1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang giai đoạn 2018 – 2022
Tác giả Lê Thị Cúc
Người hướng dẫn TS. Chung Thúy An
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 17,14 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5 Nội dung chuyên đề báo cáo thực tập (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (13)
    • 2.1 Khái niệm - mục đích – ý nghĩa và vai trò của phân tích (13)
      • 2.1.1. Khái niệm (13)
      • 2.1.2. Mục đích (14)
      • 2.1.3. Ý nghĩa và vai trò (14)
    • 2.2 Phương pháp và nội dung phân tích (15)
      • 2.2.1. Phương pháp phân tích (15)
      • 2.2.2. Điều kiện so sánh được (16)
    • 2.3 Phân tích khái quát về tình hình tài chính (16)
      • 2.3.1. Cơ sở phân tích (16)
      • 2.3.2. Phân tích tổng quát về tình hình tài chính (17)
    • 2.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán (18)
      • 2.4.1. Phân tích theo chiều ngang (18)
      • 2.4.2. Phân tích theo chiều dọc (18)
    • 2.5 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính (18)
      • 2.5.1. Phân tích theo chiều ngang (18)
      • 2.5.2. Phân tích theo chiều dọc (19)
    • 2.6 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (19)
      • 2.6.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (19)
      • 2.6.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (19)
      • 2.6.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (20)
    • 2.7 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính (20)
      • 2.7.1. Phân tích tỷ số thanh toán (20)
        • 2.7.1.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn (20)
        • 2.7.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh (21)
        • 2.7.1.3. Tỷ số thanh toán bằng tiền (21)
      • 2.7.2. Phân tích tỷ số hoạt động (21)
        • 2.7.2.1. Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân (21)
        • 2.7.2.2. Vòng quay tài sản cố định (22)
        • 2.7.2.3. Vòng quay tổng tài sản (23)
      • 2.7.3. Phân tích cơ cấu tài chính (23)
        • 2.7.3.1. Phân tích tỷ số nợ (24)
        • 2.7.3.2. Phân tích tỷ số tự tài trợ (24)
      • 2.7.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận (25)
        • 2.7.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu (25)
        • 2.7.4.2. ROS (25)
        • 2.7.4.3. ROA (26)
        • 2.7.4.4. ROE (0)
      • 2.7.5. Phân tích phương trình Dupont (28)
  • CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY (29)
    • 3.1 Đôi nét về Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang (29)
    • 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển (29)
    • 3.3 Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi (30)
    • 3.4 Các dịch vụ của công ty (31)
    • 3.5 Thị trường (32)
    • 3.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy (33)
    • 3.7 Tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm (37)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY tnhh dịch vụ bảo vệ tiến khang (38)
    • 4.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán (38)
      • 4.1.1. Phân tích theo chiều ngang (39)
      • 4.1.2. Phân tích theo chiều dọc (42)
    • 4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh (45)
      • 4.2.1. Phân tích theo chiều ngang (46)
      • 4.2.2. Phân tích theo chiều dọc (48)
    • 4.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (49)
      • 4.3.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (49)
      • 4.3.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (50)
      • 4.3.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (51)
    • 4.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính (52)
      • 4.4.1. Phân tích tỷ số thanh toán (52)
        • 4.4.1.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn (52)
        • 4.4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh (54)
      • 4.4.2. Phân tích tỷ số hoạt động (57)
        • 4.4.2.1. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân (58)
        • 4.4.2.2. Vòng quay tài sản cố định (60)
        • 4.4.2.3. Vòng quay tổng tài sản (61)
      • 4.4.3. Phân tích cơ cấu tài chính (61)
        • 4.4.3.1. Phân tích tỷ số nợ (62)
        • 4.4.3.2. Phân tích tỷ số tự tài trợ (63)
      • 4.4.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận (63)
        • 4.4.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu (63)
        • 4.4.4.2. ROS (64)
        • 4.4.4.3. ROA (65)
        • 4.4.4.4. ROE (66)
      • 4.4.5. Phân tích phương trình Dupont (66)
  • CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT (68)
    • 5.1. Nhận xét và đánh giá tình hình tài chính (68)
    • 5.2. Đề xuất (69)
  • KẾT LUẬN (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)
  • PHỤ LỤC (74)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào thị trường quốc tế thông qua tổ chức Thương mại Thế giới và các hiệp định Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, thách thức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt với doanh nghiệp là rất lớn Trước thực trạng này, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp không chỉ nắm bắt nhu cầu thị trường mà còn không ngừng nâng cao trình độ, năng lực quản lý của bản thân, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp phải được hiểu rõ và có hành động phù hợp Các quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững Để đạt được điều này, các công ty cần phân tích thường xuyên và nghiêm túc tình hình hoạt động và tài chính của mình Từ đó, sẽ phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến các vấn đề này và đề xuất các giải pháp cần thiết để cải thiện hoạt động tài chính tạo điều kiện để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Do đó có thể thấy, phân tích tình hình tài chính là rất quan trọng và cần thiết Phân tích tình hình tài chính để đánh giá đầy đủ, chính xác việc tổ chức, phân bổ, sử dụng và quản lý các nguồn vốn của công ty, đồng thời thể hiện rõ xu hướng phát triển của công ty

Phân tích tình hình tài chính là công cụ rất quan trọng phục vụ công tác quản lý của các nhà kinh tế kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính và đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp nên em chọn đề tài : “Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Tiến Khang năm 2018-2022”

Mục tiêu nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào 2 mục tiêu chủ yếu sau:

- Phân tích các số liệu thể hiện tình hình tài chính nhằm hiểu rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp

2 - Từ các nhận định về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê ,mô tả số liệu kinh doanh thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các thông tin do công ty công bố

Phương pháp xử lý số liệu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối các chỉ tiêu được báo cáo qua các năm và sử dụng các chỉ tiêu phân tích để đánh giá tình hình tài chính của công ty hàng năm.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Tiến Khang thông qua các số liệu thống kê trong các bảng: cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ từ năm 2018-2022.

Nội dung chuyên đề báo cáo thực tập

Đề tài hoàn thành với nội dung 5 chương : - Chương 1: Giới thiệu

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm - mục đích – ý nghĩa và vai trò của phân tích

Phân tích tài chính doanh nghiệp đề cập đến quá trình xem xét và so sánh dữ liệu về tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, tình hình tài chính của một công ty so với các chỉ số trung bình của ngành Điều này cho phép các nhà phân tích hiểu được tình hình tài chính

3 hiện tại, dự đoán tương lai và đề xuất các hành động quản lý tài chính phù hợp và kịp thời để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích tài chính doanh nghiệp thường kết hợp dữ liệu được cung cấp trong báo cáo tài chính doanh nghiệp với thông tin bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau để xác định tình trạng tài chính của công ty, mức giá rủi ro, mức độ và chất lượng hoạt động, khả năng của công ty và tập trung đánh giá, cung cấp thông tin và hỗ trợ người dùng đưa ra các quyết định tài chính và hoạt động hợp lý Ngoài ra, nó còn chỉ ra những biến động, thay đổi chủ yếu về xu hướng, tính toán các yếu tố, nguyên nhân gây ra những thay đổi trong hoạt động tài chính, đồng thời thiết lập và làm cơ sở cho các quy luật cho hoạt động Cơ sở cho các quyết định hiện tại và dự đoán trong tương lai Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau:

- Các nhà quản trị doanh nghiệp - Các nhà đầu tư

- Các nhà cung cấp tín dụng: Ngân hàng, các tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác

- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp - Nhà phân tích tài chính

- Các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đa dạng hoá rủi ro

- Nhà nước, cơ quan thuế ,các đối tuợng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau

2.1.3 Ý nghĩa và vai trò: Ý nghĩa :

- Nhà đầu tư : Lợi nhuận luôn được những nhà đầu tư đặt lên hàng đầu Bên cạnh đó, những rủi ro đe doạ cũng là một vấn đề mà họ cần quan tâm Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, phân tích tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá xem doanh

4 nghiệp nào có đủ năng lực để phát triển, chống chọi được với sự cạnh tranh gay gắt để xứng đáng với những đồng vốn mà họ bỏ ra

- Các bên cung cấp tín dụng: Người cho vay chủ yếu quan tâm đến khả năng trả nợ của con nợ, tức là doanh nghiệp Để đánh giá khả năng thanh toán, dù là ngắn hạn hay dài hạn, người cho vay sử dụng các số liệu như lợi nhuận và tính thanh khoản để hiểu rõ tình trạng của công ty Dựa vào đó, bạn có thể cân nhắc và quyết định có nên cho doanh nghiệp của mình vay vốn hay không và nếu có thì trong bao lâu

- Nhà quản trị doanh nghiệp: Nhà quản trị là người điều hành tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, họ cần nắm được thực trạng kinh doanh, từ đó giám sát và điều chỉnh những thiếu thiếu sót, đưa ra phương án phát triển dài hạn để nâng cao doanh nghiệp

- Cơ quan Nhà nước: Cơ quan Thuế là đơn vị phụ trách kiểm toán kinh doanh

Kết quả từ hoạt động kinh doanh mang tới thông tin về tổng hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cơ quan thuế sẽ nhận định được rằng doanh nghiệp có đang hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế của mình hay không

- Người lao động: Người lao động cũng được coi là đối tác kinh doanh quan trọng

Vì vậy, họ cũng cầm đánh giá về những khía cạnh hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp về có được cái nhìn tổng quan Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn trong khi đang hoặc muốn làm việc tại đó

Vai trò: là công cụ khảo sát cơ bản nhất để nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư phù hợp

Phân tích tài chính cũng đóng một vai trò trong việc dự đoán tình trạng và hiệu quả tài chính trong tương lai Nó cũng là yếu tố giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng thu hồi vốn, mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của một khoản đầu tư.

Phương pháp và nội dung phân tích

Phương pháp phân tích tài chính không chỉ bao gồm các chỉ số tài chính toàn diện và chi tiết để đánh giá tình hình tài chính của một công ty mà còn dùng để tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các dòng tài chính và những thay đổi, bao gồm một hệ thống các công cụ và thang đo Sau khi

5 tìm hiểu về phân tích tài chính là gì, bước tiếp theo để có được những số liệu chính là những phương pháp để phân tích Có rất nhiều những phương pháp mang lại kết quả cho phân tích tài chính, phổ biến nhất chính là phương pháp so sánh Là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính, so sánh là giữa những yếu tố trong kinh doanh mang đến nhiều ý nghĩa:

- So sánh số liệu giữa các kỳ để thấy được sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- So sánh kết quả kinh doanh với kế hoạch đề ra trước đó để thấy được thực trạng đã đúng tiến độ đề ra hay chưa

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với mức trung bình trong ngành để đánh giá vị trí cũng như giá trị doanh nghiệp hiện tại

2.2.2 Điều kiện so sánh được:

- Phải xác định rõ gốc so sánh và kỳ phân tích

- Tiêu chí so sánh (hoặc giá trị của tiêu chí so sánh) phải đảm bảo tính so sánh được lẫn nhau Để làm được điều đó cần phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và thời gian tính toán.

Phân tích khái quát về tình hình tài chính

Dựa trên dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của công ty, tính toán và xác định các chỉ số phản ánh tình hình hiện tại và tình hình tài chính của công ty Từ đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá đúng thực trạng và an ninh tài chính của công ty, đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển hiện tại và tương lai của công ty, đảm bảo khả năng cạnh tranh, bao gồm cả hiệu quả tài chính và năng lực kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách phù hợp để cải thiện sức mạnh của một công ty Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải tập hợp đầy đủ những thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp Cụ thể như sau:

6 Các thông tin chung: thông tin tổng hợp là thông tin về môi trường kinh tế, pháp lý liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội kỹ thuật, công nghệ Suy thoái hoặc tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nó có tác động rất lớn

Các thông tin theo ngành kinh tế: thông tin ngành kinh tế là thông tin cho biết kết quả kinh doanh của công ty thuộc các loại ngành kinh tế ,các đặc điểm liên quan đến đơn vị sản phẩm, quy trình kỹ thuật được thực hiện và cơ cấu sản xuất Chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận, doanh thu vốn và tốc độ phát triển chu kỳ kinh doanh

Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: thông tin về công ty đề cập đến thông tin về chiến lược và chiến thuật quản lý của công ty trong từng thời kỳ, tình trạng và hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như thông tin về tình hình thành lập và bán hàng Tình hình sử dụng vốn, trạng thái, khả năng thanh toán Thể hiện bằng báo cáo quản trị, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thống kê, kế toán nghiệp vụ,…

2.3.2 Phân tích tổng quát về tình hình tài chính :

Tổng quát tình hình tài chính là xác định các chỉ số phản ánh tình hình hiện tại và tình hình tài chính của một công ty, dựa trên dữ liệu tài chính hiện tại và quá khứ của công ty Từ đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá đúng thực trạng và an ninh tài chính của công ty để đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển hiện tại và tương lai của công ty, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao sức mạnh của công ty Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty để biết mức độ độc lập tài chính của công ty và những khó khăn tài chính của công ty và đánh giá sơ bộ về tình hình hiện tại và sức mạnh tài chính của công ty Đầu tiên, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán Điều này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định cần thiết liên quan đến đầu tư, liên minh, liên doanh, hợp tác, mua bán, tài trợ, v.v Với mục đích trên, nội dung chính khi đánh giá tình hình tài chính chung là nội dung khái quát, toàn diện, phản ánh hiện trạng hoạt động tài chính của công ty và những đặc điểm chung nhất về an toàn tài chính của công ty TNHH Ví dụ, tình trạng và mức độ của dòng vốn sự độc lập, tài chính, khả năng thanh toán và lợi nhuận của công ty Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá tổng quát tình hình tài chính liên quan đến các khía cạnh chính của hoạt động tài chính cũng toàn

7 diện và cụ thể Do đó, để đánh giá chung tình trạng tài chính của công ty, các nhà phân tích nên sử dụng các số liệu cơ bản như tổng tài sản, vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

2.4.1 Phân tích theo chiều ngang:

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang: được sử dụng để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu trong hai hoặc nhiều giai đoạn lập bảng bằng cách sử dụng chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối, đồng thời làm rõ xu hướng thay đổi của các chỉ số theo thời gian của các chỉ tiêu Phân tích theo chiều ngang cho phép so sánh dữ liệu tài chính theo thời gian, giúp xác định các xu hướng và biểu đồ quan trọng Nhược điểm là phương pháp không cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc tài chính và thành phần của bảng cân đối kế toán

2.4.2 Phân tích theo chiều dọc:

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: được sử dụng để tính toán, xác định tỷ lệ phần trăm để thấy tỷ trọng (cơ cấu) của một mục/chỉ tiêu trên Bảng CĐKT với tổng số hoặc chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng tỷ lệ trên một số liệu cơ sở trên báo cáo.Phân tích theo chiều dọc giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể Tuy nhiên, phương pháp này không tiết lộ những thay đổi theo thời gian.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính

2.5.1 Phân tích theo chiều ngang:

Phân tích theo chiều ngang là so sánh các khoản mục cụ thể của BCTC qua một số chu kỳ kế toán Việc phân tích sẽ giúp các nhà phân tích nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu và bản chất của các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình sinh lợi và trạng thái tài chính của công ty, qua đó có thể đưa ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý

8 So sánh số tuyệt đối: phân tích BCTC theo chiều ngang là so sánh số tuyệt đối của các mặt hàng nhất định trong một khoảng thời gian theo công thức sau: mức tăng (giảm) bằng số cuối kỳ trừ số đầu kỳ (của cùng 1 chỉ tiêu)

So sánh số tương đối: ngoài so sánh số tuyệt đối theo chiều ngang còn so sánh khoản chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục nhất định trong một khoảng thời gian

Sự thay đổi tuyệt đối được chuyển thành sự thay đổi tỷ lệ phần trăm

2.5.2 Phân tích theo chiều dọc:

Phân tích theo chiều dọc là một phương pháp phân tích BCTC, trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo Điều này có thể chỉ ra xu hướng và rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định và giải thích về các phân tích theo chiều dọc của báo cáo kết quả kinh doanh Việc phân tích giúp việc so sánh BCTC của các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn Không chỉ vậy, việc so sánh các giai đoạn trước để phân tích chuỗi thời gian cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp các nhà quản lý thấy được hiệu suất đang được cải thiện hay xấu đi.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khả năng tạo tiền, đầu tư và chi trả tiềm năng thực sự trong xu hướng phát triển, mở rộng hay suy thoái của doanh nghiệp Hãy nhìn vào khả năng quản lý dòng tiền của công ty Để quản lý dòng tiền hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích và lập kế hoạch dòng tiền một cách thường xuyên bằng cách phân tích hiện trạng dòng tiền, chi tiêu và sự cân đối giữa thu nhập và chi phí Lưu chuyển tiền tệ có 3 hoạt động:

2.6.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Đó là các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một kỳ, chẳng hạn như thu nhập và chi phí từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến quá trình thanh toán với người mua, người bán, người lao động

2.6.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

9 Đó là chênh lệch giữa tổng dòng tiền vào và tổng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo Dòng tiền ra cho các nguồn lực dự kiến sẽ đóng góp cho hoạt động kinh doanh trong tương lai Chỉ những dòng tiền chi cho việc hình thành tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty mới có thể được phân loại là hoạt động đầu tư Dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và các TSDH cùng các khoản đầu tư tài chính khác không thuộc các khoản tương đương tiền

2.6.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Đó là chênh lệch giữa tổng dòng tiền vào và tổng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo Dòng tiền này giúp nhà đầu tư dự đoán khả năng tương lai của các bên tài trợ cho công ty trong việc thu thập dòng tiền của họ Ví dụ về dòng tiền đáng kể từ hoạt động tài chính bao gồm: Tiền thu từ phát hành trái phiếu, cho vay, cầm cố, cầm cố và các khoản cho vay ngắn hạn, dài hạn khác.Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm các dòng tiền gắn liền với việc tăng giảm vốn tự có (nhận vốn, phát hành cổ phiếu, thanh toán vốn, mua cổ phiếu quỹ) và nợ (nhận các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, vốn vay, cổ tức và lợi nhuận được trả cho chủ sở hữu).

Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

2.7.1 Phân tích tỷ số thanh toán:

2.7.1.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện hành): Hệ số này được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn (TSNH) hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN

Nhóm tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Cả chủ nợ dài hạn và chủ nợ ngắn hạn đều quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty

Nếu khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo thì các chủ nợ dài hạn cũng sẽ yên tâm hơn

10 Tỷ số thanh toán ngắn hạn = à ả ắ ạ ợ ắ ạ

2.7.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của TSNH so với nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của DN mà phụ thuộc vào tiền và các khoản phải thu Tỷ lệ thanh toán nhanh đo lường số vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền mà một công ty phải trả ngay lập tức cho một đồng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của công ty càng cao và ngược lại Ngược lại, mức chi trả càng thấp và tỷ lệ này càng cao thì công ty càng khó tin tưởng vào khả năng thanh toán nhanh chóng Tỷ lệ thanh toán nhanh được chấp nhận rộng rãi là xấp xỉ 1

Tỷ số thanh toán nhanh = ề ả ả ợ ắ ạ

2.7.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền

Phân tích khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền cho biết, dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ có đảm bảo trang trải được các khoản nợ hay không.Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết,cứ một đồng nợ ngắn hạn đến hạn trả thì được bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền dùng để trả nợ cho các chủ nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán bằng tiền = ề à á ả ươ đươ ề ợ ắ ạ

2.7.2 Phân tích tỷ số hoạt động:

2.7.2.1 Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = à ò ả ả = à ∗ ả ả ầ

Số vòng quay các khoản phải thu: là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng Chỉ số này đo lường số lần các khoản phải thu của một công ty được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định.Việc tính số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo tháng, quý hoặc theo năm để đưa ra các đánh giá kịp thời về tình hình thu hồi công nợ khách hàng Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản

11 phải thu thành tiền mặt Doanh số bán hàng cao hơn dẫn đến việc thu hồi các khoản phải thu nhanh hơn, khả năng thu hồi các khoản phải thu cao hơn, sử dụng vốn của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít hơn và khả năng công ty sử dụng các nguồn thanh toán rẻ hơn Ngược lại, tốc độ quay vòng các khoản phải thu càng thấp thì tốc độ quay vòng các khoản phải thu càng chậm và khả năng thu hồi vốn càng thấp, điều này có thể làm tăng khó khăn trong thanh toán của công ty và tăng nguy cơ không thu được các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp thể hiện số ngày trung bình giữa những ngày bán chịu được thực hiện và ngày người mua thanh toán cho lần bán chịu đó Kỳ thu tiền bình quân của một doanh nghiệp là dấu hiệu cho thấy mức độ hiệu quả trong công tác quản lý các khoản tiền phải thu Doanh nghiệp phải có năng lực quản lý kỳ thu tiền bình quân để đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra bình thường Đây là một tỷ số tài chính có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để có thể phục hồi các khoản phải thu của mình Công ty đánh giá chất lượng của chính sách bán hàng trả chậm và nỗ lực thu nợ dựa trên kỳ thu tiền bình quân Để hiểu giá trị tài chính của một công ty, doanh nghiệp cần biết thời gian hoàn vốn Công ty nên so sánh tỷ lệ kỳ thu tiền trung bình của mình với các đối thủ khác trong cùng ngành hoặc sử dụng dữ liệu này để phân tích xu hướng từ những năm trước Tỷ lệ này cho biết khả năng thu hồi nợ và thời gian đáo hạn trung bình của công ty đang tăng hay giảm Từ đây, công ty có thể thay đổi chính sách thu hồi nợ để nhanh chóng đảm bảo khả năng thanh toán của công ty

2.7.2.2 Vòng quay tài sản cố định:

Vòng quay tài sản cố định = ầ à ả ố đị ầ

Hệ số này cho biết thu nhập ròng được tạo ra từ khoản đầu tư bình quân 1 đồng vào tài sản cố định Hệ số tăng phản ánh tình trạng quy mô kinh doanh ngày càng giảm và các doanh nghiệp không quan tâm đến việc tăng quy mô kinh doanh Đầu tư vào tài sản cố định Tỷ lệ này giảm có thể có nghĩa là công ty đang mở rộng hoạt động và chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong tương lai Vòng quay tài sản cố định được các nhà đầu tư xem như là một yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn một doanh nghiệp để đầu tư sinh lời Bởi đây không chỉ là một loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp mà còn đóng

12 vai trò như một thước đo Hệ số vòng quay tài sản cố định còn được các nhà đầu tư, nhà quản lý sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh Vòng quay tài sản cố định giúp các doanh nhân quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này hay không, giúp nhà đầu tư xem xét tiềm năng của công ty trong thời gian tới Vì vậy, xác định được vòng quay tài sản tốt sẽ giúp việc đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn

2.7.2.3 Vòng quay tổng tài sản:

Vòng quay tổng tài sản = ầ ổ à ả

Chỉ số vòng quay tổng tài sản này cho biết mỗi đồng chi mua tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu Khi doanh nghiệp đầu tư tài sản vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỉ số này sẽ cho biết với mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, kế hoạch sử dụng tài sản được xem là hợp lý

Chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp thể hiện các tài sản mà doanh nghiệp đầu tư chưa thực sự tạo ra nhiều doanh thu, chưa có nhiều thúc đẩy để mang lại dòng tiền Hệ số này giúp nhà đầu tư xác định doanh thu mà công ty tạo ra trên mỗi một đồng vốn đầu tư Chỉ số vòng quay tổng tài sản phản ánh tình trạng kinh doanh của một công ty Chỉ số càng cao thì kế hoạch sử dụng tài sản của công ty càng hiệu quả và lợi nhuận càng dương

Chỉ số này càng thấp thì càng có nhiều khả năng công ty đang sử dụng vốn không hiệu quả Vòng quay tổng tài sản thường được tính toán sau một chu kỳ tài chính và là thước đo thể hiện mức độ hiệu quả trong việc điều hành, phát triển của doanh nghiệp Để có thể đưa ra kết luận có độ tin cậy cao về mức độ hiệu quả việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta có thể so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty giữa các kỳ tính toán với nhau, giữa kế hoạch với thực tế hoặc so sánh với hệ số vòng quay tài sản bình quân của cùng ngành, lĩnh vực Ngoài ra, doanh nghiệp thường theo dõi, so sánh các chỉ số này qua các giai đoạn thời gian (quý, năm) để thấy được tại từng giai đoạn, mỗi đồng chi ra mua tài sản giúp công ty thu về bao nhiêu đồng doanh thu, nhờ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng tài sản cho giai đoạn sắp tới

2.7.3 Phân tích cơ cấu tài chính

2.7.3.1 Phân tích tỷ số nợ:

Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu Hệ số nợ thấp có thể cho thầy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thễ dẫn đền tình trạng mất khả năng thanh toán Cụ thể là:

- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1 thể hiện phần lớn tài sản được tài trợ bằng nợ Nói cách khác, công ty có nhiều nợ phải trả hơn tài sản, cho thấy công ty có vốn chủ sở hữu âm Đây là tình huống mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải, khi khoản lỗ lũy kế qua nhiều năm vượt quá số vốn góp của chủ sở hữu (hay còn gọi là “vốn âm”)

- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn 1 nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Công ty có thể tiếp tục sử dụng tài sản sẵn có

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Đôi nét về Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang

Tên công ty: Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang Tên quốc tế : TIEN KHANG SECURITY SERVICES COMPANY LIMITED Tên viết tắt: TIEN KHANG SECURITY CO.,LTD

Mã số thuế: 0313626010 Người đại diện: TRƯƠNG DUY KHÁNH Điện thoại : 02822427766

Ngày hoạt đông: 19/01/2016 Quản lý bởi: Chi cục thuế Quận Tân phú Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Tình trạng : Đang hoạt động ( đã được cấp phép GCN ĐKT) Hotline : 0917 359 116

Email: info@tienkhangsecurity.com Website: https://tienkhangsecurity.com Trụ sở: 438 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giấy đủ điều kiện kinh doanh an ninh theo quy định của Bộ Công An : số 50/GCN kí ngày 15/03/2017

Lịch sử hình thành và phát triển

Xuất thân là sĩ quan trong quân đội với đam mê kinh doanh và mong muốn thành

19 lập công ty kinh doanh về dịch vụ bảo vệ, vệ sỹ Năm 2013, ông Trương Duy Khánh (nay là giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Tiến Khang) đã xin xuất quân và vào làm các vị trí chỉ huy, phó giám đốc điều hành tại các công ty bảo vệ, vệ sĩ Với niềm đam mê và yêu nghề, sau thời gian gắn bó và phát triển tại nơi đã làm việc:

- Ngày 19/01/2016, Giám đốc quyết định mở công ty riêng và đăng ký giấy phép kinh doanh Được bộ Công An cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về An Ninh Trật Tự và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố cấp vào ngày 19/01/2016, với tên công ty là: công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang

- Thời gian đầu trong khoảng 6 tháng đầu năm, công ty chỉ cung cấp dịch vụ tại TPHCM với khoảng 20 dự án, tổng quân số khoảng 100 nhân viên

- Ngày 12/05/2016 công ty được đổi lại tên là: Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang

- Năm 2017, Ban giám đốc quyết định phát triển kinh doanh ra các khu vực lân cận phía Nam và thành lập văn phòng đại diện tại Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An

- Năm 2018, trên đà phát triển mạnh mẽ và nhu cầu cần dịch vụ bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, siêu thị tăng cao, Ban giám đốc quyết định phát triển nhân rộng ra các tỉnh miền Trung như Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng

- Năm 2020 công ty bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch Covid – 19 nên đa số các dự án phải đóng cửa

- Năm 2022: phục hồi lại nền kinh tế và cho đến nay công ty đã có thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường TPHCM, Bình Dương, các tỉnh miền Nam, miền Trung với khoảng gần 100 dự án tại các tỉnh thành trong cả nước.

Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Tầm nhìn : Trở thành một công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ hàng đầu tại thành phố Hồ

Chí Minh và Việt Nam

Sứ mệnh : “ Đảm bảo tuyệt đối tài sản, con người, an ninh ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học, hiệu quả Chất lượng dịch vụ, uy tín là ưu tiên đầu của doanh nghiệp chúng tôi.”

Giá trị cốt lõi: Đối với khách hàng: luôn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ bảo vệ hoàn hảo; đảm bảo an ninh, an toàn ở mức độ cao nhất Đối với nhân viên: đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo thu nhập cao và ổn định, phát triển chuyên môn và văn hóa Đối với cộng đồng: xây dựng một môi trường an toàn và đáng tin cậy để mọi người có thể sống và làm việc một cách tự tin và tự do.

Các dịch vụ của công ty

Dịch vụ thám tử tư:

- Theo dõi - điều tra xác minh ngoại tình

- Điều tra, theo dõi, thu thập thông tin, chứng cứ

- Phần mềm theo dõi cuộc gọi, tin nhắn và khôi phục tin nhắn đã xóa

- Tìm người thân Bảo vệ công trình xây dựng Bảo vệ mục tiêu cố định Bảo vệ nhà sách – cửa hàng Bảo vệ chung cư, tòa nhà Dịch vụ bảo vệ sự kiện, yếu nhân, mục tiêu di động Bảo vệ chuyển tiền

Dịch vụ bảo vệ nhà riêng Bảo vệ ngân hàng

Bảo vệ trung tâm thương mại – siêu thị, nhà hàng

Hình 3.1: giới thiệu các dịch vụ của công ty

Thị trường

Dịch vụ của Công ty chủ yếu cung cấp cho khách hàng Tòa nhà, Trung Tâm thương mại, Siêu Thị, Nhà Hàng, Chung cư, Nhà máy, Xí nghiệp, Quân Cà phê, Nhà Hàng, Quán Bar, Bida, Quán Nhậu… trong khu vực TPHCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung như: Bình Dương, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, …

Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hình 3.2 : Sơ đồ các phòng ban trong công ty

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

Giám đốc : là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến

Khang Chịu trách nhiệm trước Công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang về mọi hoạt động điều hành của công ty Định hướng chiến lược và phương pháp hoạt động của công ty Quyết định chính sách và chiến lược phát triển dài hạn, giám sát hoạt động toàn bộ các phòng ban và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty

Ban cố vấn pháp luật : tham mưu chính xác và kịp thời cho Ban lãnh đạo về các thủ tục pháp lý như luật lao động, quan hệ đối tác, tài chính doanh nghiệp, các điều khoản hợp đồng

- Đánh giá các dự án kinh doanh, đầu tư, đảm bảo tuân thủ luật pháp

- Xây dựng và giám sát các chính sách quản trị nội bộ

- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro khác nhau liên quan đến các quyết định và hoạt động kinh doanh

- Giao tiếp và đàm phán với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương

- Soạn thảo và kiểm soát chặt các thỏa thuận, hợp đồng và các văn bản pháp lý khác để đảm bảo công ty có đầy đủ các quyền hợp pháp

- Giải quyết các vấn đề nếu có liên quan đến xung đột, tranh chấp

- Cập nhật liên tục những thay đổi trong chính sách, quy định của nhà nước để tư vấn luật hiệu quả nhất, chính xác nhất

- Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến pháp luật

Ban cố vấn định hướng và phát triển:

- Xác định tầm nhìn chiến lược và tư vấn tham mưu cho ban giám đốc đưa ra kế hoạch phát triển chiến lược kinh doanh

- Lập chiến lược kinh doanh hiệu quả - Phân tích xu hướng thị trường

- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn đảm bảo chỉ tiêu theo quy định

- Lập mục tiêu phát triển kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

- Chịu trách nhiệm về doanh thu của công ty

24 - Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các kế hoạch tuyển dụng lao động cho

- Phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ người lao động

- Theo dõi nhân sự, soạn thảo Hợp đồng lao động

- Theo dõi chấm công toàn bộ nhân viên công ty tại các dự án

- Tính lương cho nhân viên và giải quyết các chế độ theo quy định công ty

- Phối hợp với Công đoàn thực hiện các chế dộ chính sách cho người lao động

- Liên hệ với các nhà cung cấp, tư vấn và đề xuất với Ban Giám Đốc các phương án về mua sắm trang thiết bị và văn phòng phẩm

- Xử lý kỷ luật nhân viên vi phạm Nội quy lao động

- Lưu trữ toàn bộ hồ sơ nhân sự và các giấy tờ liên quan của Công ty

- Kiểm soát ngày công nhân viên và tính lương cho nhân viên toàn Công ty

- Phối hợp với phòng nghiệp vụ để quản lý nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác

- Soạn thảo các văn bản hành chính - Theo dõi tăng, giảm, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên

- Xử lý các sự việc phát sinh liên quan đến lao động

- Cập nhật báo cáo tình hình nhân sự cho Ban Giám Đốc và PC64 – Công An TPHCM

- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc thu – chi tài chính của Công ty

- Có trách nhiệm yêu cầu tất cả các thành viên Công ty thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tài chính của Công ty

- Làm hợp đồng kinh tế, dịch vụ với đối tác khách hàng - Tư vấn cho Ban giám đốc về các vấn đề tài chính, thuế

- Báo cáo kịp thời, nhanh chóng, chính xác về tình hình tài chính của công ty cho Ban giám đốc

- Theo dõi, nhắc nhở khách hàng về việc thanh toán phí dịch vụ

- Cập nhật sổ sách kế toán, báo cáo thuế hàng tháng và các loại báo cáo quyết toán hàng năm

- Chi trả lương cho nhân viên

25 - Hoàn thiện sổ sách kế toán

- Thu thập thông tin khách hàng, khai thác và phát triển thị trường

- Chăm sóc khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới

- Chạy quảng cáo trên các phương tiện internet - Đàm phán với khách hàng và tư vấn cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Soạn thảo hợp đồng dịch vụ trình Ban giám đốc ký kết với khách hàng

- Kết hợp với phòng nghiệp vụ khảo sát và lên phương án bảo vệ cho khách hàng

- Chăm sóc khách hàng và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ đối với khách hàng

- Phối hợp chặt chẽ với phòng Nghiệp vụ để giải quyết tất cả các vấn đề khiếu nại của khách hàng về dịch vụ cũng như các sự cố tại mục tiêu

- Phối hợp với phòng marketing để đẩy mạnh thương hiệu Tiến Khang tới khách hàng trên cả nước

- Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược lược marketing , sản phẩm và khách hàng

- Xây dựng mối quan hệ với truyền thông

- Thiết kế các banner, poster… để quảng cáo

- Quản lý chất lượng, hình ảnh, nội dung trên các kênh digital marketing

- Xây dựng chiến lược maketing phù hợp với ngân sách của công ty

- Phối hợp với phòng kinh doanh để đẩy mạnh thương hiệu Tiến Khang tới khách hàng trên cả nước

- Bộ phận chăm sóc khách hàng : là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và giải quyết các khiếu nại, những vấn đề của khách hàng báo, lắng nghe, tiếp thu giải quyết những mong muốn tâm tư nguyện vòng từ đó tối ưu sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng Đội phản ứng nhanh : là nhóm nhân viên bảo vệ được đặc cách để xử lý các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm Chức năng chính của đội phản ứng nhanh là đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi xảy ra các sự cố bảo mật, như xâm nhập, cướp đoạt, hoặc các tình huống khẩn cấp khác Họ được đào tạo để xử lý nhanh và phó với tình huống

26 bất ngờ, thực hiện các biện pháp an ninh và bảo vệ cảnh báo và liên lạc với các đơn vị chức năng cần thiết.

Tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm

Trải qua gần 8 năm hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng cải thiện hệ thống quản lý, chất lượng dịch vụ, cũng như luôn luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên Ban giám đốc cũng như toàn thể công nhân viên quyết tâm đổi mới, xây dựng hình ảnh, cung cấp dịch vụ tốt nhất, đưa thương hiệu dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang trở thành công ty dịch vụ bảo vệ đứng hàng đầu trong cả nước, từ đó làm nền tảng cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự phát triển của công ty

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng đã có những biến động đầy khó khăn và thách thức Tuy nhiên dưới sự chèo lái của ban giám đốc, cùng với ý chí quyết tâm của cả hệ thống, tình hình kinh doanh của công ty đạt được nhiều thành tựu to lớn, thu nhập và đời sống của toàn thể nhân viên, công nhân công ty tăng lên đáng kể, sau đây là bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng chi phí Triệu đồng

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018-2022

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY tnhh dịch vụ bảo vệ tiến khang

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Bảng 4.1: bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn Triệu đồng

Các khoản phải thu dài hạn

Tài sản cố định Triệu đồng

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tài sản dài hạn khác

Nợ phải trả Triệu đồng

Nợ ngắn hạn Triệu đồng

Nợ dài hạn Triệu đồng

Vốn đầu tư chủ sở hữu

Nguồn : phòng kế toán công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang 4.1.1 Phân tích theo chiều ngang

Bảng 4.2: tốc độ tăng trưởng của công ty năm 2018 – 2022 Đvt Tốc độ tăng trưởng 2019/2018

Tiền và các khoản tương đương tiền

29 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn % 26.72 42.71 (49.48) 42.48 Các khoản phải thu dài hạn

Tài sản cố định % 5.81 (2.34) (67.27) 515.26 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tài sản dài hạn khác

Vốn đầu tư chủ sở hữu

Nguồn : sinh viên thực hiện

Biến động về tài sản:

Tổng tài sản năm 2018 so với năm 2019 đã tăng thêm 21.883 triệu đồng cùng với đó là tốc độ tăng trưởng cũng tăng lên ở mức 22.95% Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tăng như vậy là do công ty có sự tăng mạnh ở các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên tới 55.09% Đến năm 2020 thì tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng lên ở mức 37.785 triệu đồng nhưng khác ở năm 2019 là ở năm 2020 công ty đã thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn với mức độ tăng trưởng là 50.76% Chính vì điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng cũng tăng nhanh rõ rệt Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư tài chính dài hạn và đạt được kết quả cao đó là năm 2019 so với năm 2018 chỉ tăng 11.885 triệu đồng nhưng đến năm 2020 thì con số đó lại tăng đến 24.138 triệu đồng tương ứng với tốc độ trưởng 44.09% Điều này cho việc đầu tư tài chính trong các năm này rất hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi Tổng tài sản ở năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020 , tăng lên đến 71.550 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 46.15%, nhìn qua các số liệu trên cho chúng ta thấy rằng việc làm cho tổng tài sản ở năm 2021 tăng nhanh như vậy là do các tài sản ngắn hạn có sự tăng mạnh lên đến 11.731 triệu đồng so với năm 2020 Việc công ty đã triển khai các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã được kết quả cao , sự tăng lên vượt bậc với con số lên đến 115.346 triệu đồng đã làm cho các tài sản tăng cao nhờ đó mà tổng tài sản cũng tăng theo Tuy nhiên , ở khoản mục tiền và tương đương tiền lại có sự giảm sút rõ giảm 1.825 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trương giảm 30.62% Nhưng đến năm 2022, tổng tài sản vẫn tăng nhưng lại chỉ tăng ở mức nhẹ 17.349 triệu đồng không có sự tăng vượt bậc như ở năm 2021 và tốc độ tăng trưởng cũng chỉ tăng 7.66% Không những vậy, năm 2022 này tài sản ngắn hạn của công ty còn giảm 82 triệu đồng so với năm 2021 Khác với năm 2021, ở năm 2022 công ty đã tăng mạnh ở khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh lên đến 9.384 triệu đồng và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm xuống 8.503 triệu đồng cùng với đó là tốc độ tăng trưởng giảm 5% so với năm 2021 Tuy giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng công ty lại có sự tăng nhẹ về các tài sản ngắn hạn khác tăng thêm 77 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng vượt bậc ở mức 68.02% Ở năm 2022 này việc đầu tư tài chính dài hạn được thúc đẩy với tốc tăng trưởng tăng 37.64%, điều này cho

31 thấy công ty đang muốn đầu tư tài chính dài hạn và có thể sinh ra lợi nhuận nhiều hơn cùng với việc kinh doanh

Biến động về nguồn vốn:

Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành của tài sản, do vậy nên ng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn Vì tổng tài sản năm 2019 tăng lên nên tổng nguồn vốn cũng sẽ tăng theo 21.883 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng ở mức 22.95% Nguyên nhân chủ yếu khiến tổng nguồn vốn tăng là nợ phải trả tăng 25.679 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 75.72% so với năm 2018 mặc dù so với vốn chủ sở hữu có giảm 3.796 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 5.28% Đến năm 2020, khoản nợ phải trả vẫn tiếp tục tăng 34.506 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng ở mức vừa phải 57.90% Ở năm 2020, vốn chủ sở hữu được tăng nhẹ 3.155 triệu đồng so với năm 2019 và tốc độ tăng trưởng cũng tăng chậm 1.01% Qua đó chúng ta cũng thấy được trong những năm này công ty đang tích cực trả các khoản nợ phải trả một cách nhanh chóng Nguồn vốn chủ sở hữu biến động tăng đến 71.550 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 46.15% trong đó vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng 17.442 triệu đồng so với 2020 tương đương với tốc độ tăng trưởng 28.62%

Qua năm 2022 tổng nguồn vốn đã tăng thêm 17.349 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu tăng 3.593 triệu đồng chiếm 4.58% trong tổng vốn Điều này đồng nghĩa với việc tăng nợ phải trả, tức công ty đang tăng chiếm dụng vốn trong năm này

4.1.2 Phân tích theo chiều dọc:

Bảng 4.3: bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản đầu tư tài

32 chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Các khoản phải thu dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tài sản dài hạn khác

Nợ phải trả % 35.56 50.82 60.69 65.41 66.40 Nợ ngắn hạn % 35.56 50.69 60.60 65.40 66.37

Vốn đầu tư chủ sở hữu

Nguồn : sinh viên thực hiện

Biến động về tài sản:

Nhìn chung tổng tài sản của chi nhánh công có dấu hiệu tích cực , tăng ở mức vừa phải,cụ thể là trong 5 năm từ 2018 đến 2022 tổng tài sản đã tăng từ 95.370 triệu đồng tới 234.936 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng khá mạnh ( từ 3.252 – 13.518 triệu đồng) cùng với sự tăng nhẹ của 1 số tài sản khác Cụ thể như sau :

- Tiền và các khoản tương đương tiền : so với năm 2018 thì năm 2019 tăng 1.821 triệu đồng ,đồng thời tỷ trọng của khoản tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản cũng tăng nhẹ (từ 3.41% lên 4.33%) Năm 2020 so với năm 2019 cũng tăng nhẹ 886 triệu đồng nhưng đến năm 2021 thì các khoản tiền và tương đương tiền lại có dấu hiệu giảm xuống khá nhiều đến 1.825 triệu đồng và đến năm 2022 lại có sự tăng vượt bậc lên đến 9,384 triệu đồng ,đồng thời tỷ trọng khoản mục này cũng tăng nhanh chóng ( từ 1.82%- 5.54%) Điều này cho thấy được doanh nghiệp đã đầu tư đúng hướng đó là đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn , chúng ta thấy được việc đầu tư trong 5 năm ( từ 39.958- 161.402 triệu đồng) đã giúp doanh nghiệp tăng tiền và các khoản tương đương tiền một cách đáng kể

- Các khoản phải thu ngắn hạn: so với năm 2018 thì năm 2019 tăng nhẹ chỉ 1,602 triệu đồng Đến năm 2020 thì các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh ( từ 8.743- 13.180 triệu đồng) điều này có nghĩa doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, tỷ trọng đang tăng nhanh ( từ 7.46% - 8.50%) Đến năm 2021 , chúng ta có thể thì các khoản phải thu đã có dấu hiệu giảm 1.776 triệu đồng , nhờ đó mà ta cũng thấy sự nổ lực của công ty trong việc giảm tỷ trọng ( từ 8.5%- 5.03%) cho thấy công ty đã có kế hoạch trong việc thu hồi công nợ Và đến năm 2022, thì công ty vẫn giảm các khoản phải thu ( từ 11.404 – 10.364 triệu đồng)

34 - Tài sản cố định: từ năm 2018 đến 2020 thì vẫn có sự tăng nhẹ nhưng đến năm 2021 lại sự giảm xuống đáng kể ( từ 543 – 178 triệu đồng) nguyên nhân là do công ty đã thanh lý đồng thời đầu tư ít hơn cho tài sản cố định và khoảng thời gian này tình hình covid diễn ra nên việc đầu tư tài sản cố định lúc này là chưa cần thiết và đến năm 2022 khi mọi thứ dần ổn định công ty đã tăng tài sản cố định (từ 178 triệu đồng – 1.093 triệu đồng)

Biến động về nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2018 so với năm 2022 tăng ở mức vừa phải, cụ thể là trong 5 năm từ 2018 đến 2022 tổng tài sản đã tăng từ 95.370 triệu đồng tới 234.936 triệu đồng Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng ở mức vừa phải, nguồn vốn tăng thêm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp mở rộng qui mô kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn như sau:

- Nợ phải trả: nhìn qua các năm ta thấy được nợ phải trả đều tăng ( 33.914 – 161.963 triệu đồng) điều đó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tốt , tuy nhiên cần theo dõi những khoản mục này để chi trả đúng hạn

- Vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2018 so với năm 2019 có xu hướng giảm 3,796 triệu đồng Nhưng từ năm 2020 đến 2022 vốn chu sở hữu lại tăng lên ( từ 60.939 -81.974 triệu đồng) có thể thấy việc kinh doanh đang mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư mặc dù so với năm 2018 tỷ trọng này có giảm cho thấy sự chủ động của doanh nghiệp Tuy nhiên doanh nghiệp nên có chính sách để chiếm dụng vốn tốt hơn.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

Bảng 4.4: bảng báo cáo hoạt động kinh doanh công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang :

+ Quản lý doanh nghiệp +Kinh doanh dịch vụ + Khác

Lợi nhuận hoạt động tài chính

Lợi nhuận hoạt động khác

Nguồn : bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang

4.2.1 Phân tích theo chiều ngang:

Bảng 4.5: tốc độ tăng trưởng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 theo chiều ngang Đvt Tốc độ tăng trưởng 2019/2018

+ Quản lý doanh nghiệp +Kinh doanh dịch vụ + Khác

Lợi nhuận hoạt động tài chính

Lợi nhuận hoạt động khác

Nguồn : sinh viên thực hiện

Doanh thu thuần của công ty năm 2019 tăng lên so với năm 2018 một khoản 14.967 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 54.94 % Tổng các hoạt chi phí cho việc kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể ( từ 25.507- 43.253 triệu đồng), việc chi phí của doanh nghiệp tăng là do tăng thêm các khoản vay ngắn hạn Ở năm 2019, lợi nhuận hoạt động tài chính và khác cũng có sự tăng trưởng nhẹ , như lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng ( từ 5.180- 6.298 triệu đồng) Do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ của chi phí làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2019 giảm đi khá nhiều ( từ -1.260 triệu đồng xuống còn -3.796 triệu đồng) Đồng thời cùng với giảm sút của tổng lợi nhuận thì lợi nhuận sau thuế TNDN cũng giảm

37 Đến năm 2020, doanh thu thuần lúc này giảm tuột dốc giảm so với năm 2019 đến tận 37.643 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng lúc này cũng giảm cực mạnh -89.18% So với năm 2019 thì năm 2020 tất cả các chỉ số lợi nhuận đều giảm cực mạnh, tình hình kinh doanh không mấy khả quan nhưng chúng ta lại thấy công ty kiếm được lợi nhuận từ việc hoạt động tài chính khi tốc tăng trưởng tăng 30.57% Chính vì điều này đã làm tổng lợi nhuận kế toán tăng lên( từ -3.796- 3.279 triệu đồng) Doanh thu thuần ở năm 2021 có xu hướng tăng nhẹ 929 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20.35% và tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng trưởng mạnh ở năm 2022 ( từ 7.888 – 35.113 triệu đồng) Tổng chi phí của năm 2022 so với năm 2021 tăng lên khá nhiều đã làm lợi nhuận cũng chỉ tăng nhẹ 832 triệu đồng Qua bảng số liệu báo cáo trên việc công ty có lợi nhuận tăng nhẹ theo từng năm, cụ thể ở năm 2021 so với năm 2020 tăng 3.113 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 37.85% Năm 2022 tăng lên 1.210 triệu đồng so với năm 2021

Dù cho lợi nhuận từ việc kinh doanh và tài chính nhưng tổng lợi nhuận có xu hướng giảm ở năm 2022 , nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh và tài chính tăng nhẹ nhưng lợi nhuận từ các hoạt động khác lại giảm mạnh Chính vì sự chênh lệch lớn này đã làm cho tổng lợi nhuận ở năm 2022 giảm đi 5.271 triệu đồng so với năm 2021

4.2.2 Phân tích theo chiều dọc:

Bảng 4.6: tỷ trọng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018-2022 theo chiều dọc: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

+ Quản lý doanh nghiệp +Kinh doanh dịch vụ + Khác

Lợi nhuận hoạt động tài chính

38 Lợi nhuận hoạt động khác

Nguồn : sinh viên thực hiện

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 tăng lên so với năm 2018 là 14.967 triệu đồng nhưng đến năm 2020, tình hình kinh doanh không mấy khả quan đã làm doanh thu giảm xuống rất nhiều( từ 42.208 còn 4.565 triệu đồng) Ở năm 2021, doanh thu cũng có dấu hiệu khởi sắc doanh thu năm này đã tăng lên 3.323 triệu đồng, tuy không phải tăng quá nhiều nhưng điều đó cũng giúp công ty thấy được việc kinh doanh đang đi đúng hướng Tình hình kinh doanh năm 2022 cũng đạt được kết quả cao đã làm cho doanh thu tăng lên đáng kể, một con số ấn tượng , tăng lên nhiều lần so với năm 2021 ( từ 7.888- 35.113 triệu đồng)

Nhìn vào bảng báo cáo kinh doanh, ta thấy tổng lợi nhuận kế toán qua các năm đến có xu hướng tăng Năm 2019, tuy có sự giảm xuống ở lợi nhuận do doanh thu tăng chậm hơn so với tổng chi phí kinh doanh nên đã kéo lợi của năm 2019 giảm 2.536 triệu đồng so với năm 2018 Nhưng đến năm 2020, tuy việc kinh doanh không khả quan nhưng tổng lợi nhuận của năm này lại có sự tăng nhẹ với tỷ trọng 71.82% Nguyên nhân làm cho tổng lợi nhuận năm 2020 tăng lên đó là chi phí kinh doanh giảm đi nhiều so với năm 2019 ( từ 43.252- 5 triệu đồng) đồng thời doanh nghiệp còn kiếm lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng1.934 triệu đồng Năm 2022, tổng lợi nhuận không tăng nhiều như năm 2021 nhưng tỷ trọng cũng đạt ở mức ổn với 15.10%, ở năm nay doanh thu tăng lên cũng gần bằng với việc tăng chi phí nên lợi nhuận của năm 2021 cũng chỉ tăng chậm.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4.3.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Biểu đồ 4.1: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Dựa vào số liệu trên , năm 2018 đến năm 2019 thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh thuần từ việc kinh doanh tăng mạnh ( 27.241- 42.208 triệu đồng) nhưng trong 2 năm 2020- 2021 thì việc hoạt động kinh doanh nay giảm sâu chỉ còn 4.565 và 7.888 triệu đồng giảm nhiều so với năm 2019, bởi đây thời kì covid nên việc kinh doanh gặp rất nhiều hạn chế Điều này đáng lo ngại vì đây là hoạt động chính của công ty nhưng lại bị giảm sút dòng tiền thuần nghiêm trọng Đến năm 2022 việc kinh doanh đã bắt đầu khởi sắc lại, dòng tiền thuần đã tăng nhanh với con số đạt được là 35.113 triệu đồng Qua đó cho thấy doanh nghiệp đã kiểm soát chi phí dành cho việc kinh doanh dịch vụ một cách tốt hơn qua việc tái cơ cấu nhân sự cũng như giảm các chi phí không cần thiết hoặc có thể cắt giảm trong quá trình kinh doanh Điều này sẽ tạo điều kiện để lợi nhuận gộp được tăng cao

4.3.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biểu đồ 4.2 : lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Qua các số liệu trên ta thấy được các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng nhẹ với năm 2018 là 42.860 triệu đồng và đến năm 2022 là 54.286 triệu đồng So với đầu tư tài chính dài hạn thì công ty lại tích cực đầu tư tài chính ngắn hạn ở những năm 2018- 2020 thì chỉ tăng ở mức nhẹ( từ 39.985 triệu đồng -54.559 triệu đồng) Nhưng đến năm 2021- 2022 thì các khoản đầu tư ngắn hạn lại nhanh chóng tăng vượt bật lên đến 169.905 triệu đồng ở năm 2021 và 161.402 triệu đồng ở năm 2022 Chính vì vậy, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư ngắn hạn và dài hạn đã góp phần làm tăng dòng tiền thuần cho doanh nghiệp từ 27.241 triệu đồng lên 40,729 triệu đồng Các hoạt động đầu tư hiệu quả đã giúp cho doanh thu thuần được tăng đáng kể Doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn như việc mua sắm, xây dựng TSCĐ từ năm 2020 đến năm 2021 (từ 78.883 xuống 39.442 triệu đồng) Để cho dòng tiền đầu tư đạt được kết quả tốt thì doanh nghiệp đã đầu tư các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như việc thu hồi cho vay, bán lại công nợ của đơn vị khác, cụ thể là sự tăng mạnh từ năm 2020 đến năm 2021 ( từ 54.559 triệu đồng – 169.905 triệu đồng)

4.3.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Các khoản đầu tư tài chính dài hạnCác khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Biểu đồ 4.3 : lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Doanh nghiệp đang đầu tư các hoạt động tài chính để doanh thu thuần có thể được tăng thêm Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính vẫn tăng theo chiều hướng tích cực Năm 2018 chỉ đầu tư ở mức 5.180 triệu đồng nhưng qua các năm con số vẫn liên tục tăng và đến năm 2022 đã đạt đến mức 12.546 triệu đồng Từ dòng tiền hoạt động tài chính càng tăng cao thì chúng ta có thể thấy được định hướng phát triển kinh doanh của công ty là đúng đắn Dòng tiền từ hoạt động tài chính đang nắm giữ vị trí số một trong tổng doanh thu chung của công ty.

Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

4.4.1 Phân tích tỷ số thanh toán:

4.4.1.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn:

Bảng 4.7 : tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2018-2022 Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Nguồn : sinh viên thực hiện

Biểu đồ 4.3: tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2018- 2022

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2019 khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp so với năm 2018 có sự giảm sút ( từ 1.488 – 1.015 lần) Nợ ngắn hạn của năm 2019 tăng nhiều so với năm 2018 ( từ 33.914 – 59.441 triệu đồng) nhưng tài sản ngắn hạn của tăng ( từ 50.463 – 60.347 triệu đồng) đồng thời giúp doanh nghiệp đáp ứng được khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên việc tỷ số thanh toán ngắn hạn có giảm sút của doanh nghiệp không đáng kể Ta có thể thấy là khả năng thanh toán ngắn hạn ở năm 2019 đạt ở con số 1.015>1 vì thế doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao

Năm 2020 khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp so với năm 2019 vẫn có xu hướng giảm (từ 1.015 – 0.786 lần) Nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán ngắn hạn có sự giảm sút là do nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với năm 2019 ( từ 59.441 – 93.946 triệu đồng) nhưng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2020 cũng tăng so với năm 2019 nhưng tăng với số lượng số ít ( từ 60.347 – 73.825 triệu đồng) Điều khiến cho tỷ số thanh toán ngắn hạn là sự chênh lệch giữa việc tăng nợ ngắn hạn quá nhiều nhưng việc tăng tài sản ngắn hạn lại chỉ tăng ít , dẫn đến tỷ số thanh toán hiện hành chỉ

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành

43 đạt 0.786 1 điều đó cũng thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được kết quả kinh doanh tốt Theo bảng thống kê, tài sản ngắn năm 2022 so với năm 2021 không tăng nhiều và nợ ngắn cũng tăng lên khá ít ( từ 148.183- 161.898 triệu đồng) tuy nhiên tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2022 lại giảm so với năm 2021 ( từ 1.252- 1.146 lần) nhưng sự giảm này vẫn đảm bảo được tình hình kinh doanh của công ty đạt hiệu quả khi tỷ số thanh toán ngắn hạn 1.146 >1 Hệ số này khá hợp lý và khá an toàn do đặc thù của ngành dịch vụ bảo vệ, tài sản ngắn hạn vẫn đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn Điều đó cũng chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định và có tính tự chủ trong hoạt động tài chính

4.4.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh:

Bảng 4.8 : số liệu tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2018-2022: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn Triệu đồng

Tỷ số thanh toán nhanh

Nguồn : sinh viên thực hiện

Biểu đồ 4.4: thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2018 – 2022

Năm 2018, hệ số thanh toán nhanh là 0.306 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.306 đồng TSNH Năm 2019, hệ số này bằng 0.232 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.232 đồng TSNH Đến năm 2020, hệ số thanh toán nhanh bằng 0.204 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 0.204 đồng TSNH Năm 2021, hệ số thanh toán nhanh là 0.105 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.105 đồng TSNH và năm 2022 hệ số thanh toán nhanh là 0.148 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.148 đồng TSNH

Khả năng thanh toán nhanh năm 2019 giảm 0.074 lần so với năm 2018 nguyên nhân là do NNH của công ty tăng mạnh hơn với tốc độ tăng của KPT cụ thể là năm 2019, NNH tăng 25.527 triệu đồng so với năm 2028 và KPT ở năm 2019 chỉ tăng khá ít 1.603 triệu đồng Năm 2020 so với năm 2019 có khả năng thanh toán nhanh tăng giảm 0,028 lần

Và ở năm 2021 và năm 2022 thì khả năng thanh toán nhanh của công đều có xu hướng giảm và năm 2022 thì khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt ở con số 0.148 lần, nguyên nhân có xu hướng là do các chỉ số nợ ngắn hạn càng tăng nhưng các khoản phải thu vào lại không nhiều

Hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2018-2022 có xu hướng giảm và luôn nhỏ hơn 1 Đồng thời nếu so với TB ngành 1.2 thì chỉ tiêu này đều thấp hơn, vậy nên có thể đánh giá công ty có khả năng thanh toán nhanh không được tốt, công ty cần đưa ra biện pháp để cải thiện tình trạng này

4 4.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền:

Bảng 4.9: số liệu tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty năm 2018-2022: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Tiền - các khoản tương đương tiền

Tỷ số thanh toán bằng tiền

Nguồn: sinh viên thực hiện

Biểu đồ 4.5: thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty năm 2018 – 2022

Tiền và các khoản tương đương tiềnNợ ngắn hạn

46 Năm 2018, khả năng thanh toán bằng tiền của công ty là 0,096 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0,096 đồng tiền và tương đương tiền Năm 2019, khả năng thanh toán bằng tiền của công ty là 0,085 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0,085 đồng tiền và tương đương tiền Năm 2020, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,063 lần tức là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0.063 đồng tiền và tương đương tiền Năm 2021, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.028 lần tức là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0.028đồng tiền và tương đương tiền Năm 2022, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.083 lần tức là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0.083 đồng tiền và tương đương tiền

Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2019 so với năm 2018 giảm 0.011 lần

Nguyên nhân tăng là do tiền và tương đương tiền chỉ tăng ít trong khi nợ ngắn hạn lại tăng mạnh, cụ thể năm 2019 tiền và tương đương tiền tăng 1.821 triệu đồng so với năm 2018 trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2019 tăng 25.527 triệu đồng so với năm 2018 Khả năng thanh toán tức thời của năm 2020 so với 2019 giảm 0.022 lần Nguyên nhân tăng là do nợ ngắn hạn tăng lên trong khi đó tiền và tương đương tiền tăng nhẹ, cụ thể nợ ngắn hạn năm 2020 tăng lên 34.505 triệu đồng so với năm 2019, tiền và tương đương tiền năm 2020 tăng 886 triệu đồng so với năm 2019 Năm 2021 khả năng thanh toán bằng tiền vẫn tiếp tục giảm mạnh 0.037 lần so với năm 2020 do ở năm này cả NNH và tiền -các khoản tương đương tiền đều giảm mạnh Đến năm 2022, khả năng thanh toán bằng tiền có xu hướng tăng mạnh, tăng 0.053 lần so với năm 2021 Nguyên nhân là do NNH chỉ tăng nhẹ ( từ 148.183- 161.898 triệu đồng) và tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh( từ 4.134- 13.518 triệu đồng)

Ta thấy, qua 5 năm 2018-2022 khả năng thanh toán tức thời của công ty đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng khoản tiền và tương đương tiền của công ty ít, có khả năng sinh lời cao

So với mức TB ngành là 0.5 và các doanh nghiệp khác như công ty Tâm Đức 1.05, công ty Bảo An là 1.7 và công ty Toàn Cầu là 1.32 thì với đối với công ty Tiến Khang đây là một tác động có thể nói là tốt

4.4.2 Phân tích tỷ số hoạt động:

4.4.2.1.Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:

Bảng 4.10: vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân

Nguồn : sinh viên thực hiện

Vòng quay khoản phải thu :

Biểu đồ 4.6:vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2018-2022

Năm 2018, số vòng quay các khoản phải thu là 4 vòng có nghĩa là các khoản phải thu trong kỳ quay được 4 vòng Đến năm 2019, số vòng quay các khoản phải thu là 5 vòng có nghĩa là các khoản phải thu trong kỳ quay được 5vòng.Nhưng đến năm 2020, số vòng quay các khoản phải thu chỉ còn 0.3 vòng Số vòng quay các khoản phải thu năm 2020 so với năm 2019 giảm mạnh 4.7 vòng, các khoản phải thu tăng nhưng doanh thu năm

48 2020 lại giảm đáng kể dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, tốn nhiều chi phí lãi vay Tình hình ở năm 2021 cũng không có sự khởi sắc nào thêm khi số vòng chỉ tăng 0.2 vòng Đến năm 2022, thì số vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên 2,5 vòng điều này dẫn đến các khoản phải thu tăng, tình hình có vẻ khả quan hơn

Kỳ thu tiền bình quân:

Biều đồ 4.7 : kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2018-2022

Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2019 chậm hơn năm 2018 là 22 ngày Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2018 là 102 ngày có nghĩa là sau khi công ty bán hàng thì trung bình 102 ngày mới thu được tiền Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2019 là 80 ngày có nghĩa là sau khi công ty bán hàng thì trung bình 80 ngày mới thu được tiền Kỳ thu tiền bình quân ở năm 2020 lại tăng vọt ở mức 1087 ngày tức là sau khi bán hàng thì trung bình 1078 ngày sau thì công ty mới thu được tiền, điều này rất đáng báo động Năm 2021 tình hình có vẻ không khá hơn khi con số 787 ngày Đến năm 2022 tình hình có vẻ ổn hơn khi kỳ thu bình quân đã đạt ở mức 115 ngày.Thời gian thu tiền nhanh hơn làm cho khả năng thanh toán và lưu động vốn nhanh của công ty

So sánh các chỉ tiêu phản ánh kỳ thu tiền bình quân của công ty và các doanh nghiệp khác cùng ngành, trung bình ngành năm 2022 như sau:

Bảng 4.11: so sánh các chỉ tiêu phản ánh kỳ thu tiền bình quân của công ty và DN khác:

0 200 400 600 800 1000 1200 kỳ thu tiền bình quân 102 80

49 Chỉ tiêu Đvt Bảo vệ

Kỳ thu tiền bình quân

Số vòng quay khoản phải thu

Nguồn: sinh viên thực hiện

Khi so với TB ngành, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp các năm đều cao hơn so với TB ngành chỉ mất 58 ngày trong khi kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp chậm nhất cũng mất 80 ngày vào năm 2019 So với các doanh nghiệp cùng ngành , kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp đứng sau tất cả, qua đây cũng thấy công tác thu hồi nợ của công ty chưa được tốt

4.4.2.2 Vòng quay tài sản cố định:

Bảng 4.12: số liệu vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2022 Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Nguồn : sinh viên thực hiện

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT

Nhận xét và đánh giá tình hình tài chính

Nhìn vào bảng báo cáo tài chính qua các năm cho thấy qui mô tài sản của công ty đã tăng lên 95.370 triệu đồng năm 2018 tăng lên 117.253 triệu đồng năm 2019 và tiếp tục tăng 155.038 triệu đồng, tổng tài sản năm 2021 đạt số vượt bật 226.587 triệu đồng và tăng lên 243.936 triệu đồng Trong đó tài sản được hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu với kết cấu như sau:

Bảng 5.1: phân tích phương trình Dupont Đvt 2018 2019 2020 2021 2022

Nguồn : sinh viên thực hiện

Bảng số liệu ta thấy nợ phải trả của công ty đều tăng lên do công ty đã vay nợ từ phía ngân hàng và các khoản nợ khác Điều này sẽ làm tăng áp lực cho công ty trong việc trả lãi vay vào những năm sau Điểm đáng chú ý trong 2022 là sự tăng lên khá nhiều của đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn Trong khi tổng tài sản tăng lên 243.936 triệu đồng thì tài sản dài hạn tăng 58.462 triệu đồng và đầu tư dài hạn tăng 54.286 triệu đồng do công ty đã đầu tư các văn phòng chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của mình với khách hàng Điều này thể hiện định hướng phát triền lâu dài của công ty Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản thì kết cấu của chúng cũng thay đổi theo xu hướng tăng dần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn và giảm dần tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn Trong kết cấu tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn, đáng chú ý là sự tăng lên của góp vốn liên doanh cho thấy công ty chú

58 trọng nhiều vào các dự án góp vốn liên doanh với kỳ vọng thu lợi nhuận vào những năm sau

Việc lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 tăng đáng kể (năm 2021 tăng 16.607 triệu đồng và 20.020 triệu đồng năm 2022) cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện rõ rệt Số lợi nhuận đạt được không phải từ hoạt động tài chính hay liên doanh mà là từ hoạt động kinh doanh từ bảo hiểm chứng tỏ hoạt động kinh doanh bảo hiềm của doanh nghiệp có xu hướng tiến triển tốt Doanh nghiệp nên cố gắng duy trì sự phát triền này

Tỷ số nợ từ năm 2018 - 2022 của công ty đều tăng mạnh cho thấy mức độ rủi ro của công ty rất lớn, cộng với việc thanh toán lãi vay ngày càng giảm của công ty Điều đó cho công ty tăng nguồn vốn của mình bằng cách tăng các khoản vay rất khó khăn

Trong cơ cấu tài sản thì tài sản cố định chiếm một tỷ trọng không lớn nhưng ta thấy công ty đã sử dụng một cách hiệu quả trong việc phục vụ sản xuất, tạo ra lượng doanh thu lớn Từ việc sử dụng tài sản này nói chung cũng như tài sản dài hạn nói riêng Doanh nghiệp đạt được sự độc lập, tự chủ cao về mặt tài chính do việc hạn chế sử dụng các khoản nợ trong kinh doanh, đặc biệt là nợ dài hạn Nguồn sử dụng chủ yếu vẫn là nguồn vốn huy động từ các cổ đông của doanh nghiệp, điều này đảm bảo được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong dài hạn, giúp doanh nghiệp tạo được sự tin cậy đối với các nhà đầu tư bên ngoài khi tiến hành cho vay Đồng thời điều nàycũng cho thấy khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp rất cao Việc sử dụng tài sản và nguồn vốn hiện có để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được đánh giá là khá cao Điều này được thể hiện thông qua các chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp luôn ở mức cao

Tuy trong năm 2019 , khả năng sinh lời của doanh nghiệp có giảm nhưng điều này có thể chấp nhận được khi nền kinh tế đang gặp khó khăn chung.

Đề xuất

Qua quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh cũng như phân tích tình hình tài chính của công ty, tôi xin được đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính như sau:

59 Tỷ trọng vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty Điều này phản ánh toàn bộ nguồn vốn được công ty quản lý và sử dụng chủ yếu là vốn nợ Phân tích cho thấy các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ Kết hợp với việc phân tích của tình hình tài chính em nhận thấy khả năng thanh toán của công ty thấp Vì vậy, công ty sẽ không có khả năng hoàn trả khoản vay ngắn hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn cao đồng nghĩa với việc nợ dài hạn và các khoản nợ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ Vì vậy, giải pháp được đề xuất ở đây là doanh nghiệp phải có giải pháp chuyển một phần nợ ngắn hạn (nếu có thể) thành nợ trung và dài hạn Các khoản vay ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng Điều này cho phép công ty kéo dài thời hạn thanh toán Những biện pháp này sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng nợ nần và rủi ro thanh toán của công ty Hơn nữa, phân tích các khoản phải thu cho thấy các khoản phải thu của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản Điều này phản ánh sự tập trung của công ty vào việc thu hồi nợ tồn đọng Vì vậy, công ty cần tiếp tục có biện pháp thu hồi các khoản nợ chưa thanh toán và có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn Những biện pháp này sẽ giúp trả nợ một cách tốt nhất có thể, đồng thời góp phần đảm bảo hoạt động tài chính của công ty được lành mạnh

Do tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản lưu động nhỏ nên doanh nghiệp cần có biện pháp duy trì mức tiền mặt vừa phải ở mọi thời điểm, đủ để đảm bảo cho quá trình kinh doanh ổn định, liên tục Phân tích cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp Khả năng tự chủ tài chính của công ty gặp khó khăn trong việc tích cực đáp ứng các yêu cầu về vốn cho tất cả các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp

Qua phân tích, tôi nhận thấy hệ số sinh lời của vốn kinh doanh và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là tỷ suất lợi nhuận mà công ty đạt được trên vốn nợ, đều ở mức thấp trong tất cả các năm Điều này cho thấy khả năng quản lý của công ty chưa ổn định và nguồn vốn của công ty đang được sử dụng không hiệu quả Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, giảm thiểu thời gian quay vòng của tài sản lưu động và cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ để đạt hiệu quả cao hơn

Về nâng cao tính thanh khoản các khoản phải thu: công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi nợ, phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán cũng như các

60 điều kiện trả nợ khác nhau Đối với khách hàng dài hạn truyền thống, công ty cung cấp chiết khấu thanh toán và thời hạn trả nợ có thể dài hơn, khách hàng hiện tại sẽ được giảm giá thanh toán nếu họ thanh toán ngay bây giờ Tuy nhiên, nếu để cho khách hàng vãng lai nợ thì phải xem xét năng lực tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho nợ hay không

Hạn chế mua những tài sản không sử dụng Vì vậy, để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, doanh nghiệp chỉ nên đầu tư các chi phí cho sản phẩm dịch vụ mới nếu dự đoán chính xác những biến động của thị trường Giảm chi phí khấu hao bằng cách loại bỏ những tài sản cố định không cần thiết và thanh lý những tài sản cố định không còn cần thiết, không còn sử dụng hoặc vẫn còn sử dụng nhưng đã lỗi thời, kém hiệu quả Ngoài ra, để quản lý tài sản cố định hiệu quả, tính toán đầy đủ chi phí khấu hao, sử dụng đúng số kỳ khấu hao, củng cố kho bãi, tổ chức mạng lưới phân phối tốt hơn để tiết kiệm vốn là cần thiết, cố định cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bên cạnh việc đề xuất tài chính, tôi còn đưa ra đề xuất về công tác quản lý của doanh nghiệp: lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn lãnh đạo nhân viên cấp dưới và nhân viên một cách có trách nhiệm công việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, áp dụng lý thuyết chuyên ngành vào công việc

Nhanh chóng bổ sung nhân tài có trình độ để đáp ứng yêu cầu của công ty Đổi mới trong thực tiễn kinh doanh của công ty.

Ngày đăng: 24/05/2024, 20:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: giới thiệu các dịch vụ của công ty - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Hình 3.1 giới thiệu các dịch vụ của công ty (Trang 32)
Hình 3.2 : Sơ đồ các phòng ban trong công ty - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Hình 3.2 Sơ đồ các phòng ban trong công ty (Trang 33)
Bảng 3.1: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 3.1 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018-2022 (Trang 37)
Bảng 4.1: bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.1 bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: (Trang 38)
Bảng 4.2: tốc độ tăng trưởng của công ty năm 2018 – 2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.2 tốc độ tăng trưởng của công ty năm 2018 – 2022 (Trang 39)
Bảng 4.3: bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.3 bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: (Trang 42)
Bảng 4.5: tốc độ tăng trưởng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 theo chiều  ngang - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.5 tốc độ tăng trưởng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018-2020 theo chiều ngang (Trang 46)
Bảng 4.7 :  tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.7 tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2018-2022 (Trang 52)
Bảng 4.8 : số liệu tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2018-2022: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.8 số liệu tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2018-2022: (Trang 54)
Bảng 4.9: số liệu tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty năm 2018-2022: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.9 số liệu tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty năm 2018-2022: (Trang 56)
Bảng 4.10: vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.10 vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: (Trang 58)
Bảng 4.11: so sánh các chỉ tiêu phản ánh kỳ thu tiền bình quân của công ty và DN khác: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.11 so sánh các chỉ tiêu phản ánh kỳ thu tiền bình quân của công ty và DN khác: (Trang 59)
Bảng 4.12: số liệu vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.12 số liệu vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2018-2022 (Trang 60)
Bảng 4.13: số liệu vòng quay tài sản của công ty năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.13 số liệu vòng quay tài sản của công ty năm 2018-2022 (Trang 61)
Bảng 4.14: tỷ suất lợi nhuận gộp công ty năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.14 tỷ suất lợi nhuận gộp công ty năm 2018-2022 (Trang 63)
Bảng 4.15 : tỷ suất lợi nhuận trên tài sản công ty năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.15 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản công ty năm 2018-2022 (Trang 65)
Bảng 4.16: tỷ suất sinh lời trên VCSH của doanh nghiệp năm 2018-2022 - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 4.16 tỷ suất sinh lời trên VCSH của doanh nghiệp năm 2018-2022 (Trang 66)
Bảng 5.1: phân tích phương trình Dupont - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
Bảng 5.1 phân tích phương trình Dupont (Trang 68)
Phụ lục 1: bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
h ụ lục 1: bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: (Trang 74)
Phụ lục 2: bảng báo cáo hoạt động kinh doanh công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến  Khang: - Đề Tài Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Dịch Vụ Bảo Vệ Tiến Khang Giai Đoạn 2018 – 2022.Pdf
h ụ lục 2: bảng báo cáo hoạt động kinh doanh công ty TNHH dịch vụ Bảo vệ Tiến Khang: (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w