1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tiểu luận phân tích tình hình tài chính của ctcp Đầu tư phát triển xây dựng hội an thông qua phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của công ty giai Đoạn 2019 2020

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An thông qua phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019 - 2020
Tác giả Phạm Thúy Vi
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Phân tích tài chính doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,14 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài (4)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (5)
  • 4. Kết cấu của bài tiểu luận (5)
  • PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (5)
    • 1.1. Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 1.2. Lý luận về phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp (5)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN (10)
    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An (10)
    • 2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An (11)
  • PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN GIAI ĐOẠN 2019 -2020 (14)
    • 3.1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An giai đoạn 2019 -2020 (14)
    • 3.2. Phân tích tình hình nguồn vốn của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An giai đoạn 2019 -2020 (21)
    • 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An thông qua tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2019 -2020 (28)
    • 3.4. Giải pháp (31)
  • KẾT LUẬN (20)
  • PHỤ LỤC (35)

Nội dung

Lý luận về phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp...5 PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN.... Tìnhhình tài chính của một doanh nghiệp có thực

Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Các doanh nghiệp Việt Nam muốn trụ vững phải dựa vào rất nhiều yếu tố và để làm được điều đó là không hề đơn giản Liên quan đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, vấn đề quản lý tốt tình hình tài chính không đơn giản chỉ là yêu cầu mà là vấn đề cấp thiết và có sự ảnh hưởng rất lớn Tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thực sự vững mạnh hay không thì cũng phụ thuộc một phần vào khâu tổ chức công tác quản trị tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp đó.

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của

CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An thông qua phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019 - 2020”.

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá khái quát quy mô, thực trạng và chính sách tài chính của doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn Từ đó, biết được những ưu điểm,thành tựu đạt được trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp cũng như khó khăn, trở ngại mà doanh nghiệp đang phải đương đầu Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Kết cấu của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung tiểu luận gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Phần 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An.

- Phần 3: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An giai đoạn 2019 – 2020.

LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 1.2 Lý luận về phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

 Để đánh giá kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp và của từng lĩnh vực hoạt động trong kỳ Qua đó giúp cho chủ thể quản lý đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo.

Tiến hành đánh giá tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu trênBCKQHĐKD thông qua việc so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ này với kỳ trước) cả số tuyệt đối và số tương đối Qua đó đánh giá khái quát kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như của từng lĩnh vực hoạt động trong kỳ.

+ Kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp: LNST, LNKTT.

+ Kết quả của từng lĩnh vực hoạt động: Lợi nhuận thuần từ HĐKD; Lợi nhuận khác; Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. o LNKTTT = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác o Lợi nhuận thuần từ HĐKD = DTT – GVHB – Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Lợi nhuận thuần từ HĐKD = (DTT – GVHB– Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp) + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính)

 Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Phân tích tình hình quản lý chi phí

+ Hệ số chi phí (Hcp)

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

+ Hệ số giá vốn hàng bán

Hệ số giá vốn hàng bán= Giá vốn hàng bán

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.

+ Hệ số chi phí bán hàng

Hệ số chi phí bán hàng= Chi phí bán hàng

DTT từ bán hàng và cung cấp dịchvụ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho công tác bán hàng.

+ Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

Hệ số chi phí quản lý doah nghiệp= Chi phí quản lý doanh nghiệp

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp

+ Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế (ROS)

ROS= Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế

Hệ sốsinhlời hoạt động trước thuế=Lợi nhuận kế toántrước thuế

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế.

+ Hệ số sinh lời từ HĐKD

Hệ sốsinhlời từ HĐKD=Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

DTT từ hoạt đông kinhdoanh

DTT từ HĐKD = DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng DTT từ hoạt động kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

+ Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hệ sốsinhlời từ bán hàng và cung cấp dịchvụ=Lợi nhuậntừ bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT từ bán hàng và cung cấp dịchvụ

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

= DTT – GVHB – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD, các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý (quản trị) chi phí; các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời hoạt động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh, đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

1.2 Lý luận về phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

 Để thấy được quy mô và sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động, thấy được doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn vốn nào? Việc huy động vốn đó có đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho quá trình SXKD không?

 Thấy được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp và sự mạo hiểm về tài chính thông qua chính sách đó? Thấy được doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài và sự độc lập hay phụ thuộc có xu hướng tăng hay giảm về cuối kỳ.

 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn trên BCĐKT

 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn=Giá trị của từng loại nguồn vốn

Tổng giátrị nguồn vốn quy mô ×100

 Nội dung và phương pháp phân tích:

Phân tích tình hình nguông vốn thực chất là phân tích quy mô, sự biến động và cơ cấu nguồn vốn hoặc phân tích tình hình huy động vốn.

- Phân tích quy mô, sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động

Tức là đánh giá giá trị quy mô, tình hình tăng giảm (sự biến động) của tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn trên BCĐKT thông qua việc so sánh giữa kỳ phân tích vời kỳ gốc (cuối kỳ này với cuối các kỳ trước) cả số tuyệt đối và số tương đối Qua đó thấy được quy mô và sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động Doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ nguồn nào và việc huy động vốn đó có đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh hay không?

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn và so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cuối kỳ này với cuối các kỳ trước) Qua đó thấy được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm về tài chính thông qua chính sách đó? Thấy được doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc về tài chính đối với bên ngoài và sự độc lập hay phụ thuộc này có xu hướng tăng hay giảm về cuối kỳ.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN

Quá trình hình thành và phát triển CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN

- Trụ sở chính: 25 Hùng Vương – Thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam

 Quá trình hình thành và phát triển

Xí nghiệp Xây dựng Hội An – đơn vị tiền thân của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An ngày nay được UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) thành lập năm 1979 Năm 1984 UBND tỉnh quyết định thành lập Xí nghiệp Hội An sát nhập thêm 2 đơn vị là Xí nghiệp Vôi Hội An và Hợp tác xã Mộc – Nề Cẩm Phô.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty DIC – Đầu tư Xây dựng Hội An theo quyết định theo Quyết định số 202/QĐ-BXD ngày 06/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

3303070183 ngày 01/03/2006 (nay là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4000391600) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam,luật Doanh nghiệp, Điều lệ

Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã có 9 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 11/07/2019 Công ty được chấp thuận giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán DIH kể từ ngày 22/02/2011 theo Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu số 78/QĐ-SGDHN ngày 22/02/2011 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Từ năm 1979 đến năm 2003 : DIC- Hội An mang tên Công ty xây dựng Hội An, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam

Từ năm 2003 đến năm 2005 : DIC -Hội An mang tên Công ty DIC- Đầu Tư Xây Dựng Hội An, là doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước, trực thuộc tổ hợp công ty mẹ - công ty con của công ty Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng (DIC GROUP)-Bộ Xây Dựng

Từ đầu năm 2006 đến nay: Công ty Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng -Hội An (DIC-Hội An) là doanh nghiệp liên kết nằm trong tổ hợp công ty mẹ- công ty con DIC GROUP trực thuộc Bộ Xây Dựng.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An

 Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng công trình và kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng; Đầu tư phát triển các khu đô thị mới và các khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới;

- Xây dựng các công trình công ích;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường, công trình đường dây và trạm biến thế;

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; Thi công công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường;

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét;

- Bán buôn nhiên liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngoại thất;

- Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: Kinh doanh khai thác vận chuyển đất, cát;

- Tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; Dịch vụ nhà đất

- Phá dỡ: Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, hoàn thiện công trình xây dựng;

- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác: Lắp đặt mạng vi tính, điều hòa không khí, chống sét, thông gió, hệ thống quan sát, báo cháy, báo trộm, phòng cháy, chữa cháy, thang máy.

 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xây dựng có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng mang tính chất riêng lẻ bởi đó là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kỹ thuật sản xuất phức tạp, sản xuất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài

Mỗi sản phẩm thuộc ngành công nghiệp xây dựng có yêu cầu về mặt cấu trúc, mỹ thuật, hình thức địa điểm xây dựng khác nhau Từ đặc điểm này đòi hỏi phải lập dự toán như dự toán thiết kế, dự toán thi công Từ đó thì quá trình xây lắp phải luôn luôn sát với dự toán, phải lấy dự toán làm căn cứ tổ chức thực hiện.

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán (hoặc giá thoả thuận khi trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu) Tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán từ trước thông qua hợp đồng giao thầu) Vì vậy việc tiêu thụ được thực hiện thông qua việc bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư.

- Hoạt động ngành công nghiệp xây dựng mang tính chất lưu động, tiến hành chủ yếu ngoài trời Sản phẩm của ngành này cố định tại nơi sản xuất, nhưng các phương tiện sản xuất như máy móc thi công hay công nhân thì phải di chuyển theo địa điểm sản xuất Xuất phát từ các đặc điểm này mà công tác quản lý, kế toán tài sản, vật tư lao động phức tạp… đồng thời lại chịu tác động của môi trường tự nhiên dễ làm tài sản mất mát, hư hỏng Do vậy các doanh nghiệp cần lưu ý để có kế hoạch điều độ phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành.

- Thời gian thi công và thời gian sử dụng các sản phẩm ngành công nghiệp xây dựng rất lâu dài và chất lượng được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật Vậy nên đòi hỏi công tác quản lý cũng như công tác kế toán phải thực hiện tốt để cho chất lượng công trình thực hiện đúng như kế hoạch ban đầu.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh bất động sản có những đặc điểm sau:

- Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản phải phù hợp với kế hoạch và quy hoạch phát triển của Nhà nước và địa phương về địa lý và hạ tầng cơ sở, sự đồng bộ trong kiến trúc và đảm bảo về chất lượng công trình

- Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế xã hội đan xen, theo đó nó không chỉ phụ thuộc vào chính sách quản lý đầu tư của Nhà nước mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán của người dân

- Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu

- Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cũng mang những yếu tố bất thuận lợi như: phải cần một khoản vốn đầu tư lớn, không dễ dàng mua bán (tính thanh khoản thấp), chi phí quản lý và chi phí mua bán giao dịch cao…

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG - HỘI AN GIAI ĐOẠN 2019 -2020

Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An giai đoạn 2019 -2020

dựng Hội An giai đoạn 2019 -2020

Bảng 1: Bảng phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 -

3 Doanh thu thuần về bán hàng 173.43 146.59 26.838 18,31 ĐVT: triệu đồng và cung cấp dịch vụ 5 7 %

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 52 41 11 26,83

Trong đó: Chí phí lãi vay 243 535 -292 -

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.410 7.248 -838 -

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Lợi nhuận kế toán trước thuế 986 2.265 -1.279 -

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,0001

19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu 0,0001

LN từ hoạt động BH & CCDV 1.182 2.759 -1.577 -

% DTT từ hoạt động kinh doanh 173.48

2 Hệ số giá vốn hàng bán 0,9557 0,9304 0,0253 2,72%

3 Hệ số chi phí bán hàng 0,0005 0,0014 -0,0008 -

4 Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

5 Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế

6 Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế

7 Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh

8 Hệ số sinh lời từ hoạt động BH &

Lợi nhuận sau thuế của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 725 triệu giảm so với năm 2019 là 1.030 triệu với tỷ lệ giảm 58,69% và lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2020 là 986 triệu giảm so với năm 2019 là 1.279 triệu với tỷ lệ giảm 56,47%  kết quả hoạt động của toàn công ty năm 2020 đã giảm đi so với năm 2019 Mặt khác hệ số sinh lời hoạt động cuả toàn công ty năm 2020 là 0,0042 lần, năm 2019 là 0,0120 lần, giảm 0,0078 lần với tỷ lệ giảm 65,08% và hệ số sinh lời hoạt động trước thuế của công ty

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An) năm 2020 là 0,0057 lần, năm 2019 là 0,0154 lần, giảm 0,0098 lần với tỷ lệ giảm 63,21% Như vậy trong năm 2019 cứ 1 đồng doanh thu thu nhập thì công ty thu được 0,0120 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và 0,0154 đồng lợi nhuận sau thuế Nhưng đến năm 2020 thì cứ 1 đồng doanh thu thu nhập thì công ty chỉ thu được 0,0042 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và 0,0057 đồng lợi nhuận sau thuế  hiệu quả hoạt động của toàn công ty năm 2020 đã giảm đi so với năm

2019 Trong năm 2020, khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành như CTCP Tập đoàn COTANA (mck: CSC), CTCP Xây dựng Coteccons (mck: CTD), CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mck:HBC), ta thấy hệ số sinh lời hoạt động của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An tương đối thấp so với 3 doanh nghiệp trên (cụ thể hệ số sinh lời hoạt động của 3 công ty trên lần lượt là 0,1416; 0,0226; 0,0075)

Tổng chi phí của Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 172.762 triệu đồng, tăng so với năm 2019 là 27.879 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,24% Mặt khác, hệ số của chi phí của công ty năm 2020 là 0,9958 lần, năm 2019 là 0,9880 lần, tăng 0,0078 lần với tỷ lệ tăng 0,79% Như vậy, trong năm 2019 để tạo ra 1 đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì công ty phải bỏ ra 0,9880 đồng chi phí nhưng đến đến năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì công ty đã phải bỏ thêm 0,0078 đồng chi phí  trong năm 2020, về cơ bản công ty chưa sử dụng tiết kiệm chi phí.

Phân tích từng lĩnh vực hoạt động ta thấy

 Đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính

Kết quả kinh doanh chính của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 đã giảm đi so với năm 2019 bởi vì: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 là 991 triệu giảm so với năm 2019 là 1.274 triệu với tỷ lệ giảm 56,25% Mặt khác hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2020 là 0,0057 lần, năm 2019 là 0,0154 lần, giảm 0,0097 lần với tỷ lệ giảm 63,02% Như vậy trong năm 2019 cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh thì công ty thu được 0,0097 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Nhưng đến năm 2020 thì cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh thì công ty chỉ thu được 0,0057 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  hiệu quả hoạt động kinh doanh chính của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019

+ Phân tích đối với hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 1.182 triệu giảm so với năm 2019 là 1.577 triệu với tỷ lệ giảm 57,16%  kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2020 giảm so với năm

2019 Mặt khác hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2020 là 0,0068 lần, năm 2019 là 0,0188 lần, giàm 0,0120 lần với tỷ lệ giảm 63,79% Như vậy trong năm 2019 cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty thu được 0,0188 đồng lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Nhưng đến năm 2020 cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty chỉ thu được 0,0068 đồng lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ  hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm so với năm 2019.

Phân tích các khoản chi phí, ta thấy:

Giá vốn hàng bán của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 165.749 triệu tăng so với năm 2019 là 29.362 triệu với tỷ lệ tăng 21,53% Mặt khác hệ số giá vốn hàng bán của công ty năm

2020 là 0,9557 lần, năm 2019 là 0,9304 lần, tăng 0,0253 lần với tỷ lệ tăng 2,72% Như vậy trong năm 2019 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 0,9304 đồng giá vốn hàng bán Nhưng đến năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty đã phải bỏ thêm 0,0253 đồng giá vốn hàng bán

 trong năm 2020 về cơ bản công ty chưa sử dụng tiết kiệm giá vốn hàng bán.

Chi phí bán hàng của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 94 triệu giảm so với năm 2019 là 109 triệu với tỷ lệ giảm 53,69% Mặt khác hệ số chi phí bán hàng của công ty năm 2020 là 0,0005 lần, năm 2019 là 0,0014 lần, giảm 0,0008 lần với tỷ lệ giảm 60,86% Như vậy trong năm 2019 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 0,0014 đồng chi phí cho công tác bán hàng. Nhưng đến năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty chỉ phải bỏ ra 0,0005 đồng chi phí cho công tác bán hàng  trong năm 2020 về cơ bản công ty đã sử dụng tiết kiệm chi phí cho công tác bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 6.410 triệu giảm so với năm 2019 là 838 triệu với tỷ lệ giảm 11,56% Mặt khác hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2020 là 0,0370 lần, năm 2019 là 0,0494 lần, giảm 0,0125 lần với tỷ lệ giảm 25,25% Như vậy trong năm 2019 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 0,0494 đồng chi phí cho công tác quản lý Nhưng đến năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty chỉ phải bỏ ra 0,0370 đồng chi phí cho công tác quản lý  trong năm 2020 về cơ bản công ty đã sử dụng tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý.

Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 173.435 triệu tăng so với năm 2019 là 26.838 triệu với tỷ lệ tăng 18,31% Việc tăng doanh thu thuần nói trên là do trong năm 2020 công ty đã tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 26.838 triệu với tỷ lệ tăng 18,31%. Mặt khác, trong năm 2020 không có các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Điều này là tốt cho uy tín của công ty trên thị trường, giúp tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty.

+ Phân tích đối với hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An năm 2020 là 52 triệu trong khi đó chi phí hoạt động tài chính là 243 triệu Trong năm 2019, Doanh thu hoạt động tài chính là

41 triệu, chi phí hoạt động tài chính là 535 triệu Như vậy trong cả 2 năm 2020 và 2019 thì doanh thu hoạt động tài chính không đủ để bù đắp chi phí hoạt động tài chính nên lợi nhuận hoạt động tài chính năm

2020 và 2019 đều lỗ Việc doanh thu tài chính không đủ bù đắp chi phí tài chính là do trong năm 2010 và 2019 tài chính của công ty phụ thuộc vào bên ngoài Cần xem xét chi tiết với các chi phí lãi vay để đưa ra giải pháp.

+ Phân tích đối với hoạt động khác:

Kết quả hoạt động khác của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội

Phân tích tình hình nguồn vốn của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An giai đoạn 2019 -2020

Bảng 2: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty

Kỳ phân tích (31/12/2020) Kỳ gốc

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ tăng giảm Tỷ trọng NGUỒN VỐN

1 Phải trả người bán ngắn hạn 51.555 25,67% 49.902 23,70% 1.653 3,31% 1,98%

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 39.987 19,91% 73.751 35,02% -

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 188 0,09% 914 0,43% -726 -79,43% -0,34%

4 Phải trả người lao động 66 0,03% 200 0,09% -134 -67,00% -0,06%

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 5.245 2,61% 1.547 0,73% 3698 239,04% 1,88%

6 Phải trả ngắn hạn khác 729 0,36% 742 0,35% -13 -1,75% 0,01%

7 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 102.821 51,20% 83.414 39,61% 19.407 23,27% 11,59%

8 Qũy khen thưởng, phúc lợi 226 0,11% 119 0,06% 107 89,92% 0,06%

2 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 93.515 100% 46.950 100% 46.565 99,18% 0%

1 Vốn góp của chủ sở hữu 59.949 66,51% 59.949 65,62% 0 0% 0,89%

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 59.949 100% 59.949 100% 0 0% 0%

2 Thặng dư vốn cổ phần 18.866 20,93% 18.866 20,65% 0 0% 0%

4 Qũy đầu tư phát triển 11.424 12,67% 11.248 12,31% 176 1,56% 0,36%

5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.027 1,14% 2.426 2,66% -1.399 -57,67% -1,52%

- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 302 29,41% 671 27,66% -369 -54,99% 1,75%

- LNST chưa phân phối kỳ này 725 70,59% 1.755 72,34% -1.030 -58,69% -1,75%

II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - -

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An) ĐVT: triệu đồng

Tổng nguồn vốn của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An cuối năm

2020 là 384.469 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 35.570 với tỷ lệ tăng 10,19%. Chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của công ty cuối năm so với đầu năm đã tăng lên Tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả tăng 36.793 với tỷ lệ tăng 14,29%, vốn chủ sở hữu giảm 1.223 triệu đồng với tỷ lệ giảm 1,34%

Tỷ trọng nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 2,74% (đầu năm NPT chiếm 73,81%, cuối năm chiếm 76,56% trong tổng nguốn vốn) tương ứng thì tỷ trọng VCSH giảm 2,74% (đầu năm VCSH chiếm 26,19%, cuối năm chiếm 23,44% trong tổng nguồn vốn) Chứng tỏ chính sách huy động vốn của công ty cuối năm so với đầu năm theo xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ VCSH, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ NPT Ta thấy tại thời điểm đầu năm, cuối năm công ty phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài và sự phụ thuộc này có xu hướng tăng về cuối năm Chính sách huy động vốn này có thể làm cho công ty tăng chi phí sử dụng vốn bình quân, giảm khả năng tự chủ tài chính; mất cân bằng và gia tăng rủi ro tài chính Tuy nhiên nếu khả năng sinh lời cơ bản của công ty đang đạt mức cao hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đây có thể là cơ hội để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE

Phân tích chi tiết các khoản nợ phải trả

Nợ phải trảcủa CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An tại thời điểm cuối năm

2020 là294.332 triệu đồng, đầu năm là 257.539 triệu đồng, tăng 36.793 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,29% NPT tăng về cuối năm chủ yếu là do nợ dài hạn của CTCP Đầu tưPhát triển Xây dựng Hội An cuối năm là 93.515 triệu đồng, tăng so với đầu năm là46.565 triệu đồng với tỷ lệ tăng 99,18% trong khi nợ ngắn hạn cuối năm là 200.817 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 9.772 triệu đồng với tỷ lệ giảm 4,64% Trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 13,54% (cuối năm nợ ngắn hạn chiếm68,23%, đầu năm chiếm 81,77% trong tổng nợ phải trả) tương ứng với tỷ trọng nợ dài hạn tăng 13,54% (cuối năm nợ dài hạn chiếm 31,77%, đầu năm chiếm 18,23% trong tổng nợ phải trả) Như vậy có thể thấy trong năm 2020, CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An đã có xu hướng gia tăng huy động vốn vay dài hạn và giảm huy động nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình Cụ thể trong năm 2020 công ty đã huy động thêm nợ vay dài hạn Việc huy động nợ dài hạn để tài trợ sẽ giúp cho công ty giảm thiểu được rủi ro thanh khoản và áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn tuy nhiên tăng huy động nợ dài hạn khiến cho công ty gia tăng chi phí sử dụng vốn Tại cả

2 thời điểm, cơ cấu huy động nợ của công ty chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn đồng thời cũng tận dụng được tính linh hoạt của nguồn vốn, tuy nhiên cũng làm tăng áp lực thanh toán ngắn hạn cho công ty

 Phân tích chi tiết nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An tại thời điểm cuối năm là 200.817 triệu đồng, tại thời điểm đầu năm là 210.589 triệu đồng, giảm 9.772 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 4,64% Trong nợ phải trả ngắn hạn: phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn; vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 3 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất Cụ thể, tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn tại thời điểm cuối năm chiếm 25,67%, tại thời điểm đầu năm là 23,70%, tăng 1,98% Trong khi đó người mua trả tiền trước ngắn hạn tại thời điểm cuối năm chiếm 19,91%, tại thời điểm đầu năm chiếm 35,02% trong tổng nợ ngắn hạn, giảm 15,11% Đồng thời, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối năm chiếm 51,20%, tại thời điểm đầu năm chiếm 39,61% trong tổng nợ ngắn hạn, tăng 11,59% Như vậy có thể thấy cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng thay đổi về cuối năm Nếu như tại thời điểm đầu năm công ty ưu tiên sử dụng các khoản vốn chiếm dụng từ người mua thì tại thời điểm cuối năm công ty lại gia tăng sử dụng các khoản vốn chiếm dụng từ người bán và tăng huy động nợ ngắn hạn từ các khoản vay Điều này có thể làm cho DN gia tăng chi phí sử dụng vốn.

+ Phân tích chi tiết các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn

Phải trả người bán ngắn hạn cuối năm 2020 là 51.555 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 1.653 triệu đồng với tỷ lệ tăng3,31% Tương ứng với tỷ trọng của phải trả người bán ngắn hạn cuối năm là 25,67%, đầu năm là 23,70% trong tổng nợ ngắn hạn, tăng 1,98% Người mua trả tiền trước ngắn hạn cuối năm 2020 là 39.987 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 33.764 triệu đồng với tỷ lệ giảm 45,78% Đây là 2 nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp Việc sử dụng các khoản mua hàng hóa dịch vụ chưa phải trả tiền ngay giúp công ty tiết kiệm được chí phí sử dụng vốn Đồng thời khoản trả trước của người mua khi công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng giảm đi cho thấy một phần do chính sách bán hàng của công ty. Công ty nên xem xét chi tiết theo từng đối tượng khách hàng để đưa ra chính sách bán hàng phù hợp với từng loại khách hàng Tuy nhiên, công ty cũng cần phải chú ý đến chất lượng của hàng hóa dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào để tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó cần xem xét các khoản phải trả người bán chi tiết theo từng đối tượng để đánh giá hợp lý các khoản vốn chiếm dụng này.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối năm 2020 là 102.821 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 19.407 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,27% Tương ứng tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối năm là 51,20%, đầu năm là 39,61%, tăng 11,59% Trong năm 2020, công ty đã tăng huy dộng nguồn vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với mức tăng không quá cao Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, giúp công ty có thể tận dụng đực đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE và tiết kiệm được chi phí sư dụng vốn Tuy nhiên việc tăng huy động khoản vay ngắn hạn có thể khiến công ty gia tăng áp lực thanh toán ngắn hạn cũng như là rủi ro thanh toán.

 Phân tích chi tiết nợ dài hạn

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm cuối năm là 93.515 triệu đồng, tại thời điểm đầu năm là 46.950 triệu đồng Như vậy vay và nợ thuê tài chính dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 46.565 triệu đồng với tỷ lệ tăng 99,18% Nguyên nhân của việc gia tăng khá lớn của khoản nợ vay dài hạn của công ty là do công ty tăng cường đầu tư, thanh toán chi phí cho Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư có kết hợp chỉnh trang đo thị Khối Lâm Sa – Tu Lễ - Xuân Hòa thuộc thành phố Hội An (đây là dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của công ty trong năm 2020) Tại cả 2 thời điểm, công ty đều chỉ huy động nợ dài hạn từ 1 nguồn duy nhất đó là vay và nợ thuê tài chính dài hạn.

Có thể thấy công ty có xu hướng gia tăng huy động nợ dài hạn vào cuối năm Điều này giúp cho công ty có cơ cấu tài trợ an toàn hơn, giảm bớt áp lực thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên công ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn và nếu về lâu dài việc tăng chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn đến giảm đáng kể lợi nhuận của công ty Do đó cần đánh giá chi tiết các nguồn vay nợ dài hạn theo từng đối tượng cụ thể; so sánh chi phí lãi vay với khả năng sinh lời cơ bản của vốn để đánh giá tính hợp lý của các khoản vay Đồng thời kết hợp với phân tích cơ cấu tài trợ vốn để đưa ra giải pháp, tư vấn cho công ty liệu gia tăng huy động vốn nợ dài hạn có giúp công ty tiết kiệm được chi phí hay không và có phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh theo từng thời kỳ của công ty hay không.

Phân tích chi tiết Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An cuối năm 2020 là 90.137 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 1.223 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 1,34%.

Tỷ trọng VCSH cuối năm giảm so với đầu năm là 2,74% (cuối năm VCSH chiếm 23,44%, đầu năm chiếm 26,19% trong tổng nguồn vốn) Tại cả 2 thời điểm VCSH đều được huy động hoàn toàn từ vốn góp của chủ sơ hữu không có nguồn vốn huy động từ vốn góp từ quỹ và kinh phí khác VCSH giảm chủ yếu là do LNST chưa phân phối cuối năm so với đầu năm giảm 1.399 triệu đồng với tỷ lệ giảm 57,67% Như vậy trong năm

2020, khả năng tự chủ tài chính công ty giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 Phân tích các chỉ tiêu trong Vốn chủ sở hữu

+ Phân tích Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2020 là 1.027 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 1.399 triệu đồng với tỷ lệ giảm 57,67% LNST chưa phân phối cuối năm chiếm 1,14%, đầu năm chiếm 1,66% trong VCSH, giảm 1,52% LNST chưa phân phối là 1 trong những nguồn vốn huy động vốn quan trọng để công ty tái đầu tư và phát triển. Tuy nhiên trong năm 2020, LNST chưa phân phối lại có xu hướng giảm, vì vậy công ty cần chú trọng hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh để tăng được LNST cũng như hệ số sinh lời hoạt động của DN.

+ Phân tích Quỹ đầu tư phát triển

Qũy đầu tư phát triển cuối năm 2020 là 11.424 triệu đồng, tăng so với đầu năm là

176 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1,56% Tỷ trọng Qũy đầu tư phát triển cuối năm là 12,67%, đầu năm là 12,31%, tăng 0,36% Việc tăng quỹ đầu tư phát triển như vậy chứng tỏ công ty cũng có chú trọng tới việc tái đầu tư để phát triển, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho DN.

Quy mô nguồn vốn của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An cuối năm tăng so với đầu năm chứng tỏ công ty đang huy động vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Đồng thời công ty cũng tập trung vào huy động nợ dài hạn để đầu tư và chi trả chi phí cho dự án đầu tư trọng điểm trong năm 2020 Chính sách huy động vốn của công ty của công ty về cơ bản là tương đối ổn định, không có sự biến động lớn giữa cuối năm và đầu năm trong cơ cấu nguồn vốn Huy động vốn chủ yếu từ nguồn lực bên ngoài và có xu hướng tăng về cuối năm tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể Với cơ cấu nguồn vốn huy động từ NPT cao công ty có thể tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, đồng thời tiết kiệm được chí phí sử dụng vốn Tuy nhiên công ty phải chịu rủi ro tài chính tương đối cao, rủi ro thanh khoản, áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn Do đó cần kết hợp đánh giá chi tiết các khoản vay theo từng đối tượng, so sánh chi phí lãi vay với BEP đồng thời kết hợp với cơ cấu tài trợ nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý của nguồn vốn huy động này.

Đánh giá chung về tình hình tài chính của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An thông qua tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2019 -2020

Trong năm 2020, tình hình tài chính CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An đã đạt được một số thành tựu như sau:

- Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng lên Đồng thời công ty cũng không có các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Điều này là tốt cho uy tín của công ty trên thị trường, giúp tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty.

- Công ty đã sử dụng tiết kiệm chi phí cho công tác bán hàng và chi phí cho công tác quản lý DN.

- Công ty đã chú trọng vào mục tiêu kinh doanh trọng điểm là huy động vốn để tập trung đầu tư và chi trả các chi phí SXKD cho Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư có kết hợp chỉnh trang đo thị Khối Lâm Sa – Tu Lễ - Xuân Hòa, cụ thể là huy động vốn từ nợ dài hạn.

- Chính sách huy động vốn của công ty của công ty về cơ bản là tương đối ổn định, không có quá nhiều biến động, chính sách huy động vốn hiện tại của công ty về cơ bản cũng khá phù hợp với chính sách hoạt động và tình hình SXKD của công ty trong giai đoạn 2019 – 2020.

Trong năm 2020, tình hình tài chính CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty năm 2020 đang có chiều hướng đi xuống Doanh thu thu nhập và lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2019 Bên cạnh đó, kết quả và hiệu quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có chiều hướng giảm xuống Điều này cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp vấn đề và cần khắc phục kịp thời Mặt khác chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh là giá vốn hàng bán đang có sự lãng phí dẫn đến tổng chi phí tăng và giảm lợi nhuận

- Chính sách huy động vốn của công ty vẫn tập trung vào nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài và chính sách huy động vốn này trong năm 2020 còn có xu hướng tiếp tục và gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả Điều này có thể khiến cho tài chính của công ty mất cân bằng, gặp nhiều rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản, áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Việc tăng cường huy động nợ dài hạn nếu kéo dài quá lâu cũng có thể khiến công ty chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn và dẫn đến giảm đáng kể lợi nhuận, hơn nữa còn gia tăng áp lực trả nợ cho DN.

 Nguyên nhân của hạn chế

Về nguyên nhân khách quan: dịch bệnh kéo dài, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn khiến vốn đầu tư cho các công trình bị cắt giảm; sự cạnh tranh gay gắt trong đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng, ảnh hưởng từ yếu tố môi trường như thiên tai, bão lũ; giá cả các mặt hàng như giá điện, giá nước, giá thép, giá nhân công,… tăng cao đẩy chi phí sản xuất lên cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kết quả kinh doanh của công ty

Về nguyên nhân chủ quan có thể do công tác quản trị chi phí của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả dẫn tới chi phí SXKD tăng lên.

Ngày đăng: 22/10/2024, 12:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thi: Tiểu luận - Đề tiểu luận phân tích tình hình tài chính của ctcp Đầu tư phát triển xây dựng   hội an thông qua phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của công ty giai Đoạn 2019   2020
Hình th ức thi: Tiểu luận (Trang 1)
Bảng 1: Bảng phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty - Đề tiểu luận phân tích tình hình tài chính của ctcp Đầu tư phát triển xây dựng   hội an thông qua phân tích tình hình kết quả kinh doanh và tình hình nguồn vốn của công ty giai Đoạn 2019   2020
Bảng 1 Bảng phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w