Các thông tin chung về đề tài gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượngvà phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của bài báo cáo.Chương 2: Tổng quan về Ngân hà
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và ổn định của nền kinh tế Ngân hàng thương mại không chỉ là nơi lưu trữ tiền mà còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác như cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, bao gồm lưu trữ tiền, tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng và các sản phẩm tiết kiệm.
Ngân hàng cung cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp thông qua việc cấp các khoản cho vay và dịch vụ tín dụng nhằm thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, giúp doanh nghiệp và cá nhân quản lý rủi ro tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì sự ổn định trong môi trường kinh doanh Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và tham gia vào việc định hình chính sách tiền tệ, lãi suất của quốc gia Ngân hàng thương mại đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số cung cấp các dịch vụ trực tuyến để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa các quy trình Ngân hàng thương mại không chỉ là một tổ chức tài chính mà còn là một đối tác chiến lược quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Trong giai đoạn này nền kinh tế đang gặp khó khăn, thách thức bởi hậu đại dịch Covid-19, tỷ lệ lạm phát và khó khăn kinh tế toàn cầu đã tác động xấu ngược lại đến các Ngân hàng Thương mại
Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại giúp các nhà quản trị ngân hàng quản lý được rủi ro, đảm bảo cho an toàn ngân hàng nói riêng và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại và nền kinh tế Bên cạnh đó là sử dụng tốt nguồn lực để kinh doanh tốt hơn
Phân tích tình hình tài chính là quá trình quan trọng cần thiết, phải được thực hiện thường xuyên định kỳ nhằm đánh giá hiệu suất tài chính, nắm bắt được cơ hội và rủi ro, từ các thông tin phân tích đưa ra các chiến lược đầu tư, Phân tích tình hình tài chính cũng là cơ sở để dự báo tình hình tài chính trong tương lai và đưa ra các chiến lược phòng tránh.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chính thức đi vào hoạt động ngày27/10/1995 Trải qua gần 28 năm thành lập KienlongBank không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng KienlongBank cung cấp các hoạt động dịch vụ như: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá Cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ ngân hàng khác.
Sau khi có cơ hội được trở thành thực tập sinh và được tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng. Đề tài “ Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long giai đoạn 2020-2022” được lựa chọn là báo cáo tốt nghiệp.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài báo cáo thực tập được thực hiện nhằm:
Thứ nhất, phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Kiên Long giai đoạn năm 2020-2022.
Thứ hai, đưa ra giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ các tài nguyên có sẵn.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn những những nhân viên tại ngân hàng có kiến thức chuyên môn để đưa ra ý kiến, nhận định,
- Phương pháp thu nhập dữ liệu: Thu nhập dữ liệu từ các nguồn như trang web chính thức của ngân hàng, báo cáo tài chính của ngân hàng,
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phân tích theo chiều dọc: Là phương pháp so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số, trong đó mỗi mục mỗi hàng được liệt kê dưới dạng phần trăm để có cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp.
+ Phân tích theo chiều ngang: là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ của từng mục qua đó giúp nắm được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long
Nghiên cứu chỉ tập trung tình hình tài chính của Ngân hàng Kiên Long trong giai đoạn2020 – 2022 thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng.
KẾT CẤU BÀI BÁO CÁO
Nội dung của bài báo gồm 4 phần chính:
Các thông tin chung về đề tài gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của bài báo cáo.
Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kiên Long - Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Kiên Long và Phòng Giao Dịch Tân Sơn Nhì, lịch sử hình thành và phát triển, chính sách kế toán, phương hướng kinh doanh trong năm tới, kết quả hoạt động kinh doanh tại Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì, cơ hội và thách thức tại đơn vị kinh doanh.
Chương 3: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Kiên Long
Dựa trên thông tin công bố trên trang web chính thức của ngân hàng để phân tích biến động, cơ cấu của báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Kiên Long.
Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính tại ngân hàng TMCP Kiên Long
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long - Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Kiên Long
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Kien Long Commercial Joint - Stock Bank - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: KienlongBank
- Địa chỉ: Số 40-42-44 Phạm Hồng Thái, Phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
- Số điện thoại: (0297) 3869 950 – 3877 541 - Số Fax: (0297) 3871 171 - 3877 538
- Vốn điều lệ của KienlongBank tính đến ngày 08/08/2022 là 4.231,2 tỷ đồng (Bằng chữ: Bốn nghìn tỷ, hai trăm ba mươi mốt triệu, hai trăm nghìn đồng).
- Giấy phép thành lập: Số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 10 năm 1995, đăng ký thay đổi lần thứ 40, ngày 18 tháng 12 năm 2021.
- Ngân hàng có một Công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Kiên Long.
- Mạng lưới hoạt động (tính đến hết ngày 31/10/2021) gồm có: Hội sở, 2 văn phòng đại diện và 134 Chi nhánh, Phòng Giao dịch trên toàn quốc.
+ Huy động vốn ngắn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
+ Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng các dịch vụ thanh toán Kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 27/10/1995, Ngân hàng Kiên Long được thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long Trụ sở chính đặt tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Vốn điều lệ là 1,2 tỷ đồng và có 10 cán bộ công nhân viên.
Giấy phép thành lập: Số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 10 năm 1995, đăng ký thay đổi lần thứ 40, ngày 18 tháng 12 năm 2021.
Trải qua gần 28 năm thành lập, hoạt động và phát triển Kienlongbank luôn cố gắng, nỗ lực theo sát phương hướng và chiến lược đã đặt ra và dần khẳng định được vị trí, đạt được những thành tựu đáng kể Trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ đầu tiên tiên phong áp dụng công nghệ số hóa và sản phẩm và dịch vụ Kienlongbank được hình thành và phát triển qua các giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1995 – 2005: Kienlongbank được thành lập vào ngày 27/10/1995 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long có vốn điều lệ là 1,2 tỷ đồng và 10 cán bộ nhân viên Hội sở được đặt tại Kiên Giang Vào năm 2005, được Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác ngân hàng.
Nâng nhân lực lên 200 cán bộ nhân viên.
Giai đoạn 2006 – 2012: Vào năm 2006, Kienlongbank chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng Nông thôn thành Ngân hàng Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác.
Tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng Mạng lưới hoạt động mở rộng gồm 26 chi nhánh và 69 phòng giao dịch, cán bộ nhân viên đạt 2776 người và kết nối hệ thống ATM, POS với các ngân hàng khác Lãi trước thuế đạt trên 520 tỷ đồng.
Giai đoạn 2013 – 2016: Chuẩn hóa Hệ thống nhận diện thương hiệu Kienlongbank, triển khai kênh Ngân hàng điện tử Internet Banking Ra mắt website KienlongBank mới và phát hành các sản phẩm thẻ, gia nhập Hệ thống VISA quốc tế Mạng lưới với 28 chi nhánh và 89 phòng giao dịch Nhận bảng vàng vì có đóng góp trong các hoạt động an sinh xã hội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Được cấp chứng nhận Doanh nghiệp xuất sắc hài lòng khách hàng.
Giai đoạn 2017 – 2020: Cổ phiếu KienlongBank (Mã chứng khoán KLB) chính thức đăng ký giao dịch trên sàn Upcom Xếp trong top 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt
Nam do Forbes Việt Nam bình chọn, được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” Ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn triển khai Thông tư 13/2018/TT-NHNN và Thông tư 41/2016/TT-NHNN với Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG
Giai đoạn 2021- 2022: Nhân dịp kỷ niệm 26 năm thành lập KienlongBank ra mắt Logo, Bộ nhận diện thương hiệu mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn điều lệ của KienlongBank lên 3.652.818.780.000 đồng Ngân hàng được vinh danh Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022 với mạng lưới gồm hội sở, 2 văn phòng đại diện và 134 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Ứng dụng Kienlongbank Plus lọt top các Sản phẩm, Dịch vụ, Giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu tại Vietnam Digital Awards 2022.
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu Xanh và phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng Việt Nam.
- Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp, luôn mang lại giá trị gia tăng đối với khách hàng, cổ đông, chia sẻ giá trị Xanh và tiên phong tham gia các chương trình, hoạt động Xanh vì lợi ích phát triển cộng đồng tại Việt Nam.
- Giá trị cốt lõi: TÂM - TÍN - KIÊN - XANH
2.1.4 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Kiên Long
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của KienlongBank
(Nguồn: website Ngân hàng TMCP Kiên Long )
Cơ cấu bộ máy quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của KienlongBank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật và Điều lệ KienlongBank quy định.
- Hội đồng quản trị: Được Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, quản trị hoạt động kinh doanh và các công việc của KienlongBank Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh KienlongBank trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
KienlongBank đã thành lập 04 Ủy ban và 03 Hội đồng thuộc Hội đồng quản trị, gồm: Ủy ban thường trực Hội đồng quản trị, Ủy ban tín dụng, Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản trị rủi ro, Hội đồng đầu tư, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng thi đua khen thưởng Các Ủy ban, Hội đồng này hoạt động theo quy chế ban ngành, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật có liên quan.
- Ban kiểm soát Được Đại hội đồng cổ đông bầu chọn Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Kienlongbank nhằm xem xét và đánh giá tính hợp lý của các báo cáo hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của KienlongBank.
Ban Kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc Kienlongbank chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát thực hiện theo quy định của Điều lệ KienlongBank và pháp luật có liên quan.
Cơ cấu bộ máy điều hành
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG – PHÒNG GIAO DỊCH TÂN SƠN NHÌ
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì Địa chỉ: Số 65 đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Kinh doanh Điện thoại: 02838103947 Fax: 02838103931
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì trực thuộc Chi nhánh Sài gòn chính thức đi vào hoạt động ngày 04/11/2019 Trong suốt thời gian qua, PGD Tân Sơn nhì đã không ngừng phát triển đưa các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, PGD Tân Sơn Nhì tọa lạc ở khu vực trung tâm của quận Tân Phú với cơ sở vật chất mới, khang trang và hiện đại gần các điểm chợ và khu vực hộ dân cư. Điều này, giúp PGD tăng được độ nhân diện với khách hàng.Mặc dù, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng cùng với sự cố gắng của cán bộ nhân viên, PGD Tân Sơn Nhì đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, thu hút khách hàng đến với PGD để thực hiện các nhu cầu về tài chính Nội dung hoạt động của PGD là Huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác, vay vốn, hoạt động tín dụng, cho vay; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu; dịch vụ thanh toán;
2.2.3 Cơ cấu tổ chức tại PGD Tân Sơn Nhì
Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại PGD Tân Sơn Nhì
(Nguồn:Ngân hàng TMCP Kiên Long - Phòng giao dịch Tân Sơn Nhì)
Giao dịch viên Bộ phận quỹ Kiểm soát
Giám đốc PGD: Số lượng 1, là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về mọi hoạt động của đơn vị Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động theo quy định và quy chế của ngân hàng.
Phó Giám đốc PGD: Số lượng 1, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Phòng kinh doanh: Bao gồm 1 Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân và 3 nhân viên tín dụng Cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm dự án, phương án khả thi của khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn Chịu trách nhiệm về các khoản vay do mình thực hiện, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Phòng dịch vụ khách hàng: Bộ phận tư vấn bao gồm 1 nhân viên chăm sóc khách hàng, 4 giao dịch viên, 1 kiểm soát viên và 1 nhân viên bộ phận quỹ Các bộ phận này sẽ chuyên thực hiện các thao tác và thủ tục giao dịch cho khách hàng với ngân hàng, sẽ đảm bảo các dịch vụ ít rủi ro như đóng/ mở tài khoản, gửi/ rút tiền, chuyển khoản, kiểm đếm tiền, đổi ngoại tệ, thu hồi nợ, in sao kê giao dịch và các dịch vụ ngân hàng.
Dù mức độ rủi ro không cao nhưng tỷ lệ thất thoát tiền, viết nhầm mã tiền, nhập sai dữ liệu nên sẽ yêu cầu nhân viên cẩn thận Bên cạnh đó phòng dịch vụ khách hàng cũng sẽ thực hiện các chỉ đạo của ban giám đốc.
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Tân Sơn Nhì giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Tân Sơn Nhì giai đoạn 2020 -
(Đơn vị tính: tỷ đồng, %)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Tân Sơn Nhì năm 2020-2022)
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp )
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy trong năm 2020, doanh thu đạt 31 tỷ đồng đến năm 2021 tăng 12 tỷ đồng đạt 43 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2020 Năm 2022, doanh thu tăng 44 tỷ đồng tăng 1 tỷ đồng so với năm 2021 tương đương tăng 2%.
Trong đó, phòng giao dịch luôn chú trọng các hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi tiền gửi, tiết kiệm cũng như cho vay, hợp tác triển khai các chương trình quay số dự thưởng, tặng quà hấp dẫn khách hàng giao dịch tại phòng giao dịch Bên cạnh đó, phòng giao dịch cũng không ngừng cải thiện cơ sở vật chất và đào tạo nhân viên để mang đến cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất
Về chi phí năm 2020 ở mức 31 tỷ đồng đến năm 2021 là 35.67 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng tương đương 17% so với năm 2020 Vào năm 2022, chi phí giảm nhẹ so với năm 2021 ở mức là 35.64 tỷ đồng Các hoạt động huy động vốn, cho vay và các chương trình dành tặng tri ân khách hàng vẫn được triển khai do đó chi phí trong giai đoạn năm
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế
2020 – 2021 có xu hướng tăng nhẹ Đến năm 2022, phòng giao dịch cố gắng cắt giảm bớt các chi phí do đó chi phí có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 1.2 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 có sự tăng trưởng vượt trội về lợi nhuận trước thuế và đạt 8 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng tương đương 539% so với năm 2020 Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2020 do Phòng giao dịch đã thực hiện theo chính sách của KienlongBank có những chiến lược chuyển đổi kịp thời, tối ưu hóa hoạt động, quyết liệt xử lý nợ và thu hút tiền gửi không kỳ hạn với mức tăng trưởng mạnh, phát triển tín dụng, tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng Đến năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 5.1 tỷ đồng giảm nhẹ tương đương ở mức 32% so với năm 2021.
Nhìn chung, lợi nhuận và doanh thu có xu hướng tăng nhưng đến giai đoạn năm 2021 – 2022 giảm nhẹ Nguyên nhân, cũng xuất phát từ tình hình kinh tế đang khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trên mọi lịch vực và hoạt động của ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng Với bối cảnh kinh tế hiện nay thì việc huy động vốn trở nên khó khăn và lãi suất khá cao cũng gây khó khăn trong hoạt động cho vay tại phòng giao dịch Phòng giao dịch cũng thực hiện các chính sách cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả quản lý và cố gắng hoàn thành việc xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn còn tồn đọng.
2.2.5 Thuận lợi và khó khăn hiện tại của PGD Tân Sơn Nhì
PGD Tân Sơn Nhì được đặt tại 65 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh Đây là vị trí sầm uất của quận Tân Phú có nhiều quán ăn, nhà hàng và chợ thuận lợi cho việc nhận diện thương hiệu và tiếp xúc với khách hàng
Cán bộ nhân viên đoàn kết hỗ trợ và thống nhất trong công tác, cùng phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu được giao Số lượng nhân viên tại phòng giao dịch được bố trí phù hợp với số lượng công việc, đảm bảo cho mọi hoạt động được diễn ra đúng tiến bộ, nhân viên luôn giữ mối quan hệ gắn bó và tạo niềm tin với khách hàng.
PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng 3.1 Phân tích biến động Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2020-2022
Thặng dư vốn cổ phần
Lợi nhuận chưa phân phối
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2020-2022)
Vốn chủ sở hữu là một trong những nhân tố quan trọng, thước đo tài chính trong các hoạt động của ngân hàng nhất là đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng giảm của vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn ban đầu khi hình thành, vốn được bổ sung, quỹ của TCTD và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Biểu đồ 3.1 Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2020-2022
( Nguồn: tác giả tổng hợp)
Vốn của TCTD năm 2020 là 3.203 tỷ đồng đến năm 2021 đạt 3.619 tỷ đồng tăng 416 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng là 13% Trong đó, vốn của TCTD tăng lên là do vốn điều lệ năm 2021 tăng lên Vốn điều lệ tăng 416 tỷ đồng tương đương 13% so với năm 2020 Dựa vào kết quả hoạt động đã được ở năm 2020, ở phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 đã thống nhất tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 cho các cổ đông với tỷ lệ là 13% Đến năm 2022, vốn của TCTD không thay đổi so với năm 2021 vẫn ở mức 3.619 tỷ đồng và vốn điều lệ vẫn không thay đổi do ngân hàng không phát hành thêm cổ phiếu ra ngoài thị trường, thực hiện chi trả cổ tức
Thặng dư vốn cổ phần giảm thể hiện sự chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng khi phát hành và ghi nhận giảm thặng dư vốn cổ phần liên quan đến việc phát hành bổ sung cổ phiếu của ngân hàng và tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Quỹ của TCTD bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính.
Theo Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với với các TCTD thì giá trị trích lập hằng năm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 5% lợi nhuận sau thuế, quỹ dự phòng tài chính là 10% lợi nhuận sau thuế
Năm 2021, quỹ của TCTD ở mức 268 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng tức tăng 5% so với năm 2020 vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở năm 2021 tăng so với năm 2020 vì thế quỹ TCTD cũng tăng sau khi được trích lập từ lợi nhuận chưa phân phối Đến năm 2022, quỹ của TCTD có giá trị là 383 tỷ đồng tăng 115 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng là 43% so với năm 2021, do trong năm 2022 lợi nhuận chưa phân phối của ngân
Vốn của TCTD Quỹ của TCTD Lợi nhuận chưa phân phối
Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2020-2022 hàng vẫn tiếp tục tăng nên giá trị quỹ của TCTD sau khi được trích lập theo phần trăm quy định cũng tăng theo.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng năm 2021 là 770 tỷ đồng tăng 367 tỷ đồng tức tăng 91% so với năm 2020 Mặc dù trong năm 2021 đã thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ điều nằm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhưng lợi nhuận trong năm tăng cao dẫn đến việc dù đã thực hiện chia cổ tức nhưng lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2021 của ngân hàng vẫn tăng so với năm trước đó Sang đến năm 2022, lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng do trong năm nay ngân hàng không thực hiện việc chi trả cổ tức bằng cách phát hành cổ phiếu, cụ thể lợi nhuận chưa phân phối đạt 1.160 tỷ đồng năm 2022 tăng 390 tỷ đồng tương đương tăng 51% so với năm 2021.
Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, ngân hàng đã trình Đại hội đồng cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2023 Tổng mức vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng thêm 20% gần 723 tỷ đồng tương đương gần 72.296.375 cổ phần phổ thông với mệnh giá cho mỗi cổ phần là 10.000 đồng Vốn điều lệ dự kiến sau khi tăng vốn điều lệ năm 2023 sẽ đạt gần 4.376 tỷ đồng Việc tăng vốn điều lệ giúp cho ngân hàng có thể nâng cao về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó đầu tư thêm về hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và mở rộng thêm mạng lưới của ngân hàng
Biểu đồ 3.2: Kết cấu Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2020-2022
Vốn chủ sở hữu giai đoạ n 202 0-2 022
Vốn của TCTD Quỹ của TCTD
Lợi nhuận chưa phân phối
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Thông qua cơ cấu tỷ trọng Vốn chủ sở hữu thì vốn của TCTD chiếm tỷ trọng cao nhất.
Vốn của TCTD bao gồm vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng cao nhưng thặng dư vốn cổ phần giảm do đó khoản mục vốn của TCTD bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể và Vốn của TCTD vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm.
Tiếp đến là lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng vốn chủ sở hữu Mặc dù trong giai đoạn này ngân hàng có chia cổ tức và trích lập quỹ theo quy định nhưng lợi nhuận chưa phân phối vẫn tăng do ngân hàng đã có nhiều chính sách hoạt động, chương trình ưu đãi, các biện pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện quyết liệt Ngân hàng cũng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, không ngừng chủ động tìm ra nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Quỹ của TCTD năm 2020 chiếm 7% sang đến năm 2021 vẫn chiếm 7% và đến năm 2022 tỷ trọng vẫn không thay đổi so với năm 2021 Quỹ TCTD được trích lập theo lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng và phần trăm trích lập phải tuân thủ theo quy định của chính phủ.
Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm trong đó Vốn của TCTD có tỷ lệ đóng góp cao nhất, tốc độ tăng trưởng tăng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm qua các năm do quỹ của TCTD, lợi nhuận chưa phân phối có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn Vốn chủ sở hữu càng tăng qua các năm thì sẽ tạo tấm đệm phòng chống rủi ro của vốn chủ sở hữu trong trường hợp ngân hàng gặp vấn đề thanh khoản chắc chắn hơn, nâng cao năng lực tài chính giúp đảm bảo an toàn các hoạt động ngân hàng
3.1.1.2 Phân tích Nợ phải trả
Ngân hàng huy động vốn thông qua nhiều phương tiện, chẳng hạn như tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá, Quản lý nợ là một phần quan trọng của hoạt động ngân hàng để đảm bảo tính ổn định và khả năng thanh toán của họ trong tương lai.
Bảng 3.2: Phân tích biến động Nợ phải trả giai đoạn 2020-2022
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng + / - % +/ - %
Các khoản nợ Chính phủ và
Tiền gửi và vay các TCTD khác 9.154 17% 25.831 33% 23.647 29% 16.677 182% -2.184 -8%
Tiền gửi của các TCTD khác 9.076 17% 25.772 32% 19.624 24% 16.696 184% -6.148 -24%
Tiền gửi của khách hàng 42.265 79% 51.657 65% 52.522 65% 9.392 22% 865 2%
Phát hành giấy tờ có giá 900 2% 300 0.38% 0% -600 -67% -300 -100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2020-2022)
Biểu đồ 3.3: Nợ phải trả giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá Trong đó, tiền gửi và cho vay các TCTD khác năm 2021 đạt 25.831 tỷ đồng tăng 16.677 tỷ đồng tương đương 182% so với năm 2020 Năm 2022, Tiền gửi và cho vay của các TCTD khác đạt 23.647 tỷ đồng giảm 2.184 tỷ đồng tức giảm 8% so với năm trước
Trong đó, tiền gửi của các TCTD khác năm 2021 là 25.772 tỷ đồng tăng 16.696 tỷ đồng tương đương 24% so với năm 2020 Do trong năm các ngân hàng khác gửi không kỳ hạn để thực hiện các hoạt động thanh toán Theo Thông tư 13 và 19, Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng 85% vốn huy động để thực hiện hoạt động cấp tín dụng vì vậy các TCTD gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng với mục đích sinh lời mà vẫn đảm bảo các hoạt động thanh toán
Phân tích Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2020-2022
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
Chi phí dự phòng rủi to tín dụng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2020-2022)
Biểu đồ 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Tổng thu nhập của ngân hàng vào năm 2021 là 2.311 tỷ đồng tăng 1.153 tỷ đồng tương đương tăng tốc độ tăng 100% so với năm 2020 Đến năm 2022 Tổng thu nhập tăng lên 2.890 tỷ đồng tăng 579 tỷ đồng tức tăng 25% so với năm 2021 Chi phí hoạt động năm 2020 ở mức 1.041 tỷ đồng đến năm 2021 tăng lên 1.411 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 13% Năm 2022, chi phí hoạt động vẫn tiếp tục tăng lên 1.411 tỷ đồng tức tăng 232 tỷ đồng (tốc độ tăng đạt 20%) so với năm 2021, do trong tổng thu nhập ngân hàng trong giai đoạn này tăng nên kéo theo chi hoạt động cũng tăng theo Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở năm 2020 là -2 tỷ đồng đến năm 2021 là 81 tỷ đồng, khoản chi phí này tăng 390 tỷ đồng với tốc độ tăng 479% và ở mức 472 tỷ đồng vào năm 2022 Do nền kinh tế đang gặp khó khăn và ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp do đó KienlongBank đã gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu Chính vì thế tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát dưới mức 2%
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2021 đạt 1.050 tỷ đồng tăng 932 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 790% và năm 2022 lợi nhuận trước thuế giảm còn 683 tỷ đồng giảm 35% so với năm 2021 Vì lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng đột biến do có thu nhập từ việc xử lý các khoản nợ xấu theo nội dung tại Phương án Cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Kiên Long Bên cạnh đó, trong năm 2022 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao điều này cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vào năm 2022 giảm
Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là 239 tỷ đồng tăng 218 tỷ đồng so với năm 2020, đến năm 2022 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 137 tỷ đồng tức giảm 43% so với năm 2021 Lợi nhuận sau thuế năm 2020 chỉ ở mức 97 tỷ đồng sang đến năm 2021 tăng 713 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng là 735% và đạt 810 tỷ đồng Năm
Tổng thu nhập Chi phí hoạt động
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2022, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 546 tỷ đồng tức giảm 264 tỷ đồng tương đương giảm 35% so với năm 2021.
3.2.1 Phân tích thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2020-2022
Bảng 3.6: Phân tích thu nhập của ngân hàng giai đoạn năm 2020-2022
Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- % +/- %
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 3.932 94% 5.449 92% 5.376 85% 1.517 39% -73 -1%
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 70 2% 246 4% 397 6% 176 251% 151 61%
Thu nhập về hoạt động kinh doanh ngoại hối 129 3% 147 2% 487 8% 18 14% 340 231%
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 12 0.30% 42 1% 0.323 0% 29 250% -40 -99%
Thu nhập từ hoạt động khác 57 1% 48 1% 88 1% -9 -16% 40 83%
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2020-2022)
Tổng thu nhập của ngân hàng năm 2020 đạt 4.200 tỷ đồng đến năm 2021 là 5.92 tỷ đồng đã tăng 1.733 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 41% Trong đó, Tổng thu nhập năm 2021 tăng chủ yếu do Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần Trong năm 2021, Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 5.449 tỷ đồng tăng 1.516 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 39% so với năm trước Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2021 đạt 246 tỷ đồng tăng 251% so với năm 2020 và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 42 tỷ đồng tăng 250 % so với năm 2020 Đến năm 2022 tổng thu nhập đạt 6.348 tỷ đồng chỉ tăng 7% so với năm 2021 Trong đó, thu nhập và các khoản lãi tương tự giảm và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm mạnh Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ hoạt động khác tăng khá cao.
Biểu đồ 3.7: Kết cấu Thu nhập của ngân hàng giai đoạn 2020-2022
Thu nhập của ngân hàng giai đoạn 2020-2022
Thu nhập từ hoạt động khác Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Thu nhập về hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2020 đạt 3.932 tỷ đồng chiếm đến 94% trong tổng thu nhập của năm, năm 2021 đạt 5.449 tỷ đồng tăng 1.517 tỷ đồng tức tăng 39% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 92% trong tổng thu nhập Trong đó hoạt động cấp tín dụng mang lại thu nhập như thu lãi tiền gửi năm 2021 giảm so với năm 2020 do trong năm 2021 lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng Kiên Long được điều chỉnh và có xu hướng giảm mạnh cho tất cả các kỳ hạn gửi Thu lãi cho vay năm 2020 đạt 3.741 tỷ đồng đến năm 2021 lại tăng lên ở mức 5.114 tỷ đồng và các khoản lãi từ đầu tư chứng khoán nợ, bảo lãnh có xu hướng tăng nhưng không đáng kể Đến năm 2022, khoản mục này có giá trị là 5,376 tỷ đồng giảm 73 tỷ đồng tức tố độ giảm là 1% so với năm 2021 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập đến 85% Trong đó, thu lãi tiền gửi tăng từ 87 tỷ đồng năm 2021 đến năm 2022 tăng ở mức 196 tỷ đồng Thu lãi cho vay năm 2022 ở mức 4.893 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2021 Thu lãi từ đầu tư chứng khoản nợ và từ bảo lãnh có tăng so với năm 2021 Khoản mục tăng mạnh là thu khác từ hoạt động tín dụng.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2020 là 70 tỷ đồng đến năm 2021 tăng 176 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 251% đạt 246 tỷ đồng chiếm 4% trong tổng thu nhập năm 2021 Năm 2022, đạt 397 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2021, đạt 6% tỷ trọng trong tổng thu nhập năm 2022 Trong đó thu nhập từ dịch vụ thanh toán tăng mạnh, theo Thống kê của Vụ Thanh Toán thuộc NHNN thì trong năm 2022 các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận tăng đến 85% về số lượng và tăng 31,39% về giá trị, nắm bắt xu hướng này Ngân hàng Kiên Long đã cho ra mắt những dịch vụ, công nghệ hiện đại, chương trình ưu đãi đặc biệt và các giải pháp tiện ích cho khách hàng cụ thể là giải pháp quản lý cửa hàng My-shop giúp chủ cửa hàng có thể quản lý tài chính an toàn và theo dõi được dòng tiền bán hàng tại cửa hàng Từ các dịch vụ tiện ích thông minh đã giúp làm tăng thu nhập hoạt động dịch vụ.
Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối năm 2021 đạt 147 tỷ đồng chiếm 2% trong tổng thu nhập và tăng so với năm 2020 Năm 2022 đạt 487 tỷ đồng chiếm 8% tổng thu nhập và tăng 340 tỷ đồng tức tăng 231% so với năm 2021 Tăng mạnh là thu nhập từ các công cụ tà chính phái sinh tiền tệ năm 2021 đạt 39 tỷ đồng đến năm 2022 tăng cao và đạt 106 tỷ đồng, thanh toán quốc tế tăng 50 tỷ đồng so với năm 2021 góp phần làm duy trì ổn định khoản mục kinh doanh ngoại hối
Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần năm 2021 đạt 42 tỷ đồng tăng 29 tỷ đồng tức tăng 250% so với năm 2020 Trong đó, cổ tức nhận được đầu tư dài hạn khác tăng và lợi nhuận sau thuế của Công ty con chuyển cũng tăng cao góp phần làm tăng thu nhập góp vốn mua cổ phần năm 2021 Đến năm 2022, đạt 323 triệu đồng giảm 99% so với năm 2021, Trong đó, khoản mục cổ tức nhận được từ đầu tư dài hạn khác không phát sinh trong năm 2022, do ngân hàng đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại 2 công ty là Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Hồng Phát và công ty Cổ phần Sài Gòn-Rạch Giá.
Từ đó, làm cho thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của ngân hàng giảm mạnh vào năm2022.
3.2.2 Phân tích chi phí của ngân hàng giai đoạn năm 2020-2022
Bảng 3.7: Phân tích chi phí của ngân hàng giai đoạn năm 2020-2022
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- % +/- %
Chi phí lãi và các khoản thu nhập tương tự
Chi phí từ hoạt động dịch vụ 20 0.50% 23 0.47% 32 1% 3 15% 9 39%
Chi phí về hoạt động kinh doanh ngoại hối 104 3% 119 2% 453 9% 15 14% 334 281%
Chi phí hoạt động khác 8 0.20% 16 0.35% 52 1% 8 100% 36 225%
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2020-2022)
Biểu đồ 3.8: Kết cấu chi phí giai đoạn 2020-2022
Chi phí giai đoạn năm 2020-2022
Chi phí lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi phí từ hoạt động dịch vụ Chi phí về hoạt động kinh doanh ngoại hối Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động khác
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Chi phí lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2020 ở mức 2.989 tỷ đồng, năm 2021 tăng 538 tỷ đồng tương đương 18% và đạt 3.527 tỷ đồng chiếm đến 72% tỷ trọng trong tổng chi phí Đến năm 2022, chi phí lãi và các khoản thu nhập có giá trị là 3.299 tỷ đồng đã giảm 228 tỷ đồng tức giảm 6% so với năm 2021 và chiếm 63% tỷ trọng.
Do trong năm 2022 khoản mục trả lãi tiền gửi, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và các chi phí từ hoạt động dịch vụ đều giảm tuy nhiên trả lại tiền vay tăng mạnh dẫn đến chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự giảm nhưng không đáng kể so với năm 2021.
Chi phí hoạt động dịch vụ năm 2021 là 23 tỷ đồng tăng 3 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng là 15% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng chi phí Năm 2022, chi phí hoạt động dịch vụ có giá trị là 32 tỷ đồng tăng 9 tỷ đồng tức tăng đến 39% so với năm 2021 Do trong năm 2022 ngân hàng đã có thêm những chương trình ưu đãi, dịch vụ tiện ích và được mở thêm nhiều cây ATM từ đó góp phần làm tăng thu nhập hoạt động dịch vụ dẫn đến chi phí hoạt động dịch vụ tăng theo.
Chi phí về hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2020 là 104 tỷ đồng chiếm 3% trong tổng chi phí Năm 2021, tăng lên 119 tỷ đồng tức tốc độ tăng 14% so với năm 2020. Đến năm 2022, tăng cao lên tới 453 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 281% so với năm trước và chiếm 9% tỷ trọng trong tổng chi phí Trong đó, tăng mạnh là chi phí về kinh doanh ngoại tệ giao ngay năm 2021 có giá trị là 8 tỷ đồng đến năm 2022 có giá trị là 196 tỷ đồng Do trong năm doanh số kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng tăng cao lên tới 382,42% so với năm trước dẫn đến chi phí cho khoản mục này cũng tăng theo.
Chi phí hoạt động bao gồm chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi cho nhân viên,chi về tài sản, chi phí hoạt động quản lý và công vụ, chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng và chi phí dự phòng rủi ro các tài sản Có nội bảng Chi phí hoạt động năm 2020 là 1.041 tỷ đồng chiếm đến 25% trong tổng chi phí đến năm2021 khoản chi phí này tăng lên 1.178 tỷ đồng tăng 137 tỷ đồng tức 13% so với năm2020 và chiếm tỷ trọng 24% trong tổng chi phí năm 2021 Năm 2022, chi phí hoạt động tiếp tục tăng đến 1.411 tỷ đồng với tốc độ tăng 20% so với năm 2021 và chiếm đến 27% trong tổng chi phí Trong giai đoạn này ngân hàng đã có những chính sách đãi ngộ về chế độ lương thưởng cho nhân viên, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và tổ chức nhiều khóa học đào tạo nội bộ trong ngân hàng để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân sự Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư thêm về cơ sở vật chất mở rộng mạng lưới ngân hàng, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng Trong năm 2022, ngân hàng cũng tăng cường thực hiện các hoạt động truyền thông với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu của ngân hàng đến với mọi người và nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng, phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống để có thể vận hành thông suốt Do đó, khoản chi phí hoạt động này luôn tăng qua các năm.