ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊNTÊNPHÂN CÔNG NHIỆM VỤĐÁNH GIÁ CHUNGXẾP LOẠI%Trần ThịNhư Thủy Chuẩn bị phần tài liệu Phântích các tỷ số tài chính, nhậnxét, so sánh với doanhnghiệp khác Phân chia nhi
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Tên giao dịch đối ngoại: MOBILE WORLD INVESTMENT CORPORATION
Mã cổ phiếu: MWG Địa chỉ: số 222 Yersin, Phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Điện thoại/Fax: (+84 8) 8125960 - Fax: (+84 8) 8125962
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty và các công ty con (Nhóm công ty) là mua bán, bảo hành, sửa chữa: thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại với thương hiệu Thế Giới Di Động và các mặt hàng điện máy với thương hiệu Điện Máy Xanh, các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực phẩm từ thịt, thuỷ sản, rau quả với thương hiệu Bách Hóa Xanh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ chính bao gồm thegioididong.com, Bách Hóa Xanh (bachhoaxanh.com), Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com), Chuỗi nhà thuốc An Khang, Bluetronics.
Điện máy xanh (dienmayxanh.com): kinh doanh chủ yếu các sản phẩm điện gia dụng và kỹ thuật số như Tivi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, dịch vụ mạng, sim số…
Bách Hóa Xanh (bachhoaxanh.com): Tập trung kinh doanh rau củ quả, hàng tươi sống và FMCGs Trở thành website chuyên bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam theo Iprice
Bluetronics: Tiền thân là Bigphone, chuỗi bán lẻ thiết bị điện thoại, phụ kiện và dịch vụ viễn thông tại Campuchia và nhận được sự đón nhận của khách hàng địa phương
An Khang: tiền thân là chuỗi nhà thuốc Phú An Khang được MWG mua lại 49% từ năm 2018 Hiện nay đã có 178 nhà thuốc, chủ yếu tại 25 tỉnh thành khu vực phíaNam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị thế công ty
Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 tại Việt Nam tính theo quy mô, doanh thu và lợi nhuận với khoảng cách vượt trội so với doanh nghiệp cùng ngành.
Là công ty Việt Nam duy nhất góp mặt trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á
- Thái Bình Dương chiếm lần lượt gần 48% và 38% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy năm 2019 với mạng lướt hơn 3000 cửa hàng trên toàn quốc.
Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 Xếp thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp bán lẻ có doanh số lớn nhất Đông Nam Á năm 2020
Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động tự hào 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất và trong top 20 Doanh nghiệp VN có giá trị vốn hóa trên tỷ đô 2020-2021.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động thiết bị số của Công ty Cổ phầnThế Giới Di Động không thể không nhắc đến là Công ty Cổ phần FPT Ngoài ra, vẫn còn những đối thủ cạnh tranh khác như Viettel Store, Phong Vũ, Di Động Việt, CellphoneS,24hStore, ShopDunk, ThinkPro.
PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH: Từ năm 2017 đến năm 202
Nhóm tỉ số khả năng thanh toán
2.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổngtài sản lưu động
Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.2 1.3 1.23 1.27 1.22
Nhìn vào bảng số liệu, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty Cổ phần Đầu tưThế Giới Di Động trong 5 năm đều lớn hơn 1, công ty thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Các hệ số tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể :
- Giai đoạn năm 2017 - 2018, hệ số tăng từ 1,2 lên 1,3 tức tăng 8.33% so với năm
- Giai đoạn 2018 - 2019, hệ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, giai đoạn 2019 - 2020 hệ số tăng với tỉ lệ tăng 3.25%
- Năm 2021 của công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động có hệ số là 1,22 chứng tỏ cứ mỗi 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,22 VNĐ giá trị tài sản ngắn hạn
Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong 5 năm qua được đánh giá không quá cao cũng không quá thấp, doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp.
2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổngtài sản lưu động−Hàngtồn kho
Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng tài sản lưu động 18.862.861 23.371.994 35.011.896 37.317.233 51.955.257
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,43 0,33 0,33 0,61 0,54
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh không ổn định qua các năm Giai đoạn 2017 - 2018, hệ số giảm từ 0,43 còn 0,33 tức giảm 23,26% Giai đoạn 2019 - 2020, hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng từ 0,33 lên 0,61 Ngược lại, giai đoạn 2020 - 2021 hệ số giảm tương tự như giai đoạn 2017 - 2018 với tỷ lệ giảm 11,48%.
- Năm 2021, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,54 cho thấy cứ 1 VNĐ nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 0,54 VNĐ tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán của công ty chỉ có 0,54 sẵn sàng đáp ứng cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn.
- Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh có hệ số đều nhỏ hơn 1, chưa đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với số tiền hiện có
2.1.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiềnvà các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: triệu đồng
Tiền và các khoản tương đương tiền 3.410.983 3.749.550 3.115.236 7.347.857 4.142.015
Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,22 0,21 0,11 0,24 0,1
- Giai đoạn 2017 - 2019 hệ số khả năng thanh toán tức thời có xu hướng giảm từ 0,22 còn 0,11 so với năm 2017, tức giảm 2 lần Nguyên nhân của sự giảm này là do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng
- Giai đoạn 2019 - 2020, trong 2 năm này nợ ngắn hạn, Tiền và các khoản tương đương tiền đồng thời tăng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ tăng cao hơn làm hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng Hệ số thanh toán tức thời của Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động năm 2020 là 0,24 nghĩa là 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,24 tiền và các khoản tương đương tiền.
- Các chỉ số đều nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền không cao, khả năng thanh toán thấp.
Nhóm tỉ số cấu trúc tài chính
2.2.1 Hệ số nợ tổng quát
Hệ số nợ tổng quát = Tổngtài sảnTổng nợ Đơn vị tính: triệu đồng
Hệ số nợ tổng quát 0,741 0,681 0,709 0,664 0,676
Nhận xét: Theo số liệu ta thấy hệ số nợ tổng quát tăng giảm nhẹ, xen kẽ qua từng năm từ
2017 đến 2021 Cao nhất là năm 2017 với hệ số là 0,74 và thấp nhất là năm 2020 với hệ số là 0,66 Nhìn chung thì hệ số nợ tổng quát vẫn giữ được sự ổn định qua các năm.
2.2.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Vốnchủ sở hữu Đơn vị tính: triệu đồng
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,862 2,130 2,434 1,973 2,110
Nhận xét: Theo số liệu trên, ta thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có tăng giảm xen kẽ qua các năm từ 2017 đến 2021 Cao nhất là năm 2017 với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,86 và thấp nhất là năm 2020 với hệ số là 1,97.
2.2.3 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản
Vốnchủ sở hữu Đơn vị tính: triệu đồng
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 3,862 3,130 3,434 2,973 3,120
Nhận xét: Theo bảng số liệu trên, ta thấy hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng giảm xen kẽ qua các năm từ 2017 đến 2021 Cao nhất là năm 2017 với hệ số nhân vốn chủ sở hữu là 3,86 và thấp nhất là năm 2020 với hệ số là 2,97.
2.2.4 Hệ số nợ dài hạn trên VCSH = Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH = Nợ dài hạn
Vốnchủ sở hữu Đơn vị tính: triệu đồng
Hệ số nợ dài hạn trên
Nhận xét: Theo bảng số liệu trên ta thấy hệ số nợ dài hạn trên VCSH có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2017 đến 2020 Cao nhất là năm 2017 với hệ số nợ dài hạn trênVCSH là 0,2 và thấp nhất là năm 2020 với hệ số là 0,07.
Nhóm tỉ số khả năng hoạt động
2.3.1 Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động = Doanhthu thuần
Vốnlưu động bình quântrong kỳ Đơn vị tính: triệu đồng
Vốn lưu động bình quân trong kỳ 15.575.502 21.117.42
Số vòng quay vốn lưu động (vòng) 4,26 4,10 3,50 3,00 2,75
- Theo số liệu trong bảng ta thấy số vòng quay vốn lưu động từ năm 2017 đến năm
2021 có xu hướng giảm Điều này cho thấy công ty đã không giữ vững và nâng cao được lợi nhuận dựa trên vốn lưu động, không thúc đẩy phát triển hơn nữa nên công tác tích lũy để tái sản xuất ngày càng bị thu hẹp.
- Vào năm 2019 số vòng quay vốn lưu động giảm từ 4,10 xuống còn 3,50 và năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 2,75 Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tốt và có xu hướng đình trệ, những sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường không mang lại doanh thu cao dẫn tới khả năng thu hồi vốn chậm.
2.3.2 Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu
Các khoản phải thubình quân Giả định doanh thu bán chịu = 100% doanh thu thuần Đơn vị tính: triệu đồng
Các khoản phải thu bình quân 2.088.244 2.154.188 1.678.807 1.705.168 2.378.686
Số vòng quay các khoản phải thu
Nhận xét: Theo số liệu trong bảng ta thấy từ năm 2017 đến năm 2020, số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng mạnh, cụ thể là tăng từ 31,77 liên tục đến 63,65 trong vòng 4 năm Và đến năm 2020 chính là năm có số vòng quay khoản phải thu lớn nhất trong 5 năm.
2.3.3 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Số hàng tồnkho bình quân trong kỳ Đơn vị tính: triệu đồng
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ 10.710.447 14.748.08
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,15 4,83 3,83 3,75 3,92
Nhận xét: Theo số liệu trong bảng ta thấy từ 2017 đến 2020, số vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm, từ 5,15 giảm đến 3,75 Điều này cho thấy công ty đang kinh doanh không hiệu quả và hàng tồn kho của công ty không được luân chuyển tốt Nếu để việc ứ đọng lâu ngày có thể công ty mất dần khả năng thanh khoản.
2.3.4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanhthuthuầntrong kỳ
Giá trịTSCĐ Đơn vị tính: triệu đồng
Nhìn vào số liệu trên bảng, ta thấy nhìn chung hiệu suất sử dụng tài sản cố định từ năm
2017 đến năm 2021 giảm mạnh, mặc dù năm 2018 có tăng tuy nhiên không đáng kể và cụ thể là năm 2017 là 19,15 và đến năm 2021 thì hiệu suất đã giảm xuống 12,75 Điều này cho thấy tình hình hoạt động của MWG trong việc tạo ra mức doanh thuần so với tài sản cố định là không ổn định.
2.3.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanhthuthuầntrong kỳ
Tổng giátrị tài sản Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng giá trị tài sản 22.822.664 28.122.531 41.708.095 46.030.879 62.971.404
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (vòng)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2018 - 2021 số vòng quay tổng tài sản của MWG giảm dần Công ty đã sử dụng tài sản ngày càng kém hiệu quả Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp Theo số liệu trên bảng ta có thể kết luận doanh nghiệp nên sửa đổi cách thức quản lý cũng như cách sử dụng tài sản vốn, và để có thể tăng hệ số này trong tương lai thì doanh nghiệp nỗ lực gia tăng doanh thu hoặc bán bớt đi những sản phẩm ứ đọng không cần thiết.
Nhóm tỉ số khả năng sinh lời
2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng
Nhận xét: Trong giai đoạn 2017-2021, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của MWG dương, cho thấy công ty đang kinh doanh có lãi Các chỉ số qua các năm có biến động nhẹ, có tăng có giảm nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt vì sự biến động này do cả doanh thu và lợi nhuận cùng tăng Cao nhất là năm 2021(3,9%).
2.4.2 Khả năng sinh lợi của tổng tài sản (ROA)
Khả năng sinh lợi của tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sauthuế
Giá trị tài sản bình quântrong kỳ
Giá trị tài sản đầu kỳ 14854263 22822664 28122531 41708906 46030880
Giá trị tài sản cuối kỳ 22822664 28122531 41708096 46030880 62971405
Giá trị tài sản BQ trong kỳ 18838463.5 25472597.
Nhận xét: Chỉ số ROA của MWG khá cao trong giai đoạn 2017-2021, chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản của công ty cao Trong giai đoạn 5 năm này, chỉ số này có biến động lên xuống, ROA đạt cao nhất năm 2018 sau đó giảm xuống thấp nhất vào năm
2020, tuy nhiên con số thấp nhất là 8.993% > 7.5%( chỉ số ROA tối thiểu để đánh giá doanh nghiệp tốt) cho thấy MWG là doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả sử dụng tài sản tốt.
2.4.3 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận sau thuế
Vốnchủ sở sữu bình quântrong kỳ
Nhận xét: Chỉ số ROE có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2020, tuy nhiên sang năm 2021 thì tăng lên 44,707%, cao nhất trong năm 5 vừa qua ROE của MWG trong 5 năm cao và > 15% (chỉ số ROE tối thiểu để đánh giá doanh nghiệp tốt) cho thấy đây là doanh nghiệp tốt và sử dụng vốn khá hiệu quả.
Chỉ số đo lường giá thị trường
Tỷ số giá thu nhập P/E = Gi á cổ phần
Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)
Nhận xét: Một doanh nghiệp được đánh giá hoạt động kinh doanh tốt thì EPS > 1.500 đồng và đảm bảo duy trì nhiều năm và có xu hướng tăng Chỉ số EPS của công ty MWG từ 2017-2021 đều lớn hơn 1.500 đồng cho thấy công ty hoạt động ổn định và tốt nhất vào năm 2019 Tuy nhiên, trong 2 năm từ năm 2017 và từ 2020 thì EPS của công ty có xu hướng giảm.
Giá của một cổ phần (đồng) 131.000 87.00
Tỷ số giá thu nhập (P/E) (lần) 18.29 13.01 13.16 13.74 15.33
Nhận xét: Để nhận xét P/E tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, P/E cao chưa hẳn đã tốt Ta thấy, P/E của MWG trong 5 năm có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, EPS trong giai đoạn này được xem là tốt, thị trường định giá cổ phiếu cũng ở mức cao nên có thể xem P/E của MWG tốt Đặc biệt, năm 2017, P/E của công ty là lớn nhất.
SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
So sánh Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động với Công ty cổ phần FPT
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán nhanh MWG 0.43 0.33 0.33 0.61 0.54
Hệ số khả năng thanh toán tức thời MWG 0.22 0.21 0.11 0.24 0.1
3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của cả 2 công ty MWG và Công ty FPT có sự chênh lệch lớn nhất vào năm 2017 Nhìn tổng thể, phần lớn hệ số khả năng thanh toán hiện thời của MWG cao hơn so với FPT qua các năm trừ năm 2017 Trong đó, hệ số của FPT giảm dần từ năm 2017 đến năm 2021 (giảm từ 1,45 còn 1,09) Đối với MWG, hệ số khả năng thanh toán hiện thời không ổn định qua các năm 2017-2021
3.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của FPT cao hơn hẳn so với MWG Hệ số khả năng thanh toán nhanh của hai công ty nhìn chung có sự biến động qua từng năm, trong đó đáng chú ý là hệ số giảm dần của FPT từ năm 2017-2021, giảm từ 1,35 còn 1,04 Đối với MWG, giai đoạn 2017 - 2019, hệ số giảm từ 0,43 xuống còn 0,33 rồi khôi phục vào năm
2020 với hệ số đạt 0,61 Hệ số của FPT cao hơn MWG chứng tỏ công ty này có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao hơn so với MWG.
3.1.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Đối với MWG giai đoạn 2017-2019, hệ số giảm đáng kể từ 0,22 còn 0,11, sau đó tăng lên mức 0,21 vào năm sau đó Đối với FPT, hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm từ 0,31 xuống còn 0,1 trong 5 năm từ 2017-2021 Đa số các chỉ số của hai công ty đều nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền không cao, khả năng thanh toán thấp, tuy nhiên FPT đa phần vẫn nhỉnh hơn về hệ số khả năng thanh toán nhanh so với MWG phản ánh tình hình thanh toán nợ tốt hơn.
Nhóm tỉ số cấu trúc tài chính
Hệ số nợ tổng quát MWG 0,741 0,681 0,709 0,664 0,676
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu MWG 3,862 3,131 3,435 2,973 3,121
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH MWG 0,203 0,135 0,092 0,073 -
Từ năm 2017 đến 2021, hệ số nợ tổng quát của MWG có xu hướng giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn giữ được sự ổn định trong 5 năm Trong khi đó, hệ số nợ tổng quát của FPT lại có xu hướng tăng rõ rệt sau 5 năm Đường hệ số nợ tổng quát của FPT luôn thấp hơn MWG và thấp hơn 0,6 ngoại trừ năm 2021 Điều này cho thấy các năm trước FPT sử dụng nợ chưa hiệu quả Trong khi MWG vẫn đảm bảo tính ổn định qua các năm về khả năng sử dụng nợ hiệu quả.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của MWG luôn lớn hơn hệ số của FPT và lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, khả năng quản lý nợ của công ty chưa mạnh và rủi ro cao Trong khi FPT có đường hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu từ 2017 đến 2019 khá ổn định quanh 1, tuy nhiên lại có xu hướng tăng mạnh từ năm
2020, chứng tỏ khả năng quản lý nợ đang giảm, rủi ro càng tăng.
Từ biểu đồ, 2 đường hệ số nhân vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn 1, chứng tỏ sự tăng trưởng của cả 2 công ty chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn nợ bên ngoài Hệ số vốn chủ sở hữu của MWG luôn cao hơn hệ số của FPT Điều này chứng tỏ rằng MWG phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ hơn.
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của MWG luôn lớn hơn hệ số của FPT và dưới 0,5.Tuy nhiên đường này có xu hướng giảm mạnh sau 4 năm từ 2017 đến 2020, có nghĩa công ty đang dần ít phụ thuộc hơn vào nợ Trong khi đó, từ 2017-2020, đường hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của FPT khá ổn định, tuy nhiên lại tăng mạnh vào năm 2021,chứng tỏ vào năm này FPT phụ thuộc vào nợ để kinh doanh hơn mọi năm.
Nhóm tỉ số khả năng hoạt động
Số vòng quay vốn lưu động (vòng)
Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (vòng)
3.3.1 Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay của công ty MWG dao động cao hơn FPT và có sự biến động không đồng đều trong 5 năm Từ năm 2017-2018 số vòng quay MWG và FPT đều giảm Tuy nhiên, đến năm 2019 số vòng quay của FPT có xu hướng tăng khoảng 0,14 nhưng lại tiếp tục giảm vào năm 2020 Điều đó cho thấy MWG đang sử dụng hiệu quả vốn lưu động hơn so với đối thủ
3.3.2 Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu của MWG luôn có xu hướng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh là FPT chứng tỏ MWG không có quá nhiều nợ xấu và khả năng giải phóng được mức tín dụng cho các giao dịch sau này tốt Các khoản phải thu của FPT dường như không hiệu quả, tình trạng nợ xấu cũng như khả năng kiểm soát dòng tiền khó.
3.3.3 Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của MWG lại thấp hơn nhiều so với FPT Mặc dù FPT đã giảm vòng quay hàng tồn kho tuy nhiên MWG vẫn đi sau FPT Do đó dễ dàng thấy được thời hạn hàng tồn kho của MWG là khá dài, rủi ro tài chính lớn hơn đối thủ.
3.3.4 Hệ suất sử dụng TSCĐ
Hệ số doanh nghiệp đối thủ có xu hướng giảm so với xu hướng biến động mạnh của MWG, nếu như trong 2 năm đầu MWG có xu hướng tăng thì ngược lại FPT có xu hướng giảm mạnh và các năm sau đó gần như duy trì ở mức không biến động Nhìn chung, MWG có hiệu suất sử dụng TSCĐ cao hơn Điều này cho thấy, hoạt động doanh nghiệp đi trước về hiệu suất sử dụng TSCĐ, chứng tỏ doanh nghiệp đang bảo toàn và phát huy vốn tốt, tài sản cố định được sử dụng hiệu quả
3.3.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (vòng)
Dựa vào biểu đồ so sánh ta có thể chỉ ra rằng: từ năm 2017 - 2021 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của MWG cao hơn rất nhiều so với FPT Điều đó cho thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của MWG cao chính là phản ánh mức độ thành công của việc đầu tư trang bịTSCĐ của doanh nghiệp.
Nhóm tỉ số khả năng sinh lời
Khả năng sinh lợi của doanh thu
Khả năng sinh lợi của tổng tài sản
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Nhận xét : ROS của FPT qua các năm đều lớn hơn MWG chứng tỏ FPT có tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn, tốc độ tăng của doanh thu và khả năng sinh lời của FPT là lớn hơn.
Nhận xét : ROA > 7.5% là tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp tốt Qua 5 năm, theo chỉ số ROA, MWG và FPT đều được đánh giá là doanh nghiệp tốt, FPT có chỉ số ROA cao hơn Tuy nhiên ROA của cả 2 doanh nghiệp đều có xu hướng giảm trong 2017-2021.
Nhận xét: ROE >15% là tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp tốt Theo số liệu ở bảng, MWG và FPT đều được xem là doanh nghiệp tốt vì ROE >15% Tuy nhiên ROE của MWG vẫn thấp hơn so với FPT.
Chỉ số đo lường giá thị trường
Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)
Tỷ số giá thu nhập (P/E)
Trong cả 5 năm, thu nhập thuần tính cho 1 cổ phần (EPS) của MWG luôn cao hơn FPT, có thể thấy rằng công ty hoạt động khá tốt và ổn định hơn so với đối thủ.Giai đoạn 2017-
2021, EPS của FPT có sự giảm nhẹ còn EPS của MWG giảm sút đáng kể
Nhận Xét: Năm 2021, FPT có P/E lớn hơn so với P/E của MWG nhưng điều này không có nghĩa P/E của FPT tốt hơn Nhìn chung, MWG vẫn là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và tốt hơn FPT.
ĐỀ XUẤT LÝ DO CHO CÁC XU HƯỚNG THAY ĐỔI TỈ SỐ QUA CÁC NĂM
Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty TGDD và duy trì ổn định qua các năm mặc dù dịch bệnh Covid - 19 Giai đoạn 2017 - 2019, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp nhưng trong giai đoạn 2020 - 2021, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cải thiện nhiều, tính thanh khoản cao Bởi vì nhu cầu đối với những sản phẩm của họ không bị ảnh hưởng bới dịch bệnh mà có thể còn tăng thêm.
Ví dụ như nhu cầu về thiết bị công nghệ hỗ trợ cho làm việc tại nhà, nhu cầu thực phẩm tại Bách hóa Xanh, nhu cầu dược phẩm tại An Khang…
Nhóm tỷ số cấu trúc tài chính
Cả bốn hệ số nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm cho thấy hiệu ứng đòn bẩy ít và khả năng sử dụng nợ không hiệu quả
Nhóm tỷ số khả năng hoạt động
Số vòng quay lưu động và số vòng quay hàng tồn kho giảm qua các năm Cho thấy khả năng hoạt động của doanh nghiệp biểu hiện giảm sút, DN bán hàng chậm, hàng tồn kho có khả năng ứ đọng và rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu cho thấy chứng tỏ doanh khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của doanh nghiệp hiệu quả, chính sách bán hàng hợp lí và dòng tiền của doanh nghiệp tăng sau khi khách hàng thanh toán các khoản nợ
Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Các tỷ số khả năng sinh lời biến động lên xuống qua các năm Tuy nhiên có thể thấy hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn cao, tiến triển theo hướng tích cực, doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả.
Nhóm tỷ số đo lường giá trị thị trường
Về chỉ số EPS và P/E của doanh nghiệp có sự biến động lên xuống qua các năm, tuy nhiên thì chỉ số EPS cho thấy doanh nghiệp đang tương đối ổn định Còn chỉ số P/E nằm trong khoảng ổn định, cho thấy triển vọng của công ty trong tương lai.