Chương 2: Phân tích cơ cấu tài chính công ty KIDO Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng tài sản và vốn của công ty KIDO Chương 4: Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của công ty KID
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Lớp học phần: 2331101078001 Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Bằng Phi
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KIDO GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thanh Tùng – 2121012388Nguyễn Song Hương – 2121002480
Nguyễn Khánh Đăng – 2121012321Nguyễn Thị Nhã Châu – 2121012263
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 3Mục lục
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 1
1.1) Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp 1
1.1.1) Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 1
1.1.2) Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 2
1.1.3) Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 2
1.1.4) Ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2) Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1) Thông tin ngành kinh tế 5
1.2.2) Thông tin tài chính doanh nghiệp 5
1.3) Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp phân tích 9 1.3.1) Các bước tiến hành phân tích tài chính 9
Các phương pháp phân tích 10
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 13
2.1) Phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn; cơ cấu tài chính thông qua vốn lưu động ròng của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2021 13
2.2) Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDOnăm 2021 16
2.3) Phân tích tình hình biến động tài sản,nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2021 20
2.4) Phân tích cơ cấu tài chính thông qua vốn lưu động ròng của công ty cổ phần tập đoàn kido năm 2021 23
2.5) Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022 25 2.6) Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022 28
2.7) Phân tích tình hình biến động tài sản,nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022 31
Trang 42.8) Phân tích cơ cấu tài chính thông qua vốn lưu động ròng của Công ty Cổ phần
Tập đoàn KIDO năm 2022 35
CHƯƠNG 3 : Phân tích tình hình sử dụng vốn của KIDO 37
3.1) Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh KIDO (đơn vị tính: đồng) 37
3.2) Hiệu suất sử dụng vốn cố định hữu hình 37
3.3) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 38
3.4) Đánh giá khả năng sinh lời 41
3.5) Phân tích DUPONT 42
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 44
4.1) KHÁI NIỆM 44
4.1.1) Khái niệm công nợ của doanh nghiệp 44
4.1.2) Khái niệm khả năng thanh toán của doanh nghiệp 44
4.2) 44
4.3) PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG NĂM 2021, 2022 44
4.3.1) Phân tích các khoản phải thu năm 2021 và 2022 44
4.3.2) Vòng quay các khoản phảu thu và kỳ thu tiền bình quân năm 2021 và 2022 46 4.3.3) Phân tích các khoản phải trả năm 2021 và 2022 47
4.3.4) VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ VÀ KỲ TRẢ TIỀN BÌNH QUÂN NĂM 2021 VÀ 2022 50
4.3.5) Mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả trong 2 năm 2021, 2022 51
4.4) PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG 2 NĂM 2021 VÀ 2022 53 4.4.1) Phân tích chung tình hình nợ của doanh nghiệp trong 2021 và 2022: 53
4.4.2) Phân tích khả năng toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp: 53
CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP DOÀN KIDO 55
5.1) Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2021, 2022 55
5.2) Phân tích biến động chi phí năm 2021, 2022 57
5.3) 60
Trang 55.4) Phân tích lợi nhuận năm 2021, 2022 60
5.5) Phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2021, 2022 62 5.6) Phân tích chính sách phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp năm 2021, 2022 63 CHƯƠNG 6 : Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp 65
6.1) Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT của HĐKD: 66
6.2) Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT của HĐĐT 68
6.3) Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT của HĐTC 69
6.4) PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TẠO TIỀN CỦA KIDO 71
CHƯƠNG 7 : PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 72
7.1) KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 72
7.1.1) Khái niệm 72
7.1.2) Ý nghĩa của phân tích rủi ro: 72
7.2) PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO 73
7.2.1) Phương pháp độ lệch chuẩn 73
7.3) NỘI DUNG PHÂN TÍCH RỦI RO 75
7.3.1) Phân tích rủi ro hoạt động 75
7.3.2) Phân tích rủi ro tài chính 79
CHƯƠNG 8 : DỰ BÁO TÀI CHÍNH CHO NĂM 2023 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 81
8.1) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng các khoản mục trên doanh thu trong 3 năm 2020, 2021, 2022 của KIDO 81
8.1.1) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua 3 năm 81
8.1.2) Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu qua 3 năm 81
8.2) Dự báo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và các khoản mục trên doanh thu của KIDO năm 2023 81
8.3) Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của KIDO năm 2023 82 8.3.1) Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 82
8.3.2) Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung 83
8.4) Kết quả dự báo sau điều chỉnh 85
Trang 6CHƯƠNG 9 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
89
9.1) ĐÁNH GIÁ CHUNG 89
9.1.1) Kết quả đạt được 89
9.2) Hạn chế và nguyên nhân 90
9.3) Đề xuất giải pháp 90
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có sự quan tâmthích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Phân tích TCDN là việc áp dụngcác công cụ và kĩ thuật phân tích thích hợp nhằm cung cấp chính xác và đầy đủ cho cácnhà quản trị doanh nghiệp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp nhàquản trị thấy được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tàichính công ty Qua đó, đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình tàichính, thiết lập các dự báo, kế hoạch tài chính phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững vàphát triển trong giai đoạn khó khăn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm 2 quyết định chọn đề tài “Phân tíchtài chính của tập đoàn KIDO” nhằm giúp làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty KIDOnói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài gồm 3 mục tiêu chính:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong các doanhnghiệp
Trang 9- Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần KIDO dựa trên các cơ sở lý luận.
- Đưa ra những đánh giá về khả năng tài chính cũng như chỉ ra những ưu điểm và hạn chếcủa Công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần KIDO
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính tại công ty cổ phần KIDO qua bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tàichính giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận là phương pháp thống kê, so sánh, phântích và tổng hợp
5 Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 8 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích cơ cấu tài chính công ty KIDO
Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng tài sản và vốn của công ty KIDO
Chương 4: Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của công ty KIDO
Chương 5: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty KIDO
Chương 6: Phân tích dòng tiền của công ty KIDO
Chương 7: Phân tích rủi ro của công ty KIDO
Chương 8: Dự báo tài chính của công ty KIDO
Chương 9: Tổng kết & đánh giá
Trang 10CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1) Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1) Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chínhdoanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự pháttriển hay suy thoái của nền sản xuất
1.1.2) Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp vàcông cụ cho phép thu thập, xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằmđánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượnghiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Phân tích TCDN được dùng để xác định kinh
tế, đánh giá các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội và thách thức đặt ra vớiđiều kiện hiện tài của doanh nghiệp Ngoài ra phân tích TCDN còn là tiền đề của việc lập
dự báo và lập kế hoạch tài chính, xây dựng mục tiêu kinh doanh nhằm phân tích năng lực
và vị thế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháptích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3) Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích TCDN là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sứcmạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra cácquyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Bên cạnh đó, phân tíchTCDN còn cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng vốn,
Trang 11khả năng thanh toán… nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, nhàđầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác Mỗi đối tượng sử dụng thông tinTCDN với mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp.
1.1.4) Ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Vai trò:
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánhcác số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mụcđích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tươnglai Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiềunhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổđông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chínhphủ, người lao động Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp
là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp,bao gồm:
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sảnxuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tàichính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán
Trang 12- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả đểkhắc phục những điểm yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng củadoanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2) Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1) Thông tin ngành kinh tế
- Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệpmang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thểcủa sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năngsinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường
và triển vọng phát triển
1.2.2) Thông tin tài chính doanh nghiệp
- Thông tin tài chính doanh nghiệp là những thông tin về chiến lược, sách lược kinhdoanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năngthanh toán Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản
và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tàichính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
Bảng CĐKT được lập phải dựa trên nguyên tắc:
Trang 13- Phù hợp với những tiêu chuẩn đã được quy định, thống nhất về nội dung, kết cấu,thời hạn lập và nộp,…
- Phản ánh được những cân đối tất yếu giữa hai mặt của vốn với nguồn, của thu vớichi và kết quả lỗ - lãi, của công nợ và khả năng thanh toán…
- Thể hiện được tính minh bạch trong các báo cáo tài chính
Bảng CĐKT gồm hai phần: tài sản và nguồn vốn, theo phương trình kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờiđiểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
+ Tài sản ngắn hạn: phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sảnngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền… bao gồm: tiền và các khoản tương đươngtiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho vàtài sản ngắn hạn khác
+ Tài sản dài hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, cóthời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một nămtài chính Tài sản dài hạn gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo, gồm:
+ Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn và dài hạn, phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báocáo
+ Vốn chủ sở hữu: là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản phải thu(hoặc trừ đi khoản bị mất) Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn kinh doanh, chênh lệch đánhgiá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ khen thưởng… Ngoài
ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp Mỗi phầncủa bảng đều được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ Cơ sở dữ liệu để
Trang 14lập bảng là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, bảng cân đối kế toán kỳ trước Đọcbảng CĐKT ta có thể nhận định nhanh về quy mô của doanh nghiệp, tính tự chủ về mặttài chính, cơ cấu sử dụng nguồn vốn,…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinhdoanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ Nội dung của báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản là:doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ Sốliệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinhdoanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đemlại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng vềvốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có ba phần:
Phần I: Lãi, lỗ.
Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính tạidoanh nghiệp Bao gồm Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Chi phí hoạt động sản xuất kinhdoanh; Lãi (hoặc lỗ)
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoảnthuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và
lệ phí
Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báocáo của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để phân tích khả năng
Trang 15kinh doanh, tình hình ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nhu cầu tài chínhbằng tiền trong kỳ kinh doanh tới.
- Phương trình cân đối của dòng tiền trong doanh nghiệp:
Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ
Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là các dòng tiền ra và vào trực tiếpliên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảngthu nhập Dòng tiền thu vào chủ yếu là từ hoạt động bán hàng hóa, thành phẩmhoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng Dòng tiền chi ra bao gồm tiền chi trả chonhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, tiền chi trả lương cho người laođộng,…
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: là các dòng tiền ra và vào liên quan đến cácnghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủnợ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp Dòng tiền vàoghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu và chủ nợ Dòng tiền rangược lại
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền ra và vào liên quan đến việc mua
và thanh lý các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào cácchứng khoán của công ty khác Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặttoàn bộ để có được các tài sản này Dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhậnđược tiền từ việc thanh lý các tài sản đầu tư trước
Thuyết minh báo cáo tài chính
Là tài liệu được sử dụng để giải trình khái quát những chỉ tiêu về tình hình và kết
quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, giúp cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của lãnhđạo doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp
Trang 16hành các chế độ tài chính kế toán.
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm những nội dung cơ bản sau:
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng
Các chính sách kế toán áp dụng
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Do vậy, để phân tích tài chính phát huy hiệu quả trong quản lý thì những thông tin cầnthiết phục vụ cho quá trình phân tích phải được thu thập đầy đủ, thích hợp, phản ánhđược độ chính xác, tính trung thực cao Đó chính là yêu cầu của thu thập thông tin trongphân tích tài chính doanh nghiệp
1.3) Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp phân tích
1.3.1) Các bước tiến hành phân tích tài chính
Tiến hành phân tích tài chính là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã
ghi trong kế hoạch Giai đoạn này thường bao gồm các công việc cụ thể sau:
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý thông tin:
- Dự đoán và ra quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người
sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh Đốivới chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên
Trang 17quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợinhuận, tối đa hoá doanh thu
Các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích TCDN bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình tài chính và doanh nghiệp, các chỉ tiêu nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Có rất nhiều phương pháp phân tích TCDN nhưng trong thực tế các nhà quản trị thường sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính để nhận biết được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cũng như nhận định xu hướng thay đổi tình hình tài chính
Phương pháp tỷ lệ
Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong phân tích tàichính, thực hiện dựa trên ý nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính, giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu vàphân tích một cách có hệ thống hàng loạt
tỉ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn Qua đó nguồn thông tin kinh
tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn
Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để xác định cácyếu tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thể
Trang 18hơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định Điều này có ý nghĩa lớn đối với quản trị DNthể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quảsản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Trang 19CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
2.1) Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2021
Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2021
Trang 20 Đánh giá chung về cơ cấu tài sản:
Năm 2021, tổng tài sản tăng 1.723.550.402 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 13.96% Năm2021,là năm mà nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng nhất của đại dịch covid 19, nhưngcông ty đã linh hoạt thay đổi cách thức bán hàng phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ khithực hiện giãn cách xã hội Bên cạnh đó, việc đề ra những mục tiêu lớn như trở thành tậpđoàn thực phẩm số 1 tại thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới trước hết là thị trườngChâu Á, với mục tiêu này là động lực để công ty phát triển quy mô sản xuất tăng cao khảnăng cạnh tranh của mình Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn có giá trị tăng 1.536.095.362 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 28.04%
là từ 2.4% đến 5%, cho thấy trong năm này có sự sụt giảm về lãi suất
Hàng tồn kho có tỷ trọng tăng từ 9.81% lên thành 17.73% Chiến sự giữa Nga Ukraina đang diễn ra vô cùng căng thẳng kết hợp cùng chính sách Zero Covid tại nhiềuquốc gia khiến giá nguyên liệu biến động mạnh cùng những khó khăn trong việc giaothương, vận chuyển hàng hóa, đồng thời với quy mô sản xuất tăng thì việc tăng dự trữhàng tồn kho là điều cần thiết
-Tài sản ngắn hạn khác có tỷ trọng tăng từ 1.2% lên thành 1.45%
Các loại tài sản trên đều có giá trị tăng so với năm trước
- Các tài sản ngắn hạn có tỷ trọng giảm:
Trang 21Đầu tư tài chính ngắn hạn có tỷ trọng giảm từ 5.57% xuống còn 3.42% Trongnăm, đáng lưu ý là công ty đã thu hết các khoản tiền gửi tại các ngân hàng và đầu tư vàotrái phiếu của VDS với lãi suất khoảng 9.3%/ năm trong khi lãi suất năm 2021 của cácngân hàng tiết kiệm chỉ dao động dưới 7.5%.
Phải thu ngắn hạn có tỷ trọng giảm từ 18.85% xuống còn 18.14%
Đầu tư Tài chính ngắn hạn có giá trị giảm và phải thu ngắn hạn có giá trị tăng sovới năm trước
- Các tài sản dài hạn có tỷ trọng tăng
Tài sản dở dang dài hạn có tỷ trọng tăng từ 0.45% lên thành 1.19% Trong năm, domuốn tăng quy mô và vị thế công ty đã chi ra thêm một khoảng tiền để tài trợ cho việclắp đặt, sửa chữa các máy móc.Tài sản dở dang có giá trị tăng so với năm trước
- Các tài sản dài hạn có tỷ trọng giảm:
TSCĐ có tỷ trọng giảm từ 21.67% xuống còn 18.06% Chủ yếu là do giá trị tríchkhấu hao TSCĐ
BDS đầu tư có tỷ trọng giảm từ 0.04%-0.03%
Đầu tư TCDH có tỷ trọng giảm từ 30.4% xuống còn 28.09% Trong năm trước tađang lưu tâm đến công ty Lavenue, 29 tháng 11 năm 2021 đến ngày 2 tháng 12 năm
2021, Tòa án tiếp tục xét xử phúc thẩm để giải quyết kháng cáo của các đương sự đốivới bản án sơ thẩm nêu trên Cũng tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này, Tập đoànđang trong quá trình tiến hành thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự tiếp theo, cũng nhưtích cực theo dõi các hướng dẫn và yêu cầu cập nhật, nếu có, từ các cơ quan có thẩmquyền liên quan đến vấn đề nêu trên Đồng thời, Ban Lãnh đạo của Tập đoàn luôn thểhiện sự sẵn sàng thực hiện các quyết định thích hợp để cùng tiếp tục đầu tư và phát triển
Trang 222.2) Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDOnăm 2021
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng C.Nợ phải trả 7.178.062.905 51,01% 4.649.767.704 37,65% 2.528.295.201 54,37%
4.Quỹ đầu tư phát triển 74.811.346 0,53% 74.811.346 0,61% 0 0,00%
5 LNST chưa phân phối 1.790.232.959 12,72% 840.072.183 6,80% 950.160.776 113,10%
Tổng Nguồn vốn 14.072.705.558 100,00% 12.349.155.157 100,00% 1.723.550.401 13,96%
Trang 23 Đánh giá chung về cơ cấu nguồn vốn:
Năm 2021, tổng nguồn vốn tăng 1.723.550.401nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 13.96% sovới năm trước Trong đó:
- Nợ phải trả tăng 2.528.295.201 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 54.37% và có tỷ trọngthay đổi từ 37.65% tăng lên 51.01%.Trong năm 2021 là một năm đầy biến động và sựảnh hưởng đến từ covid cũng như chính trị, đồng thời công ty cũng muốn tăng vị thế cạnhtrang nên việc phải vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp là hết sức cấp thiết
- Vốn chủ sở hữu giảm 804.744.800 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 10.45% và có tỷtrọng thay đổi từ 62.35% giảm còn 48.99%
- Vốn cổ phần giảm ở đây chủ yêu là so sự giảm của lợi ích của cổ đông khôngkiểm soát
- Cổ phiếu quỹ tăng lên bởi vì công ty đã thực hiện chia cổ phiếu quỹ cho các cổđông với hình thức cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:1
Từ số liệu trên ta có thể thấy công ty từ một doanh nghiệp có cơ cấu tài chính nghiêng vềvốn chủ thì qua 2 năm thì cơ cấu tài chính đã bắt đầu nghiêng về nợ
Trang 24Tỷ lệ tự tài trợ giảm từ 62.35% xuống còn 48.99% Tỷ lệ tự tài trợ ở mức bìnhthường
Tỷ lệ nợ đã tăng từ 37.65% lên thành 51.01%
Với dấu hiệu tăng lên năm trước thì năm nay công ty đã thực hiên một sự thay đổi lớntrong tỷ lệ nợ
Đánh giá ổn định nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tỷ lệ NV tạm thời 5.397.243.052 38,35% 3.805.344.841 30,81% 1.591.898.211 41,83%
Tỷ lệ NV thường xuyên 8.675.462.506 61,65% 8.543.810.316 69,19% 131.652.190 1,54%
Tính ổn định nguồn tài trợ giảm so với năm trước
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã tăng từ 30.81 lên thành 38.35%
Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn đã giảm từ 69.19% xuống còn 61.65%
Trong Nguồn vốn dài hạn thì vốn chủ sở hữu chiếm 79.47%
Trang 252.3) Phân tích tình hình biến động tài sản,nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2021
BẢNG KÊ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN
2021
Cuối năm 2020
Giá trị hao mòn lũy kế -2.096.684.877 -1.878.750.899 217.933.978
Đầu tư Tài chính DH 4.286.110.598 4.081.759.627 204.350.971
Quỹ đầu tư phát triển 74.811.346 74.811.346
LNST chưa phân phối 1.790.232.959 840.072.183 950.160.776
Trang 26Tăng phải thu ngắn hạn 224.263.652 4,69%
Tăng phải thu ngắn hạn là 224.263.652 nghìn đồng, chiếm 4.69%
Tăng đầu tư TCDH là 204.350.971 nghìn đồng, chiếm 4.27%
Tăng đầu tư TSCD là 193.997.667 nghìn đồng, chiếm 4.06%
Trang 27Tăng dự trữ tiền và TDT là 179.178.432 nghìn đồng, chiếm 3.75%
Tăng phải thu dài hạn là 7.040.380 nghìn đồng, chiếm 0.15%
Tổng số vốn huy động được là 2.598.597.555 nghìn đồng, trong đó huy động từ:
Tăng vay ngắn hạn là 960.324.828 nghìn đồng, chiếm 20.08%
Tăng LNST chưa phân phối là 950.160.776 nghìn đồng, chiếm 19.87%
Tăng nợ dài hạn là 936.396.990 nghìn đồng, chiếm 19.58%
Phát thưởng bằng cổ phiếu quỹ 879.014.167 nghìn đồng, chiếm 18.38%
Tăng phải trả ngắn hạn khác là 398.232.072 nghìn đồng, chiếm 8.33%
Tăng phải trả người bán ngắn hạn là 233.341.311 nghìn đồng, chiếm 4.88%
Trích khấu hao TSCD là 217.933.978 nghìn đồng, chiếm 4.56%
Trang 28Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn là 206.187.372, chiếm 4.31%
2.4) Phân tích cơ cấu tài chính thông qua vốn lưu động ròng của công
ty cổ phần tập đoàn kido năm 2021
Cân bằng tài chính trong dài hạn
Phân tích tình hình đảm bảo vốn của doanh nghiệp:
- Vốn lưu động ròng năm 2021 vẫn còn dương,nhưng giảm so với năm trước Điềunày có nghĩa là năm 2021 công ty vẫn theo đuổi chính sách tài trợ bảo thủ giống nămtrước, nhưng mức độ sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn giảm sovới năm trước đó Quyết định này làm giảm chi phí sử dụng vốn của công ty so với nămtrước đó
Nhận xét trên được thể hiện rõ thông qua sự thay đổi của 2 chỉ tiêu tỷ lệ làNVDH/TSDH giảm từ 1.24 xuống còn 1.23 và tỷ lệ NVNH/TSNH tăng từ 0.69 lên thành0.77
Cân bằng tài chính trong ngắn hạn:
Trang 29Nhu cầu vốn lưu động 3.151.035.853 2.275.104.970
- Nhu cầu vốn lưu động ròng=3.151.035.853 nghìn đồng >0
=> Các khoản DN chiếm dụng được không đủ đề bù đắp cho các nhu cầu về HTK và cáckhoản phải thu ngắn hạn trong chu kỳ kinh doanh DN cần phải sử dụng nguồn vốnthường xuyên và vay ngắn hạn để tài trợ cho phần chênh lệch này
- Ngân quỹ ròng=NWC- Nhu cầu vốn lưu động ròng=-1.534.686.670 nghìn đồng<0Vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu tài trợ trongngắn hạn không được đảm bảo bởi nguồn vốn dài hạn, DN phải đi vay ngắn hạn để bùđắp thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động DN dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chínhtrong ngắn hạn
Trang 302.5) Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Trang 31Năm 2022 ,bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào vòng xoáy “đa khủng hoảng” khiđối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và mang tính bất ổn caođến từ việc biến đổi khí hậu, xung đột quân sự vẫn chưa có hồi kết giữa Nga vàUkraina… Từ đó khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, khó khăn trong lưu thônghàng hóa, giá nguyên vật liệu sản xuất tăng - giảm đột biến, tình trạng lạm phát tăng lênmức cao nhất trong nhiều thập kỷ…, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanhcủa Tập đoàn khi hầu hết các nguyên liệu sản xuất của công ty đều được nhập khẩu từnước ngoài, đồng thời tình trạng lạm phát khiến người tiêu dùng dần thắt chặt chi tiêu.Với gần 90% nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ thị trường quốc tế (Ngành dầu),KIDO là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn bởi những tác động nêu trên khi giánguyên liệu tăng nhưng giá bán trên thị trường vẫn không có sự thay đổi đáng kể, chi phíquản lý doanh nghiệp tăng cao Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, Tậpđoàn KIDO đề ra những chiến lược phát triển cho từng giai đoạn, đồng thời nỗ lực để duytrì hoạt động của các ngành hàng.
Đánh giá chung về cơ cấu tài sản:
Năm 2022, tổng tài sản giảm 67.912.879 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 0.48% Vớinhững biến động nêu trên thì công ty đã cố gắng duy trì vị thế cũng như duy trì hoạt độngcủa mình
Đánh giá chi tiết về cơ cấu tài sản:
Các tài sản ngắn hạn có tỷ trọng tăng:
Đầu tư tài chính ngắn hạn có tỷ trọng tăng từ 3.42% lên thành 3.73% Công tytiếp tục tin tưởng và đầu tư vào trái phiếu của VDS
Phải thu ngắn hạn có tỷ trọng tăng từ 18.14% lên thành 21.06%
Các loại tài sản ngắn hạn có tỷ trọng giảm
Tiền và TDT có tỷ trọng giảm từ 9.1% xuống còn 7.86%
Trang 32Hàng tồn kho có tỷ trọng giảm từ 17.73% xuống còn 15.8%, do khủng hoảng từcuộc chiến tranh giữa Nga và Liên Xô nên giá cả hàng hóa tăng nhưng cũng đồng thờigia tăng sự thiếu hụt nguồn hàng, do nguồn hàng của công ty chủ yếu đến từ nước ngoài
Tài sản ngắn hạn khác có tỷ trọng giảm từ 1.45% xuống còn 1.4%
Các loại tài sản dài hạn có tỷ trọng tăng
TSCD có tỷ trọng tăng từ 32.95% lên thành 35.18%
Đầu tư TCDH có tỷ trọng tăng từ 28.09% lên thành 28.39%
Các loại tài sản dài hạn có tỷ trọng giảm
Phải thu dài hạn có tỷ trọng giảm từ 0.46% xuống còn 0.3%
Tài sản dở dang có tỷ trọng giảm từ 1.19% xuống còn 0.54%
Tài sản dài hạn khác có tỷ trọng giảm từ 2.33% xuống còn 2.13%
Ngoài ra bất động sản đầu tư có tỷ trọng không thay đổi là 0.03% và có giá trị giảm sovới năm trước
Trang 332.6) Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng C.Nợ phải trả 6.952.065.052 49,64% 7.178.062.905 51,01% -225.997.853 -3,15%
4.Quỹ đầu tư phát triển 74.811.346 0,53% 74.811.346 0,53% 0 0,00%
5 LNST chưa phân phối 1.619.449.222 11,56% 1.790.232.959 12,72% -170.783.737 -9,54%
Tổng Nguồn vốn 14.004.792.679 100,00% 14.072.705.558 100,00% -67.912.879 -0,48%
Trang 34 Đánh giá chung về cơ cấu nguồn vốn:
Năm 2022, tổng nguồn vốn giảm 67.912.879 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 0.48% so vớinăm trước Trong đó:
- Nợ phải trả giảm 225.997.853 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 3.15% và có tỷ trọng thayđổi từ 51.01% giảm thành 49.64%.Năm 2022, nền kinh tế bắt đầu khôi phục sau covidnên nhu cầu vay nợ của công ty so với năm trước giảm đi
- Vốn chủ sở hữu tăng 158.084.974 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 2.29% và có tỷ trọngthay đổi từ 48.99% tăng thành 50.36%
Tính tự chủ của công ty năm 2022 giảm so với năm trước đó cụ thể là
+Tỷ lệ tự tài trợ tăng từ 48.99% lên thành 50.36% Doanh nghiệp đủ vốn và cómức độ tự chủ tài chính tương đối ổn định
+Tỷ lệ nợ đã giảm từ 51.01% xuống còn 49.64%
Đánh giá ổn định nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tỷ lệ NV tạm thời 5.427.179.816 38,75% 5.397.243.052 38,35% 29.936.764 0,55%
Trang 35Tỷ lệ NV thường xuyên 8.577.612.863 61,25% 8.675.462.506 61,65% -97.849.643 -1,13%
Tính ổn định nguồn tài trợ giảm so với năm trước
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã tăng từ 30.25% lên thành 38.75%
Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn đã giảm từ 69.65% xuống còn 61.25%
Trong Nguồn vốn dài hạn thì vốn chủ sở hữu chiếm 81.22%
2.7) Phân tích tình hình biến động tài sản,nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022
BẢNG KÊ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN
2021
SỬ DỤNG VỐN NGUỒN
VỐN Tiền và TĐT 1.100.151.822 1.281.295.490 181.143.668
Đầu tư tài chính ngắn
Trang 36Quỹ đầu tư phát triển 74.811.346 74.811.346
LNST chưa phân phối 1.619.449.222 1.790.232.959 170.783.737
Giảm phải trả người bán 230.200.150 13,56%
Trang 37Giảm LNST chưa phân phối 170.783.737 10,06%
Nhận xét:
Tổng số vốn huy động được là 1.697.874.639 nghìn đồng, được sử dụng để:
- Giảm phải trả ngắn hạn khác là 406.848.856 nghìn đồng, chiếm 23.96%
- Tăng phải thu ngắn hạn 396.434.932 nghìn đồng, chiếm 23.35%
- Giảm nợ dài hạn 255.934.617 nghìn đồng, chiếm 15.07%
- Giảm phải trả ngắn hạn khác 230.200.150 nghìn đồng, chiếm 13.56%
- Tăng đầu tư TSCD là 196.113.606 nghìn đồng, chiếm 11.55%
- Giảm LNST chưa phân phối là 170.783.737 chiếm 10.06%
- Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn là 41.558.741 chiếm 2.45%
Trang 38TỔNG NGUỒN VỐN 1.697.874.638 100,00%
Nhận xét:
Tổng số vốn huy động được là 1.697.874.638 nghìn đồng, trong đó huy động từ:
- Tăng vay ngắn hạn là 666.985.770 nghìn đồng, chiếm 39.28%
- Giảm dự trữ HTK là 290.054.417 nghìn đồng, chiếm 17.08%
- Bán cổ phiếu quỹ là 215.191.417 nghìn đồng, chiếm 12.67%
- Trích khấu hao TSCD là 201.769.356 nghìn đồng, chiếm 11.88%
- Giảm dự trữ tiền và TDT là 181.143.668 nghìn đồng, chiếm 10.67%
- Tăng vốn cổ phần là 113.677.510 nghìn đồng, chiếm 6.7%
- Giảm phải thu dài hạn là 21.724.843 nghìn đồng, chiếm 1.28%
- Giảm đầu tư tài chính dài hạn là 7.327.874 nghìn đồng, chiếm 0.43%
2.8) Phân tích cơ cấu tài chính thông qua vốn lưu động ròng của Công
ty Cổ phần Tập đoàn KIDO năm 2022
Cân bằng tài chính trong dài hạn
Phân tích tình hình đảm bảo vốn của doanh nghiệp:
- Vốn lưu động ròng năm 2022 vẫn còn dương,nhưng giảm so với năm trước Điềunày có nghĩa là năm 2022 công ty vẫn theo đuổi chính sách tài trợ bảo thủ giống năm
Trang 392019, nhưng mức độ sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn giảm sovới năm trước đó Quyết định này làm giảm chi phí sử dụng vốn của công ty so với nămtrước đó.
Nhận xét trên được thể hiện rõ thông qua sự thay đổi của 2 chỉ tiêu tỷ lệ làNVDH/TSDH giảm từ 1.32 xuống còn 1.24 và tỷ lệ NVNH/TSNH tăng từ 0.55 lên thành0.69
Trang 40 Cân bằng tài chính trong ngắn hạn:
Nhu cầu vốn lưu động 3.902.169.328 3.151.035.853
- Nhu cầu vốn lưu động ròng=3.902.169.328 nghìn đồng>0
=> Các khoản DN chiếm dụng được không đủ đề bù đắp cho các nhu cầu về HTK và cáckhoản phải thu ngắn hạn trong chu kỳ kinh doanh DN cần phải sử dụng nguồn vốnthường xuyên và vay ngắn hạn để tài trợ cho phần chênh lệch này
- Ngân quỹ ròng=NWC- Nhu cầu vốn lưu động ròng=-2.348.961.321 nghìn đồng<0Vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu tài trợ trongngắn hạn không được đảm bảo bởi nguồn vốn dài hạn, DN phải đi vay ngắn hạn để bùđắp thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động DN dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chínhtrong ngắn hạn