1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ nhất nghĩa vụ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ
Tác giả Nguyễn Phúc Anh, Đinh Trịnh Phương Linh, Vũ Lê Diễm Quỳnh, Vũ Nguyễn Tường Vy, Huỳnh Dương Mai Châm, Lưu Tuấn Phong
Người hướng dẫn Nguyễn Nhật Thanh, Giảng viên
Trường học Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Thể loại Buổi thảo luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyềnCâu 1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?- Căn cứ theo điều 574 BLDS 2015, thực hiện công việc không có ủy quyền là việcmột

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠOĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ ***************************

Môn: Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Giảng viên: Nguyễn Nhật Thanh

Lớp: CLC46(B).Thành viên nhóm thực hiện:

STT

1 Nguyễn Phúc Anh 21538010150132 Đinh Trịnh Phương Linh 21538010121113 Vũ Lê Diễm Quỳnh 21538010152164 Vũ Nguyễn Tường Vy 21538010122725 Huỳnh Dương Mai Châm 21538010130426 Lưu Tuấn Phong 2153801014194

Trang 2

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyềnCâu 1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

- Căn cứ theo điều 574 BLDS 2015, thực hiện công việc không có ủy quyền là việcmột người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiệncông việc đó vì lợi ích của người có công việc thực hiện khi người này không biếthoặc biết mà không phản đối

- Đồng thời, để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền thì cần phảidựa vào các yếu tố sau đây :1

Thứ nhất, việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bênthỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không cóủy quyền

Thứ hai, việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thựchiện

Thứ ba, người có công việc được thực hiện mà không biết việc có người khác đangthực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện côngviệc đó

Câu 2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩavụ? Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thựchiện công việc không có ủy quyền".

- Căn cứ theo 274 BLDS 2015, nghĩa vụ là một hoặc nhiều chủ thể (gọi chung là bên cónghĩa vụ) phải thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc vì lợi ích của mộthoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền) Do đó, theo khoản 8 điều 8 BLDS2015 có quy định về “Căn cứ xác lập quyền dân sự” có đề cập tới “thực hiện công việckhông có ủy quyền Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 điều 275 BLDS 2015 có quy định về“Căn cứ phát sinh nghĩa vụ” dựa trên “thực hiện công việc không có ủy quyền” Chính vìvậy, căn cứ theo hai khoản trên có thể kết luận thực hiện công việc không có ủy quyền làcăn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự

- Về chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” được quy định trong BLDS 2005

1 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.Hồng Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1, tr.36.

Đức-2

Trang 3

và BLDS 2015, ta có thể nhận thấy các điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 sauđây:

Điều 594 BLDS 2005 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việckhông có uỷ quyền có nội dung như sau: “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việcmột người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện côngviệc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này khôngbiết hoặc biết mà không phản đối”

Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việcmột người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện côngviệc đó vì lợi ích của người của người có công việc được thực hiện khi người này khôngbiết hoặc biết mà không phản đối”

Xét về chủ thể:- Điều 594 BLDS 2005 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ có cá nhân

- Điều 574 BLDS 2015 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện bao gồm cả cá nhân và pháp nhân (Mở rộng phạm vi chủ thể)

Xét về mục đích thực hiện , Điều 574 BLDS 2015 đã kế thừa gần như toàn bộ quy địnhnày từ Điều 594 BLDS 2015 chỉ có một khác biệt là quy định mới đã bỏ đi yếu tố “hoàntoàn” trong vấn đề thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc Việc loại bỏđiều kiện trên thực chất chỉ được ghi nhận trong quá trình chỉnh Dự thảo tại Quốc hội vàxuất phát từ thực tiễn xét xử áp dụng quy định này trong lĩnh vực mang yếu tố tìm kiếmlợi nhuận 2

Câu 3: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủyquyền" theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện

Từ Điều 574 BLDS 2015 giải thích chế định “Thực hiện công việc không có ủyquyền” ta có các điều kiện để có thể áp dụng chế định này và phân tích các điều kiện đónhư sau:

- Thứ nhất, việc thực hiện công việc này hoàn toàn không được thỏa thuận giữa các bêncó quyền và nghĩa vụ hoặc không được pháp luật quy định có nghĩa vụ thực hiện công

2 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb.Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.315.

3

Trang 4

việc đó Ví dụ: Nhà ông T và bà V ở cạnh nhau Ông T phơi thóc trước sân nhà Lúc ông T đivắng thì trời mưa, bà V thấy vậy nên mang thóc của ông T đang phơi mang vào nhà mìnhcất tạm cho khỏi ướt dù ông T không có sự nhờ vả bà V từ trước

- Thứ hai, bên có nghĩa vụ thực hiện công việc phải thực hiện công việc được giao kếthoàn toàn là vì lợi ích của bên có quyền (bên có công việc được thực hiện)

Ví dụ: Bà A nhờ ông B trông nhà hộ 4 ngày để đi du lịch Ông B đồng ý và trong thờigian 4 ngày đó có thay bà A cho gia súc của bà A ăn dù trước đó bà A không nhờ ông Bcho gia súc của mình

- Thứ ba, bên có công việc được thực hiện không biết hoặc biết nhưng không phản đốiviệc thực hiện công việc không có ủy quyền Ví dụ: Chị C nhờ em G coi nhà trong lúc chịC đi chợ Trong lúc đó bố của chị C và em G về đến nhà nên em G nhờ bố nhà rồi sangnhà hàng xóm chơi Chị C đi chợ về thấy bố ở nhà còn C đã đi chơi nhưng không phảnđối

- Thứ tư, trong trường hợp cấp thiết nếu công việc đó không được thực hiện ngay thì sẽgây thiệt hại cho bên có công việc cần được thực hiện

Ví dụ: Bà L đang nấu ăn thì trời mưa lớn nên bà phải ra sân rút quần áo đang phơi vào.Cháu K thấy thức ăn bà L đang nấu sắp bị cháy nên tắt bếp hộ bà L dù bà L không nhờ Ktrông hộ

Câu 4: Quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” của một hệthống pháp luật nước ngoài

Khoản 1 Điều 697 chương III BLDS Nhật Bản không chỉ ra chế định “thực hiệncông việc không có ủy quyền” như BLDS Việt Nam mà chỉ quy định chế định này mộtcách cụ thể cho vài trường hợp: “A person who commences the management of abusiness for another person without being obligated to do so (hereinafter in this Chapterreferred to as "Manager") must manage that business (hereinafter referred to as"Management of Business") in accordance with the nature of the business, using themethod that best conforms to the interests of that another person (the principal) ” (Một3người khi bắt đầu quản lý doanh nghiệp cho người khác một cách tự nguyện, không có

3 http://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.japaneselawtranslation.go.jp%2Flaw%2Fdetail%2F%3Fprin tID%3D%26id%3D2057%26re%3D02%26vm

%3D02&h=AT01Zaq7610Cu1h5p3LbwKG4ynIeywjhoCd7eogH7fJa 5gf5yqW0mFVmkk6E6UuIntEy

4

Trang 5

trách nhiệm phải làm thì phải quản lý doanh nghiệp đó theo đúng bản chất của nó vàdùng đúng phương pháp)

BLDS Thái Lan quy định tại chương III Điều 395: “A person who takes charge ofan affair for another without having received mandate from him or being otherwiseentitled to do so in respect of him, shall manage the affair in such manner as the interestof the principal requires, having regard to his actual or presumptive wishes.” (Một ngườikhi đảm nhận thực hiện công việc mà không do người có công việc cần được thực hiệnủy quyền vẫn phải thực hiện công việc với thiện chí, có trách nhiệm) 4

Câu 5: Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xâydựng một công trình công cộng Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhàthầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủyquyền của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp đồng với Cvì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không cónhiều tài sản để thanh toán cho C)

Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thểyêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định củachế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không?Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Căn cứ theo điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền làviệc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thựchiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người nàykhông biết hoặc biết mà không phản đối”

Vì B đã ký hợp đồng với nhà thầy C mà không nêu rõ việc B đại diện A và khôngcó ủy quyền của A Từ đó cho thấy, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thựchiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việckhông có ủy quyền trong BLDS 2015 khi và chỉ khi chủ đầu tư A biết hoặc biết màkhông phản đối về việc giao kết giữa nhà thầu C và Ban quản lý B về việc xây dựng côngtrình công cộng

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

4 395-405 Management of Affairs Without Mandate | Civil and Commercial Code | table of contents (thailandlawonline.com)

5

Trang 6

Toà sơ thẩm buộc bà Hương trả 2.710.000 đồng gồm tiền gốc và lãi Cụ kháng cáo nhưngToà phúc thẩm giữ nguyên bản án, nên cụ đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tụcgiám đốc thẩm

Toà giám đốc thẩm xem xét lại nội dung của vụ việc thì nhận thấy việc Tòa sơ thẩm, phúcthẩm xác định số nợ của bà Bàng là 2.710.000 đồng là không đúng và không bảo vệ đượcquyền lợi của đương sự Vì lẽ trên, Tòa huỷ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm và giao lạihồ sơ để xét xử sơ thẩm lại từ đầu

Câu 1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán nhưthế nào? Qua trung gian là tài sản gì?

Theo mục I chương I thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xétđốivới nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiềnchia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thuthuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:

- Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh trước ngày 01/7/1996 màgiá gạo tăng từ 20% trở lên trong thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xétxử sơ thẩm, thì Tòa án phải quy đổi khoản tiền đó ra gạo theo giá loại gạo trung bình ởđịa phương tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại, sau đó tính số lượng gạo đó thànhtiền theo giá gạo thời điểm xét xử sơ thẩm (theo điểm a mục 1 Chương I)

- Trường hợp nghĩa vụ dân sự hay việc gây thiệt hại phát sinh sau ngày 01/7/1996 hayxảy ra trước ngày 01/7/1996 nhưng giá gạo không tăng hoặc tăng dưới 20% trong thờigian từ lúc phát sinh nghĩa vụ/thiệt hại cho đến xét xử sơ thẩm, thì Tòa án chỉ xác địnhkhoản tiền đó nhằm buộc bên có nghĩa vụ thanh toán bằng tiền Nếu bên đó có lỗi thì cònphải trả lãi với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2

6

Trang 7

Điều 3 BLDS 1995 (theo điểm b mục 1 Chương I) Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Côkhoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

- Đối với tình huống thứ nhất, ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là5.475.000 đồng

Cơ sở pháp lý ở đây căn cứ vào điểm a mục 1 Chương I Thông tư liên tịch số 01/TTLT “a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểmxét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ragạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thờiđiểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giágạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán vàchịu án phí theo số tiền đó.”

- Nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Cô phát sinh vào ngày 15/11/1973, nghĩa là trướckhoảng thời gian là ngày 01/7/1996

- Giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở Tàichính là 9000đ/kg, như vậy giá gạo từ năm 1973 đến nay đã tăng trên 20%

- Do đó, việc tính lại số tiền ông Quới trả cho bà Cô phải dựa vào điểm a khoản 1Chương I Thông tư liên tịch 01/TTLT Cụ thể như sau: ngày 15/11/1973, ông Quới nhậntiền thế chân của bà Cô là 50.000 đồng Để tính lại số tiền thế chân để trả lại cho bà Cô,Tòa án phải quy đổi 50.000 đồng ra gạo theo giá gạo trung bình được niêm yết vào năm1973 (137 đồng/ký): 50.000/137 = 365 (kg)

- Từ đó, ta sẽ tính được số tiền thực tế ông Quới trả cho bà Cô theo giá gạo niêm yết hiệntại của Sở Tài chính (15.000đ/ký): 365 x 15.000 = 5.475.000 (đồng)

Câu 3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồngchuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐTkhông? Vì sao?

Thông tư liên tịch 01/TTLT không điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp đồngchuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT

7

Trang 8

Thông tư trên đã liệt kê nhiều đối tượng là những nghĩa vụ thanh toán tiền có thể đượctính lại trong trường hợp trượt giá như các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công,tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi,tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, ngoài ra Thông tư này cũng điềuchỉnh nghĩa vụ về tài sản là hiện vật

Tuy nhiên, “[…] danh sách này chỉ đưa ra một số nghĩa vụ trả tiền, một số nghĩa vụ trảtiền khác có thể bị ảnh hưởng về trượt giá nhưng lại không được quy định”15 Tiền thanhtoán trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐTcũng thuộc trường hợp này5

Do đó, thay vì áp dụng cách điều chỉnh trong việc thanh toán tiền đối với hợp đồngchuyển nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT (quy đổi về giá gạotrung bình của địa phương hoặc trả bằng số tiền mặt do Tòa án xác định, cộng thêm việctrả lãi nếu bên thực hiện nghĩa vụ có lỗi), Tòa án sẽ đi theo hướng xác định lại nội dungnghĩa vụ thanh toán của bị đơn thông qua giá trị của tài sản được giao dịch tại thị trườngđịa phương

Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trịnhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì,theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanhtoán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

Bà Hương sẽ phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là 1.679.760.000 đồng Vì: - Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội nhận định: “ bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảngsố tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩmmới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” - Ban đầu giá trị nhà đất được cụ Bảng chuyển nhượng với giá là 5.000.000 đồng nhưngbà Hương mới trả 4.000.000 đồng tức là còn nợ 1.000.000 đồng (là nợ 1/5 giá trị nhàđất) Về sau, cụ Bảng đã nhiều lần đòi tiền nhưng bà Hương vẫn không trả và khi vụ việcđược đưa ra Tòa thì tại thời điểm đó Tòa sơ thẩm xác định 1/5 giá trị nhà đất mà bàHương còn nợ là 1.679.760.000 đồng (theo giá hiện thời)

Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệchưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?

5 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án

8

Trang 9

Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ Đó là Quyết định số 741/2011/DS-GĐT ngày26/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao 6

Tóm tắt bản án Ông Hoanh và ông An ký hợp đồng chuyển nhượng 1.230m 2 đất có giátrị 500.000.000 đồng trong đó ông Hoanh là người chuyển nhượng và ông An là ngườinhận chuyển nhượng Ông Hoanh đã nhân được 265.000.000 đồng từ ông An Ông Ancòn nợ ông Hoanh số tiền là 235.000.00 đồng nhưng ông An đã nhận đất và được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên Về sau, ông An bán thửa đất mà ông nhậnchuyển nhượng từ ông Hoanh

Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông An trả ông Hoanh số tiền gốc chưa thanh toán và lãi suất.Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông An trả nguyên tiền gốc là chưa đúng, ảnh hưởng tớiquyền lợi của ông Hoanh Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm buộc các bên tiếp tụcthực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất Cuối cùng, Tòa án nhân dân tối cao quyết địnhbuộc ông An phải thanh toán cho ông Hoanh số tiền nhận chuyển đất còn thiếu theo giáthị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm

6 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), tr.469-471

9

Trang 10

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Tóm tắt Bn 愃Ān 148/2007/DS-ST:

Bà Tú và bà Phượng xác lập quan hệ vay tiền, có thỏa thuận lãi suất Bà Tú nhận tiền lãiđến tháng 5/2005 thì bên vay không trả tiền lãi như đã thỏa thuận Tuy nhiên, phía bà Túđã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ôngThạnh Tòa xét rằng, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loanvà ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú chấm dứt, làm phát sinhnghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ theo hợp đồng vay tiền đã ký

Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu vàchuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?

Căn cứ theo Điều 365 BLDS 2015:

“1 Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó chongười thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việckhông được chuyển giao quyền yêu cầu

2 Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì ngườithế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần cósự đồng ý của bên có nghĩa vụ

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biếtvề việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trường hợp bênchuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chiphí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.”Và căn cứ theo Điều 370 BLDS 2015:

“1 Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên cóquyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặcpháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ

2 Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”

10

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w