1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty cổ phần giao nhận ngoại thương (vnt logistics)

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Xét cân đối giữa Nguồn vốn chủ sở hữu với Tổng Tài sản hoạt động: Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản hoạt động chủ yếu và nguồn vốn để đánh

Trang 1

VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

THIẾT KẾ MÔN HỌC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện

tử, ngành logistics đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tình hình khủng hoảng Biển Đỏ - một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã có những diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều thách thức chưa từng có đối với các doanh nghiệp vận tải logistics Tại Việt Nam, VNT Logistics là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này Bài Thiết kế môn học này nhằm phân tích sâu vào hoạt động kinh doanh của VNT Logistics trong năm 2024, đánh giá những thành công, thách thức mà công ty đang đối mặt, cũng như đưa ra những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai, góp phần vào sự phát triển chung của ngành logistics Việt Nam Không chỉ có tình hình chính trị là tác nhân gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế mà

sẽ có rất nhiều yếu tố khác tác động đến nền kinh tế làm kinh tế liên tục thay đổi

“Thương trường là chiến trường” nên doanh nghiệp nào có khả năng thích nghi nhanh, biến khó thành thuận sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, còn doanh nghiệp nào

có khả năng thích nghi kém trước những biến động của nền kinh tế sẽ rất khó tồn tại lâu

Vậy để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải biết khai thác và phối hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp mình Muốn vậy doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh tế để khắc phục những điểm yếu, tìm ra các nguyên nhân, tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tìm ra phương hướng và biện pháp cải tiến những khả năng tiềm tàng, đưa doanh nghiệp đạt tới hiệu quả cao hơn

Hiện là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải biển nên trong thiết kế môn học Phân tích hoạt động kinh doanh lần này với đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN” của một doanh nghiệp em chọn “Công ty cổ phần Giao nhận vạn tải Ngoại thương (VNT Logistics)” để làm

đề tài trên

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Giới thiệu chung

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG (VNT LOGISTICS là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực vận tải và hậu cần với hơn

27 năm kinh nghiệm, hoạt động mạnh trong các lĩnh vực về kho bãi, đóng kiện, đóng gói, vận chuyển hàng không, đường bộ, đường biển và đại lý khai báo hải quan,….Với sự am hiểu sâu sắc về ngành nghề và sự ứng dụng linh hoạt của công nghệ thông tin toàn cầu trong quản lý, công ty mang lại cho khách hàng những giải pháp vận chuyển tối ưu, phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh và những yêu cầu đặc biệt

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương;

- Tên tiếng Anh: VNT Logistics;

- Tên viết tắt: VNT;

- Vốn điều lệ của Công ty là 166.994.970.000 đồng;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103002086 thay đổi lần thứ 15 ngày 30/11/2018 tại Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội;

- Trụ sở chính: Số 2 Bích Câu, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa,

ký thay đổi lần 2 ngày 23 tháng 8 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố

Hà Nội cấp và các Giấy chứng nhận thay đổi sau đó với lần thay đổi gần đây nhất

là vào ngày 31 tháng 5 năm 2023

VNT Logistics hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong ngành giao nhận vận chuyển và logistics Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty mở rộng quy mô xây dựng chi nhánh Hải Phòng (115 đường Trần Hưng Đạo, Quận Hải An,

Trang 4

TP Hải Phòng) Ngày 3 tháng 6 năm 2019, Công ty mở chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Tầng 5 khu C Tòa nhà Waseco (số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM); Ngày 08 tháng 06 năm 2002, Công ty mơ chi nhánh Bắc Ninh (Tầng 6 tòa nhà VNPT, 33 Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư 100% vốn thành lập công ty con là Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Hà Thành (Hanotrans) có cùng địa chỉ giao dịch với công ty mẹ

VNT Logistics hiện có 5 khối và các bộ phận kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực giao nhận vận tải, đóng gói, kho bãi VNT Logistics hiện đang cung cấp 10.000 m2 kho được bảo hiểm (bao gồm kho CFS và kho ngoại quan); 50.000 m2 sân bê tông để lưu giữ hàng hóa

Sau hơn 24 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, chúng tôi đã ký kết hợp đồng để trở thành Tổng đại lý của các hãng tàu lớn như Maersk, MSC, CMA, MOL, NYK, KLINE, APL, SITC, COSCO, ONE, Yangming, Evergreen, Hamburg Sud, Biendong, Vinaline,

VNT Logistics là một trong những đơn vị đầu tiên được Tổng cục Hải quan quyết định công nhận là Đại lý làm thủ tục hải quan Đội ngũ chuyên viên làm công tác khai báo hải quan của VNT Logistics đều có chứng chỉ hành nghề của Tổng cục Hải quan và có rất nhiều năm kinh nghiệm làm việc Hiện tại, chúng tôi đại diện làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng đạt trên 20.000 tờ khai hải quan mỗi năm, tương đương với 50.000 Tues hàng hóa

- Năm 2004: Thành lập công ty con Công ty TNHH giao nhân vận tải Hà Thành - Hanotrans

Trang 5

- Năm 2006: VNT Logistics kỷ niệm 10 năm thành lập và vinh dự nhận huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng các thành phần kinh doanh xuất sắc

- Năm 2011: Thay đổi thương hiệu mới từ VINATRANS HA NOI sang VNT Logistics

- Năm 2017: VNT logistics kỷ niệm 20 năm thành lập

- Năm 2019: Chính thức thay đổi công ty thương hiệu và logo

Hình 1: Logo và nhận diện thương hiệu của VNT Logistics

1.3 Lĩnh vực hoạt động

- Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận tải hàng xuất nhập khẩu; bốc xếp, giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ, quá tải;

- Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;

- Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và ngoài nước;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa và quá cảnh;

- Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng pháp luật;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu;

- Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (thủ tục hải quan, tái chế, bao bì, kiểm kiện hàng hóa xuất nhập khẩu);

- Kinh doanh vận tải hàng hóa đa phương thức; vận tải hàng không, vận tải đường bộ, vận tải đường biển, logistics tích hợp, kho bài và phân phối, cảng biển,

Trang 6

- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa;

- Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại;

- Môi giới hàng hải;

- Đại lý tàu biển

- Bưu chính: kinh doanh dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế;

- Chuyển phát: kinh doanh dịch vụ chuyển phát trong nước và quốc tế

Trang 7

- Công ty CP Cảng Mipec (MPC Port)

 Các Văn phòng, Chi nhánh trên toàn quốc:

- Chi nhánh VNT Logistics Hà Nội;

- Chi nhánh VNT Logistics Hải Phòng;

- Chi nhánh VNT Logistics Quảng Ninh;

- Chi nhánh VNT Logistics Đà Nẵng

1.6 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNT Logistics (nguồn: https://vntlogistics.com/gioi-thieu/so-do-to-chuc/ )

- Khối kinh doanh: chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn

đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn

về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan

hệ với khách hàng

- Khối dịch vụ khách hàng: tư vấn, giải đáp các thắc mắc về dịch vụ cho khách hàng

Trang 8

- Khối hiện trường: tiếp nhận, xử lý chứng từ, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa lưu thông nhanh chóng và hiệu quả

- Phòng tài chính - kế toán:

+ Thực hiện những công việc liên quan đến kế toán, thuế, lập báo cáo quản trị, doanh thu, tài chính cuối năm, tổng hợp làm báo cáo thường niên gửi ban giám đốc khi được yêu cầu

+ Phối hợp với phòng kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ cho công ty;

+ Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh

- Phòng hành chính - nhân sự: chịu trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức nhân sự trong công ty như: thưởng phạt, kiểm soát tài chính

về các thiết bị văn phòng, tài sản, văn thư như: fax, giấy tờ, văn bản và thiết bị phục vụ văn phòng khác

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY 2.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty

Đánh giá tình hình tài chính của công ty là một hoạt động quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính, khả năng sinh lời và sự ổn định của doanh nghiệp Việc đánh giá này giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn

Các yếu tố chính cần xem xét khi đánh giá tình hình tài chính:

- Báo cáo tài chính: Bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình

tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Các chỉ tiêu tài chính:

+ Khả năng thanh toán: Đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc

trả các khoản nợ đến hạn Các chỉ tiêu thường dùng: tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu,

Trang 9

+ Khả năng sinh lời: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Các chỉ tiêu thường dùng: lợi nhuận ròng trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu,

+ Khả năng hoạt động: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh

nghiệp Các chỉ tiêu thường dùng: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu,

+ Cấu trúc vốn: Đánh giá sự cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay

- Các yếu tố bên ngoài:

+ Tình hình kinh tế vĩ mô: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách của nhà

nước

+ Ngành: Tình hình cạnh tranh, chu kỳ ngành

+ Khách hàng và nhà cung cấp: Khả năng thanh toán của khách hàng, sự

ổn định của nhà cung cấp

2.1.1 Xét cân đối giữa Nguồn vốn chủ sở hữu với Tổng Tài sản hoạt động:

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản hoạt động chủ yếu và nguồn vốn để đánh giá chính xác, khách quan và toàn diện tình hình quản lý chiến lược của doanh nghiệp có hiệu quả không để từ đó đánh giá chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Việc này còn giúp xác định những khó khăn tồn đọng để đề ra những biện pháp khắc phục và tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Từ đó, có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp

Mục đích đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu có đảm bảo đáp ứng được cho các tài sản hoạt động vào đúng mục đích hay chưa

Từ bảng cân đối kế toán, ta thống kê nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp theo bảng dưới đây:

Đvt: Đồng

Trang 10

Bảng 1: Xét cân đối vốn chủ sở hữu và tài sản hoạt động

Nhận xét:

STT CHỈ TIÊU

QUÝ II NĂM 2024

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH (%)

Trang 11

- Vốn chủ sở hữu quý III năm 2024 đạt 214.046.485.836 đồng; giảm

2.666.194.932 đồng tương ứng mức giảm 1,23% so với quý II năm 2024

- Tài sản hoạt động quý III năm 2024 giảm 39.545.378.296 đồng so với quý

II năm 2024, tương ứng mức giảm 3,07% Chỉ tiêu tài sản hoạt động giảm chủ yếu

do sự giảm của hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản cố định

Qua bảng trên ta thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu của cả 2 quý trong năm đều

nhỏ hơn so với tài sản hoạt động Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị thiếu

hụt vốn, vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu, cho

nên doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn từ các nguồn

khác để trang trải cho doanh nghiệp Cụ thể như sau:

- Quý II năm 2024: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 216.712.680.768

đồng, trong khi tài sản hoạt động là 1.289.226.305.938 đồng, lượng chênh lệch là

1.072.513.625.170 đồng

- Quý III năm 2024: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 214.046.485.836

đồng, chênh lệch với tài sản hoạt động 1.035.634.441.851 đồng

2.1.2 Xét cân đối giữa Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay với Tổng Tài sản

hoạt động

Mục đích cho thấy việc doanh nghiệp vay thêm tiền cho nguồn vốn có thực

sự mang lại hiệu quả và phân bổ vào đúng mục đích hay chưa

SO SÁNH

Trang 12

3 Vay và nợ thuê tài

tương đương tiền 109.266.810.768 114.933.822.462 105,19 5.667.011.694

2 Đầu tư tài chính

- Vốn chủ sở hữu và vốn vay ở quý III năm 2024 đạt 521.479.445.561 đồng;

giảm 19.862.967.352 đồng tương ứng mức giảm 3,67% so với quý II năm 2024

- Tài sản hoạt động ở quý III năm 2024 giảm 39.545.378.296 đồng so với

quý II năm 2024, tương ứng mức giảm 3,07%

Qua bảng trên ta thấy: Sau khi đi vay, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay

của cả 2 quý năm 2024 đều nhỏ hơn so với tài sản hoạt động Điều này chứng tỏ

công tác quản lý vốn thật sự không hiệu quả Bởi vì doanh nghiệp đã đi vay, phải

Trang 13

trả thêm chi phí lãi vay vừa làm tăng chi phí mà vẫn thiếu hụt vốn, không đủ trang tải cũng như không đáp ứng đủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này

sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Cụ thể thay đổi như sau:

- Quý II năm 2024: Vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp là 541.342.412.913 đồng, chênh lệch một lượng 747.883.893.070 đồng so với tài sản

hoạt động là 1.289.226.305.983 đồng

- Quý III năm 2024: Vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp là 521.479.445.561 đồng, chênh lệch một lượng 728.201.482.126 đồng so với tài sản hoạt động là 1.249.680.927.687 đồng Mức chênh lệch này giảm xuống 2,63% tương ứng 19.682.410.944 đồng so với quý II năm 2024

2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát được các chi phí, tối ưu hóa các nguồn thu, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, tăng cường khả năng thanh toán và duy trì sự ổn định tài chính Từ đó giúp doanh nghiệp so sánh được với các đối thủ cạnh tranh, các tiêu chuẩn ngành, các chỉ tiêu quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường

Trang 15

Qua số liệu trên ta thấy:

- Doanh thu thuần về BH và CCDV tăng trưởng khá tốt trong Quý III so với Quý II, cụ thể là tăng 18,789,637,393 đồng tương ứng mức tăng là 4.91%, cho thấy công ty đang mở rộng thị trường và tăng cường bán hàng

- Lợi nhuận gộp giảm: Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận gộp lại giảm mạnh từ 22,580,309,879 đồng còn 17,215,064,284 đồng, điều này cho thấy chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn so với doanh thu Lợi nhuận gộp giảm có thể

do giá vốn hàng bán, giá nguyên vật liệu tăng, hiệu quả sản xuất giảm, hoặc cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt

- Chi phí tài chính tăng: Chi phí lãi vay tăng đáng kể, ở quý III tăng 508,951,789 đồng so với quý II, tương ứng mức tăng 12.99% Chi phí tăng có thể

do công ty tăng vay vốn để mở rộng hoạt động hoặc do lãi suất thị trường tăng,

Dù là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc tăng chi phí lãi vay là không tốt,

có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty Do đó, công ty cần xem xét lại cấu trúc vốn và tìm cách giảm chi phí tài chính

- Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh: Kết quả kinh doanh tổng thể của công ty trong Quý III giảm sút đáng kể so với Quý II Ở quý II đang có LNST là 4,085,794,870 đồng vậy mà cuối quý III LNST xuống mức âm là (2,666,194,932) đồng Kết quả kinh doanh giảm sút đáng kể cho thấy công ty đang gặp khó khăn

trong việc duy trì lợi nhuận

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đang bị ảnh hưởng khá tiêu cực, theo em nguyên nhân lớn nhất là do tình hình căng thẳng chính trị leo thang ở

Trang 16

Trung Đông và châu Âu Cuộc khủng hoảng từ khoảng tháng 11 năm 2023 đến khoảng cuối tháng 3 năm 2024 ở Biển Đỏ và Vịnh Aden-nơi diễn các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen đã liên tục tấn công các tàu chở hàng, khiến tuyến đường biển huyết mạch nối châu Á với châu Âu qua kênh đào Suez trở nên mất an toàn và phải thay đổi tuyến đường cũng như kéo dài thời gian vận chuyển Điều này khiến cho các doanh nghiệp vận chuyển tốn thêm nhiều chi phí nhiên liệu, phí bảo hiểm, giá cước vận chuyển tăng cao trong khi nhu cầu về khối lượng hàng hóa lại giảm trong tình hình căng thẳng như vậy Vì thế, doanh nghiệp rơi vào tình trạng lợi nhuận âm là dễ hiểu, tuy nhiên doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp nhanh chóng khắc phục và thúc đẩy lợi nhuận trong thời gian sau đó

Một số giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận như đa dạng hóa dịch vụ, cung cấp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới đồng thời tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành; tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển bằng cách xây dựng tuyến đường hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu;

Tóm lại, trước sự tác động của các yếu tố tiêu cực, doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra cách giải quyết linh hoạt, thích ứng với thị trường hướng đến mục đích tăng sản lượng, doanh thu cho doanh nghiệp

2.3 Phân tích tình hình thanh toán của công ty:

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp không thể không xem xét chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải đảm bảo khả năng thanh toán Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính là khả quan và ngược lại

Tình hình tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán bằng tiền mặt, các khoản có thể chuyển hóa nhanh bằng tiền mặt Các khoản này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thanh toán nợ nần Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Đối với những khoản nợ dài hạn do thời gian hoàn trả trên một năm, doanh nghiệp có thể coi đó như một khoản vốn thường xuyên mà chưa cần quan tâm thanh toán Khả năng thanh toán

Trang 17

chỉ tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khoản vay nợ dài hạn

đến hạn trả, vì đó là các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán trong năm

Thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ta sẽ biết được tình

hình thanh toán của công ty trong năm

2.3.1 Phân tích các khoản phải trả

QUÝ III NĂM 2024

(%) Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

Trang 18

giảm 19.355.790.873 đồng Nợ phải trả giảm cho thấy tình hình tài chính an toàn,

giảm khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ Thời gian quý

II năm 2024 vẫn là thời gian vàng để doanh nghiệp tận dụng lợi thế về giá cước,

bên cạnh đó tìm hiểu và dự kiến tốt về tình hình kinh tế trên thị trường, do đó

doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển nhờ vào vốn tự tài trợ và hạn chế nợ để hạn

chế việc thanh toán khó khăn cho thời gian tới

Trang 19

Để hiểu rõ được nguồn gốc của sự giảm này và các chỉ tiêu nào tác động mạnh mẽ đến các khoản phải trả, ta phân tích từng chi tiết để đánh giá đúng đắn

- Trước hết, về các khoản phải trả ngắn hạn cho khách hàng, tỷ trọng quý II năm 2024 là 30,96% trong khi đó tỷ trọng quý III năm 2024 là 30,67%, ta thấy tỷ trọng giảm tuy tốc độ giảm không nhiều nhưng đây là điều không tốt cho doanh nghiệp Số liệu quý III cho thấy các khoản nợ phải trả khách hàng giảm so với quý

II, cho thấy công ty không chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác nhiều Công ty cần có những hoạch định trả nợ khách hàng cụ thể, trước thời hạn để hạn chế tình trạng không có khả năng trả nợ và gây mất uy tín cho doanh nghiệp mình Nếu không đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác mà vẫn chi trả tốt các khoản nợ phải trả cho người bán, chứng tỏ doanh nghiệp này đang hoạt động khá ổn định

- Thứ hai, tỷ trọng quý II của thuế và các khoản phải nộp nhà nước đạt 0,83% trong khi quý III cùng kỳ đạt 1,38% tăng khá cao so với quý II, được xem như một biểu hiện tích cực Bên cạnh đó, giá trị ở quý III của các khoản thuế phải nộp nhà nước tăng so với giá trị ở quý II là ở quý II là 2.059.409.152 đồng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, có lợi nhuận tăng cao, vì doanh thu càng cao mới làm cho khoản thuế nộp cho nhà nước tăng lên với mức thuế là không đổi của Nhà nước

- Tiếp theo, về chỉ tiêu phải trả người lao động, cụ thể giá trị quý II năm

2024 đạt 5.603.097.053 đồng, tỷ trọng tương ứng đạt 1,09%; quý III đạt 3.582.476.043 đồng, tỷ trọng tương ứng đạt 0,78% Chỉ tiêu này giảm cả về giá trị

và tỷ trọng cho thấy công ty đang cắt giảm bớt lao động để nâng cao năng suất làm việc, quản lý chặt chẽ hơn và giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, thay thế công nghệ hiện đại cho con người nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, thay thế công nghệ hiện đại cho con người nhằm từ đó đem lại kết quả tích cực cho công ty Tuy nhiên, việc giảm chi phí cho người lao động cần cân nhắc với khối lượng công việc một cách hợp lý để doanh nghiệp không phải rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, không

đủ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

- Tiếp theo, về chỉ tiêu phải trả, phải nộp khác, tỷ trọng quý III năm 2024 đạt 0,29% thấp hơn quý II cùng kỳ đạt 0,45%; tỷ trọng giảm được đánh giá là tốt Hơn

Trang 20

nữa, giá trị của khoản phải trả, phải nộp khác ở quý III cũng giảm 985.221.134 đồng so với quý II Cả hai yếu tố trên cho thấy doanh nghiệp bị yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến khả năng tài chính, trả nợ các khoản vay mượn cá nhân và khoản mượn các bên liên quan khác rất tốt Doanh nghiệp nên giảm thiểu khoản nợ này càng thấp càng tốt, tuy nhiên nếu khoản này tạo ra lợi nhuận với tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng nợ phải trả thì cũng được xem là tốt Trong trường hợp, các khoản nợ tăng mà doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, chứng

tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty chưa tốt, cần có biện pháp giải quyết và khắc phục để cân bằng và lấy lại vị thế

- Cuối cùng, chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn quý II năm 2024 đạt 324.629.732.145 đồng, đến quý III cùng kỳ còn 307.432.959.725 đồng, giảm 17.196.772.420 đồng, tỷ trọng tương ứng giảm từ 63,38% về 67,08% Đây được xem là dấu hiệu tốt, tác động tích cực đến các chỉ tiêu kinh tế đang phân tích Giá trị của khoản vay và nợ thuê tài chính giảm so với quý II trong cùng một năm, cho thấy rằng doanh nghiệp đang ngày càng ổn định và tự chủ hơn; doanh nghiệp đang

sử dụng vốn đi vay ít hơn tiền của doanh nghiệp, giảm bớt khoản tiền lãi vay để cải thiện dòng tiền, có thể đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác để thu lợi nhuận hoặc dự phòng cho những rủi ro Tuy vậy, nếu doanh nghiệp giảm nợ vay quá nhanh có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư sinh lời, hoặc nếu giảm nợ vay quá nhiều

có thể làm giảm khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.Do đó, công ty cần có những hoạch định trả nợ cụ thể và một chiến lược quản lý nợ vay hợp lý, cân bằng giữa việc giảm nợ và duy trì tốc độ tăng trưởng

Tóm lại, việc quản lý nợ phải trả một cách hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định tài chính và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp giảm nợ phải trả phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình Một vài biện pháp như tăng khả năng thu hồi nợ và cắt giảm bớt chi phí không đáng; đàm phán với người bán về ưu đãi gia hạn thanh toán, giảm lãi suất hoặc giảm giá nếu thanh toán trước hạn; ưu tiên thanh toán những khoản nợ có lãi suất cao; quản lý chặt chẽ vốn lưu động để đảm bảo luôn có

đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn; bán đi, thanh lý những tài sản đã

Trang 21

cũ, hư hỏng hay không cần thiết, Từ đó, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính của mình trước khi đưa ra quyết định

Trang 22

2.3.2 Phân tích các khoản phải thu

QUÝ III NĂM 2024

CHÊNH LỆCH

MĐAH (%) Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

Trang 23

Bảng 5: Phân tích các khoản phải thu của công ty (trích theo Báo cáo chi tiết trong thuyết minh tài chính quý II,III năm 2024)

Nhận xét:

Nhìn chung các khoản phải thu của doanh nghiệp quý III năm 2024 đạt 272.966.088.677 đồng giảm 29.208.204.832 đồng so với quý II, giá trị các khoản phải thu ở quý II là 302.174.293.509 đồng Sự giảm này là điểm tích cực, cho thấy doanh nghiệp đã tích cực thu hồi công nợ, giảm nguy cơ rủi ro nợ khó đòi, nhanh chóng thu hồi lại vốn đã bị chiếm dụng đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hiểu quả sử dụng vốn và đảm bào tài chính ổn định cho doanh nghiệp Khi các khoản phải thu giảm, vòng quay vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên, nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng vốn hiệu quả hơn Với khoản phải thu giảm, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để có thể đầu tư vào các dự án mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc nâng cấp công nghệ

Bên cạnh đó cũng cho thấy doanh nghiệp quản lý vốn có hiệu quả, tuy nhiên cũng phải xem xét đánh giá từng nhân tố để hiểu được tác động đến chỉ tiêu như thế nào

- Trước hết, tỷ trọng quý II của phải thu khách hàng chiếm 81,02%, tỷ trọng quý III tăng so với quý II và chiếm 86,47% Tuy nhiên, giá trị khoản phải thu khách hàng vào quý III năm 2024 lại giảm đi 8.784.793.065 đồng từ 244.829.475.196 đồng xuống chỉ còn 236.044.682.131 đồng Dựa theo số liệu kết quả kinh doanh cho thấy, giá trị các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến tổng các khoản phải thu, khoản phải thu khách hàng giảm cho thấy doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều và tốc độ thu hồi các khoản phải thu ổn định Khả năng thu hồi nợ còn làm tăng uy tín của doanh nghiệp

Trang 24

- Tiếp theo về mục trả trước cho người bán, tỷ trọng quý II năm 2024 đạt 12,22%, tỷ trọng quý III cùng kỳ đạt 8,25% Giá trị khoản trả trước cho người bán quý III giảm 14.397.210.148 đồng so với qusy II, cho thấy doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn khá nhiều, đây là điều tốt của doanh nghiệp Việc giảm bớt các khoản trả trước giúp doanh nghiệp có nhiều nguồn lực hơn để thanh toán các khoản nợ khác, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp; giảm thiểu rủi ro mất tiền hay sản phẩm dịch vụ không chất lượng

- Đối với các khoản phải thu khác thì tỷ trọng quý III đạt 3,76% trong khi đó

tỷ trọng quý II đạt 4,93% Bên cạnh đó, giá trị khoản phải thu khác quý III giảm 4.625.869.110 đồng so với quý II cùng kỳ, chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hồi các khoản phải thu khác này khá nhanh

- Tiếp theo là khoản thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ của doanh nghiệp Quý III năm 2024, thuế GTGT được khấu trừ giảm xuống 894.875.942 đồng từ 898.528.146 đồng vào quý II xuống còn 3.625.204 đồng, điều này thường thể hiện doanh nghiệp có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có thể đang tập trung vào sản xuất các sản phẩm, dịch vụ không chịu thuế GTGT, dẫn đến giảm số lượng hóa đơn đầu vào được khấu trừ Yếu tố này thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp không tốt Thông thường nó đi kèm với giảm về doanh thu, giảm khả năng đầu tư Do đó, dù là nguyên nhân nào thì doanh nghiệp cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và có các biện pháp khắc phục kịp thời

- Cuối cùng là nhân tố thuế và các khoản phải thu Nhà nước, về tỷ trọng quý

II năm 2024 đạt 0,58%, quý III năm 2024 đạt 0,63% Tỷ trọng tăng trong cơ cấu tổng các khoản phải thu nhưng giá trị khoản thuế phải thu quý III lại giảm 22.650.700 đồng so với quý II cùng kỳ Điều này cho thấy doanh nghiệp đang nộp

đủ thuế cho ngân sách nhà nước, doanh nghiệp được hoàn thuế và nhận được những chính sách trợ giá của Nhà nước Đây là điều tốt, tác động tích cực đến chỉ tiêu đang phân tích

Tóm lại, việc giảm các khoản phải thu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh toán, giảm rủi ro cho đến nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng đầu tư Để đạt được hiệu quả tốt nhất doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách tín dụng rõ ràng, kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng khi cho khách hàng nợ; sử dụng các phần mềm quản lý

Trang 25

đa dạng hóa hình thức thanh toán, khuyến khích khách hàng thanh toán bằng các hình thức trực tuyến để rút ngắn thời gian thanh toán

2.3.3 Phân tích tình hình thanh toán

2.3.3.1 Phân tích hệ số chung

𝐼𝐶 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả = 𝑁𝑝𝑡

𝑁𝑝𝑡𝑟

𝐼𝐶 >1: Vốn bị chiếm dụng nhiều hơn vốn đi chiếm dụng

𝐼𝐶 <1: Vốn đi chiếm dụng nhiều hơn vốn bị chiếm dụng

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

2.3.3.2 Phân tích hệ số ngắn hạn

𝐼𝑁𝐻 = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Trang 26

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

so với quý II, đồng thời các khoản phải trả quý III cũng giảm 6.8% so với quý III chứng tỏ doanh nghiệp đã trả các khoản nợ cho nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh tốt hơn Nhờ vào doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả hơn, như nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn, áp dụng các hình thức khuyến khích thanh toán sớm; có thể doanh nghiệp đã thay đổi chính sách bán hàng, giảm thời hạn tín dụng cho khách hàng hoặc yêu cầu thanh toán trước khi giao hang, giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán và cải thiện tình hình tài chính chung của doanh nghiệp Tóm lại, việc giảm hệ số ngắn hạn thường là một tín hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang quản lý tài chính hiệu quả hơn

2.4 Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Trang 27

2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

2.4.1.1 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn)

Khh = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Ý nghĩa: Nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn

- Khh = 1: Toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ để trang trải nợ ngắn hạn

- Khh > 1: Sau khi trang trải các khoản nợ ngắn hạn, còn đủ vốn đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

- Khh = 2: Được đánh giá là tốt nhất, sau khi trang trải hết các khoảng nợ ngắn hạn vẫn còn đủ vốn để luân chuyển

Bảng 8: Phân tích hệ số thanh toán hiện hành

Nhận xét:

Khả năng thanh toán hiện hành của VNT Logistics quý III năm 2024 là 1.02 lần tăng 0.39% tương ứng tăng là 0.004 lần so với quý II cùng kỳ Hệ số này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1.02 đồng tài sản lưu động,

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

(%)

CHÊNH LỆCH

Tài sản ngắn

hạn Đồng 520,456,459,482 487,588,986,498 93.68 (32,869,472,984) Các khoản

Trang 28

lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng so với quý II cho thấy công

ty có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn và vẫn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh, rủi ro phá sản của công ty thấp Tỷ lệ này đang ở mức khá thấp và khá hợp lý, cho thấy công ty không bị ứ động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán ở mức vừa phải, tuy nhiên công

ty cần có kế hoạch duy trì và tăng trưởng hệ số này lên mức lý tưởng vào kỳ tới

2.4.1.2 Phân tích khả năng thanh toán nhanh

- Knh < 0,5 thì công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả

nợ thì công ty có thể phải bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ

Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

(%)

CHÊNH LỆCH

Tổng tài sản

ngắn hạn Đồng 520,456,459,482 487,588,986,498 93.68 (32,869,472,984) Hàng tồn

kho

Các khoản

nợ ngắn hạn Đồng 512,129,102,806 477,285,901,438 93.2 (34,843,201,368)

Trang 29

2.4.1.3 Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

Kt = 𝑇𝑖ề𝑛+Đ𝑇𝑇𝐶 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Hệ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp, chỉ xem xét thanh toán nợ nhanh nhất bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Khả năng thanh toán bằng tiền cho biết với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không Khách hàng không tin tưởng các khoản phải thu của doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh chóng nên họ quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

(%)

CHÊNH LỆCH

Vốn bằng

tiền Đồng 109,266,810,246 144,933,822,462 132.64 35,667,012,216

Trang 30

Đầu tư tài

có hiệu quả

➢Kết luận:

Trong quý III năm 2024, các chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều tăng Công ty kiểm soát tốt các tài khoản mục có tính thanh khoản nhanh và nợ ngắn hạn, điều này cho thấy công ty có đủ khả năng trang trải nợ ngắn hạn, tài chính lành mạnh, không gặp rủi ro và nguy cơ phá sản, công ty nên tiếp tục duy trì

ổn định các hệ số này ở các kỳ hoạt động kế tiếp Đối với khả năng thanh toán bằng tiền, công ty cần xem xét, tăng cường đầu tư tài chính ngắn hạn vào các đơn

vị tiềm năng

Tuy nhiên, các tỷ số này chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty, vì thế các tỷ số này phải được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, hạn chế trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp, xác

Trang 31

định các nguyên nhân đó là tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục có khả thi hay không Bên cạnh đó, nếu để lượng vốn

ứ đọng để sẵn sàng đáp ứng thanh toán thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao Vì vậy, doanh nghiệp càn cân đối ở mức hợp lý vẫn đáp ứng thanh toán đồng thời nhanh chóng tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn ngắn hạn để tạo ra nhiều sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

2.4.2.1 Phân tích tỷ lệ đảm bảo lãi vay

Klv = 𝐿𝑁𝑡𝑡+𝐿ã𝑖 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦

- Klv >1 thể hiện doanh nghiệp có thể trả nợ

- Klv <1 thể hiện doanh nghiệp không thể trả nợ

Ý nghĩa: Tỷ lệ đảm bảo lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đưa vào sản xuất kinh doanh được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không

Bảng 11: Phân tích tỷ lệ đảm bảo lãi vay

Nhận xét:

CHI TIÊT ĐƠN

VỊ

QUÝ II NĂM 2024

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

(%)

CHÊNH LỆCH

Lợi nhuận

trước thuế Đồng 6,610,595,356 (2,202,329,519) (33.32) (8,812,924,875) Lãi nợ vay Đồng 3,918,704,138 4,427,655,927 112.98 508,951,789

Tỷ lệ đảm

Trang 32

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay của công ty quý III là 0.5 lần giảm 81.41% tương ứng giảm 2.19 lần so với quý II Đây là một tín hiệu đáng báo động và có thể gây ra những tác động tiêu cực như khả năng của công ty trong việc sử dụng thu nhập để trả lãi cho các khoản vay đã giảm đi đáng kể Nếu tình trạng này kéo dài, công ty

có thể đối mặt với nguy cơ không đủ khả năng thanh toán lãi vay; mất lòng tin với các nhà đầu tư; khó khăn trong việc tiếp cận vốn và tái cấp vốn;

Vào quý III, tỷ lệ này giảm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng chưa tích cực, lợi nhuận giảm trong khi lãi vay tăng nhanh 12.98% tương ứng tăng 508,951,789 đồng trong khi đó lợi nhuận giảm 8,812,924,875 đồng

ở cùng kỳ Trước tình hình này, công ty cần tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí

để cải thiện lợi nhuận; đàm phán với các chủ nợ để giãn nợ, giảm lãi suất hoặc thay đổi điều kiện vay; tìm kiếm nguồn vốn mới không bị phụ thuộc vào một nguồn vốn;

2.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán chung

𝐾𝐶 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝒍ầ𝒏)

- 𝐾𝐶 >2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt

- 1≤ 𝐾𝐶 <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn

- 0 ≤ 𝐾𝐶 <1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ

số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

Trang 33

➢Kết luận:

Qua phân tích từ số liệu trên, tỷ lệ đảm bảo lãi vay giảm mạnh, điều này cho

thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng thu nhập để trả lãi cho các khoản vay đã giảm đi đáng kể nhưng bên cạnh đó, khả năng thanh toán chung tăng nhẹ có thể hiểu là doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, nhưng sự cải thiện này không đủ để bù đắp cho sự giảm sút của tỷ lệ đảm bảo lãi vay 2 chỉ số trong trường hợp này, việc giảm mạnh tỷ lệ đảm bảo lãi vay sẽ gây ra những áp lực lớn lên khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp, mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn có thể được cải thiện nhẹ Doanh nghiệp cần

có những biện pháp khắc phục kịp thời như tăng cường hiệu quả kinh doanh, tái cấu trúc nợ, hoặc tìm kiếm các nguồn vốn mới để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững

2.5 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh trạng thái tài chính:

2.5.1 Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau

Trang 34

Tức là nếu huy động được vốn, phân phối sử dụng vốn hợp lý và kịp thời ắt hiệu quả kinh doanh sẽ tốt Ngược lại nhờ có hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc huy động vốn cũng thuận lợi và có chi phí sử dụng vốn thấp hơn Từ đó góp phần tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời trên vốn

Về bản chất hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính, tạo ra sử chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và làm thay đỏi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Ta sẽ đi tìm hiểu hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính

QUÝ III NĂM 2024

SO SÁNH

Ngày đăng: 23/12/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w