Phân tích tình hình tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long giai đoạn 2020-2022 và định hướng phát triển

MỤC LỤC

GIAO DỊCH TÂN SƠN NHÌ

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIấN LONG – PHềNG GIAO DỊCH TÂN SƠN NHè

    Về cấp tín dụng, thực hiện tăng trưởng tín dụng trong năm, cân đối nguồn vốn hợp lý đặc biệt ưu tiên tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng bên cạnh đó phát triển thêm đa dạng các sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng loại hình, đối tượng kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo bám sát tình hình của thị trường để mang lại những giải pháp kịp thời và đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh phù hợp nhằm hoạt thành Kế hoạch kinh doanh trong năm 2023. Trong suốt thời gian qua, PGD Tân Sơn nhì đã không ngừng phát triển đưa các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh,..PGD Tân Sơn Nhì tọa lạc ở khu vực trung tâm của quận Tân Phú với cơ sở vật chất mới, khang trang và hiện đại gần các điểm chợ và khu vực hộ dân cư.

    Điều này, giúp PGD tăng được độ nhân diện với khách hàng.Mặc dù, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng cùng với sự cố gắng của cán bộ nhân viên, PGD Tân Sơn Nhì đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, thu hút khách hàng đến với PGD để thực hiện các nhu cầu về tài chính. Phó Giám đốc PGD: Số lượng 1, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm dự án, phương án khả thi của khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn.

    Các bộ phận này sẽ chuyên thực hiện các thao tác và thủ tục giao dịch cho khách hàng với ngân hàng, sẽ đảm bảo các dịch vụ ít rủi ro như đóng/ mở tài khoản, gửi/ rút tiền, chuyển khoản, kiểm đếm tiền, đổi ngoại tệ, thu hồi nợ, in sao kê giao dịch và các dịch vụ ngân hàng. Trong đó, phòng giao dịch luôn chú trọng các hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi tiền gửi, tiết kiệm cũng như cho vay, hợp tác triển khai các chương trình quay số dự thưởng, tặng quà hấp dẫn khách hàng giao dịch tại phòng giao dịch. Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2020 do Phòng giao dịch đã thực hiện theo chính sách của KienlongBank có những chiến lược chuyển đổi kịp thời, tối ưu hóa hoạt động, quyết liệt xử lý nợ và thu hút tiền gửi không kỳ hạn với mức tăng trưởng mạnh, phát triển tín dụng, tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng.

    Nguyên nhân, cũng xuất phát từ tình hình kinh tế đang khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trên mọi lịch vực và hoạt động của ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng. Số lượng nhân viên tại phòng giao dịch được bố trí phù hợp với số lượng công việc, đảm bảo cho mọi hoạt động được diễn ra đúng tiến bộ, nhân viên luôn giữ mối quan hệ gắn bó và tạo niềm tin với khách hàng. Tình hình kinh tế hiện nay đang có sự biến động phức tạp, sản xuất và kinh doanh bị trì trệ và giá cả hàng hóa lại tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân.

    So với các phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn thì phòng giao dịch Tân Sơn Nhì có thời gian hoạt động chưa lâu nên chưa tạo được sự nhận diện và thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng.

    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại PGD Tân Sơn Nhì
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại PGD Tân Sơn Nhì

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

    • PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Phân tích Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

      Vốn chủ sở hữu là một trong những nhân tố quan trọng, thước đo tài chính trong các hoạt động của ngân hàng nhất là đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng giảm của vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Thặng dư vốn cổ phần giảm thể hiện sự chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng khi phát hành và ghi nhận giảm thặng dư vốn cổ phần liên quan đến việc phát hành bổ sung cổ phiếu của ngân hàng và tái phát hành cổ phiếu quỹ. Mặc dù trong năm 2021 đã thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ điều nằm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhưng lợi nhuận trong năm tăng cao dẫn đến việc dù đã thực hiện chia cổ tức nhưng lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2021 của ngân hàng vẫn tăng so với năm trước đó.

      Mặc dù trong giai đoạn này ngân hàng có chia cổ tức và trích lập quỹ theo quy định nhưng lợi nhuận chưa phân phối vẫn tăng do ngân hàng đã có nhiều chính sách hoạt động, chương trình ưu đãi, các biện pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện quyết liệt. Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm trong đó Vốn của TCTD có tỷ lệ đóng góp cao nhất, tốc độ tăng trưởng tăng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm qua các năm do quỹ của TCTD, lợi nhuận chưa phân phối có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Vốn chủ sở hữu càng tăng qua các năm thì sẽ tạo tấm đệm phòng chống rủi ro của vốn chủ sở hữu trong trường hợp ngân hàng gặp vấn đề thanh khoản chắc chắn hơn, nâng cao năng lực tài chính giúp đảm bảo an toàn các hoạt động ngân hàng.

      Theo Thông tư 13 và 19, Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng 85% vốn huy động để thực hiện hoạt động cấp tín dụng vì vậy các TCTD gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng với mục đích sinh lời mà vẫn đảm bảo các hoạt động thanh toán. Do trong năm 2022, ngân hàng cần tiền để sử dụng cho các mục đích của ngân hàng nên ngân hàng vay tái chiết khấu trái phiếu với Ngân hàng Nhà nước với lãi suất từ 6%/ năm đến 7%/ năm và ngân hàng sử dụng lô trái phiếu đó như một tài sản đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng. Đến năm 2022, mặc dù có thêm nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng nhưng tỷ trọng vẫn không có thay đổi đáng kể so với năm trước, nguồn tiền nhàn rỗi được khách hàng ưu tiên vào đầu tư chứng khoán và các kênh đầu tư sinh lời cao hơn.

      Các khoản nợ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng nợ phải trả cụ thể ở năm 2020 và 2020 chỉ chiếm 2% và năm 2022 có tăng lên 3% tỷ trọng do trong năm 2002 ngân hàng khoản mục khen thưởng và phúc lợi cho nhân viên tăng nên kéo theo tỷ trọng của các khoản nợ khác tăng nhẹ so với các năm trước. Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được tạo dựng ra để hình thành nên tài sản cú của ngõn hàng và qua phõn tớch dưới đõy sẽ làm rừ được việc sử dụng nguồn vốn đã được phát triển trong giai đoạn vừa qua cho việc hình thành và sử dụng tài sản của ngân hàng. Trong giai đoạn đầu tiên, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước tăng là dấu hiệu tốt do tiền gửi của khách hàng tăng trong thời điểm này và đến năm 2022 khoản mục này giảm vì tiền gửi của khách hàng có xu hướng tăng nhưng tăng không nhiều và khoản mục phát hành giấy tờ có giá không phát sinh trong năm 2022, làm giảm dự trữ bắt buộc của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước.

      Đến năm 2021 khoản mục này đạt giá trị là 1.636 tỷ đồng và khoản chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn gồm trái phiếu chính phủ, chứng khoán nợ do các tổ chức trong nước phát hành tăng qua các năm do ngân hàng cầm cố trái phiếu tại Ngân hàng nhà nước để tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Kiên Long và góp đủ vốn điều lệ là 500 tỷ đồng và trong năm 2020 ngân hàng có đầu tư dài hạn vào công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hồng Phát và Công ty Cổ phần Sài Gòn – Rạch Giá là 15 tỷ đồng làm tăng khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn lên ở năm 2020. Cho thấy ngân hàng trong giai đoạn này đang có phương hướng đầu tư vào chứng khoán để đa dạng hóa danh mục đầu tư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng tuy nhiên cũng cần xem xét vì trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán đang biến động và có những trường hợp rủi ro xảy ra đối với thực tiễn kinh doanh của một số ngân hàng.

      Bảng 3.2: Phân tích biến động Nợ phải trả giai đoạn 2020-2022
      Bảng 3.2: Phân tích biến động Nợ phải trả giai đoạn 2020-2022