1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luật hợp đồng lý thuyết về hợp đồng bản án 07 2017 ds st ngày 25 09 2017 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu ở toà án nhân dân huyện sơn động tỉnh bắc giang

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Quá trình bà K ởcùng ông T thì do ông T không chịu làm ăn, hay rượu chè nên ngày 24/11/2012 cụTrương Văn L đã làm giấy ủy quyền thừa kế quyền sử dụng đất cho bà K với nội dung ủyquyền ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT - 

-MÔN HỌC : LUẬT HỢP ĐỒNG - LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG BẢN ÁN 07/2017/DS-ST NGÀY 25/09/2017 VỀ YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU Ở TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN ĐỘNG – TỈNH

BẮC GIANG

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Mã số lớp

: Nguyễn Lê Hương Giang : K225042282

: K22504CP

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phan Phương Tần

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tóm tắt nội dung 1

1.1 Thông tin cơ bản của vụ án 1

1.2 Tóm tắt nội dung bản án, sự kiện dẫn đến bản án dựa trên lời khai của 1

các bên 1

1.3 Nhận định của Tòa 4

1.4 Ý kiến của Viện kiểm sát 4

Chương 2: Bình luận bản án 5

2.1.Xác thực lại tính hợp pháp của di chúc 5

2.2.Xác nhận lại quyền sử dụng đất của các chủ thể 5

2.3.Những chủ thể có liên quan và biết đến bản di chúc của ông L 6

2.4.Xem xét về tính ngay tình trong giao dịch của ông T và ông C 6

2.5.Xem xét về yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của bà L đối với hợp đồng mua bán giữa ông T và ông C 7

2.6.Tại sao Toà án áp dụng Bộ luật dân sự 2005 thay vì Bộ luật dân sự 2015? 8

LỜI KẾT 9

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Để giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải thỏa mãn được tất cả các điều kiện trong Điều

122 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015) và Điều 411 Bộ luật Dân sự

2005 hay Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 Nếu một hợp đồng không thỏa mãn được 1 trong điều kiện trong các điều luật trên thì hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng vô hiệu Để hiểu rõ hơn về hợp đồng vô hiệu và sẽ như thế nào nếu hợp đồng vô hiệu thì chúng ta sẽ nghiên cứu bản án được sử dụng trong bài luận này

Trong thời gian gần đây, có nhiều quan hệ pháp luật dân sự được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng phát sinh tranh chấp nên gặp nhiều lúng túng trong việc áp dụng BLDS

2005 hay BLDS 2015 dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự Đây

là 1 bản án xảy ra vào năm 2016 nhưng xảy ra tranh chấp vào năm 2017, nằm trong thời gian chuyển giao giữa BLDS 2015 có sẽ hiệu lực và BLDS 2005 sẽ hết hiệu lực, chúng ta

sẽ xem rằng Tòa án sẽ chọn BLDS 2015 hay BLDS 2005 để làm bộ luật điều chỉnh cho bản án

Chương 1: Tóm tắt nội dung

1.1 Thông tin cơ bản của vụ án

Bản án được bình luận trong bài tiểu luận được lấy trên website “Thư viện bản án”: Trong ngày 25 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 17/2017/TLST- DS, ngày 29/5/2017 về “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu”

1.2 Tóm tắt nội dung bản án, sự kiện dẫn đến bản án dựa trên lời khai của các bên

Phía nguyên đơn là bà Trần Thị K trình bày rằng về nguồn gốc lô đất bà khởi kiện ông Trương Văn C, bà Trần Thị S là của cụ Trương Văn L (bố chồng bà) có từ trước năm

1993, ngày 12/10/2003 được UBND huyện S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Q857911 với diện tích 289m2 đất ở, không có số lô, khoảnh, thuộc thôn L, xã L, huyện S, người mang tên sổ là ông Trương Văn L; thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 4

đất thì chỉ có cụ L và 3 người con gồm ông T (chồng của bà), bà K1, bà P, ngoài ra không còn ai khác, bà không có phần được cấp đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của

cụ L (Vợ cụ L chết khoảng năm 1983, cụ L chết tháng 02 năm 2015) Quá trình bà K ở cùng ông T thì do ông T không chịu làm ăn, hay rượu chè nên ngày 24/11/2012 cụ Trương Văn L đã làm giấy ủy quyền thừa kế quyền sử dụng đất cho bà K với nội dung ủy quyền cho bà K quản lý, sử dụng lâu dài toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất ở, trong

đó có 289m2 ở thuộc thôn L, xã L, giấy ủy quyền có chữ ký của bà K, cụ L và người làm chứng ông Trương Công D, ông Trương Văn C người cùng thôn, có xác nhận của thôn và UBND xã L, khi bà K được thừa kế quản lý, sử dụng đất lâu dài thì bà K1, bà P đều biết nhưng không ai có ý kiến gì; trong di chúc ông T cũng được chia cho 400m2 đất nông nghiệp thuộc tờ bản đồ 25, số thửa 28, khu C, thôn L, xã L Từ khi bà K được ông L giao cho bà K chưa quản lý ngày nào, do bà K có yêu cầu ông T giao đất nhưng ông T không chịu giao

Về phía bị đơn là ông Trương Văn T, xác nhận một phần lời khai của nguyên đơn

và trình bày rằng do ông T có khó khăn về kinh tế nên ngày 22/12/2016, ông đã bán 88,7m2 đất ở nằm trong diện tích đất 289m2 cho ông Trương Văn C người cùng thôn với giá là 22.000.000 (hai mươi hai triệu) đồng, việc mua bán có làm giấy mua bán và nhận tiền đầy đủ, giấy chuyển nhượng có chữ ký của ông với ông C, có xác nhận của thôn, người làm chứng, không có xác nhận của UBND xã hay công chứng, chứng thực gì cả Hiện diện tích đất mua bán gia đình ông C, bà S (vợ của ông C) đang quản lý Đất trên do của bố ông chết để lại cho ông quản lý là đúng quy định của pháp luật nên ông có quyền bán, nay bà K yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không có căn cứ, ông không chấp nhận Ngoài ra ông không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu hay có yêu cầu gì khác

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Trương Thị K1, bà Trương Thị P cũng đã xác nhận Đất trên là đất chung của gia đình chúng tôi do bố tôi quản lý và đã ủy quyền thừa kế giao lại cho bà K quản lý, sử dụng lâu dài; anh em chúng tôi không có tranh chấp gì về tài sản chung hay tài sản thừa kế bố chúng tôi chết để lại, không có yêu

Trang 5

cầu Tòa án giải quyết vấn đề trên Việc mua bán giữa ông C với ông T chưa được sự đồng

ý của bà K và chúng tôi là trái quy định của pháp luật Nay bà K khởi kiện yêu cầu tuyên

bố hợp đồng mua bán vô hiệu là có căn cứ, còn về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu chúng tôi không có ý kiến gì, yêu cầu thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật toàn bộ các yêu cầu trên

Tại phiên tòa bà Trần Thị K vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu, bà K yêu cầu Tòa

án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và không có yêu cầu gì khác Ông Trương Văn C, bà Trần Thị S không nhất trí yêu cầu của bà K, nhưng nếu Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì ông C, bà S không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, nếu sau này ông T không trả tiền mua bán và bồi thường tiền tài sản trên đất thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác

Quá trình giải quyết vụ án Ông Trương Văn T không nhất trí với yêu cầu của bà K, ông cũng không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu Bà Trương Thị K1, bà Trương Thị P có quan điểm là yêu cầu của bà K là có căn cứ nên đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, ngoài ra không có yêu cầu gì

Bà K xuất trình 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp số P061102 do huyện S cấp ngày 19/8/1999 và 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số Q857911 do huyện S cấp ngày 12/10/2003 mang tên cụ Trương Văn L; 01 giấy ủy quyền thừa kế quyền sử dụng đất của cụ Trương Văn L cho bà K Bà K đưa ra căn cứ: đất là do của bố chồng bà ông Trương Văn L đã ủy quyền thừa kế quyền sử dụng đất cho bà quản lý, sử dụng lâu dài, việc mua bán giữa ông C với ông T chưa được sự đồng ý của bà, bà K1 và

bà P là trái quy định của pháp luật

Ông Trương Văn T không xuất trình được giấy tờ gì có liên quan đến quyền được quản lý, sử dụng đất đã bán cho ông C Ông T chỉ đưa ra căn cứ là đất của bố đẻ Trương Văn L chết để lại nên ông có quyền được quản lý và định đoạt bán cho ông C

Trang 6

1.3 Nhận định của Tòa

Về tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án bà Trần Thị S đã ủy quyền toàn bộ cho ông Trương Văn C tham gia tố tụng là đúng theo quy định của pháp luật, cần được chấp nhận theo Điều 138 - Bộ luật dân sự

Tại phiên tòa ông Trương Văn T, bà Trương Thị K1, bà Trương Thị P vắng mặt lần 2; do vậy Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt ông T, bà K1, bà P theo khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự

Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và căn cứ quy định của pháp luật thì Hội đồng xét xử xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

là “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu”

Về án phí: Do yêu cầu khởi kiện của bà K được chấp nhận nên ông C, ông T phải chịu toàn bộ án phí dân sự phần không có giá ngạch về hợp đồng theo quy định của pháp luật và án phí giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tuy nhiên gia đình ông T, gia đình ông C thuộc hộ nghèo và là người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

do vậy ông T, ông C được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm Phí thẩm định hết 1.740.000đ; bà K đã nộp toàn bộ; do yêu cầu của bên nguyên đơn được chấp nhận toàn bộ nên buộc bên bị đơn ông T, ông C phải nộp trả cho bà Kính số tiền thẩm định

1.4 Ý kiến của Viện kiểm sát

Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự: kể từ khi thụ lý vụ án cho đến kết thúc phần tranh luận chuyển vào nghị án; Thẩm phán, Hội đồng xét xử cũng như việc chấp hành pháp luật của các đương sự thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Tuy nhiên ông Trương Văn T, bà Trương Thị K1, bà Trương Thị P còn chấp hành giấy triệu tập chưa nghiêm túc, còn vắng mặt nhiều lần

Về giải quyết vụ án: Căn cứ vào khoản 3 Điều 26, 35, 147, 157, 158 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Điều 122, 127, 134, 410, 689, 698 - Bộ luật dân sự 2005 Khoản 3

Trang 7

Điều 167 Luật đất đai 2013 Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH 14, quy định về án phí, lệ phí Toà án

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trần Thị K

Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất ngày 22 tháng 12 năm 2016 giữa ông Trương Văn T và ông Trương Văn C vô hiệu

Về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu: Các đương sự trong vụ án không có yêu cầu nên không đặt ra xem xét giải quyết

Chương 2: Bình luận bản án

2.1 Xác thực lại tính hợp pháp của di chúc

Căn cứ vào Điều 628, 632, 634, 636 BLDS 2015 thì di chúc của ông L đã tuân theo các quy định về pháp luật nên hoàn toàn hợp pháp

2.2 Xác nhận lại quyền sử dụng đất của các chủ thể

Dựa trên lời khai của bà K thì trước khi cụ L chết có để lại một bản di chúc ngày 24/11/2012, nội dung bản di chúc là làm giấy ủy quyền cho bà K được thừa kế với nội dung bà có quyền quản lý, sử dụng lâu dài diện tích đất 289m2đất ở thuộc thôn L, xã L, huyện S; giấy ủy có chữ ký của bà, ông L và người làm chứng ông Trương Công D, ông Trương Văn C người cùng thôn, có xác nhận của UBND xã L Quá trình ông L làm di chúc thì bà K1, bà P đều biết nhưng không ai có ý kiến gì, trong di chúc ông T cũng được chia 400m2đất nông nghiệp số tờ bản đồ 25, số thửa 28 thuộc khu C, thôn L, xã L, huyện S

Dựa vào mục 2.1, vì di chúc của ông L đề cập là ủy quyền cho bà K được thừa kế với nội dung bà có quyền quản lý, sử dụng lâu dài diện tích đất 289m2đất ở thuộc thôn L,

xã L, huyện S, trong luật, tức là bà K cũng có quyền sử dụng đất giống như ông T, bà K1

và bà P căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 Như vậy, nếu ông T muốn bán mảnh đất thì phải hỏi và được sự đồng ý của bà K, bà K1 và bà P

Trang 8

2.3 Những chủ thể có liên quan và biết đến bản di chúc của ông L

Căn cứ vào khoản 3 Điều 647 BLDS 2015 về công bố di chúc có nói rằng sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc Như vậy, những người có liên quan đến di chúc bao gồm ông T và bà K, trong quá trình làm di chúc thì bà K1 và bà P có biết về di chúc nhưng không có ý kiến gì, cùng với 2 người làm chứng là ông Trương Văn C và ông Trương Công D

Theo lời khai của ông C thì ông hiểu thì đất ông T bán cho ông là đất của bố ông T (Trương Văn L) chết để lại cho ông T, còn việc ông L chết để lại đất theo di chúc cho bà

K như thế nào ông không được biết là vô căn cứ, bởi ông là người làm chứng cho bản di chúc của ông L, nên ông biết và buộc phải biết về bản di chúc đó

Dựa theo lời khai của ông T thì “Quá trình bố mẹ ông chết thì không để lại di chúc

gì cả, việc bà K xuất trình bản di chúc do bố ông giao lại đất cho bà K ông không được biết.” Nếu theo đúng luật đã quy định thì ông T có liên quan đến bản di chúc thì bà K phải sao gửi di chúc tới ông T Nhưng nếu lời khai của ông T là đúng thì bà K đã không tuân thủ đúng quy trình thủ tục theo luật quy định

2.4 Xem xét về tính ngay tình trong giao dịch của ông T và ông C

Vậy ngay tình là gì?

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khái niệm về giao dịch dân sự được biết đến dưới góc độ pháp lý là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau Nhưng trên lý thuyết thì thế mà ngoài thực tế cuộc sống hàng ngày cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập và thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó vì những lý do bất khả kháng, hoặc họ không biết trước về hậu quả Những đối tượng này được quy định trong pháp luật dân sự hiện hành bằng cái tên là người thứ ba ngay tình

Trang 9

Việc ông T, ông C đều khai rằng không biết về sự tồn tại bản di chúc của ông L là không có căn cứ Dựa trên mục 2.3 đã đề cập việc ông C biết và buộc phải biết về bản di chúc của ông L, về giao dịch mua bán đất của ông T và ông C phải có sự đồng ý của những người có quyền sử dụng đất khác Vì vậy ông C cho rằng “Đất là do bố ông T chết

để lại cho gia đình ông T quản lý, ông đã mua bán với ông T là ngay tình” là không đúng

và không có căn cứ

2.5 Xem xét về yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của bà L đối với hợp đồng mua bán giữa ông T và ông C

Đầu tiên, dựa vào lời khai từ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Trương Thị K1, bà Trương Thị P thì “Ngày không nhớ trong tháng 6/2016 ông Trương Văn T đã

tự ý bán khoảng 117m2 đất ở (gồm cả đất hành lang) thuộc thôn L, xã L, huyện S cho ông Trương Văn C người cùng thôn khi chưa được sự đồng ý của bà K và chị em chúng tôi, việc mua bán hai bên như thế nào, giá cả bao nhiêu chúng tôi không được biết.” Đã xác định được mong muốn chiếm đoạt mảnh đất, biến mảnh đất 289m2 (chưa bao gồm đất hành lang) từ của chung thành của riêng ông T, chia thành hai lần giao dịch Lần giao dịch thứ hai vào ngày 22 tháng 12 năm 2016 đối với 88,7m2 phần đất còn lại, ông T khai rằng đã làm giấy mua bán và nhận tiền đầy đủ, giấy chuyển nhượng có chữ ký của ông với ông C, có xác nhận của thôn, người làm chứng, không có xác nhận của UBND xã hay công chứng, chứng thực gì cả Vì vậy, cả 2 lần giao dịch của ông T và ông C là vô hiệu, vi phạm điều kiện hình thức, căn cứ khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 (khoản 2 Điều 117 BLDS 2015): Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định

Thứ hai, việc ông T bán mảnh đất mà không cho những người có chung quyền sử dụng đất biết về giao dịch, không có sự đồng ý của những người còn lại là đã vi phạm khoản 5 Điều 170 Luật Đất đai 2013

Vì vậy, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của bà T về giao dịch mua bán của ông

T và ông C là hoàn toàn có căn cứ pháp luật

Trang 10

2.6 Tại sao Toà án áp dụng Bộ luật dân sự 2005 thay vì Bộ luật dân sự 2015?

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017

Thứ nhất, để xác định được nên áp dụng bộ luật dân sự nào trong vụ án thì phải xem giao dịch dân sự được xác lập vào thời điểm nào, áp dụng nguyên tắc hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản quy phạm pháp luật nào đang có hiệu lực tại thời điểm đó Thứ hai, đối với giao dịch dân sự xảy ra trước ngày 1 tháng 1 năm 2017 thì phải xác định rõ là giao dịch dân sự chưa được thực hiện, hay là đang thực hiện, hay đã thực hiện xong nhưng sau đó có tranh chấp

Trường hợp 1: Giao dịch dân sự chưa được thực hiện Đối với loại này thì phải xác định nội dung, hình thức có khác với quy định của BLDS 2015 hay không? Nếu khác thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của BLDS 2005.Nếu nội dung, hình thức phù hợp với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng theo BLDS 2015

Trường hợp 2: Giao dịch dân sự đang thực hiện.Trường hợp này cũng tương tự như trên nếu nội dung, hình thức phù hợp với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng theo BLDS 2015 Nếu khác thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của BLDS 2005

Trường hợp 3: Giao dịch dân sự được thực hiện xong mà có tranh chấp thì áp dụng quy định BLDS 2005 để giải quyết

Đối với bản án trên, giao dịch dân sự giữ ông T và ông C đã phát sinh và kết thúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2016, tức là trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực Nhưng sau đó ngày 29 tháng 5 năm 2017, bà L làm đơn kiện ông C, tức là sau khi Bộ luật dân sự

2015 có hiệu lực Căn cứ vào trường hợp 3 ở trên, nếu giao dịch dân sự được thực hiện xong mà sau có tranh chấp xảy ra thì sẽ áp dụng quy định Bộ luật dân sự 2005 để giải quyết

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w