Do đó, vận tải đường biển có tầm trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế.Vận chuyển hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất h
Tổng quan về ngành vận tải – kho bãi
Tầm quan trọng của ngành vận tải biển
Vận tải đường biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với một quốc gia, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, đồng thời nó còn quyết định đến sự phát triển của một quốc gia Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia Đường biển - con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay (trừ một số hàng hóa đặc biệt) Do đó, vận tải đường biển có tầm trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế.
Vận chuyển hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất hiện từ sớm, cùng trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta Hiện nay, nhiều đơn vị trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, công suất lớn và động cơ mạnh, chở được các mặt hàng khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng.
Về kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buốn bán với khu vực khác Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.
Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, nhằm tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc.
Về đối ngoại - đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia Riêng đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa nước ta.
Về chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia.
Các chỉ số của ngành
Năm 2022, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, đặc biệt đến từ cuộc xung đột chính trị Nga-Ukraine và diễn biến dịch bệnh phức tạp Điều này gây ra các hệ lụy nghiêm trọng bao gồm tăng trưởng kinh tế giảm sút, lạm phát tăng cao và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Ngoài ra, điều kiện tài chính toàn cầu trở nên khắt khe hơn, hạn mức tín dụng thắt chặt, chi phí vay vốn tăng cao, tỷ giá biến động và việc rút dần các gói hỗ trợ chính sách tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế
Thị trường dầu thô năm 2022 biến động liên tục và khó lường kể từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra Sau khi đạt các đỉnh vào tháng 3, giá dầu thô đã đảo chiều và điều chỉnh giảm giữa lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và áp lực lạm phát Tuy nhiên, giá dầu Brent duy trì ở mức cao, tăng khoảng 20% so với bình quân năm 2021 Theo diễn biến giá dầu thô, giá dầu nhiên liệu cũng biến động mạnh, tăng khoảng 30% so với bình quân năm 2021
Thị trường vận tải biển năm 2022 cũng biến động và có sự phân hóa mạnh trong khi thị trường vận tải hàng lỏng hiện vẫn diễn biến tương đối thuận lợi, thị trường vận tải hàng rời chịu tác động mạnh từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và đã lao dốc trong nửa cuối năm (kể từ tháng 8).
Giới thiệu chung về Tổng công ty Vận tải dầu khí PVTrans
Ngành nghề kinh doanh chính
- Vận chuyển dầu thô Vận chuyển dầu/hóa chất
- Vận tải khí hóa lỏng
- Vận tải hàng rời (than)
- Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
- Dịch vụ hàng hải và logistics
Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của công ty
PVTrans tận dụng tốt cơ hội thị trường diễn biến tích cực, đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội so với năm trước Đồng thời, đưa ra giải pháp đột phá về đầu tư dưới hình thức thuê mua bareboat (BBHP) để mở rộng quy mô đội tàu trong bối cảnh nguồn cung tàu hạn chế và tín dụng siết chặt
Thương hiệu và hình ảnh của PVTrans trong ngành dầu khí và vận tải biển không ngừng được nâng cao, tạo sự tín nhiệm cao đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Tiềm lực tài chính vững mạnh và không ngừng cải thiện, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD và đầu tư phục vụ mục tiêu mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động Tập thể lãnh đạo, CBCNV và thuyền viên phát huy tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. b Hạn chế Đội tàu của PVTrans có quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp vận tải biển trong khu vực, tuổi tàu trung bình tương đối cao ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường PVTrans chưa hoàn thành các dự án đầu tư tàu và đầu tư góp vốn vào các ĐVTV theo kế hoạch năm 2022 c Thách thức
Thị trường mua bán tàu đóng mới và tàu qua sử dụng thường xuyên ở trạng thái có lợi cho người bán với giá tàu duy trì ở mức cao, nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư tàu trong năm 2022 Việc ra quyết định đầu tư đòi hỏi phải lựa chọn những thời điểm thích hợp, vừa nhanh chóng và quyết đoán, nhưng đồng thời cũng phải thận trọng nhằm kiểm soát rủi ro tránh bẫy đầu tư trong giai đoạn thị trường đang nóng
Do tác động của suy thoái kinh tế và xung đột chính trị, thị trường vận tải hàng rời diễn biến bất lợi trong nửa cuối năm 2022, giá cước tụt giảm nhanh chóng kể từ tháng 8/2022, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của đội tàu hàng rời của PVTrans trên thị trường quốc tế
Lạm phát duy trì ở mức cao làm gia tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao khoảng 40-50% tổng chi phí hoạt động Ngoài ra, chi phí tài chính tăng cao do lãi suất tăng và đồng USD tăng giá cũng dẫn đến sự gia tăng của chi phí cố định của đội tàu
Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cả trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư mua tàu khó khăn do các định chế tài chính thắt chặt tín dụng. d Cơ hội
Triển vọng thị trường vận tải hàng lỏng quốc tế diễn biến tích cực khi các yếu tố cơ bản vẫn duy trì chủ yếu nhờ nhu cầu vận chuyển tấn hải lý (tonne-mile demand) tăng do quãng đường vận chuyển xa hơn trong bối cảnh nguồn cung tàu giới hạn Nhu cầu tiêu thụ và vận tải nhiên liệu trong nước gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho mảng vận tải nội địa của PVTrans Là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVTrans tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ PVN, cùng sự hợp tác, phối hợp của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, nhờ đó duy trì vị thế đơn vị vận tải hàng lỏng số 1 Việt Nam.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Đo lường và phân tích doanh thu
Hình 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu của PVT giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị VNĐ)
Có thể thấy, trong giai đoạn 2018 – 2022, doanh thu của PVT tăng trưởng tương đối ổn định Từ khoảng 7,5 nghìn tỷ VNĐ ở năm 2018 lên hơn 9 nghìn tỷ VNĐ năm
2022 Doanh thu tăng mạnh vào năm 2022, chủ yếu đến từ cung cấp dịch vụ vận tải sản phẩm/ hóa chất nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận Nga cùng với thay đổi về công suất hoạt động của các NMLD tại châu Âu/ Úc và Trung Đông Tuy PVT chủ yếu cho thuê tàu định hạn hoạt động ở các tuyến Trung Đông, nhưng việc thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu hồi phục dẫn tới việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu khí từ các quốc gia khác, từ đó giúp tăng giá cước vận tải ở các tuyến khác và tác động tích cực đến giá cho thuê tàu của PVT.
Giai đoạn 2020 – 2022, do phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và những tác động tiêu cực sau cuộc xung đột của Nga – Ukraine, thị trường vận tải hàng rời diễn biến bất lợi Tuy nhiên, PVTrans đã vượt qua những con sóng lớn và cập bến an toàn trong một năm đầy biến động Kết quả là, doanh thu của tổng công ty đạt 9,576 tỷ VNĐ vào năm
2022, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước
Về cơ cấu doanh thu, qua biểu đồ trên có thể thấy doanh thu của PVTrans chủ yếu đến từ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (>94%), và có xu hướng ổn định qua các năm, điều này thể hiện đặc điểm của công ty là công ty chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của PVT là cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô PVT là doanh nghiệp vận tải Dầu khí tại Việt Nam, chiếm 100% thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước Ngoài ra, PVT còn có đội tàu hoạt động rộng trên các tuyến hải trình quốc tế Giá cước tàu chở dầu dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải Dầu khí Đáng chú ý, hầu hết đội tàu chở nhiên liệu của PVT (trong tổng số 16 tàu chở nhiên liệu với tổng tải trọng trên 280.000 DWT) đang hoạt động trên các tuyến quốc tế, qua đó có thể hưởng được mức giá cước tốt hơn trong môi trường giá cước thuê tàu chở dầu tăng cao Điều này cũng giúp công ty tối đa hóa được doanh thu
Về doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh, và cổ tức, lợi nhuận được chia Cụ thể, năm 2022 doanh thu của công ty đạt 221 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021, và mức doanh thu này ổn định qua các năm, cho thấy rằng doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty được tập trung duy trì khá ổn định
2.1.2 Đo lường và phân tích chi phí
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các chi phí/doanh thu tuần của PVT giai đoạn 2018 -
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trung bình khoảng 83%, và giá vốn hàng bán của PVTrans giai đoạn 2018 – 2022 có xu hướng tăng qua các năm Tăng từ 6,439 nghìn tỷ VNĐ năm 2018 lên tới 7,392 tỷ VNĐ năm 2022 Các chi phí còn lại cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này Đến năm
2022, chi phí có sự tăng mạnh Cụ thể, giá vốn hàng bán năm 2022 tăng gần 20% so với năm 2021 (tăng hơn 1 nghìn tỷ VNĐ) Chi phí tài chính tăng hơn 100%, và các chi phí khác tăng tương tự Đến năm 2022, chi phí có sự tăng mạnh Nguyên nhân xuất phát từ việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí lưu kho tăng,… Riêng tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Tổng doanh thu duy trì mức ổn định qua các năm, khoảng 85%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý giá vốn hàng bán tốt và nắm bắt được các cơ hội của thị trường để duy trì giá vốn hàng bán nhưng vẫn duy trì được doanh thu tăng Tuy nhiên, trong tương lai, giá vốn hàng bán sẽ còn phải chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ những điều kiện kinh tế, chính trị bất ổn của thị trường, vậy nên công ty cần có những phương án quản trị và phòng tránh rủi ro giá vốn hàng bán tăng đột ngột.
2.1.3 Đo lường và phân tích lợi nhuận
Hình 3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của PVT giai đoạn 2018 - 2022
Với sự duy trì ổn định mức doanh thu trong giai đoạn 2018 - 2022 , mặc dù gặp phải nhiều biến động của nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất tăng, đợt tăng tỷ giá đột biến hay việc trích trước chi phí sửa chữa lớn đội tàu, nhưng PVT vẫn có lợi nhuận tăng mạnh vào năm 2022 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm
2022 đạt khoảng 1155 tỷ VNĐ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2021 Trong đó, lợi nhuận khác tăng từ 42 tỷ VNĐ lên tới 288 tỷ VNĐ, do vào quý 4 năm 2022, PVT đã thanh lí tàu PVT Athena và ghi nhận hơn 100 tỷ đồng cho khoản thanh lý này.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 4: Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVT giai đoạn
Có thể thấy, hầu hết các chỉ số vòng quay của công ty đều tăng qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh khá có hiệu quả, thời gian giữ hàng tồn kho thấp, khả năng thu hồi khoản phải thu và chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp khá tốt.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng khá mạnh vào năm 2020 nhưng lại giảm vào năm 2021 và 2022 Vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ vào năm 2020 là do PVT đã quản lý tốt giá vốn hàng bán làm nó tăng nhưng không đáng kể, cùng với hàng tồn kho tiếp tục tăng, chứng tỏ con số này là khá tốt đối với công ty.
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu của PVTrans luôn duy trì ổn định ở mức 6 vòng/năm trong giai đoạn 2018 – 2022 do PVTrans luôn chú trọng giám sát và tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ
Vòng quay tổng tài sản của công ty hầu như không biến động Vòng quay tổng tài sản năm 2022 của PVTrans là 0,68, cho thấy tài sản được sử dụng hiệu quả, chứng tỏ công ty hoạt động khá ổn định trong ngành, với 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0,68 đồng doanh thu thuần.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Đo lường và phân tích tổng tài sản
Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của PVT giai đoạn 2018 - 2022
Nhìn chung, tổng tài sản của PVT tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào năm
2022 Năm 2018, tổng tài sản của PVT là 10 nghìn tỷ VNĐ Đến năm 2022, con số này lên tới hơn 14 nghìn tỷ VNĐ Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của PVT năm 2022 tăng Là một công ty chuyên về vận tải và hoạt động logistics, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, và mức tỷ trọng của tài sản dài hạn trong giai đoạn 2018 – 2022 luôn được duy trì trong khoảng 58% – 65% Năm 2022, tài sản ngắn hạn của PVT là 6,286 tỷ VNĐ (tương đương với 44% tổng tài sản) và tài sản dài hạn là 7,965 tỷ đồng (tương đương với 56% tổng tài sản).
Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Hình 6: Biểu đồ thể hiện Tài sản ngắn hạn của PVT giai đoạn 2018 - 2022
Trong cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn của PVT, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá lớn và có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2018 – 2020 Tuy nhiên, đến năm 2021, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp giảm còn 37% (so với năm 2020 là 40%) Điều này cho thấy công ty cho khách hàng nợ khá nhiều và đặc biệt là vào năm 2021 do đại dịch Covid và những tác động khác Đồng thời, tỷ lệ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng khá mạnh và cũng có diễn biến giảm vào năm 2021, đạt 2.706 tỷ VNĐ, tức chiếm 43% vào năm 2022 Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tương tự Có thể thấy, công ty duy trì mức độ giữ tiền mặt khá ổn định qua các năm, tiền mặt luôn chiếm khoảng 30% tổng tài sản Việc giữ nhiều tiền mặt ổn định như vậy giúp doanh nghiệp tăng tính thanh khoản, hạn chế rủi ro vỡ nợ và có thể tận dụng được các cơ hội khi thị trường thay đổi hay phản ứng lại đối với những chiến lược cạnh tranh của đối thủ, có thể vượt qua khủng hoảng hoặc khó khăn kinh tế, nhất là khi PVT đang hoạt động trong ngành vận tải – kho bãi – một ngành rất năng động, thị trường biến đổi liên tục Tuy nhiên, việc giữ nhiều tiền và các khoản tương đương tiền làm cho công ty ít cơ hội đầu tư hơn, không tận dụng được lượng tiền mặt mà mình đang có, từ đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác của PVT cũng không có sự biến động nhiều trong giai đoạn 2018 – 2022, có thể thấy trong cơ cấu tài sản 2 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng khá thấp Hàng tồn kho năm 2022 tăng lên là do công ty tận dụng được nguồn thu mua nguyên vật liệu giá rẻ nên công ty đã mua thêm để tích trữ nhằm tránh các rủi ro như tăng giá hay đứt gãy chuỗi cung ứng trong tương lai.
Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tài sản dài hạn của PVT giai đoạn 2018 - 2022
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, giai đoạn 2018 – 2020, cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp khá ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tài sản cố định với tỷ trọng thấp nhất là 91% năm 2022 và cao nhất là 95% năm 2018 và 2019 Cụ thể, năm 2018 tài sản cố định của công ty là 5,627 tỷ VNĐ chiếm 95% tổng tài sản dài hạn Đến năm 2022, tài sản cố định là 7,260 tỷ VNĐ và chiếm 91% Vì PVT là công ty ngành vận tải – kho bãi nên công ty rất cần những tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng, lắp ráp các phương tiện, tàu thuyền phục vụ hoạt động nên tỷ trọng tài sản cố định chiếm phần lớn Trong năm 2022, nhờ tranh thủ thời điểm đầu năm khi thị trường chưa biến động nhiều, PVTrans đã nỗ lực hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 02 tàu chở dầu/ hóa chất, 01 tàu chở hàng rời và 01 sà lan chở hàng rời Ngoài ra, PVTrans đã ký hợp đồng thuê bareboat và đưa vào khai thác 01 tàu chở dầu/ hóa chất, 01 tàu chở LPG (Morning Jane) và 01 tàu chở hàng rời Handysize Điều này làm cho tài sản cố định của PVT năm 2022 tăng so với năm 2021 Các chỉ tiêu “các khoản phải thu dài hạn”,
“đầu tư tài chính dài hạn”, “tài sản dở dang dài hạn” hay “tài sản dài hạn khác” đều chiếm tỷ trong rất nhỏ trong cơ cấu tài sản dài hạn và tăng không đáng kể qua các năm.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Các nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp
Hình 8: Biểu đồ thể hiện Nợ phải trả của PVT giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị VNĐ)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2022, nợ phải trả của công ty tăng qua các năm Trong đó, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng Tuy nhiên, năm 2020, tổng nợ phải trả của PVT giảm Điều này là hợp lý vì khi công ty ngày càng phát triển, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự có thì doanh nghiệp cần đi vay nhiều hơn để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính Riêng năm 2022, tổng nợ phải trả của công ty đã tăng từ 5530 tỷ đồng ở năm 2021 lên 6237 tỷ đồng ở năm 2022 Điều này là do nợ ngắn hạn của PVT đã tăng mạnh do công ty đã ký hợp đồng vay ngắn hạn với ông Nguyễn Hồng Hiệp (cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Vận tải Nhật Việt) và các ngân hàng thương mại bằng Đồng Việt Nam Các hợp đồng này có tổng hạng mức tín dụng là 295.572.000.000 đồng Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng tài sản của PVT trong giai đoạn
2018 – 2022 tương đối ổn định, thể hiện tỷ trọng an toàn trong cơ cấu vốn và tiềm lực tài chính vững mạnh của PVTrans.
4.1.2 Vốn chủ sở hữu a Vốn góp
Phần vốn góp của chủ sở hữu không thay đổi qua 3 năm 2020, 2021 và 2022, giữ nguyên ở mức 3,236,512,460,000 đồng, tức là trong 3 năm công ty không huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty là 323.651.246 phiếu, tất cả là cổ phiếu phổ thông, không có cổ phiếu ưu đãi Hầu hết phần vốn chủ sở hữu tăng thêm đều là ở lợi nhuận giữ lại. b Lợi nhuận giữ lại
Sau khi trừ thuế và chia cổ tức cho cổ đông (Gemadept thực hiện trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu), phần lợi nhuận giữ lại sẽ được công ty sử dụng để tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ lệ trả cổ tức này là một tỷ lệ khá thấp vì PVTrans là công ty đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy công ty cần nhiềuvốn để có thể đầu tư cho các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn
Bảng 1: Vốn lưu động ròng của PVT giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị VNĐ)
Dựa vào bảng trên, có thể thấy, vốn lưu động ròng của PVT có xu hướng tăng qua các năm (giảm nhẹ ở năm 2019), và tăng mạnh vào năm 2022 Cụ thể, năm 2018 vốn lưu động ròng của PVT là khoảng 1,844 tỷ VNĐ và đạt khoảng 3230 tỷ VNĐ ở năm 2022 Đó là do công ty đang trong quá trình thay đổi mới cả về tổ chức bộ máy quản lý lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn kinh doanh nên tình hình chưa được ổn định và cơ cấu nợ của công ty được cấu thành hoàn toàn từ nợ ngắn hạn Nếu công ty thực hiện chính sách tài trợ vốn mạnh dạn có thể gây ra rủi ro vỡ nợ cao khi dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, gây áp lực nợ lớn khi đến thời hạn thanh toán và nguy cơ công ty sẽ đánh mất khả năng thanh khoản của mình Việc lựa chọn chính sách tài trợ vốn thận trọng là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, bên cạnh đó còn thể hiện được công ty có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình
Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính
Bảng 2: Hệ số đòn bẩy tài chinh của PVT trong giai đoạn 2018 - 2022
Có thể thấy, tỷ số đòn bẩy tài chính của PVT tương đối thấp qua các năm, cao nhất là 1.17 năm 2019 và thấp nhất là 1.12 năm 2018 Điều này là do EBIT của công ty đã tăng mạnh trong khi chi phí lãi vay chỉ giảm nhẹ vào năm 2020 và 2021 và tăng trở lại vào năm 2022, đây là một con số khá thấp so với ngành, chứng tỏ công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều, công ty đã quản lý doanh thu và các loại chi phí khác khá tốt và không phụ thuộc nhiều vào nợ vay Đây là một chiến lược an toàn của PVT khi đòn bẩy tài chính có thể làm tăng lợi nhuận của công ty, đồng thời cũng là con dao 2 lưỡi khi rủi ro của công ty cũng sẽ bị tăng lên rất nhiều Tuy nhiên, điều này cũng có thể ám chỉ rằng PVT đang không tận dụng hết cơ hội tài chính để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào các cơ hội sinh lợi khác.
PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Phân tích dòng tiền
1,456,871,73 1,170 Lưu chuy ển tiền thuầ n từ
2,171,898,76 2,566 Lưu chuy ển tiền thuầ n từ
- 2,019,795,18 0,416 Lưu chuy ển tiền thuầ n từ
194 Ảnh hưởn g của thay đổi tỷ giá
Bảng 3: Lưu chuyển tiền tệ của PVT trong giai đoạn 2018 - 2022
Kết hợp với số liệu chi tiết trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhìn chung lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của PVT đều dương Trong năm 2022, PVT đã góp 98 tỷ đồng vào khoản đầu tư cho công ty liên kết là Công ty Cổ phần Dịch vụ Khai thác Dầu khí PTSC, ngoài ra, tổng Công ty đã đầu tư số tiền 2.389.343 Đô la Mỹ vào Công ty PV KEEZ Pte., Ltd (thành lập tại Singapore) tương đương 2.389.343 cổ phần ưu đãi cổ tức hưởng mức cổ tức cố định 8%/năm Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vàomua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với đặc thù là hoạt động vận tải dầu khí và logistics Điều này góp phần khiến dòng tiền từ hoạt động đầu tư bằng âm 2,019 tỷ VNĐ.
Với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính, có thể thấy lưu chuyển tiền thuần có sự biến động qua các năm Chủ yếu là do các khoản “tiền chi trả nợ gốc vay” và “cổ tức, lợi nhuận đã chia cho vốn chủ sở hữu” có sự thay đổi trong giai đoạn 2018 – 2022 Trong năm 2020, công ty không phát hành cổ phiếu nhưng dòng tiền từ chi trả nợ gốc vay lớn, cụ thể là phải chi 1,054,756,674 nghìn VNĐ Dẫn đến dòng tiền từ hoạt động tài chính của PVT năm 2022 âm 945,270,621 nghìn đồng
Nhìn chung, trong ba năm, sự thay đổi trong tiền mặt của công ty và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng cho thấy công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả Dòng tiền từ hoạt động đầu tư mang giá trị âm, nhưng gắn liền với việc mở rộng quy mô hoạt động có thể mang lại một cái nhìn tươi sáng hơn trong tương lai Qua số liệu về dòng tiền, ta có thể thấy nguồn cung cấp tiền chủ yếu của PVT là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích chính khi sử dụng tiền là để chi trả cổ tức và đầu tư vào tài sản cố định.
Phân tích khả năng thanh toán
Hình 8: Biểu đồ thể hiện chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của PVT trong giai đoạn 2018 - 2022
Nhìn chung, tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh củaPVTrans tương đối cao và đồng đều nhau, thấp nhất là 1,52 năm 2019 và cao nhất là 2,06 năm 2022 Trong năm 2020, hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán tức thời lần lượt đạt0.61 lần và 1.93 lần, tăng gấp 1,3 so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân là do trong năm đó, để đề phòng ảnh hưởng bất lợi của dịch Covid và lạm phát cùng với khủng hoảng vỡ nợ nên PVT lựa chọn giữ tiền mặt nhằm kịp thời đầu tư cho nguồn vốn lưu động khi cần thiết Điều này cũng khiến cho tỷ số tiền mặt tăng nhẹ Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh năm 2022 của PVTrans lần lượt là 2,06 và 2,0 lần, cho thấy năng lực tài chính vững mạnh và khả năng thanh toán các khoản nợ tốt của PVTrans Nhờ việc luôn duy trì các hệ số thanh toán ở mức cao và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp mà PVTrans có nhiều thuận lợi trong việc thu xếp vốn vay trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CHỈ SỐ GIÁ THỊ
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Hình 9: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của PVT giai đoạn 2018 –
Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của PVT có sự biến động vào năm
2021 Về tỷ số PM, trong giai đoạn 2018 – 2022, tỷ số này của PVT có xu hướng ổn định và tăng qua các năm Đến năm 2022, PM của công ty là 12,8% Điều này là lợi nhuận sau thuế của PVT tăng qua các năm, và trong năm 2022 doanh nghiệp đang có hiệu suất hoạt động tốt và đạt được lợi nhuận cao Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROA) của PVT giảm nhẹ vào năm 2021 và tăng mạnh vào năm 2022 Cụ thể, năm 2021 ROA của PVT là 6,7% và tăng lên 8,1% năm 2022 Con số này khá gần với trung bình ngành vận tải – kho bãi (9,17%) – con số khá khiêm tốn do đặc thù ngành yêu cầu lượng tài sản cố định lớn Như đã nói ở trên, trong 5 năm, lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản củaPVT đều tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng với tỷ lệ lớn hơn tổng tài sản nên khiến choROA tăng.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm dần trong giai đoạn 2018 -
2021 và tăng mạnh trở lại trong năm 2022 Cụ thể, ROE đã giảm từ 15.2% ở năm 2020 xuống 12% vào năm 2021, và tăng lên 14.4% ở năm 2022 Con số này đang thấp hơn so với trung bình ngành (14,04%) Tuy nhiên, nó cũng thể hiện sự hiệu quả khi sử dụng vốn của công ty khi ROE của PVT tăng trở lại vào năm 2022 ROE năm 2022 tăng là do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng với tỷ lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu Việc ROE tăng trưởng cũng chứng tỏ công ty đã phát huy tốt việc tái đầu tư đối với lợi nhuận giữ lại năm trước, tạo ra giá trị cho cổ đông, tăng năng suất và lợi nhuận cho công ty.
Có thể phân tích ROE theo mô hình Dupont như sau:
Tỷ suất lợi nhuận thuần 10.4% 10.6% 11.2% 11.2% 12.8%
TTS 0.78 0.73 0.67 0.63 0.68 Đòn bẩy tài chính 1.12 1.17 1.14 1.14 1.15
Bảng 4: Phân tích ROE của PVT theo mô hình Dupont giai đoạn 2018 - 2022
Trong đó, tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần tăng qua các năm, chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và kiểm soát chi phí tốt, đây là nhân tố tích cực mà doanh nghiệp cần phát huy Vòng quay tổng tài sản của PVT cũng có xu hướng ổn định chứng tỏ sự vận động của tài hiệu quả qua các năm, đây cũng là nhân tố tích cực giúp ROE tăng Hệ số nhân vốn chủ sở hữu cũng tăng, trong năm 2022 công ty đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đây cũng là một yếu tố giúp ROE tăng trong năm 2022.
Phân tích tỷ số phản ánh giá thị trường
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Bảng 5: Tỷ số phản ánh giá thị trường của PVT giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị nghìn
Giá thị trường của cổ phiếu PVT được thu thập dựa vào giá của ngày 31/12 hàng năm, là thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty Nhìn vào số liệu có thể thấy, P/E của công ty ghi nhận sự biến động qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2021 Điều này chủ yếu là do, trong năm 2021 PVTrans đã mở rộng quy mô, trẻ hóa và khai thác hiệu quả đội tàu, cải thiện hiệu quả kinh doanh sau năm đại dịch Covid -19 và tiếp tục duy trì được năng lực tài chính vững mạnh của mình Đến năm 2022, chỉ số P/E của PVT giảm xuống còn 8.31, do lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của công ty tăng lên 2,649 nghìn VNĐ.
Từ những phân tích ở trên thì doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước (bằng chứng là EPS đã tăng lên), điều này chứng tỏ cổ phiếu đang bị định giá thấp, đây là cơ hội đầu tư lớn cho các nhà đầu tư.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng kết và nhận xét về Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí PVTrans
PVT là doanh nghiệp có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực vận tải dầu và khí lớn nhất tại Việt Nam với 100% thị phần vận chuyển dầu thô, 30% thị phần dầu sản phẩm và 100% thị phần LPG thị trường nội địa PVT liên tục tăng trưởng về quy mô trong những năm gần đây, bên cạnh việc giữ vững thị trường vận tải nội địa, PVT còn tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế với nhiều phân khúc tàu từ dầu thô VLCC, Aframax (có trọng tải từ 100.000-120.000 DWT), tàu vận chuyển hóa chất, xăng dầu, tàu vận chuyển VLGC (tàu chở khí siêu lớn), LPG và tàu vận chuyển hàng rời cỡ Supramax (trọng tải từ 50.000- 60.000 DWT)
Tình hình tài chính ổn định: Tiền và tương đương tiền đạt gần 3,200 tỉ đồng chiếm 25% tổng tài sản Tỉ số thanh toán bằng tiền mặt (Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn) của PVT đạt 3.8 lần cho thấy tình hình tài chính của công ty lành mạnh tạo tiền để để PVT mở rộng và phát triển
Linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh doanh trong bối cảnh khó khăn:
Trong khi nhu cầu thị trường trong nước sụt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch covid-19, PVT đã thích ứng linh hoạt với các điều kiện khó khăn bằng cách chủ động đẩy mạnh khai thác tàu trên thị trường quốc tế, với 80% đội tàu hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới từ châu Á, Trung Đông đến châu Âu, châu Mỹ dưới nhiều hình thức khai thác đa dạng từ đó PVT đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2021.
Ngành vận tải – kho bãi là ngành có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai:
Là một công ty trong ngành vận tải – kho bải, Gemadept có lợi thế lớn khi tận dụng được những cơ hội mà ngành mang lại như các hiệp định thương mại quốc tế, vốn đầu tư FDI thu hút về Việt Nam, Nếu công ty tận dụng triệt để những tiềm năng của ngành thì sẽ có cơ hội phát triển rất mạnh trong tương lai.
Hạn chế: Chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao Sản lượng vận chuyển và tốc độ phục hồi giá thuê tàu chậm hơn dự kiến.
Một số khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động của công ty
Thứ nhất, tiếp tục duy trì hoạt động vận tải hàng lỏng ổn định và phát triển, mở rộng hoạt động Logistics: Hoạt động vận tải hóa chất là hoạt động đem lại phần lớn doanh thu cho công ty, nhưng nếu chỉ tập trung vào hoạt động này thì sẽ phải chịu rủi ro rất lớn khi môi trường vĩ mô có những biến động bất lợi Vì vậy, PVT nên mở rộng kinh doanh tại lĩnh vực Logistics và cả các lĩnh vực khác để có thể đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho công ty.
Thứ hai, khai thác tài sản hiệu quả: PVTrans cần xây dựng chiến lược sử dụng tài sản hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 – 2022 với định hướng trở thành một thương hiệu vận tải mạnh trong khu vực và quốc tế mà công ty đã đề ra
Thứ ba, tăng cường đầu tư vào các tài sản tài chính: Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính cũng là một nguồn cung cấp doanh thu và lợi nhuận hiệu quả cho công ty, vì vậy tăng cường đầu tư vào tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu cũng sẽ giúp PVT đa dạng hóa danh mục đầu tư và mang lại lợi nhuận cho công ty.
Với một nền tảng vững chắc, tài chính lành mạnh, cùng mức tăng trưởng liên tục trong hơn 1 thập niên qua, chắc chắn PVTrans tiếp tục hoàn thành kế hoạch những năm tiếp theo và vững bước trên con đường chinh phục những tầm cao mới trong tương lai.