ thiện

- Thiệt hại với tư cách là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường phải có các đặc tính sau:

+ Là thiệt hại thực tế: thiệt hại là có thực, có thể nhận thức được

và không phải là các thiệt hại có tính chất tưởng tượng và cũng không phải là các sự giảm sút lợi ích mà không chắn chắn có được

+ Thiệt hại phải có thể được tính thành tiền: dù qua bất kỳ

phương tiện nào và cách thức tính tóan nào thì thiệt hại phải được tính tóan thành một lượng tiền tệ nhất định, làm cơ sở đầu tiên cho việc bồi thường

+ Thiệt hại phải có quan hệ mật thiết với hành vi gây thiệt hại: nói cách khác quan hệ giữa 2 yếu tố này là không “quá xa” Trong khi việc xác định thiệt hại vật chất khá rõ ràng, chi tiết, cụ thể thì việc xác định thiệt hại tinh thần phức tạp và khó khăn hơn vì thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là không giống nhau Bởi vậy, việc xác định chính xác thiệt hại xảy ra là cơ sở quan trọng để xác định chính xác mức bồi thường trong từng vụ việc Khi xác định thiệt hại cần phải dựa trên những căn cứ khách quan để tính toán ra một khoản bồi thường cụ thể, chính xác

2.2 Có hành vi trái pháp luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật Như vậy hành vi gây thiệt hại

có thể tồn tại cả ở dạng không hành động (như không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay không áp

Trang 7

dụng các biện pháp cần thiết để quản lý súc vật hay ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) tuy trên thực tế hành vi gây thiệt hại dưới dạng hành động vẫn phổ biến hơn

Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức: xuất phát từ đặc tính của pháp luật, hành vi trái pháp luật trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác trong xã hội hoặc gián tiếp gây hại cho trật tự pháp luật Trong phạm vi vấn

đề bồi thường thiệt hại nói chung, hậu quả này chính là các thiệt hại thực tế Cũng cần nhấn mạnh rằng có nhiều dạng hành

vi trái pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chỉ

những hành vi đi kèm với các căn cứ còn lại mới làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 đó là bổ sung căn cứ tài sản gây thiệt hại trái luật được quy định tại khoản 3 điều 584: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở

hữu ,người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại , trừ trường hợp phát sinh theo quy định tại khoản 2 điều này” Tuy nhiên đây là quy định mang tính nguyên tắc chung được áp dụng khi không có quy định riêng với từng

trường hợp

2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Theo NQ 02 thì mối quan hệ nhân quả được diễn giải là:

“Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”

Thứ nhất hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại: trong hầu hết các trường hợp, để có thiệt hại thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân lại đóng vai trò khác nhau, có những nguyên nhân chỉ nên được coi là điều kiện, là tiền đề trong khi các nguyên nhân khác đóng vai trò quyết định (chẳng hạn đường trơn do mưa cũng là

nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng việc lưu thông xe quá tốc

độ là lý do chủ yếu) Như vậy, để xác định hành vi trái pháp luật

có là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hay không cần phải xem xét sự “đóng góp” của hành vi trái pháp luật vào việc xảy ra thiệt hại Theo lý luận truyền thống thì hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân quyết định, chi phối, trực tiếp dẫn đến

Trang 8

thiệt hại Nhưng cần lưu rằng các hành vi gián tiếp vẫn có thể được coi là nguyên nhân chính của thiệt hại nếu chúng dẫn dắt đến các hành vi khác có tính dây chuyền và cuối cùng mới đến thiệt hại

Thứ hai: thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Nói cách khác, với các hành vi trái pháp luật đã thực tế xảy ra cùng với các điều kiện khách quan thì thiệt hại là không thể tránh khỏi (có thể tham khảo ví dụ về việc hành khách bị trộm tài sản trong lúc bất tỉnh vì tai nạn giao thông để làm rõ vấn đề này)

2.4 Người gây ra thiệt hại có lỗi

Xét về hình thức thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lỗi

cố ý và lỗi vô ý

+ Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và

mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra

+ Lỗi vô ý là trường hợp một người không thể thấy trước hành

vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành

vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại

sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được

Những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì không có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại nên họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trong trường hợp này thì cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải chăm sóc, giáo dục, quản lý người gây thiệt hại được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện nghĩa vụ trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình

Lỗi của pháp nhân, cơ quan nhà nước trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định thông qua lỗi của nhân viên các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao Vì

Trang 9

vậy, các cơ quan này phải bồi thường thiệt hại do thành viên của họ gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được giao

Lỗi là yếu tố cần phải xem xét khi xác định trách nhiệm pháp

lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi theo quy định tại Điều 601, Điều 604, Điều 605 BLDS Những trường hợp này được coi là trách nhiệm khách quan của chủ sở hữu tài sản mà pháp luật quy định dựa trên nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu

Theo nguyên tắc chung, mọi trách nhiệm pháp lý đều phải có yếu tố lỗi nếu không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý trừ một số trường hợp luật quy định cụ thể như trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Vấn đề mới của BLDS 2015 là "lỗi suy đoán", có nghĩa là gây thiệt hại là có lỗi mà không cần phải chứng minh Người gây thiệt hại chứng minh do bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị hại có nghĩa

là họ không có lỗi cho nên không bồi thường Tuy nhiên, trong trách nhiệm dân sự thì yếu tố lỗi có thể được xác định cụ thể nhưng cũng có thể suy đoán là lỗi cố ý hoặc vô ý (Điều 364 BLDS) Yếu tố lỗi có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm dân sự và trong việc xét giảm mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại Theo đó, người gây thiệt hại không phải chịu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng: đây là những sự kiện mang tính chất khách quan mà người gây thiệt hại không lường trước được và mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể tránh được thiệt hại xảy ra

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ

trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy đinhk khác: trường hợp này nguyên nhân chính gây ra thiệt hại là hành vi

cố ý của người bị hại, cho nên người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại Ví dụ, A đang lái xe trên đường (tuân thủ đúng mọi quy định về điều khiển phương tiện giao thông do luật quy định) thì B lao đầu vào xe A để tự tử Hoặc trường hợp người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại do pháp luật

Trang 10

quy định Ví dụ, tàu hỏa cán phải người đang ngủ trên đường ray

Nguyên nhân gây thiệt hại có thể là do hành vi của con người hoặc có thể do tài sản gây ra Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, tuy nhiên nếu tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người sử dụng phải bồi thường thiệt hại Khi tài sản gây thiệt hại thì yếu tố lỗi của người quản lý được suy đoán là bất cẩn trong việc trông coi quản lý tài sản

3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Các nguyên tắc cần tuân thủ trong xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy đinh cụ thể tại Điều 585 BLDS

2015 Cụ thể như sau:

Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Bồi thường toàn bộ được hiểu là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó Bồi thường kịp thời là việc bồi

thường được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại

- Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình

Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên

sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi

thường toàn bộ thiệt hại Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường cho người chịu trách nhiệm bồi

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w